NGHỆ THUẬT SỐNG: THIỀN VIPASSANA

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

NGHỆ THUẬT SỐNG: THIỀN VIPASSANA

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều không hài lòng? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được an lạc và hài hòa?
Tại Ấn độ cũng như tại các nuớc khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này — vấn đề đau khổ của con người — để tìm ra giải pháp. Nếu điều gì trái ý xẩy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì ta lập tức chuyển sự chú tâm vào cái gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lập lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ bớt được phần nào phiền não, sẽ nguôi bớt giận.
Giải pháp này hữu ích và luôn luôn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm ta sẽ bớt bứt rứt. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở phần nhận thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong vô thức, và ta vẫn gia tăng gấp bội những phiền não đó. Ngoài mặt có vẻ có an lạc, hài hòa, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa bị đồn ép đang ngủ yên và sẽ bùng nổ dữ dội không biết lúc nào.
Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách trực nghiệm sự thật về tâm và thân ngay trong chính họ, nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là sự tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cuờng độ và từ từ biến mất.
Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan: không dồn nén cũng không buông thả. Vùi sâu sự phiền não trong vô thức sẽ không loại trừ đuợc nó, và để nó tung hoành bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.
Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ. Khi sân hận nổi lên, lập tức chúng ta bị chế ngự khiến chúng ta không thể nhận ra được. Rồi mù quáng vì sân hận, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính ta và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin được tha thứ của người này, người nọ, hoặc các vị thần linh: “Ôi tôi đã tạo nên lỗi lầm, xin tha thứ cho tôi.” Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Sự khó khăn là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi sự trong vô thức và khi đã lên đến tầng nhận thức nó đã có đủ sức mạnh chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.
Giả thử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào sân hận nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Coi kìa, sân hận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào sân hận xẩy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho ba ca. Nếu tôi có khả năng làm thư thế, và khi sân hận nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Coi kìa sân hận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ tưởng tôi trả tiền để dậy bảo tôi hả?” Tôi đã bị sự sân hận chi phối nên sự khuyên bảo không giúp ích gì được.

Giả thử tôi vẫn còn đủ trí khôn và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát sự sân hận của tôi”. Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, căn nguyên gây ra sân hận hiện ra trong đầu: Người hoặc sự việc gây ra sự sân hận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát sự sân hận mà chỉ quan sát căn nguyên gây ra sân hận. Điều này chỉ làm cho sân hận gia tăng và không giải quyết được gì cả. Thật khó khăn khi quan sát phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng và tách riêng được những căn nguyên bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một người đã giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào có phiền não trong tâm, về sinh lý có hai việc xẩy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não đến trong tâm. Ở mực độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.
Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, sân hận, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác, hai cái liên quan trực tiếp với những phiền não trong tâm.

Sự hô hấp và cảm giác sẽ giúp ta hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất bình thường. Nó sẽ báo động: “Coi kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúnglta biết có gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta thấy sự phiền não mất đi.
Hiện tượng này giống như hai mặt của đồng tiền kên. Một là ý nghĩ, cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào trong tâm đều thể hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải trực diện với thực tế hiện hữu. Kết quả ta thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu sống an lạc, một cuộc sống ngày càng ít những điều xấu.
Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tế ở hai trạng thái: bên trong và bên ngoài. Trước đây, chúng ta chi nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm ngoài ta về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi sự thật bên ngoài. Vô minh về sự thật bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.
Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng bạc. Chúng ta có thể có ý thức về hơi thở của mình cũng như những gì xẩy ra trong người. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta biết cách chỉ quan sát mà không mất bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não thể hiện rồi mất đi.
Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng mất đi nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta hết những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi về những đau khổ, những thất bại của người khác, đầy mừng vui vì sự thành công, an lạc của người, đầy bình tâm trong mọi hoàn cảnh.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: NGHỆ THUẬT SỐNG: THIỀN VIPASSANA

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Không thể nào có thể có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an lạc và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an lạc mà bầu không khí chung quanh cũng nhuốm đầy an lạc và hài hòa. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác, giúp ích cho họ luôn.
Bằng cách giữ được bình tâm với mọi cảm xúc trong người, ta tìm được cách tách rời những gì ta gặp bên ngoài ta luôn. Tuy nhiên sự thoát ly không phải là cách tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana thường trở nên nhạy cảm đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải vì bắt buộc, mà với đầy từ, bi và bình tâm Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện, học được cách tham gia hết lòng, tham dự nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, cùng một lúc duy trì được sự bình tâm. Bằng cách này, họ giữ được an lạc và hạnh phúc, đồng thời tạo nên an lạc và hạnh phúc cho người khác.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gổm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm quấy rối sự an lạc và hài hòa của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều tối cần trong bước đầu của sự tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không xài độc tố. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm đủ tĩnh lặng để tiến xa hơn.
Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự tập luyện về hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được yên tĩnh, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm đủ bén nhậy và sâu sắc để đưa đến tuệ giác.
Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết nhưng chúng chỉ đưa đến sự dồn nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết những phiền não bằng cách phát triển huệ nhãn vào chính bản thân mình. Đây là Vipassana: Chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát trong ta một cách vô tư, có phương pháp những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là tổng hợp những lời dậy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng tự quan sát.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: NGHỆ THUẬT SỐNG: THIỀN VIPASSANA

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Theo phương cách tôi giảng dạy về hành thiền, tôi thường bắt đầu từ một giai đoạn rất đơn giản là hãy buông bỏ hết các hành lý của quá khứ và vị lai. Đôi khi, bạn có thể tưởng đó là việc quá dễ làm, rằng đó là điều quá sơ đẳng. Tuy nhiên, nếu bạn dồn hết nỗ lực vào việc đó, không quá nôn nóng chạy cho mau đến các giai đoạn cao hơn của sự hành thiền, cho đến khi nào bạn đã đạt đúng đắn mục tiêu đầu tiên là có được sự chú tâm vững bền vào ngay thời khắc hiện tại, thì về sau này, bạn mới nhận thấy được rằng bạn đã thiết lập xong một nền móng thật vững chắc, để có thể xây trên đó các tầng cao hơn.

Buông bỏ quá khứ có nghĩa là không nghĩ gì đến công việc làm của bạn, gia đình bạn, những cam kết của bạn, kỷ niệm, những vui buồn của thuở thiếu thời, v.v...; bạn buông bỏ tất cả những kinh nghiệm đã qua, bằng cách chẳng màng quan tâm đến chúng. Bạn trở thành một kẻ không có tiểu sử, suốt trong thời gian hành thiền. Bạn chẳng nghĩ ngay cả việc bạn từ đâu đến, sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, hoặc bạn đã được nuôi dạy và lớn lên đã như thế nào. Tất cả những "lịch sử" đó được buông bỏ trong khi hành thiền. Bằng cách đó, mọi người tại thiền đường này đều trở nên bình đẳng với nhau, chỉ là các thiền sinh. Cũng chẳng quan trọng gì về việc bạn đã hành thiền được bao nhiêu năm, hoặc bạn là người đã có chút ít kinh nghiệm, hay chỉ mới chập chững bắt đầu. Nếu bạn buông bỏ được tất cả lịch sử đó, thì chúng ta đều bình đẳng và tự do. Chúng ta đang tự giải phóng ra khỏi các mối quan tâm đó, các tri giác, và tư tưởng đã giới hạn chúng ta và làm cản trở sự an tịnh nảy sanh từ việc buông bỏ. Vậy, cuối cùng rồi, mỗi trang lịch sử của bạn, bạn đều buông bỏ, ngay cả các biến cố đã xảy ra cho bạn kể từ khi đến dự khoá thiền ẩn cư này, và ngay cả những gì vừa mới xảy ra cho bạn vài phút trước đây. Bằng cách ấy, bạn không khuân vác một gánh nặng nào từ quá khứ đem đến cho hiện tại. Bất cứ điều gì vừa xảy ra, bạn không còn quan tâm đến và buông cho trôi hết. Bạn không cho phép quá khứ tác động vào tâm bạn.
Quan điểm của vài người cho rằng nếu lấy quá khứ ra quán chiếu, họ có thể rút ra bài học và giải quyết được các vấn đề đã qua. Tuy nhiên, bạn nên hiểu cho rằng khi quay lại nhìn vào quá khứ, bạn luôn luôn nhìn nó với cặp lăng kính méo mó. Bất cứ những gì bạn nghĩ nó đã là như thế, thì thực sự nó lại chẳng giống đúng như thế!
Khi đang hành thiền, bạn nghĩ, "Tôi phải ngồi thiền còn thêm bao nhiêu phút nữa đây? Còn phải chịu đựng như thế này trong bao lâu nữa?", thì đó chỉ là sự đi lang thang vào tương lai. Cơn đau có thể sẽ biến đi trong chớp mắt. Giây phút sau có thể là giây phút tự do. Bạn không thể nào dự đoán được những gì sẽ xảy ra.
Sau khi đã hành thiền qua nhiều buổi, đôi khi bạn nghĩ, chẳng có buổi thiền nào là tốt đẹp cả. Trong buổi thiền tiếp theo, bạn ngồi xuống, và mọi sự lại trở nên an định và dễ dàng. Bạn nghĩ: "Chà! Giờ đây, tôi có thể hành thiền tốt rồi!", nhưng buổi tập kế tiếp, bạn lại thấy khó khăn, thất vọng, chán nản. Cái gì kỳ quái vậy?

"Sự tĩnh lặng làm khởi sinh lên trí tuệ và trong sáng nhiều hơn gấp bội sự suy nghĩ".
Đôi khi, qua sự bình luận trong nội tâm, ta cứ tưởng rằng ta biết được chuyện thế gian. Thật ra, lời bình luận đó chẳng biết gì đến thế giới bên ngoài! Các lời nói trong nội tâm đã dệt nên những ảo tưởng mê lầm, tạo ra khổ não. Chính nó khiến ta sân hận với những ai mà ta xem như kẻ thù, và tạo mối luyến ái nguy hiểm với những ai mà ta thương mến. Lời nói nội tâm tạo ra tất cả mọi vấn đề khó khăn cho cuộc đời. Nó tạo ra sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Nó tạo ra lo âu và chán chường. Nó xây dựng nên các ảo tưởng, cũng như các bình luận viên khéo léo trên màn ảnh truyền hình, đã dùng thủ đoạn lèo lái thính giả phải tức giận, hay buồn bã, nhỏ lệ nữa. Vậy, nếu bạn muốn tìm Chân Lý, bạn phải quý trọng sự giác niệm tĩnh lặng, và trong khi hành thiền, hãy xem sự giác niệm đó quan trọng hơn bất cứ suy tư nào khác
Bạn khám phá ra, trong việc phát triển mức tinh tế của sự im lặng nội tâm, đó cũng tựa như vứt bỏ một gánh nặng to lớn khác nữa. Cũng giống như bạn đã luôn luôn vác cái ba lô trên vai từ bốn mươi, năm mươi năm nay, và trong thời gian dài đó, bạn đã lê lết qua nhiều dặm đường. Giờ đây, bạn thấy có đủ can đảm và sáng suốt để chịu cởi cái ba lô ra và đặt nó xuống đất trong một lúc. Bạn cảm thấy thoải mái vô cùng, thật là nhẹ nhõm và thật là tự do, bởi vì từ nay, bạn không còn bị đè trĩu dưới cái ba lô nặng nề của lời lải nhải trong nội tâm nữa.

Một cách khác để phát triển sự giác niệm tĩnh lặng là ghi nhận khoảng cách giữa các tư tưởng, giữa các lời thì thầm trong nội tâm. Bạn cẩn thận theo dõi, với sự tỉnh thức thật bén nhạy, khi một tư tưởng này vừa chấm dứt và trước khi một tư tưởng kia khởi lên -- Đấy! Khoảng giữa đó chính là giác niệm tĩnh lặng! Lúc đầu, có thể khoảng cách đó chỉ tạm thời trong một chốc lát, nhưng một khi bạn đã nhận chân được sự tĩnh lặng ngắn ngủi phớt qua đó, bạn sẽ quen dần với nó; và khi bạn đã quen với nó rồi, sự tĩnh lặng ấy sẽ kéo dài thêm ra. Bạn bắt đầu vui hưởng sự tĩnh lặng, rốt cuộc rồi bạn đã tìm nhận ra được nó, và cũng vì thế, nó sẽ nẩy nở thêm lên. Nhưng hãy nhớ điều này: sự tĩnh lặng ấy rất thẹn thùng. Nếu sự tĩnh lặng mà nghe bạn nói đến nó, nó liền biến mất lập tức! Thật là tuyệt diệu cho mỗi người chúng ta, nếu ta có thể buông bỏ được các lời thì thầm trong nội tâm, và an trú vào sự giác niệm tĩnh lặng về phút giây hiện tại, đủ lâu, để nhận thức ra được nó mang lại niềm hỷ lạc đến mức nào. Sự tĩnh lặng sẽ tạo khởi minh triết và trí tuệ, nhiều hơn là sự suy tư. Khi ta nhận thức được rằng sự tĩnh lặng nội tâm rất thú vị và có giá trị, thì nó sẽ trở nên quan trọng và hấp dẫn đối với ta. Sự tĩnh lặng trở thành nơi mà tâm hướng về đó. Tâm liên tục tìm đến sự tĩnh lặng, cho đến mức mà nó chỉ suy nghĩ khi thực sự cần thiết, chỉ khi nào việc đó có ý nghĩa. Bởi vì, ở giai đoạn này, bạn đã nhận thức rằng, hầu hết các sự suy nghĩ của chúng ta đều chẳng có nghĩa lý chi cả, chẳng đưa ta tới đâu cả, chỉ làm cho ta đau đầu; và từ đó, bạn sẽ hân hoan, dễ dàng dành thêm nhiều thì giờ để sống trong nội tâm an tịnh.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: NGHỆ THUẬT SỐNG: THIỀN VIPASSANA

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

cán ơn bạn tambinh đã post bài này .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách