NGHI TÌNH

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

anhshipga đã viết:"Nhúc nhích" không lỗi. Chỉ là tự mình vướng mắc nên sám hối. tangbong
kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Khi sám hối, cũng nên quán chiếu sâu sắc: Lỗi và không lỗi đều do nhân duyên (cái này trước) và sau đó do tên gọi mà thành, không một bản chất bền chắc được, hoàn toàn không thể nắm bắt được. Lỗi và không lỗi đều không tự tính, vì không nên không có tướng cố định, nên tâm sẽ không có say đắm tạo tác các lỗi cũng như các không lỗi; bình đẳng.

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh_Tri đã viết:1. ĐH NLT nói tôi thuyết pháp là nói quá bổn phận của tôi, một người tại gia làm sao thuyết pháp, chỉ có thể nói là đàm đạo trò chuyện giải đáp cùng mấy huynh đệ ở diễn đàn thôi.
ĐH là thầy giáo, thông hiểu Phật Pháp mà, vào đây diễn giảng Pháp cho những người sơ học thì NLT nói đh "thuyết pháp" thấy cũng đâu có gì đâu mà quá bổn phận? Bởi đức Phật nhập diệt rồi, giảng nói Phật Pháp thì cần do 2 chúng tại gia và xuất gia thôi. Phật Pháp là diệu pháp mà có công năng đưa người ra khỏi luân hồi khổ não.
Thánh_Tri đã viết:2. Tu pháp gì thì cũng cần phải có Tín, Nguyện và Hạnh. Tham thiền cũng đâu ngoại lệ.

Tin là tin tự tâm mình là Phật.
Nguyện là nguyện xoay trở về với Tâm Tánh mình sẵn có.
Hạnh là quyết miên mật dụng công tham thiền mới có thể Khai Ngộ, nhận được Tâm Địa Bản Lai của chính mình mà mình đã lẳng quên.
Ý của tôi là đh nếu có đăng bài gì trong mục Tịnh Tông thì nên chỉnh lại đôi chỗ đó, vì còn thiếu sót nhiều. Đọc những bài của đh là:
Tín - tin tự tâm mình
Nguyện - nguyện xoay trở về với Tâm Tánh mình
Xét thấy đh tu Thiền tu như vậy thì không nói gì bởi ĐH tu học là tự lực, dùng tự sức mình huân tu giới định huệ để đoạn phiền não đó chính là tự lực đó, nhưng Tịnh Độ thì khác có kiêm nhờ thêm Phật lực. Tịnh Độ Tông thì có đủ cả 2 chính là tự lực và Phật lực.
Theo ngu ý chỉ khuyên đh là nếu có thuyết giảng gì bên Tịnh Độ thì hãy bổ sung đôi chỗ, đại khái ý tứ như các Tổ sư Tịnh Độ thường dạy:
Tín là tin cõi Ta Bà đây là khổ, thế giới Cực Lạc là vui.
Tin chính ta đây nghiệp chướng nặng nề dùng tự lực để đoạn Hoặc chứng Chân hòng liễu sanh thoát tử là điều rất khó.
Tin A Di Đà Phật có đại thệ nguyện, nếu có chúng sanh niệm danh hiệu Phật, cầu sanh cõi Phật, lúc người ấy mạng chung, Phật ắt rủ lòng từ tiếp dẫn sanh về Tây Phương.

Nếu Tin Lý được thì càng tốt có gì may mắn hơn, như Ngẫu Ích Đại sư dạy:
Thế nào là tin ở lý?
Người tu học tin ở lý là tin rất sâu rằng: Mười vạn ức Phật độ tuy là nhiều lắm, xa lắm; mà thực ra nó chỉ ở trong tâm tính của ta hiện ra trong một niệm đây. Nó không thể ở ra ngoài tâm tính của ta được, bởi vì tâm tính của ta không có đâu là ngoài để cho nó ở. Vả lại tin rất sâu rằng: Ở Tây Phương, Tịnh Ðộ của thế giới Cực Lạc với tịnh thân của vị Giáo Chủ và của các bạn đều giống như những cái bóng hiện ra ở trong cái gương tâm tính của ta đây hiện ra trong một niệm.


Ý NLT muốn nói đh là như vậy đó, danh hiệu A Di Đà Phật chính là danh hiệu của Tự Tánh, A Di Đà nghĩa là Vô Lượng, Phật là Giác. Vô Lượng Giác là Tự Tánh. Trong Kinh A Di Đà có nói Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, cũng có thể nói đó là Tự Tánh. Thọ Quang - Định Huệ - Thường Tịch Quang v.v ... Về lý thì là như thế đó. Câu như đh thường nói: "Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ", có thể hiểu là như vậy đó, tức Tự Tánh của chúng ta có vô lượng Trí Huệ và Tịch Tĩnh. Nhưng về sự thì Sơ Tâm Bồ Tát như chúng ta tuy phát tâm thù thắng nhưng Nhẫn Lực chưa thành tựu tiến tu thì ít thoái thì nhiều do vậy cần phải nhờ vào sức Tín Nguyện của mình cảm Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh mới được bởi sức của Phật vốn không thể nghĩ bàn.
Thánh_Tri đã viết:Có đủ 3 tư lương ấy thì lo gì không trở về được với Tâm Tánh Trong Sạch (Tịnh Độ) và Sáng Suốt (A Di Đà Phật) nơi chính mình. Ấy gọi là Thấy Phật Vãng Sanh Tịnh Độ.
Nhưng phải cầu A Di Đà Phật đến rước mới được, nếu không đh tâm còn phiền não thì lấy đâu ra Tịnh Độ để về đây?
Thánh_Tri đã viết:Nếu ngày nào chưa thấy được Tánh Phật nơi mình thì ngày đó chưa thể gọi là Thấy Phật. Nếu ngày nào chưa được Tâm Thanh Tịnh nơi mình thì ngày đó chưa thể gọi là Vãng Sanh Tịnh Độ.
Có thật không, thế thì câu chuyện chép trong Long Thư Tịnh Độ Văn như dưới đây là như thế nào?
Ông Thiện Hòa làm nghề sát trâu, mắc nghiệp báo, khi lâm chung thấy bầy trâu nói tiếng như người rằng: "Người sát ta, nay ta báo oán". Thiện Hòa cả sợ, nói với vợ rằng: "Mau thỉnh thầy đến cứu ta!" Ông Tăng đến giảng Trong Thập Lục Quán Kinh có nói: "Bằng người khi lâm chung tướng địa ngục có hiện ra, thời chí tâm niệm 10 tiếng danh hiệu Phật như vầy Nam mô A Di Đà Phật, thời liền đặng vãng sinh về Tịnh độ."

Thiện Hòa nói: "Chắc vào địa ngục quá! Rồi không kịp bưng lư hương, tay trái cầm lửa, tay phải nắm nắm nhang, xoay mặt về hướng Tây chuyên thiết niệm Phật." Chưa đầy 10 tiếng, Thiện Hòa nói Ta thấy Phật A Di Đà từ Tây phương đến, cho ta một cái tòa báu. Nói rồi lâm chung.
Ông Thiện Hòa có thấy được Tánh Phật nơi mình không? Giả như lúc đó không có Thiện Tri Thức đến thì vào địa ngục rồi.
Thánh_Tri đã viết:4. Mình phải Tin Nhân Quả. Nếu hiện tại mình gieo cái nhân tu thiền, thì lo gì không có cơ hội gặp lại pháp nầy để tu? Đạo hữu nói người tái sanh thì mê muội, coi như là đúng đi, nhưng đâu thể vì mê muội không nhớ quá khứ mà mất đi cái nhân đã gieo trồng đời trước? Ắc khi lớn lên rồi cũng sẽ gặp được Phật Pháp tìm hiểu và được Thầy chỉ cho pháp tham thiền nữa mà thôi. Huống chi, tham thiền là gieo nhân xuất thế vô lậu, thì sẽ được quả xuất thế vô lậu (giác ngộ giải thoát). Đã có cái nhân vô lậu rồi thì đời sau nghe nói vài câu là giác ngộ, hay nghe nói vài câu là tin nhận tu hành, rồi đời kế nữa chỉ nghe một câu là giác ngộ. Nói chung hễ có đi thì có đến.
Sao đh không nhân lúc này hồi tâm lại cầu sanh Cực Lạc, một khi vãng sanh thọ mạng là vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp như trong Kinh A Di Đà có phải hay hơn không, nếu nghĩ đời sau lại luân hồi tấn tu có phải kém khuyết hơn không? Sợ luân hồi luân hồi nhiều kiếp đh còn chưa đoạn hoặc đó chứ, nếu làm người còn đỡ chứ không may mắn cận tử nghiệp phát hiện vào trong bụng súc sanh thì sao đây ./..,.,, nên nhớ Phật Pháp không dễ gặp. Nếu như vãng sanh muốn học Thiền thì qua bên đó tham Thiền cùng các bậc thượng thiện nhân, y - chánh báo vi diệu có phải hay hơn không.


Nam Mô A Di Đà Phật
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nếu chưa làm chủ được sanh tử thì người tu cần lưu ý:
+ Trong ta bà này, kiếp này gặp Phật Pháp nhưng kiếp sau chưa chắc vì chưa qua nỗi các mối mê hoặc trong tâm mà vẫn còn bị dẫn dắt và đọa lạc không theo mong muốn.

+ Nếu tái sanh lại quả đất này thì sau này bước vào giai đoạn hổn loạn về giáo pháp, thầy giỏi ngày càng ít và thậm chí không có duyên gặp. Phải rất lâu sau mới có Đức Di Lặc thị hiện.

Do đó , đã quyết định tu trong ta bà này đời đời kiếp kiếp thì phải thật sự bình tâm vững chí, kiên định mục tiêu, khẩn cấp làm chủ sanh tử. Nếu không thì uổng phí duyên tu.

Còn như thấy mình còn yếu kém (như BK chẳng hạn) thì nên nuyên hồi hướng vãng sanh Cực Lạc, tạm mượn cõi phương tiện thù thắng ấy mà tu hoàn thành năng lực căn bản của một vị Bồ Tát, rồi từ đó hoàn thành tâm nguyện độ sanh.

BK cũng tu Thiền, dù được thế nào BK cũng nguyện được sanh sang CỰC LẠC để mà tu tiếp, đó là con đường chắc, không có lỗi với chúng sanh và chư Phật.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

BATKHONG1985 đã viết:Nếu chưa làm chủ được sanh tử thì người tu cần lưu ý:
+ Trong ta bà này, kiếp này gặp Phật Pháp nhưng kiếp sau chưa chắc vì chưa qua nỗi các mối mê hoặc trong tâm mà vẫn còn bị dẫn dắt và đọa lạc không theo mong muốn.

+ Nếu tái sanh lại quả đất này thì sau này bước vào giai đoạn hổn loạn về giáo pháp, thầy giỏi ngày càng ít và thậm chí không có duyên gặp. Phải rất lâu sau mới có Đức Di Lặc thị hiện.

Do đó , đã quyết định tu trong ta bà này đời đời kiếp kiếp thì phải thật sự bình tâm vững chí, kiên định mục tiêu, khẩn cấp làm chủ sanh tử. Nếu không thì uổng phí duyên tu.

Còn như thấy mình còn yếu kém (như BK chẳng hạn) thì nên nuyên hồi hướng vãng sanh Cực Lạc, tạm mượn cõi phương tiện thù thắng ấy mà tu hoàn thành năng lực căn bản của một vị Bồ Tát, rồi từ đó hoàn thành tâm nguyện độ sanh.

BK cũng tu Thiền, dù được thế nào BK cũng nguyện được sanh sang CỰC LẠC để mà tu tiếp, đó là con đường chắc, không có lỗi với chúng sanh và chư Phật.
Như ngài Vô Trước nói trong "Nhiếp Đại thừa",hóa thân Phật thị hiện trong các cõi Tịnh độ không nằm ngoài mục đích "thành thục cho các vị Bồ tát".

Có lẽ ít vị Bồ tát đạt được thành quả cuối cùng mà chưa từng sanh sang các cõi Tịnh Độ.

Vậy phàm phu chúng ta có cơ hội hiếm có này,được biết đến cõi tịnh độ An Lạc,chẳng có lí do gì mà không bắt lấy. :D


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

ThegianVothuong đã viết: Như ngài Vô Trước nói trong "Nhiếp Đại thừa",hóa thân Phật thị hiện trong các cõi Tịnh độ không nằm ngoài mục đích "thành thục cho các vị Bồ tát".

Có lẽ ít vị Bồ tát đạt được thành quả cuối cùng mà chưa từng sanh sang các cõi Tịnh Độ.

Vậy phàm phu chúng ta có cơ hội hiếm có này,được biết đến cõi tịnh độ An Lạc,chẳng có lí do gì mà không bắt lấy. :D
Muốn sớm thành tựu thì phải duyên với Phật Pháp không gián đoạn. Một kiếp nào đó mà bị gián đoạn thì không biết tới chừng nào mới có duyên lại và khi có duyên lại thì xem như làm lại từ đầu.

Các vị Bồ Tát tự tại thì ở đâu cũng được, cũng không sao, yếu kém như BK thì có sao. Kiếp này chưa giải thoát thì nguyện kiếp sau được sang Cực Lạc tu tiếp là chuyện bình thường, chỗ nào biết chắc có Phật Pháp và thành tựu chắc chắn thì đi đến đó là đều dĩ nhiên.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

BATKHONG1985 đã viết:.

BK cũng tu Thiền, dù được thế nào BK cũng nguyện được sanh sang CỰC LẠC để mà tu tiếp, đó là con đường chắc, không có lỗi với chúng sanh và chư Phật.
Lần đầu tiên mình được nghe một người tu thiền mà lại cầu sanh Cực Lạc , theo mình biết thì người tu thiền có sinh lên các cõi trời Sắc giới và Vô Sắc giới , DH BATKHONG có thể chia sẻ thêm cho mình biết người tu thiền nguyện về Cực Lạc như thế nào và liệu có được như nguyện không ? tangbong cafene


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

huongvan đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:.

BK cũng tu Thiền, dù được thế nào BK cũng nguyện được sanh sang CỰC LẠC để mà tu tiếp, đó là con đường chắc, không có lỗi với chúng sanh và chư Phật.
Lần đầu tiên mình được nghe một người tu thiền mà lại cầu sanh Cực Lạc , theo mình biết thì người tu thiền có sinh lên các cõi trời Sắc giới và Vô Sắc giới , DH BATKHONG có thể chia sẻ thêm cho mình biết người tu thiền nguyện về Cực Lạc như thế nào và liệu có được như nguyện không ? tangbong cafene
1)))Không có qui luật nào bắt buộc người tu thiền phải sanh lên Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Nó phụ thuộc vào duyên tu và nguyện vọng.

Nếu "người tu thiền không biết các cõi Tịnh Độ, hoặc biết mà không tin nhận, hoặc không muốn sanh về tịnh độ" thì dĩ nhiên họ không thể sanh về, và tâm cảnh của họ vẫn là trần cảnh uế độ, cho nên tùy theo sự nhíp tâm thuần thục mà được sanh vào các cõi trời. Tuy nhiên, có vị dù được sanh lên cõi trời nhưng tâm nguyện lại muốn sanh nơi quả đất này để tu tập. Khi trình độ tu chứng càng cao thì tâm nguyện cho việc tu hành kiếp sau càng dễ thực hiện.

Nếu tin nhận Tịnh Độ thì ngoài duyên sanh các cõi trời, có thêm duyên sanh về các cõi tịnh độ.

Nhưng tu thiền thì dĩ nhiên nguyên lý tu tập là không tham nhiễm cảnh giới nào. Vào lúc gần mạng chung, các cảnh giới hiện ra, lúc đó, người tu thiền sẽ nhíp tâm chứ không màng cảnh giới gì. Tuy nhiên, trừ những người đủ trí tuệ có thể không bị dẫn dắt, còn lại những người còn yếu kém, còn nhiễm trần như BK thì đến một lúc sẽ bị dẫn dắt, rất là vi tế. Thay vì dẫn vào ta bà, BK nguyện sang Cực Lạc để nhíp tâm vào cảnh Cực Lạc và sanh về đó, tận dụng thắng duyên Cực Lạc mà tiếp tục tu hành.

2))) BK nói thêm về các vị vượt qua sự dẫn dắt.

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi nhập diệt ở quả dất này, Ngài tiếp tục thị hiện khắp nơi để giáo độ chúng sanh như mọi Phật khác. Ngài không phải sanh về cõi ta bà hay một tịnh độ nào mà là tùy duyên ứng hiện ra.

Các vị Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thì sao?

Các vị Thanh Văn, Duyên Giác thì đã chứng qua được ta bà cảnh giới. Sau đó ra sao thì BK xin phép không bàn.

Các vị Bồ Tát thì có nhiều địa vị do sự tu chứng phần mà tạm gọi là có địa vị. Trong có các Bồ Tát Vô Sanh thẳng tiến lên thành Phật, tức là những vị Bồ Tát không còn bị đọa lạc trong luân hồi nữa, tự mình đủ vượt 6 nẻo luân hồi để mà thực hiện tâm nguyện độ sanh. Tuy nhiên, mỗi đời mỗi kiếp các vị ấy đều ở một thế giới cụ thể nào đó, chứ không như Phật ở một chỗ mà ứng khắp chỗ. Bồ Tát như vậy, không nhiễm trần tướng nhưng do nguyện chưa thành hay dụng vi diệu chưa chứng xong mà vào tùy theo nguyện rồi sanh vào các thế giới.

Như vậy, ngay cả Bồ Tát còn phải hiện hữu nơi các thế giới, huống chi BK này yếu kém muốn theo con đường Bồ Tát thì ắt hẳn phải sanh vào một nơi. Trong Ta Bà này, đối với chúng sanh yếu kém như BK thì không nơi nào hơn CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

huongvan đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:.

BK cũng tu Thiền, dù được thế nào BK cũng nguyện được sanh sang CỰC LẠC để mà tu tiếp, đó là con đường chắc, không có lỗi với chúng sanh và chư Phật.
Lần đầu tiên mình được nghe một người tu thiền mà lại cầu sanh Cực Lạc , theo mình biết thì người tu thiền có sinh lên các cõi trời Sắc giới và Vô Sắc giới , DH BATKHONG có thể chia sẻ thêm cho mình biết người tu thiền nguyện về Cực Lạc như thế nào và liệu có được như nguyện không ? tangbong cafene
Thiền có nhiều loại, do vậy không phải thiền nào cũng là sinh lên cõi trời sắc và vô sắc. Phần đông do tu tập sai lầm nên mới rơi vào các cõi ấy.

Phải nói, thiền ngoại đạo hay lọt vào trời sắc và vô sắc giới.

Thiền của Phật dạy là đưa mình ra khỏi sanh tử luân hồi, không bị trối buộc ở trong lục đạo luân hồi, cớ sao tu Phật Pháp còn mong sanh lên các cõi trời bởi đó không phải là mục đích cứu cánh tu hành Phật Pháp.

Phật là Giác Ngộ. Đạo Phật lấy sự Giác Ngộ làm mục đích của đời mình "Duy Tuệ Thị Nghiệp". Tu hành Phật Pháp là phải Giác Ngộ giải thoát. Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật.

Người chân chính tu thiền Phật Pháp thì không cầu sanh về Đông cũng không cầu sanh về Tây, cũng chẳng cầu lên trên xuống dưới. Bởi họ tin chắt thật rằng Tâm Tánh là Phật, là Giác, là thường trụ cùng khắp, nên chẳng cần phải đi đâu hết. Hơn nữa hễ khởi niệm cầu liền xa lìa Phật Tánh, giong như người cỡi trâu mà đi tìm trâu, hỏi trâu ở nơi nào, càng vọng tưởng mơ mộng thì càng không tìm được trâu. Chỉ cần hồi tỉnh lại là con trâu mình đang cỡi chứ không đâu khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"nguynlinhtam"]Ông Thiện Hòa có thấy được Tánh Phật nơi mình không? Giả như lúc đó không có Thiện Tri Thức đến thì vào địa ngục rồi.
Còn mê thì sao thấy được Tánh Phật?

Sao đh không nhân lúc này hồi tâm lại cầu sanh Cực Lạc, một khi vãng sanh thọ mạng là vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp như trong Kinh A Di Đà có phải hay hơn không, nếu nghĩ đời sau lại luân hồi tấn tu có phải kém khuyết hơn không? Sợ luân hồi luân hồi nhiều kiếp đh còn chưa đoạn hoặc đó chứ, nếu làm người còn đỡ chứ không may mắn cận tử nghiệp phát hiện vào trong bụng súc sanh thì sao đây ./..,.,, nên nhớ Phật Pháp không dễ gặp. Nếu như vãng sanh muốn học Thiền thì qua bên đó tham Thiền cùng các bậc thượng thiện nhân, y - chánh báo vi diệu có phải hay hơn không.
Nếu còn lo sợ thì nghĩa là chẳng tin nhân quả.

Nhân vô lậu thì được quả vô lậu. Nhân hữu lậu thì được quả hữu lậu. Thí như làm phước thiện bây giờ tức là cái nhân hữu lậu thì được quả hữu lậu đời sau.

Còn tham thiền là cái nhân vô lậu thì làm sao lại cho là được cái quả hữu lậu đời sau? để rồi hưởng phước xong cái đọa lạc.

Giả như đường tu đến giác ngộ giải thoát là 100 bước. Đời nầy đi 5 bước thì 5 bước ấy đâu có mất. Đời sau sẽ khởi hành từ bước 5 đó mà đi tới 100, chứ chẳng phải làm lại từ đầu.

Tôi từng nói Kinh A Di Đà là ẩn dụ cho chân tâm Phật Tánh. Thì dĩ nhiên người vãng sanh đến từ ta bà sang tịnh độ (Chân Tâm) thì sống vô lượng vô biên rồi, bởi tâm tánh thì thường trụ chẳng có đến đi biến đổi, hay gọi là Vô Sanh.

Chỉ có chân tâm phật tánh mới là Như Như Vô Sanh, bởi nó không phải thuộc các tướng tương đối thế gian thì làm gì có thành trụ hoại không, sanh già bệnh chết?

Mặt Trời, Quả Đất, Vũ Trụ còn có ngày cùng tận vì từng có lúc khởi đầu. Huống gì những hóa huyển chất được nhân duyên hòa hợp tạo ở trái đất, vũ trụ hay sao? Vậy thì cái gì có tướng thì phải chịu vô thường biến đổi. Nói Tịnh Độ là tướng biến đổi thì đâu phải chân Tịnh Độ. Nói chân tâm có sanh diệt thì đâu phải là chân tâm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Gửi người tu Thiền:
Chỉ cần trừ vọng đâu cần tìm chân.
-------------
Gửi người tu Tịnh:
Niệm Phật nhất tâm không khó, khó ở bền lâu, bền lâu không khó, khó ở quyết tâm.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

anhshipga đã viết:1. Tặng ông câu chuyện:
Triệu Châu thấy một ông tăng tới bèn giơ một que cời lửa lên hỏi :
-Ông có hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Ông không thể gọi đó là lửa. Lão tăng chỉ biết thế thôi.

Một lần nữa sư giơ que cời lửa lên hỏi :
-Ông hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Hãy đến Thư Châu có hòa thượng Đầu Tử, lạy và hỏi xem chuyện này, nếu nhân duyên khế hợp ông không cần trở lại đây, nếu nhân duyên chẳng khế hợp thì ông lại về đây.

Ông tăng nghe lời đến nơi Đầu Tử. Đầu Tử hỏi :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Triệu Châu tới.
-Triệu Châu có lời gì ?
Ông tăng kể lại câu chuyện, Đầu Tử bước xuống thiền sàng đi vài bước ngồi xuống và hỏi :
Ông có hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Hãy trở về bảo cho Triệu Châu hay.

Ông tăng trở về báo cáo với Triệu Châu. Triệu Châu bảo :
-Ông có hiểu không ?
-Con chưa hiểu.
-Chẳng gì khác cả.

2. Tâm mình không nhận, lại đi chấp pháp. Chấp pháp thì cứ chấp tôi không ngăn, ngặt thoại đầu không đề nổi, nghi tình không thành khối mà cứ nói quanh co. Cần phải ăn 30 gậy đau điếng mới được.

3. Ông nên đọc câu chuyện Hồ Đinh Giảo bị đánh vì đòi vá hư không. Ông còn không bằng được ông ta.

4. Ông chỉ biết được chút ít việc của Lâm Tế, nhưng có hiểu Lâm Tế nói "Phật pháp của Hoàng Bá chẳng có nhiều nhặn gì." nghĩa là sao chăng?

5. 3 ví dụ tôi đưa ra , ông không thấu qua nổi, vì không đủ công phu. Cần phải tinh tấn hơn nữa, bớt chém gió lại 1 chút.

5a. Thoại đầu không ở bên trong. Chỉ có "băng trong lò" thôi. Tự ông lầm lẫn. Quay lại mục 2.

5b Việc mình chưa xong, lại làm loạn hoặc người khác. Đáng ăn thêm 30 gậy nữa.

5c. Hơn nữa, ông mà đánh 1 gậy là ông phỉ báng Vân Môn. Ăn thêm 30 gậy nữa.

6. Riêng về thoại đầu và tri vọng, ông cần đọc và hiểu hết cơ xảo, tinh yếu của thất gia, ngũ tông rồi mới nói được. Nếu không sẽ bị chê là "ếch ngồi đáy giếng". Nhưng trước hết, hãy buông bỏ cái gọi là "Tổ Sư Thiền" đi đã.

7. Đầu năm có Phật pháp nhưng Cảnh Thanh thất lợi. Cuối năm không có Phật pháp, Cảnh Thanh cũng thất lợi. Phải biết tội nghiệp Tổ sư vì tâm lão bà tha thiết mà phải lội vào vũng lầy để bùn dính đầy mặt. Ông nên lấy đó làm điều răn.
tangbong Bài viết rất hay! Đh rất am hiểu Thiền Tông, mong đh thường lên dđ . Chúc đh thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách