không không không

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

truyenphuong
Bài viết: 23
Ngày: 26/05/12 03:26
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM
Nghề nghiệp: tu tại gia

không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi truyenphuong »

TRONG 10 PHẦN PHÀM KỂ CẢ BẬC GIÁC THÌ SẠCH ĐƯỢC MẤY PHẦN? =P~


Nghe lại điều mình thấy những ngày
Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay
Chớ tìm chi thức trong cơn mộng
Có thể mới hay nhận được thầy
truyenphuong
Bài viết: 23
Ngày: 26/05/12 03:26
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM
Nghề nghiệp: tu tại gia

TRONG 10 PHẦN PHÀM KỂ CẢ BẬC GIÁC THÌ SẠCH ĐƯỢC MẤY PHẦN?

Bài viết chưa xem gửi bởi truyenphuong »

./..,.,


Nghe lại điều mình thấy những ngày
Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay
Chớ tìm chi thức trong cơn mộng
Có thể mới hay nhận được thầy
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nếu "sạch" về tâm thì ở phàm không bớt, ở thánh không thêm. "Zero" phần!? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

truyenphuong đã viết:TRONG 10 PHẦN PHÀM KỂ CẢ BẬC GIÁC THÌ SẠCH ĐƯỢC MẤY PHẦN? =P~
Vô Vô Vô


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

truyenphuong đã viết:TRONG 10 PHẦN PHÀM KỂ CẢ BẬC GIÁC THÌ SẠCH ĐƯỢC MẤY PHẦN? =P~
Một hôm Triệu Châu đang quét sân, có ông tăng hỏi, “ Hòa thượng là bậc thiện tri thức thì tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Bụi là từ bên ngoài tới.”
Ông tăng lại hỏi, “ Thanh tịnh già lam, tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Chỉ có một chút thôi.”


truyenphuong
Bài viết: 23
Ngày: 26/05/12 03:26
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM
Nghề nghiệp: tu tại gia

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi truyenphuong »

Một hôm Triệu Châu đang quét sân, có ông tăng hỏi, “ Hòa thượng là bậc thiện tri thức thì tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Bụi là từ bên ngoài tới.”
Ông tăng lại hỏi, “ Thanh tịnh già lam, tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Chỉ có một chút thôi.”[/quote]
vậy cái chút đó từ đâu ra?
chút cúng là có, là còn. timeeeout


Nghe lại điều mình thấy những ngày
Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay
Chớ tìm chi thức trong cơn mộng
Có thể mới hay nhận được thầy
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Mắc công mà không được gì! ./..,.,


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tất cả mọi việc đều dùng chữ "Vô" mà quét sạch hết đi thì mới thầm hợp với lợi dạy của ngài Triệu Châu.

Một chữ "Vô" của ngài Triệu Châu đã từng làm cho rừng thiền bát ngát hương thơm cả một thời.

Không Không Không thì cứ Không Không Không, còn hỏi không không không để làm gì.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

truyenphuong đã viết:
Một hôm Triệu Châu đang quét sân, có ông tăng hỏi, “ Hòa thượng là bậc thiện tri thức thì tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Bụi là từ bên ngoài tới.”
Ông tăng lại hỏi, “ Thanh tịnh già lam, tại sao lại có bụi?”
Triệu Châu nói, “ Chỉ có một chút thôi.”
vậy cái chút đó từ đâu ra?
chút cúng là có, là còn. timeeeout
Vì Ngài Triệu Châu chứng thực được thực tướng sanh ra các tướng! (Ở chứng thực "Vạn pháp giai không" chỉ mới nửa đoạn đường,"Chỉ có một chút thôi.")


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ma Ha Bát Nhã đã viết: Vì Ngài Triệu Châu chứng thực được thực tướng sanh ra các tướng! (Ở chứng thực "Vạn pháp giai không" chỉ mới nửa đoạn đường,"Chỉ có một chút thôi.")
Sai lầm!

Bát Nhã Tâm Kinh nói "hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách".

Thực hành trí tuệ đến bờ kia một cách sâu xa, tức là ý nói tham thiền, chiếu cố thoại đầu miên mật thâm sâu rồi thì mới thoát được bờ nầy vọng tâm mà đến được bờ kia chân tâm. Thiền tông nói đó là minh tâm kiến tánh kiến tánh thành Phật.

Khi đã minh tâm kiến tánh rồi, thì thấy ngũ uẩn giai không, bởi không còn thấy bằng vọng tâm nữa, không còn phụ thuộc hay sống giam cầm bởi thành quách ngũ uẩn nữa, mà sống tràng đầy với chân tâm hay một bề Chánh Biến Tri, cho nên tất cả khổ đau ách nạn đều không còn, được tự do tự tại do vậy mà gọi là Quán Tự Tại.

Bồ Tát y theo Bát Nhã ba la mật đa nầy mà tâm không quái ngại xa lìa mọng tưởng điên đao được cứu cánh niết bàn.

Chư phật ba đời cũng do đây mà thành quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thánh_Tri đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết: Vì Ngài Triệu Châu chứng thực được thực tướng sanh ra các tướng! (Ở chứng thực "Vạn pháp giai không" chỉ mới nửa đoạn đường,"Chỉ có một chút thôi.")
Sai lầm!

Bát Nhã Tâm Kinh nói "hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách".

Thực hành trí tuệ đến bờ kia một cách sâu xa, tức là ý nói tham thiền, chiếu cố thoại đầu miên mật thâm sâu rồi thì mới thoát được bờ nầy vọng tâm mà đến được bờ kia chân tâm. Thiền tông nói đó là minh tâm kiến tánh kiến tánh thành Phật.

Khi đã minh tâm kiến tánh rồi, thì thấy ngũ uẩn giai không, bởi không còn thấy bằng vọng tâm nữa, không còn phụ thuộc hay sống giam cầm bởi thành quách ngũ uẩn nữa, mà sống tràng đầy với chân tâm hay một bề Chánh Biến Tri, cho nên tất cả khổ đau ách nạn đều không còn, được tự do tự tại do vậy mà gọi là Quán Tự Tại.

Bồ Tát y theo Bát Nhã ba la mật đa nầy mà tâm không quái ngại xa lìa mọng tưởng điên đao được cứu cánh niết bàn.

Chư phật ba đời cũng do đây mà thành quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Đúng là ... Tôi gọi tánh không là Tánh của Ngũ Uẩn có được không? Nếu thấy được tánh không ngũ uẩn thì độ được khổ ách, nhưng Tánh không chỉ mới là thể của Ngũ Uẩn, còn dụng ngũ uẩn sao không bàn?! Sao không chuyển 5 Uẩn thành Ngũ Trí Như Lai đi. Hỏi thử TT nhé, Thức Uẩn có phải thuộc ngũ uẩn không? Sao Tổ không kêu gọi diệt Thức Uẩn thành KHÔNG, mà gọi CHUYỂN Thành Chơn Trí?


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: không không không

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Ngũ trí (zh. 五智, sa. pañca jñānāni, bo. ye shes lnga ཡེ་ཤེས་ལྔ་), là năm loại trí được trình bày theo Mật giáo. Năm trí này miêu tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như (sa. tathatā) mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, năm nhóm với năm cấu uế, phiền não (sa. pañcakleśa) phụ thuộc là tham dục (sa. rāga), sân (sa. dveṣa), Si (sa. moha, hoặc vô minh, sa. avidyā), mạn (sa. māna) và ganh ghét (tật, sa. īrṣyā). Năm trí bao gồm:

Pháp giới (thể tính) trí (zh. 法界[體性]智, sa. dhamadhātu-jñāna): trí siêu việt của Pháp giới (sa. dharmadhātu), trí tột cùng. Căn cơ của trí này là Sắc uẩn (sa. rūpaskandha) cùng với Vô minh (sa. avidyā), và thuộc về Thân (sa. kāya) trong ba động cơ tạo nghiệp là Thân, khẩu, ý (sa. citta-vāk-kāya). Trong Mạn-đồ-la thì Pháp giới trí thuộc về Đại Nhật Phật (sa. vairocana), nằm ở trung tâm.

Đại viên kính trí (zh. 大圓鏡智, sa. ādarśa-jñāna, bo. me long lta bu`i ye shes མེ་ལོང་ལྟ་བུའི་ཡེ་ཤེས་): trí như một tấm gương lớn, trí giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã (sa. anātman), không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn (sa. vijñānaskandha) cùng với tâm trạng sân hận (sa. dveṣa), thuộc về ý (sa. citta) trong ba cửa tạo nghiệp. Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bất Động (sa. akṣobhya), nằm ở phương Đông.

Bình đẳng tính trí (zh. 平等性智, sa. samatājñāna, bo. mnyam nyid ye shes མཉམ་ཉིད་ཡེ་ཤེས་): trí giúp con người thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ “tội nghiệp, đáng thương” – cách nhìn của một người “trên cơ” nhìn xuống. Người Phật tử phát triển Bồ-đề tâm, phát triển lòng từ bi vì đã nhận ra chính mình trong tất cả hoàn cảnh, tất cả chúng sinh. Nguồn gốc của trí này là Thụ uẩn (sa. vedanāskandha) cùng với tâm trạng Kiêu mạn (sa. māna). Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava), vị trí ở phương Nam.

Diệu quan sát trí (zh. 妙觀察智, sa. pratyavekṣaṇa-jñāna, bo. sor rtogs ye shes སོར་རྟོག་ཡེ་ཤེས་): trí giúp người ta biến chuyển khả năng phân biệt, thị phi bằng trí thức bình thường thành trí huệ siêu việt (Bát-nhã), tuỳ cơ ứng biến, làm việc đúng thời điểm và địa điểm, không cần “dụng công.” Nguồn gốc của trí này là Tưởng uẩn (sa. saṃjñāskandha) cùng với tâm trạng Tham dục (sa. rāga). Trong Man-đa-la thì trí này thuộc về Phật A-di-đà (sa. amitābha), giáo chủ phương Tây.

Thành sở tác trí (sa. 成所作智, sa. kṛtyānuṣṭhāna-jñāna, bo. bya sgrub ye shes བྱ་སྒྲུབ་ཡེ་ཤེས་), cũng được gọi là Thành sự trí (zh. 成事智): trí giúp người hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp (sa. karma), đó là hành động Vô vi, xuất phát từ một tâm đã chứng ngộ được Vô ngã của chính bản thân và các Pháp Hữu vi. Nguồn gốc của trí này là Hành uẩn (sa. saṃskāraskandha) cùng với tâm trạng ganh ghét (Hán dịch là tật 嫉, sa. īrṣyā). Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bất Không Thành Tựu (sa. amoghasiddhi), giáo chủ phương Bắc.

Cách trình bày như trên thuộc về truyền thống của Kim cương thừa (sa. vajrayāna) Tây Tạng. Truyền thống Mật giáo tại Ấn Độ theo Bí mật tập hội tan-tra (guhyasamāja-tantra) thì có những điểm khác, cụ thể là: Bất Động Như Lai trụ trì ở trung tâm Man-đa-la với những thuộc tính là Thức (sa. vijñāna), Sân (sa. dveṣa), Tâm (trong ba cửa tạo nghiệp) và Pháp giới thể tính trí. Đại Nhật Như Lai trụ trì ở hướng Đông với thuộc tính Sắc trong Ngũ uẩn, Vô minh (sa. avidyā), Thân trong ba cửa và Đại viên kính trí. Trong Duy thức tông (sa. vijñānavādin) hoặc Pháp tướng tông (thuộc Hiển giáo) người ta chỉ phân biệt bốn loại trí, không nhắc đến Pháp giới trí (xem thêm dưới Pháp tướng tông).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách