Tham thiền vấn đạo?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích đoạn: Tham thiền yếu chỉ

Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của Tự tâm, thấy rõ mặt thật của Tự tánh. Nhiễm ô tức là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là đức tướng trí tuệ Như Lai. Đức tướng trí tuệ Như Lai, chư Phật và chúng sanh đồng có đủ, không hai không khác. Nếu rời vọng tưởng chấp trước là chứng được đức tướng trí tuệ Như Lai của mình; phải thế là Phật, không phải thế là chúng sanh. Chỉ vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay mê muội đắm chìm trong sanh tử, nhiễm ô đã lâu, không thể trong chốc lát thoát được vọng tưởng, thật thấy Bản tánh, vì thế nên phải tham thiền. Điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền là trừ diệt vọng tưởng. Phương pháp trừ vọng tưởng như thế nào? Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói phương pháp rất nhiều, nhưng rất giản lược chẳng qua một chữ hết, hết là Bồ-đề.

Hỏi 1: Nếu rời vọng tưởng chấp trước là chứng được đức tướng trí tuệ Như Lai của mình; phải thế là Phật, không phải thế là chúng sanh... Điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền là trừ diệt vọng tưởng. Phương pháp trừ vọng tưởng như thế nào?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Câu hỏi ngắn, trả lời nhanh. Muốn đi sâu vào chi tiết thì tìm trên mạng.

Nếu đây nói về Thiền thì pháp trừ vọng tưởng là "Quán Sổ Tức" (Quán Hơi Thở).

Và xin phép nói thêm pháp trừ vọng tưởng của Tịnh Độ là " Niệm Phật".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Thực ra nếu nói trong con người có Tánh Phật vốn sẳn có thì ta phải cho rằng, trong một chúng sanh cũng phải có một Tâm Bất Thiện cùng cực. Vì với một số người được khuyên dạy, ở gần bậc hiền trí rất lâu nhưng không thể ngộ được Chánh Pháp, cũng không thể sửa được tính bất thiện đó, mà vẫn cứ làm các việc ác.

Điều này chỉ rằng Tâm con người thay đổi và sẽ theo chiều hướng thiện hay bất thiện tùy môi trường sống, hoàn cảnh do những tập khí trước đây huân tập quá nhiều. Theo thời gian nó sẽ trổ sanh những tập khí đó khi tương hợp về môi trường, tức gọi như Nhân Quả hiện tiền vậy (Nghiệp hiện tiền vậy). Vì thế Phật Giáo hướng con người phát triển về tâm linh để dần hoàn thiện và đạt được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

battinh đã viết:Câu hỏi ngắn, trả lời nhanh. Muốn đi sâu vào chi tiết thì tìm trên mạng.

Nếu đây nói về Thiền thì pháp trừ vọng tưởng là "Quán Sổ Tức" (Quán Hơi Thở).

Và xin phép nói thêm pháp trừ vọng tưởng của Tịnh Độ là " Niệm Phật".
Hỏi 1: Nếu rời vọng tưởng chấp trước là chứng được đức tướng trí tuệ Như Lai của mình; phải thế là Phật, không phải thế là chúng sanh... Điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền là trừ diệt vọng tưởng. Phương pháp trừ vọng tưởng như thế nào?

Thực ra câu hỏi này là giúp chúng ta giải thoát các tri kiến, để rồi từ đây về sau là "hạ thủ công phu".

Học đạo mà khó quá chắc không ai dám học, phải cần hiểu: Kinh Bát-nhã, Kim Cang, Duy Thức, Viên Giác, Bồ Đề Đạt Ma, Lụ Tổ, Thi kệ "Kiến tánh thành Phật".v.v. Phân tách thật rành rẽ. Nhớ từng chi tiết, cử động của chư vị liệt Tổ. Nếu đi thi lấy bằng thì tốt lắm, Còn tham thiền, nhập đạo...Khó nói.

Nếu ai cũng khôn hết thì không có nhiều phương tiện Phật dạy: Quán hơi thở, Niệm Phật, Tham thiền.

Nếu vọng tưởng của chúng sanh điều giống nhau thì chỉ cần học theo các Chư Tổ Thiền Tông là thành tổ hết rồi.
===============
Trả lời câu hỏi 1. Theo ý tôi,

*** Muốn tham thiền thì các vọng ý (thiện hay ác) điều phải diệt bỏ.
*** Muốn diệt bỏ vọng tưởng thì phải phát bồ đề tâm.
*** Muốn phát bồ đề tâm thì trước phải diệt các căn bản phiền não chánh (10 kết sử).
*** Muốn diệt 10 căn bản phiền não này cần phải có phương tiện hợp với căn cơ.


(Chú thích: Nhưng đề mục của bài này là lấy phương tiện tham thiền chánh. Học những điều hay của các hành giả tham thiền.
Xin đính chánh: Tham thiền vấn đạo, là Kinh sách vấn đạo. Tôi chỉ copy lên là để cầu đạo, chớ hiểu lầm. Mất vui. =)) )


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Xin trả lời 2 đoạn của đ/h Hahaothien:
Thực ra nếu nói trong con người có Tánh Phật vốn sẳn có thì ta phải cho rằng, trong một chúng sanh cũng phải có một Tâm Bất Thiện cùng cực. Vì với một số người được khuyên dạy, ở gần bậc hiền trí rất lâu nhưng không thể ngộ được Chánh Pháp, cũng không thể sửa được tính bất thiện đó, mà vẫn cứ làm các việc ác.
Về logic đ/h viết ra quả đúng vậy, biết mình có tánh Phật chưa thành và tách cực ác của Phàm phu cả hai điều có sẳn. (Cái thấy này, những người thiếu tư duy thì không thể nhận ra ngay. Đó là lợi thế của người tu huệ.)
Điều này chỉ rằng Tâm con người thay đổi và sẽ theo chiều hướng thiện hay bất thiện tùy môi trường sống, hoàn cảnh do những tập khí trước đây huân tập quá nhiều.
Theo thời gian nó sẽ trổ sanh những tập khí đó khi tương hợp về môi trường, tức gọi như Nhân Quả hiện tiền vậy (Nghiệp hiện tiền vậy). Vì thế Phật Giáo hướng con người phát triển về tâm linh để dần hoàn thiện và đạt được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.
Đoạn này đạo hữu đã nói về tập khí chi phối. Do sự huân tập của môi trường sinh hoạt. Rồi sanh ra nghiệp thiện/ác. đ/h nói quá rộng, nên không thể chia sẽ nhiều, có thể đi lạc lối tư duy của đ/h. Còn đoạn trên thật sự rất chính xác theo lý thuyết nhị biên. Trở lại tiêu đề, và câu hỏi 2 ?

================= :-SS Nghi vấn #-o =====================

Thiền tông do Tổ sư Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, sau đến đức Lục Tổ, tông phong bủa khắp sáng chiếu cổ kim. Câu rất khẩn yếu mà đức Tổ sư Đạt-ma và Lục Tổ khai thị cho môn đồ là “trừ sạch các duyên, một niệm không sanh”.

Trừ sạch các duyên tức là vạn duyên buông hết. Hai câu: “vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” chính là điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền.

Hai câu ấy nếu thực hiện không được, tham thiền chẳng những nói không thành công mà vào cửa cũng không thể được. Bởi vì vạn duyên còn ràng buộc, niệm niệm mãi sanh diệt, Hành giả làm sao tham thiền được?

Hỏi 2: “Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” Hành giả thiền tông nghĩ sao? - Nếu copy lấy trong sách ra, thì đúng phương pháp tôn tẩn dụng binh, mà phương phương tôn tẩn, thì thời đại ngày nay có cái hợp, có cái không hợp. Chi bằng tự mình diễn bài cái “Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” bằng kinh nghiệm thực tiển. Giống như có ăn mới biết no vậy.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

“Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh”
Người mới tập làm sao mà hành được chứ. Người đời nay không thích để đầu trống không, không xem tivi, thì đọc báo, lướt web,... CHỉ cần nhốt mình vào nơi tĩnh nặng 1 -2 ngày là đã không theo kịp thời đại rồi.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Duyên nào cũng nắm hết, không cần buông bỏ. Khéo ở chỗ biết chuyển nó, chứ đừng để nó chuyển.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Vạn duyên buông hết một niệm không sanh" là ý nói buông cái tâm lăng xăng của mình.

Chứ không phải bảo mình không ăn cơm mặt áo, làm bao việc vật lý bên ngoài.

Bỏ là bỏ cái tâm chấp trước và động niệm đó. Chứ ai bảo ông bỏ ăn cơm mặt áo ngoài đời đâu?

trốn đời, bỏ tất cả việc ăn cơm mặt áo, bỏ vô rừng, ngồi đó mà cho là thiền, ấy là ngoại đạo thiền. Đâu phải Phật Pháp!

Buông là buông cái tâm chấp trước nghĩ ngợi lăng xăng bên trong, chứ còn các hiện tượng vật lý bên ngoài nó có đó mà chối bỏ nó, trốn tránh nó để làm cái gì? Trốn đi đâu cho thoát nó? bởi thân mình cũng là một vật chất vật lý, cơm ước cũng là vật chất vật lý, làm sao trốn đó? Mà trốn nó thì có ích gì!

Tham thiền là bên ngoài ăn cơm mặt áo rất bình thường như mọi người, nhưng trong tâm luôn tham cứu, buông xuống hết các tâm lăng xăng vọng động.

Khi thuần thục, tự nhiên ăn cơm chén rớt bể liền giác ngộ. Hay nhà kế bên bật nhạc giựt ồn náo lên liền giác ngộ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô rừng mà ngồi, cũng niệm: ngắm cảnh mây bay, chim hót, hoa nở, đói ăn, khát uống, ngủ nghỉ.... chứ có buông bỏ đâu. Nắm bắt mà không khởi niệm mong cầu, để tùy duyên mà sống với cái chân thực mầu nhiệm của ngoại cảnh và thân tâm.

Hiện tại tôi ngồi ở nhà, đối cảnh (niệm: đọc chữ viết của bác) tôi cũng khởi niệm (vọng) viết lên những ý niệm, chứ làm sao buông bỏ nó được... :D <== cái này chính là sự mầu nhiệm của thân tâm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"battinh"

Hiện tại tôi ngồi ở nhà, đối cảnh (niệm: đọc chữ viết của bác) tôi cũng khởi niệm (vọng) viết lên những ý niệm, chứ làm sao buông bỏ nó được... :D <== cái này chính là sự mầu nhiệm của thân tâm.[/size]
Bởi phải biết đúng pháp tu đúng pháp mới được, thì dùng niệm mà xã niệm, hay buông niệm.

Tham thiền đề khởi nghi tình thì dùng niệm đề khởi, mà khi khởi lên liền buông và xóa sạch các niệm khác, vì có nghi thì các niệm khác không khởi được. Cái nghi tình đó tự động automatic xóa các niệm khác.

Còn nếu không tham thiền, thì dĩ nhiên viết lên bài thì đâu có buông nó.

Do vậy tu giải thoát không phải một sớm một chiều, phải dụng công miên mật thì mới được.

Đại sự thì không có nói dễ được, mà cũng không thể cho là khó.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẩn:Tham thiền yếu chỉ

1. Thiền giả bậc thứ, dùng lý trừ sự, biết rõ Tự tánh xưa nay vẫn thanh tịnh, phiền não Bồ-đề, sanh tử Niết-bàn đều là giả danh không can dự gì đến Tự tánh của ta.

2. Muôn sự muôn vật đều là việc chiêm bao, huyễn hóa, hòn bọt, cái bóng. Sắc thân tứ đại của ta đây và sơn hà đại địa ở trong Tự tánh như hòn bọt ngoài bể cả, mặc tình sanh diệt không ngại gì Bản thể.

Thiền giả nghĩ đời là một bể khổ mênh mông, hay đời là một giấc chiêm bao...

3. Hành giả sẽ không theo sự sanh, trụ, dị, diệt của tất cả cái huyễn hóa ấy mà khởi ưa, chán, thủ, xả. Toàn thân buông hết như người chết không khác, tự nhiên căn, trần, thức, tâm tan biến; tham, sân, si, ái diệt sạch.

4. Mọi việc đau nhức, khổ vui, đói lạnh, no ấm, vinh nhục, sanh tử, họa phước, kiết hung, chê khen, được mất, an nguy, khó dễ v.v… nơi thân một mực đẩy chúng ra ngoài. Có thế mới mong buông hết.

5. Một buông, tất cả đều buông, mãi mãi buông gọi là vạn duyên buông hết. Vạn duyên buông hết rồi, vọng tưởng tự tiêu, phân biệt không khởi, các chấp trước hằng xa lìa. Khi ấy, một niệm không sanh, Tự tánh sáng suốt, toàn thể hiện bày. Được vậy là điều kiện tham thiền đã đầy đủ, lại dụng công chân thật tham cứu mới có thể được minh tâm kiến tánh.

=== :-? cafene #-o ===
Nghi vấn:

Hỏi 3:
1. Thiền giả bậc thứ, dùng lý trừ sự, biết rõ Tự tánh xưa nay vẫn thanh tịnh, phiền não Bồ-đề, sanh tử Niết-bàn đều là giả danh không can dự gì đến Tự tánh của ta.

- Dùng lý trừ sự chỉ khi nào Hành giả hiểu hết các pháp hữu vi, hay chứng đắc các pháp hữu vi Niết bàn. Thì chừng đó mới thật dùng lý trừ sự. Ngược lại chỉ học nói theo lời thầy tổ.

2. Muôn sự muôn vật đều là việc chiêm bao, huyễn hóa, hòn bọt, cái bóng. Sắc thân tứ đại của ta đây và sơn hà đại địa ở trong Tự tánh như hòn bọt ngoài bể cả, mặc tình sanh diệt không ngại gì Bản thể.
- Lời thầy tổ truyền dạy thật chính xác. Nếu bạn cho rằng Lý Thập nhị nhân duyên không phải là thiền quán, không phải là một pháp. Thì làm sao hành giả biết thân tứ đại là giả, làm sao hành giả hiểu được sự tham thiền?

3. Hành giả sẽ không theo sự sanh, trụ, dị, diệt của tất cả cái huyễn hóa ấy mà khởi ưa, chán, thủ, xả. Toàn thân buông hết như người chết không khác, tự nhiên căn, trần, thức, tâm tan biến; tham, sân, si, ái diệt sạch.
- Đây cũng là một pháp trong 37 phẩm trợ đạo "Tứ Niệm Xứ" Thân thọ tâm pháp.

4. Mọi việc đau nhức, khổ vui, đói lạnh, no ấm, vinh nhục, sanh tử, họa phước, kiết hung, chê khen, được mất, an nguy, khó dễ v.v… nơi thân một mực đẩy chúng ra ngoài. Có thế mới mong buông hết.
- Chỉ có hàng giả thực Bồ tát hạnh trước thì tham thiền dể phát. Còn không có Bồ đề tâm hạnh thật sâu. Thì đừng hòng nghĩ tới.

5. Một buông, tất cả đều buông, mãi mãi buông gọi là vạn duyên buông hết. Vạn duyên buông hết rồi, vọng tưởng tự tiêu, phân biệt không khởi, các chấp trước hằng xa lìa. Khi ấy, một niệm không sanh, Tự tánh sáng suốt, toàn thể hiện bày. Được vậy là điều kiện tham thiền đã đầy đủ, lại dụng công chân thật tham cứu mới có thể được minh tâm kiến tánh.

- Một buông, hai cũng buông, tất cả điều buông. Chính là....


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Tham thiền vấn đạo?

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính Thưa huynh Thiện Nhẫn!
Xin phép Đệ có vài vọng ngữ theo ( không biết đưa đi đâu về đâu, nhưng tâm VM thích nói, muốn chia sẻ...)
Chính là:....
1.Tu không dính mắc ở pháp môn, không còn chấp trước bởi pháp môn
2.Hành đúng theo chân lý, tự chuyển mình ,chuyển được chúng sinh không còn dính mắc bởi quan điểm, kinh sách xa đến ngưỡng Giải Thoát là không lầm mê bởi Thức Uẩn ( chỗ này thực sự không thể dùng lời nào nói được, đệ chỉ cảm nhận các Bấc Thánh Tu tới chỗ Thức Uẩn đã quá ưa tột cùng diệu dụng và công đức vĩ đại , không phải chỉ dừng lại cái biết như VM tâm trí còn nhỏ hẹp mà ngỡ...!)
3. Dụng:....

Thân kính!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.105 khách