lời răn nhắc người tu thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

lời răn nhắc người tu thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Trong "Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân"

IV. Tham thiền cảnh ngữ
(lời răn nhắc người tu thiền)

Tâm tức là Phật. Phật tức là giác. Chúng sanh và Phật đồng có tánh giác bình đẳng này mà không khác biệt. Tâm này tuy trụ nơi hư không tịch tĩnh mà không chấp một vật, không thọ một pháp, không thể tu chứng. Tánh giác linh minh sáng suốt, đầy đủ muôn đức, diệu dụng hằng sa, không thể giả lập tu chứng. Chúng sanh do mê muội nên trầm luân trong sanh tử. Trải qua bao kiếp dài lâu, có bao tham sân si, tình ái, vọng tưởng chấp trước, nhiễm ô thâm trọng, nên bất đắc dĩ mới nói tu nói chứng. Người xưa bảo rằng chẳng in tuồng như một vật nhưng bất đắc dĩ phải dụng công, để sống với tâm đó.

Hiện tại đả Thiền thất đã ba ngày, tức qua nửa tuần rồi. Ba ngày kế trong nửa tuần, thân tâm dần dần thuần thục, thì dụng công cũng dễ hơn lúc trước nhiều. Quý vị chớ lầm nhân duyên. Trong ba ngày kế phải hành đến độ nước chảy đá lồi, phát minh tâm địa, thì mới không cô phụ cơ duyên khó được này.

Trong hơn hai mươi ngày tới, mỗi ngày từ sáng đến tối, khi vừa thức dậy, quý vị phải nỗ lực dụng công. Tuy nhiên, có bốn loại cảnh giới rất khó vượt qua.

Thứ nhất, việc chọn lựa lộ trình tu học vẫn chưa rõ, và thoại đầu tham khán đề cử lên không nổi, chỉ mơ mơ màng màng; tuy theo đại chúng, nhưng ngủ gật gù, không thể đuổi được vọng tưởng, đó là hôn trầm dao động.

Thứ hai, đề khởi được thoại đầu, nên đạt được chút ít thọ dụng, nhưng lại chấp chặt vào miếng ngói của thành quân địch, tức chỉ lo niệm câu thoại đầu "Ai đang niệm Phật", nên trở thành niệm thoại đầu, rồi dùng cách này mà đề khởi nghi tình, mong muốn khai ngộ. Nào biết đâu, đó là dụng tâm niệm thoại đuôi, tức vẫn là pháp sanh diệt, nên chẳng bao giờ đạt đến nơi nhất niệm vô sanh. Lúc ấy, tạm thời dụng công thì còn được, nhưng nếu chấp trước rằng đó là pháp môn cứu cánh chân thật, thì đến khi nào mới được ngộ đạo ? Gần đây, sở dĩ trong Thiền tông ít xuất hiện nhân tài vì đa số người tu thiền lầm dụng tâm nơi thoại đuôi.

Thứ ba, nếu đã biết cách tham khán thoại đầu thì nên chiếu cố, bằng cách nhìn vào nơi một niệm chưa sanh; hoặc biết niệm Phật chính là tâm, tức niệm này khởi từ tâm; nhìn suốt thẳng đến tâm tướng vô niệm, rồi từ từ sẽ đạt được cảnh giới tịch tĩnh thì những vọng tưởng thô đều dừng, đắc được cảnh giới khinh an nhẹ nhàng, và cũng thấy bao cảnh giới khác xuất hiện. Khi ấy, tuy chẳng biết thân xác trụ nơi nào nhưng thân tâm cảm giác rất nhẹ nhàng thơ thới. Nếu thấy người và vật khả ái mà sanh tâm vui thích, hoặc thấy cảnh giới đáng sợ mà sanh tâm sợ hãi, hoặc thấy những cảnh giới dâm dục cùng bao loại cảnh giới không chơn chánh, thì biết đó đều là cảnh giới ma. Nếu bám chấp vào chúng thì sẽ sanh bệnh.
Thứ tư, nếu nghiệp chướng nhẹ, lộ trình tu đạo thấy rõ ràng, dụng công đều đặn hợp với căn cơ, đó là đi trên quỸ đạo chân chánh. Nếu vọng tưởng ngưng thì thân tâm sảng khoái sáng suốt tự tại, chẳng còn gặp cảnh giới nào cả. Đạt đến nơi đó, phải phấn chấn tinh thần, dụng công tiến bước. Chỉ còn một việc phải nên chú ý là có thể đang ngồi trên đá cuội, phân vân nơi đường lộ phía trước. Ngay nơi đó, vì bị chút ít hôn trầm mà dừng lại, hay đắc được vài điểm huệ giải, rồi làm thơ viết kệ, tự cho là đủ, thì liền khởi tâm cống cao ngã mạn.

Bốn cảnh giới trên đều là thiền bệnh. Nay tôi sẽ chỉ dẫn cách thức dùng thuốc để trị chúng.

Thứ nhất, nếu chưa tham khán được thoại đầu, vọng tưởng hôn trầm đầy dẫy thì quý vị phải tham khán một chữ "Ai" trong câu thoại đầu "Ai đang niệm Phật". Tham khán được càng lâu thì hôn trầm sẽ càng giảm bớt. Nếu đạt đến lúc chẳng quên chữ "Ai", thì tham khán đến nơi một niệm vừa khởi lên. Đến khi một niệm không còn khởi, tức là đạt đến nơi vô sanh. Nếu tham khán được đến nơi một niệm chưa sanh thì mới chân chánh gọi là tham khán thoại đầu.

Thứ hai, đối với người mắc bệnh dụng tâm tham khán thoại đuôi, chấp trước vào câu "Ai đang niệm Phật", tức lầm chấp pháp sanh diệt, thì lúc ấy phải mau chiếu thẳng vào tâm tưởng, hướng vào nơi khởi niệm mà tham khán đến chỗ một niệm chưa sanh.

Thứ ba, khi quán được vô niệm, đạt khinh an tịch tĩnh, rồi gặp những cảnh giới kỳ lạ thì phải chiếu cố nhìn lại câu thoại đầu của mình, chẳng sanh một niệm. Phật đến chém Phật. Ma đến chém ma. Chẳng màng đến những cảnh giới đó thì tự nhiên vô sự, không lạc vào tà ma ngoại đạo.
Thứ tư, khi vọng niệm dừng, tinh thần sảng khoái sáng suốt, thân tâm tự tại, phải ứng theo lời cổ nhân: "Vạn pháp quy về một, nhưng một quy về đâu ?"

Tiến bước hướng đến nơi cùng cực, thẳng lên đảnh núi cao ngất, hay hành thông suốt tận đáy biển, tức là phải vung tay rộng thêm nữa.

Như trên đã nói, đây chỉ là những phương pháp dành cho người độn căn trong đời mạt pháp. Thật ra, tông môn là tối thượng bậc nhất. Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đưa cành hoa lên tại pháp hội nơi núi Linh Sơn, đó là truyền ngoài giáo lý. Chư Tổ Sư trải qua bao đời chỉ truyền một tâm pháp, tức chỉ thẳng nhân tâm, thấy tánh thành Phật, không lạc vào giai cấp, chẳng cần giả tu chứng; nơi một câu nửa cú liền hiểu, không một pháp có thể đắc, và không một pháp có thể tu; xả bỏ liền được như thế. Không khởi vọng duyên, tức đồng như Phật. Đối với lý này, chắc quý vị đã nghe nhiều lần rồi.








VanPhatDanh.com


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: lời răn nhắc người tu thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

laitutran247 có tu Khán thoại đầu không vậy ?
Huynh đang ở đâu ? Nếu ở Việt Nam tôi xin gặp để cùng xách tấn tangbong


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: lời răn nhắc người tu thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

laitutran247 đã viết:Trong "Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân"

IV. Tham thiền cảnh ngữ
(lời răn nhắc người tu thiền)

Tâm tức là Phật. Phật tức là giác. Chúng sanh và Phật đồng có tánh giác bình đẳng này mà không khác biệt. Tâm này tuy trụ nơi hư không tịch tĩnh mà không chấp một vật, không thọ một pháp, không thể tu chứng. Tánh giác linh minh sáng suốt, đầy đủ muôn đức, diệu dụng hằng sa, không thể giả lập tu chứngChúng sanh do mê muội nên trầm luân trong sanh tử. Trải qua bao kiếp dài lâu, có bao tham sân si, tình ái, vọng tưởng chấp trước, nhiễm ô thâm trọng, nên bất đắc dĩ mới nói tu nói chứng. Người xưa bảo rằng chẳng in tuồng như một vật nhưng bất đắc dĩ phải dụng công, để sống với tâm đó.
Bài này xin hỏi ai dịch vậy? Câu in đậm đó thấy kỳ quá. Hư không là pháp hư vọng duyên khởi cùng với sắc. Luận Trung Quán đã phá - ở phẩm Phá lục chủng đó. Luận Đại thừa khởi tín cũng nói hư không là pháp hư vọng. Đức Phật nói tâm như hư không, không phải là chính hư không. Trụ đó làm chi?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách