Đốn một cây tre

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Đốn một cây tre

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỐN MỘT CÂY TRE
(Sách: Đi Gặp Mùa Xuân, Pháp Thoại của Sư Ông Nhất Hạnh, Lá Bối xuất bản)

Có cái ước mơ ngày xưa: khi già, mình muốn trẻ lại. Nhưng ước mơ đó bây giờ cũng không còn nữa, vì ước mơ đó đã thành sự thực rồi. Các sư chú, các sư cô đang là mình và sẽ làm hay hơn mình. Chú bé ngày xưa còn ngây thơ, còn khờ khạo chưa biết đường đi, nhưng các sư chú, sư cô ngày nay đã biết phương pháp, biết đối tượng của sự tu tập. Vì vậy cái ước mơ trở về một chú bé mười sáu tuổi hay hai mươi tuổi không còn là một ước mơ nữa. Sự thực Thầy đã hóa phép để trở thành sư chú Pháp Cảnh. Nhìn sư chú Pháp Cảnh, Thầy nói: "Con cũng vậy! Con cũng có thể hóa phép để trở thành ông già bảy mươi tuổi" Cái phép lạ đó chỉ có thể thực hiện khi mình nắm được bản chất sự thật về dòng sinh mạng của mình. Mình không phải sinh vào năm đó, mình đã sinh từ lâu. Mình sẽ không chết vào năm đó, mình sẽ tiếp tục hoài hoài. Mình có thể vượt thoát sinh tử, Thầy có nói: "Này con! Hôm nay Thầy đã trao truyền cho con một cây đèn mà khỏi phải đi vào thiền đường Nước Tĩnh, khỏi phải đốt hương. Và Thầy mong rằng sau này con có thể truyền lại cây đèn đó cho những người học trò của con. Cố nhiên, con sẽ không cần trao truyền theo phương pháp của Thầy. Con làm sao cũng được miễn là học trò của con cũng nhận được tuệ giác đó.

Bây giờ, Thầy muốn kể vài kỷ niệm về Sư Ông của các con để các con biết rõ thêm về nguồn gốc của mình. Sư Ông pháp danh là Thanh Quý, là người học trò chót của thế hệ Thanh trong giới xuất gia, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông.

Sư Ông của các con đi xuất gia từ hồi còn nhỏ. Tuy nhiên, ở chùa đã lâu nhưng chú bé ngày xưa chưa được chính thức thọ giới Sa di vì còn quá nhỏ! Đến khi hòa thượng Hải Thiệu viên tịch, thì sư anh của Sư Ông là hòa thượng Thanh Thái, hiệu Tuệ Minh, đã làm lễ thế độ cho Sư Ông trước linh cửu của Bổn sư, và đặt pháp danh cho Sư Ông là Thanh Quý. Thanh Quý có nghĩa là người đệ tử út mang pháp danh có chữ Thanh đứng đầu. Sư Ông được sư anh nuôi lớn, dạy dỗ, rồi sau đó được sư anh (hòa thượng Tuệ Minh) truyền đăng cho và đặt pháp tự là Cứu Cánh, pháp hiệu là Chân Thật. Bài kệ phó pháp mà sư anh Thanh Thái Tuệ Minh trao cho sư em Thanh Quý Chân Thật là:

  • Chân Thật duy tùng thể tánh trung
    Thâm cũng vọng thức bổn lai không
    Thỉ tri thị vật nguyên vô vật
    Diệu dụng vô khuy chỉ tự công.

Đây là một bài kệ mà ý nghĩa rất thâm sâu để chúng ta học hỏi và hành trì theo.

Thầy được làm thị giả cho Sư Ông chỉ một mùa thôi, vào khoảng ba tháng, và không được làm lần thứ hai vì sau đó còn có nhiều sư em. Có một lần dọn cơm cho Sư Ông, không biết vì thiếu chánh niệm như thế nào mà Thầy đã quên không để một đôi đũa vào trong mâm cơm. Mâm cơm Việt Nam mà thiếu đũa thì nguy lắm! Sau khi đặt mâm cơm trên bàn của Sư Ông, Thầy lui ra đứng khoanh tay sau lưng Sư Ông để chờ xem Sư Ông có cần sai bảo gì không. Hồi đó, Thầy dại lắm! Thầy nghĩ rằng: "Đứng mà không làm gì hết thì rất uổng thì giờ" Vì vậy Thầy đã lấy cuốn kinh đứng sau lưng Sư Ông mà đọc; hành động mà bây giờ ta gọi là "tranh thủ thời gian". Thầy mãi đọc kinh nên không thấy rằng mâm cơm của Sư Ông không có đũa. Ấy thế mà Sư Ông không nói gì hết. Sư Ông lấy thìa để ăn cơm, từ đầu đến cuối. Ăn cơm xong, Sư Ông gọi: "Này chú", Thầy bỏ cuốn kinh xuống, đứng chắp tay.

Sư Ông hỏi: "Ngoài vườn của mình còn nhiều tre không?"

Ngây thơ Thầy trả lời:

- Dạ! Bạch Sư Ông! Ngoài vườn mình còn nhiều tre lắm. Nhất là tre cán gáo (tre cán gáo có nhiều măng, ăn ngon lắm).

Sư Ông nói:

- Vậy thì ăn cơm xong, chú ra vườn đốn một cây tre đem vào đây!

Thầy lại: "Dạ". Rất ngây thơ. Đột nhiên Thầy nghĩ: "Đốn tre làm chi vậy. Thầy chắp tay:

- Bạch Sư Ông! Đốn tre để làm gì ạ?

Sư Ông cười nói:

- Để vót vài đôi đũa. Chú nhìn xem: trong mâm cơm này không có đôi đũa nào hết.

Lúc đó, Thầy giật mình sợ hãi. Bài học đó Thầy không bao giờ quên. Bài học thiếu chánh niệm.

Ở Làng Mai, chuyện này cũng đã thường xảy ra. Có một lần sư chú Pháp Tạng làm thị giả cho Thầy. Sư chú dọn cơm cho Thầy với một thiền sư khách. Không biết loay hoay làm sao đó sư chú quên đem cơm mà chỉ đem thức ăn thôi! Hôm đó, vị thiền sư khách và Thầy chỉ ăn thức ăn suông. (Trang 71-73)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách