ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chư vị không hiểu ý baby rồi!

"Tâm như baby khả dĩ nhập đạo" là baby bơ cái câu "Tâm như tường vách, khả dĩ nhập đạo" của Tổ Đạt Ma trong "6 cửa vào động thiếu thất" đấy thôi.

Văn từ mà, phải hiểu ý quên lời thôi.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bốn câu kệ này là mở rộng cửa đạo của các Đức Phật. Nếu thọ trì, đọc tụng , vì người giảng nói, khiến người nghe ngộ được tri kiến của Phật, quyết định thành Phật không nghi ngại, nên phước đức này lớn hơn tăm ngàn ức phần mà phước đức đem bảy báu và thân mạng bố thí trước kia không được một phần.
Đức Phật bảo ông Văn Thù Sư Lợi rằng : Phật trước, Phật sau đồng một thể, đều tại mỗi người tự mình minh tâm kiến tánh mà thành công, đắc quả. Phật tánh người người đều sẵn có, nếu không y theo Phật tu hành thì chẳng đặng thành Phật.
Tại vì sao? Vì chưa có công đức gì ở trong Phật pháp . Nếu muốn cầu đặng địa vị Phật phải y theo mười điều như dưới đây:
1) Phải dùng trai giới làm nền tảng đi đến địa vị Phật
2) Tìm minh sư chỉ dạy, công phu
3) Phải biết tâm tánh rốt ráo, tỏ rõ.
4) Phải làm các phước lành giúp cho gốc đạo được sung túc
5) Phải kết duyên lành cho gốc lành mỗi ngày mỗi lơn thêm
6) Hiểu rõ nhơn quả, việc làm đừng vọng động
7) Trừ phá tà ma, xa lìa ngoại đạo
8) Phải thông chân lý, chớ chấp hữu vi
9) Phải tinh tấn tập theo đức hạnh của Phật
10) Mỗi pháp phải thông suốt rõ rệt.

Nếu đủ mười điều công đức này thì mau đặng thành bực “ Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt phapscos nhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý say mê, trí tình mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không có trí tuệ, cái tâm ngu mê cống cao, ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ mình để cầu thầy học hỏi những pháp chơn chánh. Khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt , hoặc chấp trước kinh sách, văn tự , hoặc chấp trước tụng trì nhiều hay ít. Hoặc học được vài câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn , chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng. Căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt là người ngu mê, không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự mình dối mình. Tuy có nhân lành mà khó tránh quả dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ-Đề. Một khi mất thân người , muôn kiếp khó trở lại.
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật :Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu, vào quả Thánh đạo?
Phật nói :
1) Nếu có Thiện nam, tín nữ nào tin theo đạo Phật, thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành , ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp , y theo thầy dậy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành. Nếu có công như vậy thì đặng chứng Tu-Đà-Hoàn .
2) Còn như có người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng thanh tịnh, tâm không tán loạn, Thân-khẩu-ý ba nghiệp đều nhiếp phục , cái tâm đối với đời động ít, tịnh nhiều . Có đặng công như vậy thời chứng quả Tư-Đà-Hàm.
3) Lại có chúng sanh ba nghiệp chẳng móng khởi, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhứt, đối với đời tâm lặng yên chẳng động, tâm đặng thong thả, Bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A-Na-Hàm.
4) Như có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó , tập thành năng lực thiền định , tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng tâm cảnh đều không , lóng tâm lặng yên không lay động . Có công như thế đặng quả A-La-Hán.
Người nào tu đặng công phu của bốn quả này sẽ vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục , vào chỗ đạo tràng vắng lặng của bậc Thánh Hiền , đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ sanh khắp các nơi, làm cho quốc độ Phật trở nên thanh tịnh . Độ mình, độ người đặng trả ơn Đức Phật, thẳng đến đạo Bồ-Đề hằng không điên đảo , nên tên là tứ quả, đặng đạo của bậc Thánh Nhân.
Người nào tu đặng công phu của bốn quả này sẽ vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục , vào chỗ đạo tràng vắng lặng của bậc Thánh Hiền , đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ sanh khắp các nơi, làm cho quốc độ Phật trở nên thanh tịnh . Độ mình, độ người đặng trả ơn Đức Phật, thẳng đến đạo Bồ-Đề hằng không điên đảo , nên tên là tứ quả, đặng đạo của bậc Thánh Nhân.
Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi : Như người đặng bốn quả , có lòng tin thiệt , y theo lời dậy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt , phải tuyệt cho hết , từ trước đến sau giữ đạo một lòng , tuy là chưa đặng thông hiểu nhiều mà tâm tánh bền chặt, trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên được cái quả vị siêu phàm nhập Thánh..


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. =D> =D> Phần này ... tuyệt cú mèo! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TỨ SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỨ SINH
Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật : Thế nào là tứ sinh? Tạo những nghiệp chi mà bẩm thọ thân mạng mỗi loại không giống nhau?
Thế Tôn nói : Hết thảy chúng sinh từ vô thỉ đến nay gây tạo nhiều việc điên đảo, niệm niệm không lành, vùi lấp chơn tánh, tham luyến trần duyên mãi mãi bởi tham sân si tạo các tội lỗi không lường không ngăn như là sát sanh, trộm cướp tà dâm v v…đén khi luân hồi bẩm thụ thân hình đều khác.
Nay nói sơ qua nghiệp chướng của bốn loại :
1) Noãn sanh: là người đời trước vì kế sinh hoạt , tâm hay sắp đặt mưu mô xảo trá lừa gạt người nên đọa làm noãn sanh như các loài chim, cá v v…Người kế cao thì làm chim, thấy người thì bay cao. Người mưu sâu thì làm cá, gặp người thì lặn xuống.
2) Thai sanh: Người này đời trước tham đắm dâm dục nên đọa thai sanh, người, dê, heo, có…cùng thú có vú đẻ con như trâu, bò,ngựa, mèo. Tội tham dâm, như sanh làm người thì đặng đứng thẳng, Nếu lòng ngang ngược, tham dục không có tiết độ thì sanh làm thú đi ngang bốn chân.
3) Thấp sanh : Người này đời trước tham ăn uống rượu thịt cho là việc vui chơi, hay đánh lộn giữa chợ, loạn tâm điên đảo nên đọa làm thấp sanh là loài cua, tôm, rùa, trạch v v…
4) Hóa sanh: Người này đời trước tâm hay dời đổi , ý niệm khác thường, trước mặt nói phải, sau lưng nói quấy. Làm nhiều tội ác nên đọa làm hóa sanh như loài ve, bướm, muỗi, ruồi v v…

Phật nói cùng ông Văn Thù Sư Lợi : Trong lục đạo tứ sanh, thì con người là quí trọng, vì người có tánh linh, Phật cũng từ loài người mà tu hành, nghiệp cũng do loài người tạo ra.Người tu phước thì được về cõi trời, người làm ác thì đọa vào địa ngục. Người có dức làm thần, người có đạo làm thánh. Phước và tội đều có liên quan nhiều đời, không thể đem hiện tại mà nhận định, đến khi mạng chung theo nghiệp trả quả.Trong sáu đường, đường người là rất quí,năm đường kia không sánh kịp, nên một khi mất thân người muôn kiếp không thể phục hồi lại được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGŨ NHÃN
Bồ-Tát Văn Thù hỏi Phật : Tri kiến thế nào gọi là ngũ nhãn?
Thế Tôn nói :
1) Nhục nhãn chỉ thấy chỗ sáng, không thấy chỗ tối, chỉ thấy trước mắt,
không thấy sau lưng
2) Thiên nhãn : trước sau, trong ngoài, nói gò, vách đá đều thấy thông suốt không ngăn ngại.
3) Huệ nhãn : thấy được nghĩa lý trong văn tự sâu cạn, nhân quả lành dữ, kiếp trước, kiếp sau rõ rệt như xem chỉ trong lòng bàn tay.
4) Pháp nhãn : Thấy được các phương tiện của chư Phật trong ba đời và hiểu được các pháp phương tiện tùy theo căn cơ cao thấp mà truyền đạo không sai lạc, như bệnh nào cho thuốc nấy .
5) Phật nhãn: tròn sáng, soi khắp kiếp từ vô thỉ đến vô chung , tất cả nhân quả đều thấy trước mắt , một mảy lông, cọng tóc cũng không sót.

Năm thứ con mắt này đều do phước lành chiêu cảm mà ra. Duy có Phật là hoàn toàn đầy đủ, các bậc khác chưa được . Con mắt chia ra làm năm mà gốc tại cái tâm tu hành đến chỗ kiến tánh rồi thì ai ai cũng có được.

THANH TỊNH PHÁP THÂN
BỒ-Tát Văn Thù hỏi Phật : Sao kêu là Thanh Tịnh Pháp Thân?
Thế Tôn nói : Thanh Tịnh Pháp Thân ấy là chơn tánh thanh tịnh . Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy Pháp thân xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành,. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, Tại nơi Thánh Hiền gọi là Thánh tánh, Trong trời đất gọi là Thiên tánh, Tại chỗ Bồ-Tát gọi là Phật tánh. Tại chỗ chư Phật gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục . Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma, ngoại đạo, thành yêu thành quái phỉnh gạt chúng sinh . Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo. Một khi mất thân người muôn kiếp khó được lại.

VÔ DƯ NIẾT BÀN
BỒ-Tát Văn Thù hỏi Phật: Sao gọi là Vô Dư Niết Bàn ?
Thế Tôn nói : Cứ tâm mình lặng yên không lay động là Niết Bàn. Các Đức Phật trong ba đời đều theo con đường này đi đến chỗ tâm bất động nên được thọ hưởng chỗ “ không vui mà vui, lại không có cái vui nào hơn cái vui này” nên gọi là Vô Dư Niết Bàn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TỨ TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BỐN TƯỚNG
Văn Thù Bồ Tát hỏi phật : Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Thế Tôn nói :
1) Người phàm phu nhận sắc thân tứ đại này cho là ta, tham sống, sợ chết gọi là có Ngã Tướng
2) Tâm còn phân biệt đẹp xấu, tốt xấu, yêu ghét chẳng đồng. Chẳng dược bình đẳng là có Nhân tướng
3) Không cầu giải thoát, chạy theo ham muốn của phàm phu gọi là có chúng sanh tướng.
4) Tâm thức chưa trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được pháp vô sanh, chân không, thực tướng. Thường bị tâm cảnh, ý thức dẫn dắt gọi là có thọ giả tướng.

Còn như Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, ngộ cái cuộc đời không bền chắc. Thân mình còn không tiếc, huống chi là gia tài. Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.
Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đỏ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ , gọi là không nhân tướng
Còn như người nào, tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa , gọi là không chúng sanh tướng.
Còn người biết tỏ chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình, ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng.
Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ-Tát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

NGŨ PHẬT, LỤC ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGŨ CĂN , NGŨ PHẬT
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Sao gọi là ngũ căn, ngũ Phật đồng gieo trồng căn lành?
Thế Tôn nói : Nếu người trai giới trong sạch, minh tâm kiến tánh, tầm thầy học các lý mầu nhiệm, chơn chánh thời con mắt như Phật thấy, lỗ tai như Phật nghe, lỗ mũi như Phật thở, miệng như Phật nói, tâm như Phật biết. Ngũ căn thường hiện ngũ Phật, thần thông trồng giống căn lành thành hạt giống trí của Phật; Nếu có người giữ đặng như vậy chắc chắn, làm chủ đặng cái tâm của mình, y theo Phật tu hành. Phật nói người ấy chắc chắn thành Phật.

SÁU PHÁP BA-LA-MẬT
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu làm sao đặng chứng sáu pháp Ba-La-Mật ?
Thế Tôn nói ; Bằng có chúng sanh bỏ đặng rượu thịt chẳng ăn, bỏ tài lợi chẳng tham, bỏ đặng ái an chẳng mến, bỏ đặng việc ác chẳng làm, bỏ đặng nhân ngã chẳng tranh thì đặng thứ nhứt :BỐ THÍ BA-LA-MẬT.
Có chúng sanh giữ đặng giới Phật, tập đặng uy nghi của Phật, hàng phục lục tặc, dứt đặng việc tà mị thì đặng thứ hai :TRÌ GIỚI BA-LA-MẬT.
Có chúng sanh nào hay chịu đặng người chê nhơ nhớp , hay nhịn đặng người mắng chửi, người nói lời chẳng phải lấy lời khuyên giải, việc nghịch đến đem lòng thuận chịu, không oán hận, trở lại còn tìm phương độ thoát thì đặng thứ ba : NHẪN NHỤC BA-LA-MẬT.
Có chúng anh nào học đặng 12 bộ kinh của Như Lai , thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói. Chưa thông học cho thông, chưa chứng tu cho chứng thì đặng thứ tư : TINH TẤN BA-LA-MẬT.
Có chúng sanh nào đoạn đặng trần duyên, dứt đặng vọng niệm, trừ đặng mê muội tán loạn , tập đặng thiền định, sức thiền định như núi Tu Di , Ma Vương khuấy phá không rối loạn thì đặng thứ năm :THIỀN ĐỊNH BA-LA-MẬT.
Lại có chúng sinh phá được vô minh, không còn các tướng, lý pháp đều không, thị phi dẹp hết, lời nói đứng đắn, mỗi chữ rành rẽ thì đặng thứ sáu : TRÍ TUỆ BA-LA-MẬT;
Nếu người đặng sáu pháp Ba-La-Mật thì người ấy đặng ra khỏi sinh tử, đặng đến bỉ ngạn, đặng siêu tam giới, đặng lên Thập Địa, đặng thành Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

THIỆN TRI THỨC - LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THIỆN TRI THỨC
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là Thiện Tri Thức?
Đức Phật nói : Thiện Tri Thức tánh tình mềm mỏng, hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không luyến ái vật chất . Tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét, có đại phương tiện độ mình, độ người, tùy theo căn tánh của mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này là Thiện-Tri-Thức
Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành. Không pháp nào chẳng biết, làm tai mắt cho cõi trời, cõi người, là rường cột trong Phật pháp, cầm cái cân thay Phật tổ, làm lãnh đạo trong pháp môn , mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí tuệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm, lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, hạnh nguyện lớn, diệu dụng lớn, uy lực lớn . Đây gọi là Đại Thiện-Tri-Thức chân chánh.

LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Sao kêu là lục sư ngoại đạo?
Thế Tôn nói : Khi ta nhập diệt rồi có nhiều thứ ma ba tuần xen vào trong pháp của ta, ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, xưng là đệ tử của Phật , chung lộn với người đời ăn thịt, uống rượu làm nhơ bẩn Đức Phật là NGOẠI ĐẠO THỨ NHẤT.
Còn có người dắt vợ, đem con vào trong chùa học theo tà thuật , cho là để truyền lại cho đệ tử , ăn thịt, uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục là NGOẠI ĐẠO THỨ HAI
Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới thời không có thầy chứng bị ma quỷ ám ảnh mê muội tâm trí, biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật là NGOẠI ĐẠO THỨ BA.
Lại có người vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, đây là NGOẠI ĐẠO THỨ TƯ
Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiếm quẻ, bàn việc kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điều họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật Đây là NGOẠI ĐẠO THỨ NĂM.
Lại có người sửa sang hình tướng, bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà tự cao cho mình là giỏi, chưa chứng ngộ cũng cho là mình chứng ngộ, học đặng vài lời cho là mình thấu đặng lý màu. Lại có người chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm , chấp theo tướng tà ,dối gạt người không trí: chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước, tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo, dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho là cùng Phật không khác. Dối gạt người không biết đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành, tiêu diệt giống trí tuệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si. Đây là NGOẠI ĐẠO THỨ SÁU.
Sáu hạng ngoại đạo này là ma Ba-Tuần , đến thời mạt pháp xen vào giáo pháp của ta, phá hoại già lam, phỉ báng chánh pháp của Phật, chê bai những giáo tướng nghi thức tụng niệm. Nên Phật dạy những vị Bồ-Tát Đại Thừa phải đem nguyện lực tùy chỗ ứng hiện, hoặc làm vị đế vương, hoặc làm vị tể quan, hoặc làm vị trưởng giả, đều ở mỗi chỗ làm vị đàn việt, đặng diệt trừ tà đạo, ủng hộ chánh pháp, không cho ngoại ma tự tiện khuấy phá y theo lời Phật dạy, đây mới thật là đệ tử của Phật. Còn như thuận theo tà, là đồng với ma Ba-Tuần ngoại đạo, hủy báng pháp Đại Thừa, sa đọa vào địa ngục A-Tỳ như tên bắn. hễ mất thân người rồi thì muôn kiếp khó đặng lại.
(trang 21)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

=D> =D> =D> Đọc một cái thấy rừng rừng hết cả thân. kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

NGHIỆP VÀ QUẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CÁC TỘI NGHIỆP – QUẢ BÁO
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Hoặc có kẻ thiện nan, tín nữ căn tánh chậm tối, phước đức ít ỏi, tuy tin Phật tu hành mà trong lòng không sáng tỏ, công phu chưa tròn làm sao đặng độ mình và độ người?
Phật nói : Căn tánh tuy là chậm tối mà có tín tâm bền chặt , chân thật, chẳng bỏ trai giới, thường thường phát nguyện sám hối các tội trước, chẳng dám sai lầm, về sau đến chừng tai nạn, nghiệp chướng tan hết, lòng nguyện đủ rồi thì có huệ tánh phát ra hiện tiền, đặng sáng suốt tỏ ngộ thấy đặng tánh mình và đặng thành Phật.

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Chúng sinh thấy Phật chẳng lạy, nghe pháp chẳng tin, gặp tăng chẳng kính, hủy báng người lành, phá người ăn chay giữ giới, chẳng tin nhân quả, khinh dể thánh hiền, lại tin tà quỷ, tạo nghiệp mãi mãi chẳng tu một chút lành, những người như vậy sau bị quả báo chi?
Đức Phật nói: Những chúng sanh đó đầy đủ tà kiến , hiện đời chẳng tin tam bảo giáo hóa, sau chết quyết đọa tam đồ, chịu các khổ não lớn , cầu thoát ra chẳng đặng, dầu có ngàn Phật ra đời cũng không thể cứu độ đặng.

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Hết thảy tội nghiệp, nghiệp nào lớn hơn hết?
Thế Tôn nói :
1) Thứ nhứt trong tội sát sanh ăn thịt, tội nghiệp rất nặng. Cớ sao vậy? như cắt một dao trả lại một dao, giết một mạng phải thường lại một mạng, trăm ngàn muôn đời ăn thịt lẫn nhau không dứt, cho nên người tu muốn khỏi luân hồi trả quả , thời trước hết phải học từ bi, chẳng ăn thịt , chẳng sát sanh.
2) Thứ hai : phạm tội trộm cắp, lấy của người giàu sang, hoặc vốn ít kowif nhiều, trong ngàn muôn đời phải trả nợ. Cớ sao vậy? Như vật của người chẳng cho mà mình lấy ngang, một đồng tiền, một bụm gạo , kiếp sau đều phải trả nợ. Cho nên người tu muốn cầu giàu sang của tiền như ý mình thì trước phải bố thí mới đặng , hà huống trộm cắp của người.
3) Thứ ba : phạm tôi dâm dục, cái ái ân buộc ràng trong ngàn muôn đời chẳng đặng giải thoát. Cớ sao vậy? Sự dâm dục là hột giống, cội gốc đường sanh tử, cho nên người tu muốn ra khỏi sanh tử , trước phải đoạn trừ ái dục.
4) Thứ tư: phạm tội vọng ngữ, cái khẩu nghiệp nói dối trong ngàn muôn đời , cái phải, cái không, gạt nhau việc không nói có, việc có nói không. Cớ sao vậy? Oan oan tương báo, đời đời đều trả, cho nên người tu muốn cầu vào đạo trước phải học thành thật, trừ bỏ việc dối trá.
5) Thứ năm: Phạm tội uống rượu, làm hôn mê chân tánh, trong ngàn muôn đời tâm trí tối tăm. Cớ sao vậy? Vì tửu lực làm cho người mê muội, ngu si, thân thể nhơ nhớp, say sưa nghiêng ngả , cho nên người tu muốn cầu cho tâm tánh yên tịnh, trí huệ thông minh, thì phải dứt trừ cái nghiệp uống rượu.

Năm thứ nghiệp đó rất lớn, rất nặng, như người giữ trọn thì thành Thánh, bằng giữ chẳng trọn thì nhiều kiếp trầm luân đọa lạc. Hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại.
(trang 9)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

LỤC ĐẠO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LỤC ĐẠO :
Trời
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu phước nghiệp chi đặng sanh thiên đường?
Đức Phật nói : Nếu có chúng sanh tin theo nhân quả, thọ tam qui, ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ , dứt đoạn tà dâm, thường giữ chánh đạo, trai tăng cúng dường, tạo lập tịnh xá dâng cúng cho các vị chân thật tu hành giới đức trang nghiêm, bố thí phóng sanh, ấn tống kinh đại thừa, sơn phết hình tượng Phật rực rỡ, ủng hộ người lành, ngăn ngừa việc ác, gieo trồng ruộng phước, đến chừng mạng chung được sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phước trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra , chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhơn gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả.
Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng :Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành, việc dữ nhơn quả ra sao, chẳng hiểu được sự ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến, tôn thờ thần, quỉ , làm theo pháp tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng, sanh linh: heo, dê, trâu, ngựa v v… tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi là cúng tế trời đất, quỉ thần đặng cầu phước, cầu thọ , trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ dâng cúng quỉ thần , lường ăn của người, lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng : Bùa chú này có năng lực độ người sanh về cõi trời, bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra.
Như giết mạng mà cứu được mạng thì vương hầu thường sống dời dời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo thời thầy tà đặng lên trời, có lẽ đâu như vậy? Trong đời người mê tin những tà mị, đồng dẫn nhau vào địa ngục. hễ mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.
Cớ sao vậy? Cầu phước chẳng qua trai giới, bố thí. Cầu thọ chẳng qua giới sát, phóng sanh. Cầu huệ chẳng qua học rông, nghe nhiều. Cầu an chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thì đừng có phạm luật nhân quả. Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau , khổ và vui cách biệt.

(còn tiếp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

lục đạo (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngạ quỉ
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì chịu quả báo làm ngạ quỉ?
Thế Tôn nói: Những chúng sinh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng, có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí, lại thêm mắng chửi , cứ lo cho mình ấm no, không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trong đường ngã quỉ, chịu đói khổ mãi, cuống hong nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống , cái bụng lớn như cái trống, lớn như hòn núi. Thỉnh thoảng gặp đồ ăn uống , thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi, sắt nóng, đói cho đến nỗi trong miệng ra lửa, lỗ mũi ra khói , hình thể ốm đen, đền đủ tội rồi mới hết nghiệp khổ.

Súc sanh:
Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh?
Thế Tôn nói: Những chúng sinh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi, đờn ca vui sướng, nên phải trả quả làm súc sinh đền, thường mạng trước.

Lại có người vay mượn tiền bạc của người, đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật, trả cái nợ cho người, trả hết cái nghiệp đó rồi mới hết nghiệp khổ.

Người Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì mà đặng làm người đàn ông?
Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam Bảo, thảo nuôi cha mẹ , thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh (công bằng, chánh trực) quí mến người hiền lương. Tu những căn lành như vậy thời đặng làm đàn ông, nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà trong năm trăm năm được làm thân đàn ông một lần. Hoặc khi chuyển dổi cái thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo ngiệp chẳng lành, quên mất thân đàn ông, muôn kiếp khó trở lại.
Lại nữa Văn Thù Sư Lợi, thân người đàn ông có đầy đủ bảy báu, thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu ?
Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cúng không lo sợ
Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành.
Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp.
Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ.
Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy.
Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa.
Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh.
Cho nên goi là người đàn ông trong mình có bảy báu.

Còn sao gọi là năm thứ lậu?
Một là chẳng đặng làm chủ cái thân
Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà
Ba là chẳng đặng làm chủ người khác.
Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi.
Năm là chẳng đặng làm vị thánh.
Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.

A Tu La
Lại có người hay oán giậ, tuy có phước đức cũng đọa a-Tu-La ác đạo. Bực trên là A-Tu-La vương, bực giữa là A Tu La dân, bậc dưới là a Tu La nữ. Loài này thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi, một khi phước khí tiêu hết, tùy theo nghiệp luân hồi trả quả. Hễ một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách