Những nguy hiểm khi thiền!

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Mời bạn Tidu đọc bài này trước rồi nói chuyện sau :
viewtopic.php?f=19&t=5274


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Như Không
Bài viết: 96
Ngày: 14/09/11 05:28
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Không »

Tidu đã viết: Tuy nhiên tôi gặp một số hiện tượng đối với tôi là các hiện tượng mới, nhưng với các cao thủ thiền ở đây có lẽ các bạn đã gặp nhiều rồi:
1. Tôi cảm thấy người tôi bị hụt hẫng (như bị rơi tự do) trong 1 giây
2. Tôi dần được nâng lên, sau khi nâng lên 1 lúc thì có cảm giác như bay
3. Trong quá trình nâng lên và bay ấy, trong tôi hiện lên 1 số hình ảnh hơi ma quái, có lẽ cũng là gặp ma, lúc đầu tôi hơi sợ nên không dám tiếp tục nữa, nhưng sau đó tôi lại thực hiện lại từ đầu, đối mặt với 1 số hình ấy, tôi phải xin lỗi các bạn (vì ở cuộc sống thực tôi cũng là một thằng hơi liều mạng 1 tí) tôi vừa chửi vừa dọa những hình ảnh ấy, vì đối với tôi lúc ấy đó là những hình ảnh ngăn cản tôi đi tiếp.
4. Sau khi qua được các hình ảnh ấy tôi cảm giác tôi "gặp" được một "cái gì đó" (rất khó miêu tả), đại khái là những ánh sáng 7 mầu tạo nên vô số hình gương cầu lồi quay về phía tôi trên nền không gian màu đen.
Trong bước thứ 4 này, tôi cảm thấy tư duy của mình và 1 phần của tôi (chắc là hồn) đang có xu hướng tách nhau ra, tư duy của tôi thì ở lại mặt đất còn phần hồn của tôi mới là phần quan sát những hiện tượng vừa rồi thế nhưng ở bước 4 này đang bay ra khỏi tôi thì phải.
Lúc này tôi cảm thấy sợ nên không dám tiếp tục nữa.
Thực sự tôi dám tiếp tục thử xem qua bước này thì tiếp tục cái gì, bởi tôi nghĩ rằng bước sau có lẽ hơi nguy hiểm, vì nếu như hồn của tôi bay khỏi tôi thật thì liệu lúc ấy tôi có trở về được không? (tôi đang sống bình thường như bao người khác)
Tôi không sợ chết, nhưng tôi sợ chết vô nghĩa vì trong những câu chuyện tôi được nghe về sự giác ngộ của phật giáo thì sau khi giác ngộ đa số là chết thì phải. Mà giác kiểu ấy nghĩa là tôi cũng không còn quay về để chia sẻ kinh nghiệm với ai được nữa.

Tôi muốn hỏi các cao thủ thiền là đã có ai đi qua các bước như tôi chưa? Hoặc đã có ai có kinh nghiệm, kiến thức về các bước như vậy chưa? Nếu tiếp tục "bước tiếp" thì có nguy hiểm gì không?

Rất mong các bạn và các cao thủ chỉ giáo cho tôi! [-(
Xin chào Tidu,
Những điều bạn hỏi về hiện tượng xảy ra khi thiền, NK cũng góp chuyện với bạn tí chút vì cũng có thời gian tương đối về vấn đề này.
Trước tiên NK cũng sơ lược về mình khi bước vào Pháp Phật, là mọi cái cũng gần giống Tidu, tự mình làm, tự tìm kinh Phật (kinh Phật thuyết) đọc và tìm hiểu. Cái mà Tidu gặp cũng giống như NK cách đây 30 năm khi mới hạ thủ công phu vậy, có lúc còn thấy mình ngồi và thấy rõ con muỗi đang đậu trên trán nữa chứ...Lúc đó có ai để hỏi đâu (năm 1979 vào chùa tầm sư khó lắm), mình cứ tưởng rằng đang lạc vào cảnh giới nào đó nữa chứ (ghê không?), sau thời gian dài tìm hiểu kinh Phật mình mới hiểu ra chẳng qua nó là vọng tưởng mà thôi (giải thích chuyện này thì có lẽ nhiều giấy mực lắm, để nói sau vậy)
Tất cả vạn pháp trên thế gian nầy đều là Phật pháp (nên mỗi hành sự của chúng sanh đều có ý nghĩa Phật pháp) và cũng là Ma pháp, khi nhận biết và hiểu rõ nó, không bị nó lôi cuốn và chạy theo nó (là tỉnh, là giác, là ngộ) thì là Phật pháp, không nhận thức ra nó, buông lỏng trôi lăn theo nó trong vòng sinh sinh diệt diệt của mỗi tưởng và không nhận thức được nó là Ma pháp.
Khi bạn muốn thiền điều trước tiên bạn phải hiểu mục đích của lời Phật dạy, thiền để làm gì (không phải học cách ngồi, cách đi, cách đứng, cách thở vì nó chỉ là phương tiện trợ giúp cho ta để đạt đến mục đích mình muốn mà thôi).
Bạn cứ yên tâm với việc mình đang làm (chỉ trừ khi bạn có gốc bệnh huyết áp, hay tâm thần thì nó là cơ hội giúp nó bộc phát bởi loạn tưởng khi thiền do không kiểm soát được tư tưởng mình) nếu thấy tâm vọng động quá nhiều thì bạn nên xả stress khẻo mang bệnh, chứ chẳng có thế giới nào khác để bạn lạc được đâu.
Chúc bạn luôn tinh tấn trên đường bồ đề.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Thiền của Phật giáo dù là phương pháp nào, cũng là hướng tâm vào tận cùng sâu thẳm của nội giới hoặc trãi rộng tâm thênh thang trên cao của pháp giới, vả cả hai tâm này đều đưa đến an nhiên thanh tịnh.

Thiền mà đạo hữu Tidu mô tả không mang hơi hướm của thanh tịnh, lại còn vừa thiền vừa chưởi, dọa….thì thật là có khả năng không tốt nhiều hơn tốt. Mong rằng đạo hữu đừng tiếp tục, kẻo có ngày gặp ma thật đấy ạ.

kính,bt


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Tidu đã viết:Tôi có một thắc mắc rất mong các cao thủ thiền tông chỉ giáo.
.............................................
4. Tôi luôn cố gắng tìm hiểu tôi là ai, tại sao tôi lại có mặt trên thế giới này, ngoài thế giới này (vũ trụ này) thì còn tồn tại cái gì khác hay không.
Từ các điều kiện trên, tôi có một mong muốn duy nhất là hiểu rõ tôi là cái gì, tôi là như thế nào, tôi có được "cõi trên" biết đến hay không, và nếu tôi có liên hệ gì đó với "cõi trên" ấy thì ở trên cõi trên ấy là cõi gì.
Căn cứ vào những thông tin khoa học hiện nay, tôi hiểu rằng nếu chỉ đi bằng con đường vật lý, có lẽ suốt đời này của tôi (thời gian quá ngắn) sẽ không bao giờ biết được trong vũ trụ này còn những hành tinh nào có "người" hay không.... mặc dù cái này dù có biết cũng chưa giải quyết được câu hỏi của tôi đặt ra ở trên, bởi tôi nghĩ dù cho con người có đi đến được vách cuối cùng của vũ trụ đi nữa, thì người ta vẫn sẽ phải hỏi, liệu vật chất tạo nên cái vách đó là gì, và bên ngoài cái vách đó có gì hay không. Hay nếu vũ trụ là vô hạn thì tại sao lại có vũ trụ?........ nói chung, tôi thấy con đường này hơi gian nan và mất nhiều thời gian, mặt khác chưa chắc thu được nhiều kết quả để trả lời cho câu hỏi tôi là ai.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng chắc chắn phải có một con đường khác để hiểu rõ hơn về mình, về cuộc sống này.
Tôi nhận thấy, trong con người của tôi, hay con người của chúng ta có mấy loại sau:
1. Bản thân - những vật chất cấu tạo nên phần xác của chúng ta.
2. Tư duy - cái này hơi khó miêu tả, theo tôi hiểu là những giác quan và trung tâm tiếp nhận, xử lý các thông tin thu nhận từ các giác quan của chúng ta. Có thể tư duy này chúng ta chỉ sử dụng được một phần nhỏ bởi chúng ta tiếp nhận các thông tin từ 5 giác quan thì nhiều, mà các thông tin chúng ta chú ý thì ít, cho nên mới có một phần là "ý thức" (những gì chúng ta tiếp nhận, chú ý) và "vô thức" (những gì chúng ta tiếp nhận nhưng không để tâm)
3. Linh hồn - cái này thật sự quá mơ hồ, quá khó hiểu để có thể diễn giải nhưng ít nhất tôi cảm thấy nó có tồn tại và độc lập so với tư duy.

Từ đó tôi luôn mong muốn tìm hiểu phần hồn của tôi là gì.
Vào một ngày, tôi chợt nhận thấy, nếu tôi tư duy, nghĩa là tôi sẽ tồn tại ở dạng vật chất: tôi nhìn thấy, tôi nghe thấy, tôi nhận thấy, tôi sờ thấy, tôi nếm được, tôi tổng hợp được các thông tin ấy.
Thế nhưng nếu tôi không tư duy thì tôi là ai, là cái gì? Tôi không chắc chắn lắm là lúc ấy tôi sống hay tôi chết nhưng tôi khẳng định rằng lúc ấy tôi vẫn sẽ "tồn tại" (đây chỉ là cảm nhận và suy đoán của riêng tôi thôi)
[-(
tangbong bt xin phép chia xẻ thêm một chút.
Tấc cả những câu hỏi trên của đ/h Tidu sẽ được trả lời sau khi thành tựu Thiền Phật Giáo.
Nếu đ/h may mắn có đầy đủ ba la mật từ kiếp trước thì kiếp hiện tại qua quá trình thể nghiệm tâm linh, tự tâm sẽ trả lời: có khi từ thể nghiệm này sang thể nghiệm khác (như lật từng trang sách), có khi vỡ òa (như viên sõi ném xuống mặt hồ bám đầy rong rêu làm cho rong rêu bị dạt tan loãng khắp phía).
Thiền Phật Giáo có thể tách cái tâm để nhìn lại cái thân, nhưng tách ra & nhìn lại để giác ngộ trên chính cái bản thể của nó.

Nhưng bước đầu tiên phải cần là giữ Giới, Giới không đưa đến giác ngộ nhưng Giới là một cái chân của cái ghế Giới-Định-Tuệ. Giới là bước sơ khởi nên người tu dễ xem thường, mấy ai biết rằng bước đầu tiên này cũng chính là bước hoàn thiện cuối cùng.

Kính chúc đ/h Tidu luôn an lành, sáng suốt trên lối mình đi.

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
ngaothiendia
Bài viết: 17
Ngày: 26/09/11 19:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tp. ho chi minh

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi ngaothiendia »

Kính Gởi: ĐH Tidu
Theo trình bày của ĐH thì Tôi xin góp Ý thêm cho ĐH, vì không có cái gì là tự nhiên hết, (ĐH đã thả lõng tất cả) theo tôi biết là Thiền Mật Tôn cũng giống như vậy( định Tâm vững chắt, lơi lõng không một nổ lực nào) có điều là Thiền Mật rất là nghiêm minh về giới luật, ĐH có duyên với môn Thiền Mật rất quý nên tìm hiểu ở Thiền Mật Tôn mà học mau thành quả vì ĐH có duyên với môn này, Theo tôi biết Vị Thánh ở Tây Tạng là HUNGKAR DÓRJE RINPOCHE nếu ĐH có hội đủ duyên nên qua bên ấy mà Tu Học , còn chưa có thì khi công phu nên niệm danh vị ấy để được hộ trì. Hãy nghĩ suy cho kỹ đừng tu mò tu mù thì khổ lắm ĐH ơi, (chỉ có Bồ Tát xuống thế mới tự tu tự thành đạo),


Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Tidu đã viết: Tuy nhiên tôi gặp một số hiện tượng đối với tôi là các hiện tượng mới, nhưng với các cao thủ thiền ở đây có lẽ các bạn đã gặp nhiều rồi:
1. Tôi cảm thấy người tôi bị hụt hẫng (như bị rơi tự do) trong 1 giây
2. Tôi dần được nâng lên, sau khi nâng lên 1 lúc thì có cảm giác như bay
3. Trong quá trình nâng lên và bay ấy, trong tôi hiện lên 1 số hình ảnh hơi ma quái, có lẽ cũng là gặp ma, lúc đầu tôi hơi sợ nên không dám tiếp tục nữa, nhưng sau đó tôi lại thực hiện lại từ đầu, đối mặt với 1 số hình ấy, tôi phải xin lỗi các bạn (vì ở cuộc sống thực tôi cũng là một thằng hơi liều mạng 1 tí) tôi vừa chửi vừa dọa những hình ảnh ấy, vì đối với tôi lúc ấy đó là những hình ảnh ngăn cản tôi đi tiếp.
4. Sau khi qua được các hình ảnh ấy tôi cảm giác tôi "gặp" được một "cái gì đó" (rất khó miêu tả), đại khái là những ánh sáng 7 mầu tạo nên vô số hình gương cầu lồi quay về phía tôi trên nền không gian màu đen.
Trong bước thứ 4 này, tôi cảm thấy tư duy của mình và 1 phần của tôi (chắc là hồn) đang có xu hướng tách nhau ra, tư duy của tôi thì ở lại mặt đất còn phần hồn của tôi mới là phần quan sát những hiện tượng vừa rồi thế nhưng ở bước 4 này đang bay ra khỏi tôi thì phải.
Lúc này tôi cảm thấy sợ nên không dám tiếp tục nữa.
Tại hạ mới bắt đầu tìm hiểu đạo Phật và cũng chưa thực hành thiền,nhưng đã đọc qua sách "Giáo trình thiền học"-Tỳ kheo Thích Chân Quang.Trong mục "Những chướng ngại của thiền định",mục 3,"Ảo giác",có nói những điều y hệt như bạn gặp phải.
Chướng ngại thứ ba sẽ xuất hiện khi ta đã bớt vọng tưởng, tâm đã bắt đầu yên lắng, đó lànhững ảo giác, ảo ảnh, linh ảnh… kỳ lạ.

Thật vậy, khi tâm đã yên lắng, ta sẽ phải đối diện với những điều mà trong cuộc sống khônghề có. Đây lại là một thử thách lớn cho hành giả vì chúng ta không hề được nghe nói đếnnhững điều lạ lùng này.

Có người thấy ánh sáng nhiều màu chiếu lòa trước mặt; có người thấy thân mình như ngồigiữa hư không; có người thấy cảnh giới cõi trời hiện ra; có người thấy mùi thơm ngạt ngàotỏa khắp phòng; có người thấy nghe vang giữa không trung những lời giảng Phật Pháp rất độcđáo; có người thấy Bồ tát đến ban phép lành; có người thấy hoa sen mọc đầy ao nước trongxanh đẹp đẽ; có người nghe tiếng nổ lớn trong đầu, hoặc tiếng nổ lụp bụp bên tai; có ngườithấy như đang có nhiều vị ở đâu đến cùng đang ngồi thiền chung với mình; có người thấythân mình nóng ran hoặc mát lạnh; có người nghe tiếng nhạc trời vang vang; có người thấythân mình trở nên trong suốt…

Tất cả những ảo giác như thế có thể đến từ nguyên nhân bên ngoài, hoặc nguyên nhân bên trong.

Nguyên nhân bên ngoài là có thể những vong linh, thần linh, chư thiên tìm đến khi thấy hànhgiả có sự tiến bộ. Những ma chướng cũng từ đó trỗi dậy. Ta rất dễ khởi lên tự hào kiêu mạnkhi thấy những thắng cảnh hiện ra, rồi công đức bị tổn giảm, và thế là công phu sẽ bị lui sụt. Nguyên nhân bên trong là chính Hành ấm của ta đã sáng tạo, chế tác ra những linh ảnh đó chứkhông ai khác. Có khi ta thấy hiện ra cả một đoạn đối thoại lưu loát giữa các vị thiên tử vềđạo lý, nhưng thật ra chính Hành ấm của ta đã dựng nên tất cả. Hành ấm ta rất vi tế nhỏ nhiệmnên khó được nhận biết. Hành ấm tạo ra ảo ảnh mà ta cứ tưởng ảo ảnh đến từ bên ngoài rồicho rằng mình đã cao siêu xuất chúng. Cuối cùng thì tâm kiêu mạn sẽ phá hoại tất cả côngtrình tu tập từ trước đến giờ.

Ta phải xác định rằng tất cả những ảo giác, ảo ảnh, linh ảnh đó đều do tâm ta còn phiền độngtừ trong vi tế, dù cho nhìn sơ sài bên ngoài thì vọng tưởng đã yên lắng. Vì tâm ta còn phiềnđộng nên tác nhân bên ngoài mới tìm đến. Vì tâm ta còn phiền động nên hành ấm mới bí mậtdàn dựng đủ thứ chuyện.

Những ảo ảnh, ảo giác đó có một sự gọi mời rất nguy hiểm, đó là khiến cho ta tò mò. Ta sẽcảm thấy lạ lùng và tò mò theo dõi những ảo giác đó sẽ diễn tiến tiếp tục như thế nào. Khôngngờ khi tò mò như thế, ta đã rơi vào bẫy của ma. Khi tò mò như thế, vô tình ta đã tiếp thêmnăng lực nuôi dưỡng cho những ảo ảnh đó được tồn tại phát triển. Khi những ảo ảnh đó pháttriển rồi thì nội tâm ta đã bị ảo giác chiếm ngự làm chủ, ta không còn làm chủ được tâm hồnmình nữa. Từ đây cho đến ngày bị điên thật sự cũng không còn xa.

Vì vậy, biết được như thế, ta phải nguyện lòng là hễ bất cứ một ảo giác nào xuất hiện là ta phải diệt trừ tức khắc, không tò mò nuôi dưỡng thêm một giây nào. Chính sự dứt khoát chối bỏ ảo giác, diệt trừ ảo giác là bản lĩnh của người tu thiền, và khiến cho ảo giác không tồn tạitiếp tục. Sau đó tâm ta mới yên ổn để tiếp tục vào sâu thiền định.Sau nhiều lần dứt khoát với ảo giác như thế, ta sẽ vượt qua chướng ngại thứ ba này, và chuẩn bị đối mặt với chướng ngại thứ tư.
CHướng ngại thứ tư là thần thông diệu dụng! Lẽ nào bạn mới tập thiền mà đã nhập sâu đến vậy? caunguyen Nhân thể xin hỏi các đh là tại hạ mua quyển "Giáo trình thiền học" của thầy Thích Chân Quang,sách này có ổn về mặt nội dung không?


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Theo kinh nghiệm của mình, những trên lời thật là hay, tuy mình chưa từng có duyên đọc qua những quyển như trên, có cái mình đã trãi qua, có cái do người đồng tu huynh đệ thấy được, mình đã từng viết bài khuyên người khác nên cẩn thận khi tu tập thiền, nhất là những ai ham muốn thần thông, mình sợ 3 loại ma :
loại 1 tâm ma, loại 2 thiên ma (tai sai của Ma Vương), loại 3 ma người, nhưng quan trọng nhất là tâm ma của mình.
Mình xin chia làm 2 loại cho dể nhận : thật và giả.
giả : do tâm vọng động ham muốn ấn chứng, ấn tướng nên cảnh hiện ra, tâm vọng tưởng bám lấy vẽ tiếp, lâu ngày bị tẩu
hỏa nhập ma, có một thời gian nhiều người tu tập theo ông Tám bị vướng phải bệnh tâm thần này, có một thời gian ông
Tám này được điều trị trong bệnh viện tâm thần ở USA. (tâm ma)
thật : do định lực của thiền, cảnh hiện ra, nếu hành giả tò mò tìm kiếm, nó sẽ tự nhiên biến mất do tâm động, nhưng khi
tâm vắng lặng nó hiện ra tiếp.
từ thật thành giả : do đã từng thấy qua lần đầu tiên, lần sau khi ngồi hành thiền không còn thấy nửa, lòng móng cảnh, thiên ma đọc
được tâm, dựa và hành giả dùng thần thông biến hóa ra cảnh theo tâm vọng cầu của người hành thiền, hành giả lầm tưởng đã đạt
được diệu tướng,sanh tâm ngã mạn, quên tu tập chỉ lo móng, tâm chạy theo cảnh, khi thiên ma thấy người này không còn chi cho
chúng lợi dụng nên buông rơi hành giả, lúc này hành giả như từ trên trời rớt xuống địa ngục, nhiều vị bị hại như vậy, nhất là các vị
có tiếng tâm rất lớn trong Phật giáo ( Nam lẩn Bắc truyền), có vị quên tu hành chỉ lo làm phước, tùy theo tâm vọng mà cảnh hiện ra.
(thiên ma)
Nếu người đó vượt qua được, thiên ma sẽ dựa vào người thân trong gia đình hoặc bạn bè, người thân cận làm việc chung
phá cho bị rớt v v v ... (ma người).
Bạn này bị bệnh ma tâm đó.
Quyển sách của bạn thật hay.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Vậy có đh nào đã đọc qua cuốn "Giáo trình thiền học" của tỳ kheo Thích Chân Quang chưa?Nội dung của sách này có đáng tin cậy hay không?Nguyên cớ là tại hạ tình cờ đọc được một số chuyện không hay về vị này,lại chưa có kiến thức về thiền nên không thể đánh giá nội dung sách,thấy hơi lo.Tại hạ không muốn mang cái tâm đa nghi,nhưng thời này thật quá khó để phân biệt đúng sai,thật giả,mà tại hạ lại không có thiên nhãn thông! caunguyen :D


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/h vominh2011 ! đây là cái điều khó đối với người học Phật , theo PL thì tất cả ở nơi chính mỗi người chúng ta , ko nên tìm bên ngoài , có tham khảo bên ngoài thì nên y cứ : bốn tham chiếu lớn mà người học Phật cần cẩn trọng !


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

3. Kết hợp hơi thở với các phép quán:
a. Kết hợp hơi thở với biết rõ toàn thân:

b. Kết hợp hơi thở với quán thân vô thường:

c. Hơi thở vào, biết trong thân vô thường có hơi thở vào.
Hơi thở ra, biết trong thân vô thường có hơi thở ra.

d. Kết hợp hơi thở với lời nguyện:

e. Kết hợp hơi thở với biết tâm này là phiền động:

- Ghi chú: Mới ban đầu ta chỉ vừa thở vừa biết rõ toàn thân. Lâu ngày tự nhiên biết rõ thêm nội tâm dù không cố ý. Lúc đó, ta vừa biết hơi thở, vừa biết toàn thân, vừa biết nội tâm. Cùng một lúc biết cả ba điều mà vẫn nhẹ nhàng thoải mái.

4. Kết hợp hơi thở với khí công tâm pháp và cố căn:
a. Bước chuẩn bị:
- Muốn dụng công thực hành khí công tâm pháp này, trước hết chúng ta phải có nền tảng thiền của Đạo Phật, bao gồm những công phu căn bản như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường, tâm là hư vọng, thở ra vào theo tứ niệm xứ. Nền tảng này phải được củng cố vài năm cho vững chắc.
- Phải tu dưỡng đạo đức với những tâm lý căn bản như tôn kính Phật, từ bi thương yêu chúng sinh, khiêm hạ để tôn trọng mọi người…
- Siêng năng gây tạo nhiều công đức bằng cách giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

b. Cách dụng công:
- Chúng ta cũng bắt đầu giống như nghi thức vào thiền, tác ý khởi ba tâm hạnh căn bản, dụng công theo thiền khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu tư thế này.
- Bàn tay phải để dưới bàn tay trái như thường lệ, nhưng đan chen một ngón trỏ với nhau để giữ hai bàn tay cho chặt.
- Hai đầu ngón út chạm vào nhau và chỉa vào huyệt đan điền. Chỉ chạm nhẹ, vừa đủ, không đẩy vào sâu, không rời xa khỏi da.
- Khi thở vào biết rõ toàn thân an trú tâm nhẹ nhàng một điểm nhỏ ở đan điền, rồi nín thở đóng van mũi hoàn toàn (giống như lúc lặng xuống nước) sau đó nhíu mạnh cơ hậu môn (cố căn). Khi thở ra để tâm an trú ở long vĩ quan (ba đốt xương sống cuối cùng).


Lưu ý:
- Khi hít vào để cho hơi thở tự nhiên không can thiệp, tâm nhẹ nhàng an trú tại một điểm nhỏ ở đan điền (nơi hai đầu ngón tay út chạm nhau).
- Điều cực kỳ hệ trọng là ta chỉ an trú ngoài da chứ không được để tâm sâu vào một ly nào bên trong da thịt.
- Mỗi lần nín thở, ta cố căn một lần, hai lần, hoặc ba lần tùy theo khả năng mỗi người. Hễ thấy căng đầu là phải dừng, không được tiếp tục cố gắng.
- Khi hơi thở đi ra, nhớ là để cho hơi thở tự nhiên, không can thiệp điều khiển. Lúc này tâm an trú tại long vĩ quan và chỉ ở ngoài da, không được để sâu vào đốt sống.
- Không cố ý dẫn, kéo, đẩy hơi thở đi. Chỉ nhẹ nhàng tuần tự an trú tâm theo ba điểm: đan điền, cố căn hậu môn và long vĩ quan.

5. Điều tâm:

6. Kết quả:
a. Chánh niệm tỉnh giác:


b. Phá năm triền cái:
( trích từ Giáo Trình Thiền Học)[/i]

tangbong Kính thưa quí đạo hữu.
Đọc phần trên trong Giáo Trình Thiền Học , bt thấy có cái gì không ổn lắm. Tuy vậy không dám phê phán, vì mình cũng chưa đi tới đâu. Nhưng nếu không nói 1 chữ nào thì cũng áy náy.

Ở phần chữ tô màu xanh, phần Hơi thở kết hợp với khí công tâm pháp & cố căn cho biết tập như thế thì đạt Chánh niệm tỉnh Giác.
Nhưng phần tập chánh niệm trên hơi thở mà có sự tác ý triệt để (nhíu mạnh cố căn) như thế thì làm sao có thể tỉnh giác !!!
Nếu tu thiền thì nên theo phương pháp nào mà Đức Phật có dạy là điều chắc chắn nhất để: tránh bệnh hoạn, tránh tưởng tượng, chắc chắc giác ngộ.

kính,bt
Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 06/12/11 14:00 với 3 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

vominh2011 đã viết:Vậy có đh nào đã đọc qua cuốn "Giáo trình thiền học" của tỳ kheo Thích Chân Quang chưa?Nội dung của sách này có đáng tin cậy hay không?Nguyên cớ là tại hạ tình cờ đọc được một số chuyện không hay về vị này,lại chưa có kiến thức về thiền nên không thể đánh giá nội dung sách,thấy hơi lo.Tại hạ không muốn mang cái tâm đa nghi,nhưng thời này thật quá khó để phân biệt đúng sai,thật giả,mà tại hạ lại không có thiên nhãn thông! caunguyen :D
Nên tìm hiểu thêm thông tin về tác giả cuốn sách đó, rồi tự bạn nhận xét lấy.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

biển tâm đã viết: 3. Kết hợp hơi thở với các phép quán:
a. Kết hợp hơi thở với biết rõ toàn thân:

b. Kết hợp hơi thở với quán thân vô thường:

c. Hơi thở vào, biết trong thân vô thường có hơi thở vào.
Hơi thở ra, biết trong thân vô thường có hơi thở ra.

d. Kết hợp hơi thở với lời nguyện:

e. Kết hợp hơi thở với biết tâm này là phiền động:

- Ghi chú: Mới ban đầu ta chỉ vừa thở vừa biết rõ toàn thân. Lâu ngày tự nhiên biết rõ thêm nội tâm dù không cố ý. Lúc đó, ta vừa biết hơi thở, vừa biết toàn thân, vừa biết nội tâm. Cùng một lúc biết cả ba điều mà vẫn nhẹ nhàng thoải mái.

4. Kết hợp hơi thở với khí công tâm pháp và cố căn:
a. Bước chuẩn bị:
- Muốn dụng công thực hành khí công tâm pháp này, trước hết chúng ta phải có nền tảng thiền của Đạo Phật, bao gồm những công phu căn bản như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường, tâm là hư vọng, thở ra vào theo tứ niệm xứ. Nền tảng này phải được củng cố vài năm cho vững chắc.
- Phải tu dưỡng đạo đức với những tâm lý căn bản như tôn kính Phật, từ bi thương yêu chúng sinh, khiêm hạ để tôn trọng mọi người…
- Siêng năng gây tạo nhiều công đức bằng cách giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

b. Cách dụng công:
- Chúng ta cũng bắt đầu giống như nghi thức vào thiền, tác ý khởi ba tâm hạnh căn bản, dụng công theo thiền khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu tư thế này.
- Bàn tay phải để dưới bàn tay trái như thường lệ, nhưng đan chen một ngón trỏ với nhau để giữ hai bàn tay cho chặt.
- Hai đầu ngón út chạm vào nhau và chỉa vào huyệt đan điền. Chỉ chạm nhẹ, vừa đủ, không đẩy vào sâu, không rời xa khỏi da.
- Khi thở vào biết rõ toàn thân an trú tâm nhẹ nhàng một điểm nhỏ ở đan điền, rồi nín thở đóng van mũi hoàn toàn (giống như lúc lặng xuống nước) sau đó nhíu mạnh cơ hậu môn (cố căn). Khi thở ra để tâm an trú ở long vĩ quan (ba đốt xương sống cuối cùng).


Lưu ý:
- Khi hít vào để cho hơi thở tự nhiên không can thiệp, tâm nhẹ nhàng an trú tại một điểm nhỏ ở đan điền (nơi hai đầu ngón tay út chạm nhau).
- Điều cực kỳ hệ trọng là ta chỉ an trú ngoài da chứ không được để tâm sâu vào một ly nào bên trong da thịt.
- Mỗi lần nín thở, ta cố căn một lần, hai lần, hoặc ba lần tùy theo khả năng mỗi người. Hễ thấy căng đầu là phải dừng, không được tiếp tục cố gắng.
- Khi hơi thở đi ra, nhớ là để cho hơi thở tự nhiên, không can thiệp điều khiển. Lúc này tâm an trú tại long vĩ quan và chỉ ở ngoài da, không được để sâu vào đốt sống.
- Không cố ý dẫn, kéo, đẩy hơi thở đi. Chỉ nhẹ nhàng tuần tự an trú tâm theo ba điểm: đan điền, cố căn hậu môn và long vĩ quan.

5. Điều tâm:


6. Kết quả:
a. Chánh niệm tỉnh giác:


b. Phá năm triền cái:
( trích từ Giáo trình thiền học)

tangbong Kính thưa quí đạo hữu.
Đọc phần trên trong Giáo Trình Thiền Học , bt thấy có cái gì không ổn lắm. Tuy vậy không dám phê phán, vì mình cũng chưa đi tới đâu. Nhưng nếu không nói 1 chữ nào thì cũng áy náy.

Ở phần chữ tô màu xanh, phần Hơi thở kết hợp với khí công tâm pháp & cố căn cho biết tập như thế thì đạt Chánh niệm tỉnh Giác.
Nhưng phần tập chánh niệm trên hơi thở mà có sự tác ý triệt để (nhíu mạnh cố căn) như thế thì làm sao có thể tỉnh giác !!!
Nếu tu thiền thì nên theo phương pháp nào mà Đức Phật có dạy là điều chắc chắn nhất để: tránh bệnh hoạn, tránh tưởng tượng, chắc chắc giác ngộ.

kính,bt
Tăng-Ni nhiều khi không phải không có cái sai hay thiếu sót của họ, chỉ có điều chúng ta là hàng Phật tử tại gia nên không dám nhận xét vì nhiều lý do tế nhị. tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách