Thơ Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài 15

Chăn trâu

Nhơn, ngưu bất kiến yểu vô tung
Minh nguyệt quang hàn, vạn tượng không
Nhược vấn kỳ trung đoan đích ý
Dã hoa, phương thảo tự tùng tùng.

Nghĩa

Người, trâu chẳng thấy biệt mù tăm
Trăng sáng soi trùm, vạn tượng không
Nếu hỏi ý tổ sư trong ấy
Um tùm cỏ nội với hoa đồng
.

Đây là bài tụng cuối trong mười bức tranh chăn trâu Đại thừa của Thiền sư Phổ Minh.
Tranh chăn trâu dụ cho quá trình tu học của người học Thiền. Trong đó người chăn là hành giả, con trâu dụ cho cái tâm.
Trước hết người chăn phải tìm trâu (tầm ngưu), thấy dấu (kiến tích) rồi thấy trâu (kiến ngưu). Cũng thế, hành giả học Thiền trước hết phải biết tâm là gì. Phải tìm tâm. Tìm ở đâu ? Tìm trong kinh sách chư Phật chỉ dạy, tìm trong các ngữ lục của các tổ để lại. Do cố công tu học, tìm tòi mà hành giả dần dần nhận ra vết tích của tâm được nói nhiều trong kinh sách, ngữ lục.

Tầm ngưu tu phóng tích
Học đạo quí vô tâm
Tích tại ngưu hoàn tại
Vô tâm đạo dị tầm.

Nghĩa
Tìm trâu cần phăng dấu
Học đạo quí vô tâm
Dấu đâu thì trâu đấy
Vô tâm đạo dễ tầm.


Thấy trâu rồi, hành giả bắt tay vào việc chăn trâu. Đeo khoen vào mũi nó, cột dây vào cổ nó, dùng roi vọt đánh đập, để thuần hóa nó.
Cũng thế, biết tâm rồi, Hành giả dùng giới luật để trói buộc con trâu tâm, dùng thiền định, kinh hành, lễ bái làm roi vọt đều điều trị nó.
Lâu ngày chầy tháng, con trâu tâm thuần rồi, người chăn có thể lơi tay, không cần ràng buộc gì mà con trâu vẫn ngoan ngoãn theo bên mình, không dám xâm phạm vào lúa mạ người ta.
Khi tâm thuần rồi, hành giả có thể không cần chú ý, mà tâm vẫn nằm trong phép tắc, giới luật, không vọng tưởng lăng xăng. Đó là cái tâm thuần nhất, gọi là nhất tâm hay tâm thành phiến.

Tâm không vọng tưởng nữa thì tâm dứt. Tâm đã không thì ngã cũng không. Cả hai đều quên thì đi đến chỗ người trâu đều quên để trở về cới cội nguồn, trở về với trời đất.

Nhơn, ngưu bất kiến yểu vô tung
Minh nguyệt quang hàn, vạn tượng không
Nhược vấn kỳ trung đoan đích ý
Dã hoa, phương thảo tự tùng tùng

Người, trâu chẳng thấy biệt mù tăm
Trăng sáng soi trùm, vạn tượng không
Nếu hỏi ý tổ sư trong ấy
Um tùm cỏ nội với hoa đồng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

CHÀO CÁC BẠN, CHỦ ĐỀ NÀY HAY LẮM, CHÚNG TA THẬT MAI MẮN ĐƯỢC LÀM NGƯỜI VÀ NHẤT LÀ ĐƯỢC LÊN DIỄN ĐÀN NÀY ĐỂ CÙNG NHAU TRAO ĐỔI CÁI MÌNH CẢM, NHẬN, THẤY BIẾT...

TA SO SÁNH ĐỂ BIẾT TA ĐANG Ở ĐÂU TRONG CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ CỐ HƯƠNG, TA LÀ CHÀNG DIỄN NHÃ ĐẠT ĐA NGHÈO KHỔ LANG THANG KHẮP HANG CÙNG NGÕ HẼM ĂN XIN QUA NGÀY, TA NÀO BIẾT TRONG CHÉO ÁO CÓ HÒN NGỌC QUÍ!?

NẾU ĐÃ BIẾT ẮT KHÔNG XIN NỮA, KHỔ ẢI VÔ BIÊN QUAY ĐẦU LÀ BỜ.
ĐẠI ĐẠO Ở TRƯỚC MẮT NHƯ CÁC VỊ TỔ NGÀY XƯA CHỈ DẠY, HAY ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT Ở TẠI TÂM!...

VẬY CÁC BẠN Ạ, CÁI GỌI LÀ ĐẠO CÓ NGAY Ở TRƯỚC MẮT, VẬY KHI CÁI GỌI LÀ TÔI CÁI GỌI LÀ CÁC BẠN ĐANG NGỒI SỜ SỜ TRƯỚC MÁY VI TÍNH NÀY ĐANG GÕ CHữ ĐANG LÊN DIỄN ĐÀN NÀY CÓ ĐẠO NGAY TRONG TA RỒI!

ĐẠO Ở TRONG TA, TRƯỚC MẮT TA! NGAY BÂY GIỜ VÀ TẠI ĐÂY! TẠI TRƯỚC CÁI MÁY TÍNH NÀY!? VẬY TA TÌM NÓ NHÁ!
TÔI ĐÃ TÌM CÁC BẠN CŨNG TÌM ĐI NHÁ, TÌM NGAY BÂY GIỜ.
MÀ CÁC BẠN NHÉ, CÁI ĐANG ĐI TÌM LÀ SÁU CON QUĨ GIẶC TRẦN (MẮT TAI MŨI LƯỠI THÂN Ý)

VẬY AI TÌM VẬY? AI ĐANG TÌM ĐẠO? QUỈ TÌM ! VẬY TA Ở ĐÂU MÀ ĐỂ SÁU CON QUỈ TÌM DÙM?
TỰ TA KHÔNG TÌM ĐƯỢC PHẢI NHỜ NÓ TÌM DÙM, PHẢI NHỜ NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG, PHẢI NHỜ THUYỀN QUA ĐƯỢC SÔNG!

NHƯNG NGÓN TAY KHÔNG CÓ ĐẠO Ở ĐÓ, THUYỀN CŨNG KHÔNG CÓ ĐẠO Ở ĐÓ.
VẬY ĐẠO Ở ĐÂU MÀ TÌM CHO MAU ? Ở TRƯỚC MẮT MÀ!

THẬT RA LÀ TA THẤY NÓ HAY NÓ THẤY TA?
CÁI GỌI LÀ TA THÌ SINH DIỆT
CÁI GỌI LÀ NÓ THÌ CÓ TỪ VÔ THỈ

VẠY LÀ TỪ BẤY LÂU TA TƯỞNG CON MÀ LÀ GIẶC!!
NHẬN GIẶC LÀ CON, NHẬN SAU CON QUỈ LÀ TA!

THẬT ĐAU XÓT!!!!!!!!!!!!!


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

RÁN TÌM CÁI KHÔNG MỚI CÓ.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

DẠ XIN CHÀO CÁC BẠN, CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY VỮNG BƯỚC TỰ TIN AN VUI...

Trời sáng ra thì lại đến trưa, năm cũ đến thì qua năm mới, ngày tháng cứ trôi qua không đợi... Tứ đại tôi đã nó có ai viết mấy câu trên. Thật ảm đạm, dẫu biết rằng cái thân này cái lục căn này trong đó ý căn là tâm vọng nó là vua quỉ, là con quỉ cầm đầu chỉ huy các con khác làm theo.
Làm theo nhiều việc lắm các bạn ạ:
+ KIẾM TIỀN.
+ HỌC HÀNH.
+ ĂN, MẶC
+ LÀM ÁC.
+ LÀM THIỆN NỮA!
+ VÀ TU NỮA!
Trong các việc trên thì chỉ có việc cuối cùng con quĩ làm là được có ích. Nó bắt ta tu


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

Nghe có vẻ kỳ cục, và trái tai. Tại sao nó sáu con quĩ bắt ta tu, nó làm con ta đồng hóa ta với nó, bắt ta phải quên đi chính cái thật ta của mình mà quên đi chính ta đã đầy đủ cả, nào là thần thông tự do tự tại vượt ra sanh tử, cứng như kim cương không gì có thể đốt phá trải rộng trong suốt vũ trụ bốn chiều XYZ + THỜI GIAN từ quá khứ vị lai điều biết, không sinh lão bệnh tử cái đó như chất kim cang trong kinh kim cang nói, đó là chân tâm ta. Ta tu là cốt tìm lại cái chất đó gọi là phật!!! chỉ có thế. Chứ đâu phải tu là ăn chay niệm phật hay ngồi cho thẳng lưng thiền.
Mục đích ăn chay niệm phật, ngồi thiền là để tìm lại cái kia kìa!
chứ đâu phải ngồi cho thẳng cái lưng cong của cụ bà già còng lưng!
lưng còng sẽ không thẳng được đâu các cụ ơi!
thân là máu thịt thì sẽ hoại khi chết ở tuổi nay mai hay 100 là cùng.
chân tâm là cái cần tìm (tức là tu) thì đâu có còng, đâu có hoại!

vậy cái không hoại trong cái thân sẽ hoại này nó chốn ở đâu?
dạ nó ở trước mắt ạ!
chịu khó nhận ra khéo nhận là ra như các vị tổ đã dạy ( dạ tất nhiên tôi này không cho tôi này là tổ)


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

NHƯNG CÁI NGƯỜI nào tìm ra được cái kia ( chân tâm) thì họ sinh sống cư xử sinh hoạt ra sao?
dạ cũng bình thường như mọi ngày,chỉ có điều là cái gọi là thấy của họ có khác xưa 1 ít.

GIỐNG NHƯ LỤC TỔ HUỆ NĂNG sau khi nghe câu kinh của ngủ tổ đọc liền đại ngộ ( tức kiến tánh) thì sau này được truyền y bát . CÁC bạn có nhớ không, sau khi kiến tánh rồi, sau khi được nhận y bát rồi ngài Huệ Năng có phép thần thông gì không? dạ xin thưa không! ngài vẩn dốc đặt lá me mà, vẩn cầm y bát chạy thục mạng, chạy thoát chết mà! các bạn nhớ chứ!? Ngài chạy đâu lại Huệ Minh, nên bị đuổi kịp! nếu ngài có phép nếu kiến tánh mà thành cái gọi là phật thì bay liền có đâu chạy cho mệt chứ!?

vậy một con người bằng xuơng bằng thịt kiến tánh rồi thì vẩn còn dục vọng, vẩn còn sợ sệt, sợ bị giết, sợ bị đuổi, sợ công ăn việc làm không tốt, sợ vợ yếu con đau nhà hết gạo...sợ cháo còn không có ăn như ở THÁI LAN bị lũ lụt như bây giờ tội cho họ lắm!


vậy huệ năng thấy cái chân tâm bao lâu thì gọi là phật, tổ?


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

chuyện kể lục tổ phải trải qua 16 năm ẩn dật trong đoàn thợ săn phải ăn lẩu thịt rừng kìa! (thật ra nghe kể ngài chỉ ăn rau rừng luột với thịt, mà không gấp thịt).

VẬY TÔI HAY BẠN SẼ MẤT BAO NHIÊU NĂM ĐỂ GỌI LÀ PHẬT, TỔ?
tôi thích nói thẳng và hỏi thẳng, không gì ngại cả. Kính các bạn lượng thứ.
chắc là câu hỏi này sẽ khó trả lời.
(nói thật nhá, cái đang hỏi cái đang đọc đều là thịt sẽ thúi! và trong thế giới chư phật không định nghĩa thời gian dài hay ngắn! cho nên sẽ không có lâu hay mau)
vậy ai đang tu mà sợ đắc đạo lâu quá vì trong khi mình đã đang quá già?
dạ trả lời : con ma đang tu.
chỉ có con ma nó mới sợ lâu đắc đạo.
phật tánh không hề biết lâu hay mau thì làm gì sợ đắc hay không đắc.


CHO NÊN GIỮA CON VÀ GIẶC HÃY COI CHỪNG CHO KỸ NHÁ.

CON TA ĐÂU, VÀ GIẶC TA ĐÂU?


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Tu hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ nhớ trong đầu một chữ NHƯ.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài 16

LIỄU NGUYÊN CA

Tu đạo, đạo vô khả tu
Vấn pháp, pháp vô khả vấn
Mê nhân, bất liễu sắc, không
Ngộ giả, bản vô thuận, nghịch

Bát vạn tứ thiên pháp môn
Chí lý bất ly phương thốn
Thức thủ tự gia thành quách
Mạc nan tầm tha hương quận

Bất dụng quảng học đa văn
Bất tại biện tài thông tuấn
Bất tri nguyệt chi đại tiểu
Bất quản tuế chi dư nhuận

Phiền não tức thị Bồ Đề
Tịnh hoa sinh ư nê phẩn

Nhân lai vấn ngã nhược vi
Bất năng cộng y đàm luận
Dần chiêu dụng chúc sung cơ
Trai thì cánh san nhất đốn

Kim nhật nhâm vận đằng đằng
Minh nhật đằng đằng nhậm vận
Tâm trung liễu liễu tông tri
Tha nhẫm bán nghi bán độn

Thiền sư Phúc Tiên Nhân Kiệm


LIỄU NGUYÊN CA

Tu đạo, đạo không thể tu
Hỏi pháp, pháp không thể hỏi
Kẻ mê chẳng rõ sắc, không
Người ngộ vốn không thuận, nghịch

Tám vạn bốn ngàn pháp môn
Chi lý không rời tự tính
Biết giữ thành quách nhà mình
Chớ dối tìm quê nào khác

Chẳng cần học rộng nghe nhiều
Không hay biện tài giỏi giắn
Chẳng biết tháng nào thiếu đủ
Không quản năm nhuận hay không.

Phiền não tức là Bồ Đề
Tịnh hoa sinh nơi dơ bẩn.

Người đến hỏi ta làm gì?
Chẳng thể cùng y bàn luận
Sáng sớm điểm tâm bằng cháo
Đến trưa ăn một bữa cơm

Hôm nay mặc tình lâng lâng
Ngày mai lâng lâng mặc tình
Trong lòng rõ ràng biết hết
Ngoài mặt giả như ngu độn

Thiền sư Phúc Tiên Nhân Kiệm


BÌNH

Mỗi người đều có Phật tánh, bổn lai thanh tịnh, như như bất động, chẳng phải từ ngoài mà vào, chẳng phải do tu mà được. Vì vậy nói
“Tu đạo, đạo không thể tu”

Việc này ngoài ngôn thuyết, văn tự vọng tưởng không thể diễn tả bằng lời. Do đó mở miệng liền sai, suy tư chẳng đến. Vì vậy mà
“hỏi pháp, pháp không thể hỏi”.

Người mê thì thấy vạn pháp hoặc là có, hoặc là không, chấp một trong hai thứ. Người ngộ thì đứng ngoài hai thứ có - không, nên chẳng bị pháp quấy rầy. Nói phải cũng được, nói trái cũng được, dùng ngược, dùng xuôi đều được cả.

Chư Phật nói ra tám vạn bốn ngàn pháp môn để độ chúng sanh, đều do tự tâm này mà xuất.
“tám vạn bốn ngàn pháp môn”
“Chi lý không rời tự tánh”.


Kinh “Đại thừa Kim cang” nói: Mỗi người là một “Vương xá thành”. Trong có tâm vương cai trị, ngoài có sáu tướng coi sáu cửa : Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. Nếu các tướng này xao lãng, để cho sáu kẻ giặc (lục tặc): sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tràn vào làm xáo động tâm vương, thì nước mất nhà tan, tứ đại phân rã.
Cho nên phải dụng giới luật, giữ gìn sáu cửa đừng để lục tặc tràn vào, thì thiên hạ thái bình, chẳng cần tìm pháp đâu xa, Cho nên nói:
“Biết giữ thành quách nhà mình”
“Chớ dối tìm quê nào khác”.


Chỉ chừng đó là đủ, Ngoài không theo danh sắc, trong không khởi một niệm
“Chẳng cần học rông nghe nhiều”
“Không hay biện tài giỏi dắn”


thì đâu đó tự yên, đất nước thái bình, thong dong tự tại
“Chẳng cần biết tháng nào thiếu đủ”
”Không quản năm nhuận hay không. “


Lúc đó
”Phiền não tức là Bồ Đề “
Vì sao ?
Vì lúc đó đứng ngoài có - không đối đãi, không còn chấp trước. Biết rõ tự tánh của vạn pháp vốn từ chơn tâm, nên chẳng thấy phiền não.
Vậy mới biết
“Phiền não tức là Bồ Đề”,
”Tịnh hoa sinh nơi dơ bẩn”.


Nơi bùn sình, nếu tánh của nó là dơ bẩn thì không thể sinh ra một bông sen thanh tịnh tinh khiết được. Chính vì tánh của nó vốn thanh tịnh nên tịnh hoa mới có thể sinh ra từ nơi đó. Cũng thế, chúng sanh vốn ô trược, nhưng vì bổn tánh vốn thanh tịnh nên mới có Phật ra đời.

Thật pháp là như thế, nhưng không có lời để nói, không ý để giải bày, cho nên
“Người đến hỏi ta làm gì?”
”Chẳng thể cùng y bàn luận “


Chi bằng việc ai nấy làm, ý ai nấy biết. Việc của ta là:
”Sáng sớm điểm tâm bằng cháo “
”Đến trưa ăn một bữa cơm”

“Hôm nay mặc tình lâng lâng”
”Ngày mai lâng lâng mặc tình”
”Trong lòng rõ ràng biết hết “
”Ngoài mặt giả như ngu độn”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

:(( :(( Trời!ai cũng giỏi quá ,vo-dinh vô sao lòng rổng chẳng thể nói gì.
Không và có nào đâu thật
Nói hay không cũng tỏ được lòng
Có sanh đồng cùng sanh pháp
Thân này diệt pháp tàn theo
Hư không nào danh sắc
Bởi tại lòng phân biệt có không


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Ngồi thiền giống tựa không thân
Trong tâm thơi thới não phiền dứt ngay
Khinh an có cả đêm ngày
Nhận ra tỉnh giác thì ngay Niết Bàn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thơ Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thố mã hữu giác
Ngưu , dương vô giác
Tuyệt hào tuyệt ly
Như sơn như nhạc
Huỳnh kim linh cốt kim do tại
Bạch lãng thao thiên hà xứ trước
Vô xứ trước
Trích lý tây qui tằng thất ước.

Nghĩa

Thỏ, ngựa có sừng
Trâu, dê không sừng
Không chút mảy may
Bằng núi bằng non
Linh cốt vàng ròng nay còn đây
Sóng vỗ ồ ạt thôi hết đường
Thôi hết đường
Lẻ dép về tây bặt dấu luôn.


BÌNH

Tại sao nói thỏ, ngựa có sừng ?
Chỉ là cái không có mà thành ra có, như tam thiên đại thiên thế giới đây vốn chỉ là huyễn vọng mà thấy là thực có.

Tại sao nói trâu dê không sừng ?
Cái có mà lại thấy không có. Chơn như, Phật tánh bao gồm muôn vật mà chẳng hề thấy, biết.

Hết thảy đều do mê vọng vậy.

Cái chân thật ấy, tìm không thấy, kiếm không xong, chẳng một chút tăm hơi, mà thật ra sừng sững như quả núi trước mắt.

Linh cốt bằng vàng ròng của chư tổ sư tức cái cốt lõi của Phật pháp còn đây, có bao giờ mất được.

Thế nhưng niệm niệm chẳng tạm dừng, lớp sau đè lớp trước như sóng vỗ ào ạt. Che lấp chơn tâm, làm sao mà thấy được bổn tánh.

Chính vì vậy mà không còn cách nào nói nữa.

Đành một mình quẩy dép, “nhất diệp độ giang”, trở về Tây Trúc, trở về quê hương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]1 khách