Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn , chào bạn VHBK, MHBN.
*** NHÂN KHÔNG RỎ NHÂN : Thật tế tất cả đều là CÁI NGÃ ( CÁI CÓ VÀ CÁI KHÔNG ).
*** NHÂN RỎ NHÂN, THIỆT TẾ NGÃ : Thật tế tất cả đều không có NGÃ ( CÁI CÓ VÀ CÁI KHÔNG ). Kính.
Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ
SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nhân Rõ Nhân, Thật Tế Ngã.

Thiệt tế Ngã như vậy tuy siêu vượt có - không. Nhưng "siêu vượt ấy" chẳng phải THẬT TÁNH CHÂN THẬT xưa nay vốn vậy. Chẳng do NHÂN rõ NHÂN mà được. Nhưng NHÂN chưa rõ NHÂN thì còn lâu mới được. Liễu đứt tứ tướng thì thâm nhập vào nhị tướng, hoàn mãn nhị tướng thì mới thành tựu cứu cánh TỐI TÔN, mới DUY NGÃ ĐỘC TÔN.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các bạn, chào bạn VHBK, MHBN.
=D> =D> =D>
NA MO SIDDHARTHA GAUTAMA

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ
SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Cám ơn DH. cafene


haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Đạo hữu Balamật vẫn lại dùng những truyền thuyết của riêng Tổ sư thiền để giải thích!! =D>

Trước tiên, chúng ta phải nhận định với nhau rằng có hay không có những kinh "ngụy tạo", những truyền thuyết không căn cứ, những chủ thuyết của riêng cá nhân, những hủ tục ngoại lai được dán nhãn "đạo Phật" ? Đức Phật nhập Niết bàn đã hơn hai thiên niên kỷ và Ngài không chính thức chấp bút một kinh điển nào. Có lẽ Ngài không muốn hậu thế bám chấp vào văn tự, vì "ý tại ngôn ngoại". Đó là chưa kể tình trạng tam sao thất bản gây hậu hoạ khôn lường cho những người đi theo đạo Phật chỉ đơn thuần bằng niềm tin mà thiếu trí xét đoán. Đức Phật hiển nhiên đã biết trước sẽ có tình trạng đó nên Ngài đã cảnh báo cho hậu thế qua kinh Kalama :(http://buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin118.htm)
"...Ðiều nên từ bỏ

- Này các người Kâlâma, đương nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Ðối với điều đang nghi ngờ thì phân vân khởi lên.
Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình. ..." (Tham khảo thêm http://old.thuvienhoasen.org/doidieuvekinh-kalama.htm)

Hơn 2500 năm qua, chẳng có ai cấm được người ta "sáng tác" thêm một bài kinh, một truyền thuyết, hay một chủ thuyết, rồi dễ dàng dán nhãn "đạo Phật" vào, mặc dù trong đó cũng sử dụng những thuật ngữ Phật giáo, cũng "như thị ngã văn"...Thí dụ như Ngô Thừa Ân bằng trí tưởng tượng phong phú đã làm biến dạng hình ảnh của Huyền Trang, biến ngài từ một vị cao tăng lỗi lạc đầy bản lĩnh có thật trong lịch sử thành một thầy tu ngây thơ nhiều khi đến mức gàn dở với chuyến Tây du thỉnh kinh đầy màu sắc thần thoại. Thậm chí bây giờ có chùa còn hâm mộ dến mức thờ cả nhân vật được hư cấu là Đấu chiến thắng Phật-Tôn Ngộ Không! Vậy có ai dám chắc Ngô Thừa Ân không cao hứng "sáng tạo" thêm vào tam tạng kinh điển những bản kinh "tối thượng thừa" dựa vào trí tưởng tượng và tài văn chương của ông ta!! Hoặc xin mời các đạo hữu tham khảo bản kinh "Di Lặc độ thế" qua link:http://gdptbaoan.com/phat-phap/phat-hoc ... o-the.html

Đa số người học Phật thời nay đều dễ dàng nhận thấy đây là một bản kinh nguỵ tạo nhằm xuyên tạc Đạo Phật và bôi nhọ Đức Phật. Nhưng biết đâu vài trăm năm nữa sẽ có một nhóm người (mà thậm chí khi đó đã phát triển lên thành hẳn một tông phái rồi cũng nên) nhao nhao phản đối người nào dám cả gan cho bản kinh đó là nguỵ tạo, rằng chỉ có những người căn cơ cao cấp như họ mới lĩnh hội nổi pháp môn tối thượng thừa đó!
Như vậy họ đã cố tình hoặc vô tình xuyên tạc đạo Phật, nhằm mục đích phá hoại hoặc đồng hoá với ngoại đạo, hoặc để thoả mãn trí tưởng tượng và tư kiến của mình, hoặc để đề cao tông phái và cá nhân mình. Người học Phật ngày nay đương nhiên có quyền hoài nghi những lý thuyết đó và luôn phải thận trọng khi nhận định về một chủ thuyết hay về một con người! :-?

Lời dạy của Đức Phật qua bản kinh Kalama chính là lời tuyên bố của một vị Giáo chủ vĩ đại, điều không thể có ở những tôn giáo mặc khải khác. Chúng ta cần phải học, cần phải tin với một sự "hoài nghi khoa học" như vậy đối với mọi lý thuyết, kể cả với những giáo lý của Đạo Phật. Đại nghi sinh đại ngộ, một giáo lý chân chính sẽ không bao giờ sợ bị hoài nghi vì giáo lý đó càng sáng tỏ hơn sau khi đã được phản biện. Vậy tôi xin phép đưa ra một số phản biện như sau:

Thứ nhất, Phật giáo Nam tông, Phật giáo Ấn độ, Phật giáo Tây Tạng taị sao không xác nhận có sự kiện " niêm hoa vi tiếu" cũng như xác nhận có dòng truyền thừa của 28 vị Tổ Ấn độ (nhân vật thì có thể có thật nhưng dòng truyền thừa thì không). Trước Lục Tổ cũng không thấy tài liệu ghi chép về dòng truyền thừa này. Phải chăng đây là sự "thêm mắm thêm muối" của các vị "hảo hán Trung hoa" đời sau nhằm đề cao tông phái của mình chăng?

Thứ hai, đạo hữu Ba la mật nói khi sự kiện Niêm hoa vi tiếu xảy ra thì không có Tôn giả Xá lợi Phất vi Ngài đã tịch trước Phật. Điều này không đúng vì Tôn giả chỉ nhập Niết bàn trước Phật khoảng 6 tháng, trong khi theo truyền truyết thì sự kiện Niêm hoa vi tiếu xảy ra trước khi Phật nhập Niết bàn là gần 30 năm.

Thứ ba, A-la-hán - Bậc Ứng Cúng là một trong mười danh hiệu cao quý của chư Phật. Ai coi thường quả vị A la hán là xúc phạm chư Phật, là một tà kiến!

Thứ tư, có người cho rằng thiền Nam tông chỉ có mục đích thoát luân hồi, thành A la hán chứ không có mục đích thành Phật?(tức không có Bồ đề tâm). Điều này cũng chính là coi thường quả vị A la hán, cho các vị là ích kỷ, chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Thế các vị đại đệ tử A la hán của Phật cũng không có mục đích tu đạt tới quả vị rốt ráo Chánh đẳng chánh giác ư? Như thế có đáng được coi là đại đệ tử của Đức Phật không? A la hán mà không có tâm vô thượng Bồ đề, không có lý tưởng giác ngộ giải thoát viên mãn, không có chí hướng giáo hoá chúng sinh, không có lòng từ bi vị tha rộng lớn, chỉ ích kỷ tu cho riêng mình, không muốn đi tiếp theo con đường của Đức Phật, thì xin lỗi, một người như thế gọi là đệ tử Phật cũng không xững đáng chứ đừng nói đến là một vị Thánh đã chứng Niết bàn! Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thi hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)

Một số người có quan điểm rằng: A la hán tuy không còn chấp ngã nhưng vẫn còn chấp pháp. Đây là một quan điểm sai lầm. Ngã (chủ thể) và pháp (khách thể) là 2 khái niệm đồi lập, khái niệm này có vì khái niệm kia có. Vì tâm còn phân biệt nên mới có chủ và khách, còn nếu đã không phân biệt thì làm gì còn có khái niệm chủ với khách. Do đó một vị A la hán khi đã giác ngộ được cảnh giới vô ngã thì ngay đó khái niệm "pháp" cũng không còn, thế thì làm gì có "chấp pháp" ở đây nữa chứ.

Thứ năm, Tổ sư thiền nếu đã tự coi là tối thượng thừa, chỉ dành cho những bậc thượng căn, ngay đến các đại đệ tử của Đức Phật cũng không thể lĩnh hội nổi, thì xin hỏi, những kẻ hậu sinh đời sau có ai đủ kiêu mạn và u mê để tự vỗ ngực nhận rằng mình là thượng căn để theo đuổi pháp môn đó không?

Thực ra, Tổ sư thiền xét cho cùng cũng nằm trong thiền tứ niệm xứ (hoặc sử dụng niệm thân, hoặc áp dụng niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp). Theo đó, người thầy gợi ý chớp nhoáng một cách linh hoạt phù hợp với căn cơ từng đệ tử để giúp họ dứt bỏ vọng tưởng, đi vào các tầng bậc định. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả với những người đã từng gieo duyên sâu dày với Phật Pháp. Chính Đức Phật đã sử dụng phương pháp này để giúp nhiều vị đệ tử đạt được quả vị thánh, từ Dự lưu cho đến A la hán. Đó có thể là một thời thuyết pháp , hoặc chỉ bằng một bài kệ ngắn gọn, hay bằng một cách đặc hiệu cho từng cá nhân như trường hợp của Tôn giả Châu Lợi Bàn Đặc chẳng hạn. Phương pháp này gọi là "bất lập văn tự" thì chớ hiểu là phủ nhận coi thường kinh điển mà mang tội, ta nên hiểu điều đó là phải dựa vào từng nhân duyên đặc thù của từng cá nhân mà linh hoạt áp dụng thiền tứ niệm xứ (tuỳ bệnh cho thuốc). Đây là cách đi tắt cho những người đã gieo duyên nhiều đời với Đạo được đốn ngộ, chứ không phải là một pháp môn "tối thượng thừa", càng không phải là phương pháp dành cho những kẻ căn cơ thấp kém thích lý luận suông, bắt chước những thiền ngữ của người xưa mà dương dương tự đắc cứ tưởng là mình sắp thành Phật thành Tổ đến nơi rồi! kinhle
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 28/11/12 19:00 với 10 lần sửa.


shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

~.~ Bài kệ của TT Thích Chân Quang hay đó chứ. Đó là lời chỉ dạy căn bản cho những phật tử bước đầu tu thiền. ( Đơn giản ý tốt của thầy là vậy mà ) ... Các ĐH hành thiền được bao nhiêu năm công phu chưa chắc đủ chánh niệm để quán thân hơi thở nữa. Huống gì là điều tâm thấy tâm mình chứ ... ???
Mình nghĩ không nói quá lời ... nếu chúng ta vẫn còn bị thất niệm liên tục, mất tỉnh giác ... Ai đã tu tập đến nơi đến chốn, tâm, bản tánh ... kiến tánh, thanh tịnh , hjc ... toàn là một đống chữ vô tri, nghe thì hiểu loáng thoáng , nhưng giống như là thấy vàng của người ta vậy ( còn tệ hơn nếu không biết phân biệt đâu là vàng đâu là đá nữa )

... Tìm chìa khóa mở kho vàng của mình. Hãy tìm ra vàng thật đi rồi vẽ lại bản đồ cho những người khác đi,
Mình cũng đã tốn một đống thời gian vô ích, viết bài tranh luận ... ai đúng ai sai ... ai nói câu gì, trích đủ thứ sách vỡ giấy tờ ... chưa biết có chính xác không nữa ... thay vì đó các ĐH chánh niệm nhiều hơn

Đọc những lời chỉ dạy đáng tin cậy của Đức Bổn Sư. Mỗi lần muốn tranh luận, muốn viết bài tiếp, thì hãy chánh niệm, chánh tư duy xem có đem lại lợi ích cho chúng ta ... hay chỉ là vô bổ như bao nhiêu thứ ta đã từng viết lên rồi vứt bỏ.


Mình được xem nhiều bài thuyết pháp của thầy Thích Chân Quang , có nội dung đúng đắn . Những lời xấu không đáng tin cậy . Muốn biết rõ đúng sai thì phải tự kiểm chứng . ^__________^ ( đừng nghe đồn và đừng tin ai cả ) ... và khi chưa biết rõ, thì cũng đừng đồn nhảm, mang tội tà ngữ.


haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Những ai đã nghiên cứu Bát Chánh Đạo và Kinh Thân Hành Niệm (Kinh Niệm Thân)- một trong những bản kinh quan trọng nhất mà Đức Phật chỉ dạy phương pháp thực hành thiền, sẽ nhận ra "khẩu quyết tu thiền" trên chính là được triển khai từ đó mà ra. Mới nghe qua thì tưởng là "thấp" nhưng Đức Phật đã xác nhận đây là pháp tu đem đến cho hành giả thành tựu được tam minh lục thông, "tuệ giải thoát không có lậu hoặc". Một lần nữa xin hãy thận trọng trong việc đánh giá nhận định về một chủ thuyết hay về một con người. kinhle . Cầu nguyện khắp pháp giới chúng sinh đồng tròn thành Phật đạo. kinhle Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. kinhle kinhle kinhle


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Ối zào!

Thế nào là ý tổ sư từ tây sang?
- Cây bách trước sân!

Thế nào là Phật?
- Ba cân gai!

Như vậy là có khẩu quyết hay không có khẩu quyết? là nói hay là lặng thinh?

Cái "khẩu quyết" của ông Chân Quang kia rồi cũng đưa người ta đến chỗ này mà thôi. Rồi cũng ngay tại chỗ này đây, trong một sát na ai liền "chúm chím môi cười", trong muôn ngàn kiếp ai vẫn còn "bể đầu sứt trán"?

Các ông hãy hiểu những thứ trên đi rồi hãy nói về Thiền. Rồi lúc đó mới có thể bàn về Nhân về Ngã, về Sinh về Tử, về Phật về A La Hán, về Nam Tông về Bắc Tông, về thiền Tứ Niệm Xứ về Thiền Đông Độ, về Đốn về Tiệm...

Ngài Viên Ngộ có đặt lời thùy thị cho tắc số 2 bích nham lục như sau, tôi để lên đây hi vọng ai đó có được lối vào vậy:

"Trời đất hẹp; trăng sao tinh tú đồng thời tối ám. Dù cho là gậy giáng xuống như mưa sa, tiếng hét vang dội như sấm động, các ông vẫn chưa đảm đương được việc hướng thượng của tông môn.Dù cho là chư Phật của ba đời, cũng chỉ có thể tự biết;Tổ Sư của các thế hệ cũng không thể đề cập rốt ráo được vấn đề. Cả một kho giáo lý cũng không giải thích hết, các tăng sĩ thông thái cũng không tự cứu được. Đã đến mức độ này rồi, làm thế nào còn xin chỉ đạo nữa được?Nói ra chữ “Phật” chẳng khác gì là lội trong nước bùn, nói ra chữ “ Thiền” cả mặt lúng túng. Bậc thượng sĩ có công tu tập lâu dài chẳng cần phải đợi ai nói, còn kẻ hậu học căn cơ thô thiển thì vẫn cần phải điều nghiên và hiểu thấu."


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Haizen viết
Ngã (chủ thể) và pháp (khách thể) là 2 khái niệm đồi lập
"Ngã" đối với "nhân" chứ không phải đối với pháp
"Tâm" mới đối với "pháp".
Tâm là năng chấp, pháp là sở chấp
Tâm là chủ thể, pháp là khách thể.

Cho nên dù đã diệt ngã (là đã diệt được gốc nghiệp, nên không tái sinh nữa) mà vẫn còn thấy các pháp là vẫn còn "năng" - "sở".
Còn năng - sở thì chưa vào thế giới nhất nguyên, chưa vào chơn tâm, bản thể của Phật tánh được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Chúng ta đừng chấp vào danh tự mà phải hiểu "ý". Trong trường hợp này, bản ngã tức là chủ thể, còn chấp ngã là còn năng chấp. Vô Ngã tức không còn bản ngã riêng biệt độc lập với vạn pháp, thì cũng không còn năng chấp- sở chấp gì nữa! Vô Ngã là không cón tâm phân biệt chủ thể -khách thể, không còn vọng tâm. Nói cách khác, Vô Ngã chính là cái được gọi là " thế giới nhất nguyên", là "chân tâm" vậy!
binh đã viết:Cho nên dù đã diệt ngã (là đã diệt được gốc nghiệp, nên không tái sinh nữa) mà vẫn còn thấy các pháp là vẫn còn "năng" - "sở".
Một người mà vẫn còn "năng-sở" thì không thể gọi là đã diệt được chấp ngã, còn "năng-sở" là còn Vô Minh, chưa diệt được gốc của nghiệp, còn phải tái sinh trong luân hồi sinh tử. :-? :-? :-?
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 06/12/12 19:35 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đức Phật đã giác ngộ, không còn chấp ngã nữa, nhưng vẫn có năng kiến - sở kiến.
Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở".
Cho nên vô ngã không có nghĩa là dứt năng sở.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

binh đã viết:Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở"
Đúng! Và tất cả người học Phật đều biết "Vô Ngã là Niết Bàn" (Đó cũng là tên một tác phẩm của HT. Thích Thiện Siêu). Do đó Vô Ngã cũng có nghĩa là đã dứt được "năng- sở". Thật vô lý khi còn chấp "năng- sở" mà vẫn được gọi là đã Vô Ngã!!!

Tôi có xem chương trình "Quà tặng cuộc sống" trên TV, nhớ mãi một câu chuyện ngụ ngôn cảnh báo căn bệnh chấp vào danh tự và giấy tờ thủ tục hành chính của nhiều người: Trên một toa tàu, người soát vé cứ nhất quyết đòi Giấy chứng nhận tàn tật của một người đàn ông thì mới chấp nhận cho ông ta được hưởng chính sách ưu tiên, trong khi ai cũng thấy rõ ràng người này cụt hẳn một chân. Mọi người nhao nhao phản đối nhưng người soát vé vẫn lý luận rằng " Tôi không cần biết ông ta có cụt chân hay không, chỉ khi nào ông ta trình Giấy chứng nhận tàn tật thì mới được gọi là người tàn tật". Thế là một cụ già đứng lên nói với người soát vé: "Vậy xin hỏi anh có phải là đàn ông không? có phải là con người không? Chỉ khi nào anh đưa Giấy chứng nhận anh là đàn ông, là con người thì chúng tôi mới tin!". Cả toa tàu cười rộ lên vì thói quan liêu bảo thủ cứng nhắc đến tàn nhẫn đó của anh chàng soát vé. Do đó, nếu ĐH binh cho rằng:

"Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở".
Cho nên vô ngã không có nghĩa là dứt năng sở"

thì cũng chẳng khác gì anh chàng soát vé lý luận:

" Chỉ khi nào có Giấy chứng nhận tàn tật thì mới được ưu tiên
Cho nên nếu chỉ cụt một chân không có nghĩa là người tàn tật, nên cũng không được ưu tiên" :)) :)) :))

Xin phép được nhắc lại rằng: Còn chấp "năng- sở" thì không thể được gọi là Vô Ngã. Vì Vô Minh nên chúng ta còn chấp ngã. Hết Vô Minh thì mới hết chấp ngã, mới thể nhập được Niết Bàn. Một vị A La Hán thì Vô Ngã hoàn toàn, chứng được Niết Bàn nên đương nhiên sẽ không còn chấp "năng- sở", cũng có nghĩa là không còn chấp ngã, chấp tâm, chấp pháp gì nữa! baibaibai


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách