Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Vậy cõi nào mới là thật? Niết Bàn chăng? Niết Bàn ở đâu ông biết chăng? ( Để tôi trả lời giúp ông: ở trong kinh sách!)

Không khế lý mà trở nên điên đảo.
Chà Chà anhshipga về núi tu luyện công phu lên vùn vụt!


kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

chào các bạn.Mọi người bàn luận về năng-sở rất sôi nổi.Vậy còn các bạn thì sao?Hãy chứng minh năng-sở là cái gì?Mọi người hàng phục tâm chưa?an trụ tâm chưa?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Thánh Tri đã nói
Người đã minh tâm kiến tánh, như Phật Thích Ca, Như Tổ Ca Diếp, Như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, như Tổ Huệ Năng vv... họ đã không còn năng sở. Còn sống tại thế là đã được Niết Bàn nơi Tự Tánh Thanh Tịnh rồi chứ không phải chờ thân giả tạm tan biến mới gọi là nhập Niết Bàn.
Đồng ý, vì vậy tôi mới nói: các vị dùng phuơng tiện, vào thế giới tạm hóa độ chúng sinh.
Có nghĩa là các bậc Thánh biết "năng - sở" là không thực, nhưng vẫn phải tạm dùng để độ sanh.

Thế lưu bố tưởng , dù không phải là chấp trước tưởng, nhưng vẫn là có tưởng. Mà có tưởng tức là có năng - sở.
Có điều năng - sở và tưởng đó đều là vọng và các vị Thánh không chấp trước vào nó, cho nên không vướng mắc thế thôi.
Bác binh lại chap vào văn tự mà hiểu sai.

Khi nói "thế lưu bố tưởng" không có nghĩa là bậc thánh còn vọng tưởng. Cái nghĩa của thế lưu bố tưởng là những gì người đời là tưởng ra và lưu bố, do vậy nói: "Một là thế lưu bố tưởng, tức thế gian đã phổ biến lưu hành; hai là trước tưởng, tức tư tưởng chấp trước"

Thí dụ chữ "Con Trâu", chữ đó là người đời đã phổ biến lưu hành. Người phàm thì khi nói con trâu thì chap vào đó sanh phiền não. Còn bậc thánh chỉ tạm dung từ thế gian mà người đời đã phổ biến lưu hành nói con trâu, nhưng tâm họ không còn vọng tưởng phiền não gì nữa hay chấp trước vào đấy. Chứ đâu phải là họ còn tưởng!

Minh Tâm Kiến Tánh là người đã "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách". Sắc thọ tưởng hành và thức đã bị phá sạch, giải thoát khỏi cái ngục tù của năm uẩn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

kingvua đã viết:chào các bạn.Mọi người bàn luận về năng-sở rất sôi nổi.Vậy còn các bạn thì sao?Hãy chứng minh năng-sở là cái gì?Mọi người hàng phục tâm chưa?an trụ tâm chưa?
Ông muốn mọi người hàng phục cái tâm nào? cái tâm nào cần phải an?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã viết :
Minh Tâm Kiến Tánh là người đã "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách". Sắc thọ tưởng hành và thức đã bị phá sạch, giải thoát khỏi cái ngục tù của năm uẩn.
Ông bạn Thánh Tri ơi ! Khi Bồ tát Quán Thế Âm quán chiếu ngũ uẩn thì
Trí của Bồ tát là năng chiếu, ngũ uẩn là sở chiếu.
Khi ngài thấy rằng ngũ uẩn giai không thì
Trí của Bồ tát là năng không, ngũ uẩn là sở không.

Xin xem lại threat "Phản văn văn tự tánh" chính đ/h đã viết :
Kinh Lăng Nghiêm Nhĩ Căn Viên Thông là dạy tu tập từ từ.

1. Lìa Sở Văn là câu nầy: "Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh."

2. Lìa Năng Văn là câu nầy: "Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết."

3. Lìa cả cái Biết về sự đã dứt sạch Năng Văn Sở Văn cũng lìa luôn là câu nầy: "Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không."

4. Lìa hết các tướng đối đãi về Năng Không và Sở Không là câu nầy: "Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt."

5. Tất cả sanh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền là câu nầy: "Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền."
Rõ ràng đến Tịch diệt mới hết "năng - sở" nhé.

Đối với phàm phu chúng ta thì năng kiến là con mắt, sở kiến là người hay vật. Các bậc Thánh còn tại thế cũng vậy, (vẫn phải dùng phuơng tiện như người thường). Nếu nói các ngài không có năng kiến, sở kiến thì nói ngài không có mắt à ?

Sâu hơn thì nói "Tánh thấy" là năng kiến, các pháp là sở kiến. Nếu nói không có năng sở thì tức là nói không có "Tánh thấy" à ?

Nói tóm lại : Các bậc Thánh tuy đã thoát ra ngoài vòng "năng - sở" nhưng các ngài vẫn thị hiện có năng - sở để hóa độ chúng sinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"binh"]
Ông bạn Thánh Tri ơi ! Khi Bồ tát Quán Thế Âm quán chiếu ngũ uẩn thì
Trí của Bồ tát là năng chiếu, ngũ uẩn là sở chiếu.
Khi ngài thấy rằng ngũ uẩn giai không thì
Trí của Bồ tát là năng không, ngũ uẩn là sở không.
Bồ Tát thì không còn năng sở. Tại mình vọng tưởng mà cho là có năng có sở đó thôi. Trên bước đường tu hành thì còn năng chiếu sở chiếu, một khi đã triệt ngộ giải thoát thì năng sở đâu còn.

Hiện giờ bồ tát nào là năng chiếu sở chiếu đâu. Tại mình suy nghĩ đem khởi tâm phân biệt theo lối suy nghĩ của mình rằng quán chiếu là năng, vật bị quán chiếu là sở. Đó toàn là ý nghĩ bằng vọng thức của mình, chứ Bồ Tát nào như thế.



1. Lìa Sở Văn là câu nầy: "Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh."

Ở đây là bảo xoay vào tự tánh, nghe lại cái tánh nghe nơi mình, nếu thuần chuyên thì tướng sở văn bên ngoài không còn làm cho tâm mình khởi vọng nữa, quên đi được sở văn, do vậy tướng động đã không còn khởi phân biệt, mà ngay cả tướng tĩnh cũng không sanh, bởi động là đối với tĩnh, tĩnh là đối với động. Con ếch kêu thì khởi tâm nghe, con ếch hết kêu thì tâm lại không nghe. Đó là bị tướng sở văn động tĩnh quấy nhiễu bởi vì đem cái tâm hư vọng hướng ra ngoài để chấp lấy cảnh trần, nên tâm sanh diệt lien theo cảnh trần mà sanh diệt. Nay chịu tinh chuyên xoay về tự tánh chỉ một bề nghe tự tánh mà không nghe bất kỳ một tiếng nào khác ở bên ngoài, do vậy mà cảnh ngoài không chi phối, ếch có kêu, có không kêu thì không còn ảnh hưởng cái tâm nầy nữa, không còn khởi vọng lên xuống theo tiếng kêu nữa.
2. Lìa Năng Văn là câu nầy: "Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết."
Sở văn đã diệt, thì năng văn cũng lần diệt, bởi không có đối tượng để nghe thì năng nghe không còn khởi phân biệt rằng đó là sở, ta là năng. Cũng giống như không gió thì mặt hồ tĩnh lặng. Nếu chấp nơi chỗ thanh tịnh nầy mà cho rằng được rồi, thanh tịnh rồi thì rơi vào Không. Tổ Sư gọi là "Ngậm nước chết". Do vậy phải tiến lên nữa.


3. Lìa cả cái Biết về sự đã dứt sạch Năng Văn Sở Văn cũng lìa luôn là câu nầy: "Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không."

Năng sở đã quên mà còn khởi tâm biết rằng mình đã không còn năng sở thì lại rơi vào năng sở. Do vậy phải quên luôn cả cái biết nầy.


4. Lìa hết các tướng đối đãi về Năng Không và Sở Không là câu nầy: "Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt."

5. Tất cả sanh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền là câu nầy: "Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền."


Tịch diệt không có nghĩa là nhập diệt chết đi! Mà nghĩa là đã chết đi được cái tâm hư vọng rồi, từ nay về sau sống bằng chân tâm tự tánh vô sanh. Tất cả mọi đối đãi đã sạch tức là dứt cái tâm hư vọng, bởi mọi đối đãi là do tâm hư vọng chấp trước mà ra. Nay nhỗ cỏ đã nhỗ tận góc tức là đập chết cái tâm hư vọng, thì góc mê không còn, tánh giác tự sang soi rõi ràng như trời quang mây tạnh. Do vậy hết năng sở không có nghĩa là phải chết đi cái thân giả tạm nầy!

Tịch diệt cũng không phải là chết cái thân. Mà chết cái tâm hư vọng, được giải thoát và sống bằng chân tâm tự tánh.


Đối với phàm phu chúng ta thì năng kiến là con mắt, sở kiến là người hay vật. Các bậc Thánh còn tại thế cũng vậy, (vẫn phải dùng phuơng tiện như người thường). Nếu nói các ngài không có năng kiến, sở kiến thì nói ngài không có mắt à ?

Sâu hơn thì nói "Tánh thấy" là năng kiến, các pháp là sở kiến. Nếu nói không có năng sở thì tức là nói không có "Tánh thấy" à ?
Nếu con mắt là năng kiến thì khi chết mắt còn đó mà sao không thấy?

Nếu nói tánh thấy là năng kiến thì tánh thấy lại có sanh diệt, bởi có năng thì có sở, có sanh thì có diệt. Tánh thấy mà sanh diệt thì chẳng phải là tánh thấy rồi.

Nói không có năng sở không có nghĩa là không có tánh thấy. Giống như nói không tâm, nhưng đâu phải là không có tâm như gỗ đá. Nói không tâm là không tất cả tâm hư vọng. Tất cả tâm hư vọng không còn thì chân tâm tự chiếu soi. Tất cả năng sở đều không thì chân tánh hiển bài.

Trong bài Tuyệt Quán Luận mà bác binh đăng nay tôi xin trích lại vài đoạn:

Hỏi: Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.

Hỏi: Nếu không có tâm, làm sao học đạo?
Đáp: Đạo chẳng phải tâm niệm, đâu ở nơi tâm.

Hỏi: Nếu chẳng phải tâm niệm, sẽ lấy cái gì niệm?
Đáp: Có niệm tức có tâm, có tâm tức trái đạo. Không niệm tức không tâm, không tâm tức đạo chân thật (chân đạo)

Hỏi: Tất cả chúng sanh thật có tâm chăng?
Đáp: Nếu chúng sanh thật có tâm tức là điên đảo.
Chỉ vì trong không tâm lập có tâm bèn sanh vọng tưởng.

Hỏi: Không tâm thì có vật gì ?
Đáp: Không tâm tức không vật, không vật tức thiên chân (chân thật vốn sẵn có), thiên chân tức Đại Đạo.

Hỏi: Nay nói PHÀM có cái để được, THÁNH không cái để được, song được và chẳng được có gì khác ?
Đáp: Phàm có cái để được tức có hư vọng. Thánh không cái để được tức không hư vọng. Vì có hư vọng nên có luận: đồng, chẳng đồng. Vì không hư vọng nên không có: khác, chẳng khác.

Hỏi: Nếu không có khác, đâu lập tên Thánh?
Đáp: Phàm phu và Thánh nhân, cả hai đều là tên, trong tên không có sai khác. Như nói lông rùa, sừng thỏ.

Hỏi: Nếu Thánh nhân đồng với lông rùa sừng thỏ, lẽ ra là hoàn toàn không có, vậy khiến người học vật gì?
Đáp: Ta nói không có lông rùa, chẳng nói rùa cũng không. Cớ sao ông lập ra lời gạn hỏi này!


an vui nhé!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Sâu hơn thì nói "Tánh thấy" là năng kiến, các pháp là sở kiến. Nếu nói không có năng sở thì tức là nói không có "Tánh thấy" à ?
Đây mới chính xác là năng sở.
ĐH Bình còn nhớ ví dụ cái gương mà DieuNgo nói ở lần tranh luận năng sở lần trước chứ?
Đối với phàm phu chúng ta thì năng kiến là con mắt, sở kiến là người hay vật.
Đây là năng sở trong vọng tưởng.
Vậy khi nào hết năng sở? hết là khi:"Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
ThanhTri lấy chữ ký "Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
Thì đã biết Tri kiến vô kiến chưa


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

dieungo đã viết: ThanhTri lấy chữ ký "Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
Thì đã biết Tri kiến vô kiến chưa
Biết để làm gì? Nếu biết thì lại rơi vào câu đầu "tri kiến LẬP TRI tức vô minh bổn".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Biết để làm gì? Nếu biết thì lại rơi vào câu đầu "tri kiến LẬP TRI tức vô minh bổn".
Hay lắm! thế mới là núi vẫn là núi sông vẫn là sông chứ?
Chắc là Thanhtri thôi chạy chốn trời nắng để tìm bóng mát rồi chứ? :)) :))


kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

anhshipga đã viết:
kingvua đã viết:chào các bạn.Mọi người bàn luận về năng-sở rất sôi nổi.Vậy còn các bạn thì sao?Hãy chứng minh năng-sở là cái gì?Mọi người hàng phục tâm chưa?an trụ tâm chưa?
Ông muốn mọi người hàng phục cái tâm nào? cái tâm nào cần phải an?
Cái gì lăng xăng cần phải hàng phục.Bạn hãy tìm đi?Hàng phục chưa xong khoan hỏi an trụ chứ.
Cuộc đời như thoi đưa không chờ một ai cả.Hãy tỉnh thức trong từng sát na,bạn sẽ thấy nội và ngoại cảnh đều lung linh.Thân.


kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

chào các bạn.Chân tâm vô tướng do không sinh nên không diệt thường chiếu.Chúng sinh do vô minh bất giác khởi niệm nên có năng-sở.Vậy thánh nhân giác ngộ trí huệ thường hiện như
gương hiện cảnh.Cảnh không nói tôi hiện trong gương,gương không nói tôi chiếu cảnh.Vậy năng-sở là danh do thánh nhân tạm đặt khi chúng ta còn mê.nếu mọi người cứ bàn mãi đều là
vọng tâm sinh khởi.Do mê khi đối cảnh thấy có ta,người,...ý niệm khởi lên nên có năng-sở.Ngay đó dừng niệm,thanh tịnh,chiếu soi,nghiệp quả không tạo,luân hồi chấm dứt.Chúc tinh tấn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kingvua"]Cảnh không nói tôi hiện trong gương,gương không nói tôi chiếu cảnh.
Bài ĐH kingvua viết chỉ có câu trên đó là nghe được thôi.

Vậy năng-sở là danh do thánh nhân tạm đặt khi chúng ta còn mê.
Thánh nhân không có đặc ra năng sở mà là do người đời đặc ra. Bậc thánh chỉ mượn ngôn ngữ người thế gian mà giảng nói cho người thế gian dễ hiểu thôi.
nếu mọi người cứ bàn mãi đều là vọng tâm sinh khởi.
Nếu thấy chỗ viết không đúng thì đem chỗ không đúng ấy ra tạm bàn luận để mọi người thấy được cái không đúng ấy mà thấy rõ vấn đề, gở được khúc mắt hay cái hiểu sai mà mình mắt phải để cởi trối và đi cho sáng tỏ. Nếu bàn luận theo tinh than học hỏi và lục hòa kính trong tình pháp lữ bạn đạo thì không có gì là không được cả.

Khi đôi bên đã chia sẽ sáng tỏ vấn đề rồi, sáng ra thì không còn gì phải nói nữa chứ đâu ai muốn khởi vọng muốn viết nói để làm gì, khi giải quyết rồi ai cũng được pháp hỷ sung mãn. Tiếp tục dụng công tu hành, tiến về phía trước mà đi. Viết bàn nói năng để làm gì, có gì đáng nói nữa đâu. Như đi đường không bị cây cối chướng ngại thì không cần phải làm gì khác chỉ cần tiến bước. Nhưng đi đường tới chỗ có cây nhiều như rừng thì phải lấy dao phát đường rừng mà đi, khi phát rồi, đường không còn bị ngăn trở nữa thì tiến bước thôi. Chứ đường đi không bị ngăn trở thì còn dừng lại để quơ dao múa kiếm chém hư không la cà để làm gì cho qua ngày tháng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách