Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:Đức Phật đã giác ngộ, không còn chấp ngã nữa, nhưng vẫn có năng kiến - sở kiến.
Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở".
Cho nên vô ngã không có nghĩa là dứt năng sở.
bác Binh tự cứu chẳng xong rồi :-P

khẩu quyết tu thiền ư? bóp chặt lấy yết hầu, mở miệng thì ăn 30 gậy! :-P


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

haizen đã viết:Một người mà vẫn còn "năng-sở" thì không thể gọi là đã diệt được chấp ngã, còn "năng-sở" là còn Vô Minh, chưa diệt được gốc của nghiệp, còn phải tái sinh trong luân hồi sinh tử. :-? :-? :-?
:-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-? :-?

Đó là việc bên này, còn việc bên kia thì sao?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bình đã viết:
"Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở".
Cho nên vô ngã không có nghĩa là dứt năng sở"
Tôi nói điều này là theo ý lấy từ kinh Lăng Già.
"Do vô minh bất giác khởi động, sinh ra năng - sở.
năng kiến tức là tâm, sở kiến tức là pháp.
Do chấp năng kiến làm chủ thể nên mới có ngã.

Cho nên thấy và có vật bị thấy là có năng - sở. Nếu không còn năng - sở nữa tức là không còn cái thấy và vật bị thấy nữa, tức là đã thể nhập vào pháp giới tánh rồi hay nói cách khác là đã nhập Niết Bàn.
Các bậc Thánh khi còn tại thế vẫn còn năng sở. Nhưng các vị biết rằng cả hai đều là huyễn, đều từ tâm hiện, nên không chấp vào nó. Các bậc Thánh chỉ dùng phuơng tiện để thâm nhập vào cõi ảo này giáo hóa chúng sanh mà thôi.
Khi duyên hóa độ đã mãn, các ngài trở về tự tánh Niết Bàn, nên thị hiện "Nhập Diệt". Lúc đó không còn năng - sở nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bác binh nói bậc Thánh còn năng sở là không đúng.

Nếu thật sự đã giác ngộ tự tánh rồi thì không còn năng sở dù là còn sống tại thế hay nhập diệt.

Bác Binh trích Lăng Già Kinh "Do chấp năng kiến làm chủ thể nên mới có ngã" người minh tâm kiến tánh thì đã phá được tâm năng kiến, pháp sở kiến rồi. Bới không còn sống bằng tâm hư vọng nữa. Chỉ có người chưa minh tâm kiến tánh như chúng ta thì vẫn còn sống bằng tâm hư vọng, chấp cái đó là mình. Nên che lấp tâm tánh, sống theo vọng oan uổng chịu luân hồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:Bình đã viết:
"Chỉ khi nào nhập Niết Bàn mới dứt "năng - sở".
Cho nên vô ngã không có nghĩa là dứt năng sở"
Tôi nói điều này là theo ý lấy từ kinh Lăng Già.
"Do vô minh bất giác khởi động, sinh ra năng - sở.
năng kiến tức là tâm, sở kiến tức là pháp.
Do chấp năng kiến làm chủ thể nên mới có ngã.

Cho nên thấy và có vật bị thấy là có năng - sở. Nếu không còn năng - sở nữa tức là không còn cái thấy và vật bị thấy nữa, tức là đã thể nhập vào pháp giới tánh rồi hay nói cách khác là đã nhập Niết Bàn.
Các bậc Thánh khi còn tại thế vẫn còn năng sở. Nhưng các vị biết rằng cả hai đều là huyễn, đều từ tâm hiện, nên không chấp vào nó. Các bậc Thánh chỉ dùng phuơng tiện để thâm nhập vào cõi ảo này giáo hóa chúng sanh mà thôi.
Khi duyên hóa độ đã mãn, các ngài trở về tự tánh Niết Bàn, nên thị hiện "Nhập Diệt". Lúc đó không còn năng - sở nữa.
Thế thì sông có chăng? núi có chăng? sơn hà đại địa có chăng? Nêu không có thì cái gì ở trước mặt vậy?

Thế thì sông là huyễn chăng? núi là huyễn chăng? sông không phải là sông chăng? núi không phải là núi chăng? sông là núi chăng? núi là sông chăng?

Bác Binh thân mến

"Tâm ngoại vô pháp" ( ngoài tâm không pháp) thì (đối với người học Phật) dễ hiểu quá rồi
nhưng còn "Mãn mục thanh san" ( đầy mắt núi xanh) lại là thế nào?
Các bậc Thánh chỉ dùng phuơng tiện để thâm nhập vào cõi ảo này giáo hóa chúng sanh mà thôi.
Khi duyên hóa độ đã mãn, các ngài trở về tự tánh Niết Bàn, nên thị hiện "Nhập Diệt". Lúc đó không còn năng - sở nữa.
Đừng phỉ báng! Hãy đập vở cái vỏ vô minh của chính mình rồi mới hiểu được cái đại dụng của bậc Thánh.

Bậc thánh hóa độ chúng sanh thì năng sở mỗi mỗi tự đầy đủ >:D<


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Mấy người này chấp quá.
Thôi thì nói lại như vầy : Các bậc Thánh đã dứt năng - sở, nhưng vẫn phải dùng năng sở để vào cõi tạm độ chúng sinh.
Cho nên trong Phật pháp nói không có (năng - sở) nhưng không phải là không có (năng - sở giả có).

Không phải chỉ khi nhập Niết bàn mới dứt "năng - sở", mà khi thiền định sâu cũng không còn "Năng - sở" nữa.

Trong "Thập mục ngưu đồ"
Tranh "vong ngưu tồn nhân" tức là đã quên cái tâm, mà vẫn còn cái "năng kiến" mà chấp "Tâm" tức là chấp "ngã". Cho nên tranh này ý nói rằng người tu đến một mức nào đó thì bỏ đuơc "ngã", nhưng vần còn "năng kiến".
Tranh "nhân ngưu câu vong" là quên cả hai, "ngã" cũng bỏ, "năng - sở" cũng bỏ.
Quên được cả hai rồi mơi đên tranh "phản bổn hườn nguyên" là trở về cội nguồn, trở về chơn tâm, tự tánh.
Đạt đạo rồi mới ra tay cứu độ chúng sanh , là tranh "nhập triền thùy thủ" tức là thõng tay vào chợ.

anhshipga nói
Thế thì sông có chăng? núi có chăng? sơn hà đại địa có chăng? Nêu không có thì cái gì ở trước mặt vậy?

Thế thì sông là huyễn chăng? núi là huyễn chăng? sông không phải là sông chăng? núi không phải là núi chăng? sông là núi chăng? núi là sông chăng?
Đúng là huyễn. Thế giới này là thế giới huyễn, còn gọi là cõi tạm. Vì tất cả đều vô thường, đều vô ngã, đều không thật có.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Kinh Niết Bàn, Ngài Ca Diếp hỏi Phật "Tại sao bậc Thánh có điên đảo tưởng mà không có phiền não, phàm phu có điên đảo tưởng nhưng lại có phiền não ?"

Phật bảo: "Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng ?"

Ca Diếp nói: "Bậc Thánh thấy con trâu cũng gọi là trâu, thấy con ngựa cũng gọi là ngựa, vậy chẳng phải điên đảo tưởng ư !"

Phật bảo: "Tưởng có hai thứ: Một là thế lưu bố tưởng, tức thế gian đã phổ biến lưu hành; hai là trước tưởng, tức tư tưởng chấp trước. Phàm phu ở trong thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên gọi là điên đảo tưởng. Bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng , không có trước tưởng; thế gian gọi con trâu thì bậc Thánh cũng gọi theo nhưng không chấp thật là con trâu. Không có tư tưởng chấp thật nên không có phiền não, chứ chẳng phải bậc Thánh có điên đảo tưởng ."

Người đã minh tâm kiến tánh, như Phật Thích Ca, Như Tổ Ca Diếp, Như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, như Tổ Huệ Năng vv... họ đã không còn năng sở. Còn sống tại thế là đã được Niết Bàn nơi Tự Tánh Thanh Tịnh rồi chứ không phải chờ thân giả tạm tan biến mới gọi là nhập Niết Bàn.

Không phải còn cái thân, còn con mắt thấy cảnh vật, còn cái thân xúc chạm thì cho là còn năng sở. Không nên nghĩ thế. Bởi Bậc Thánh tuy dùng mắt để thấy mà trong tâm không trước cảnh, không còn khởi phân biệt về cảnh mà họ nhìn thấy, bởi trực tiếp thấy nghe hay biết bằng chân tâm chứ không phải vọng tâm như người thường.

Tuy cầm bát khất thực, miệng ăn, mà chớ cho rằng họ còn năng sở. Bởi bậc Thánh tuy dùng miệng để ăn, lưỡi để nếm vị nhưng lưỡi tuy nếm vị mà trong tâm không trước tưởng khởi phân biệt vị ngon dở, bởi trực tiếp ngữi nếm bằng chân tâm chứ không còn bằng tâm hư vọng như người thường.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

- Không còn Năng Sở là pháp Bất Nhị (pháp không hai) là chỉ Chân Tâm, không còn đối đãi phân biệt.
Vì vậy bậc Thánh không khởi phân biệt đối với tất cả các pháp.
Năng là cái Ta, Sở là cái không phải của ta. Năng là cái Thấy, Sở là cái bị thấy. Năng là cái nghe, Sở là cái bị Nghe. Năng là cái Niệm, Sở là đối tượng để niệm.
- Vậy Năng là Ngã, Sở là Pháp.
- Chúng sinh chấp cái Ta vốn thật chẳng có gọi là chấp Ngã. Đối với trần cảnh phân biệt gọi là chấp Pháp.
- Buông bỏ Ngã Chấp và Pháp chấp (không còn Năng Sở) gọi là Vô Sanh (Bất sanh, bất diệt). Vô sanh thì không còn vọng tưởng nào sanh ra cả.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Bức tranh chăn trâu thứ 10: Thỏng tay vào chợ.
Là quá trình hành Bồ Tát Đạo, dùng phương tiện độ hóa chúng sinh, tùy tâm chúng sinh mà nói pháp gọi là Khế Cơ, từ đó họ tu tập trở về Tự Tánh gọi là Khế Lý.
Bồ Tát chẳng thấy có chúng sinh được độ. Vì chúng sinh với Bồ Tát là cùng một thể tánh thanh tịnh, thể tánh tịnh thì đâu có sai biệt, đâu có người độ hay không.
Độ chẳng chấp có độ mới là độ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã nói
Người đã minh tâm kiến tánh, như Phật Thích Ca, Như Tổ Ca Diếp, Như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, như Tổ Huệ Năng vv... họ đã không còn năng sở. Còn sống tại thế là đã được Niết Bàn nơi Tự Tánh Thanh Tịnh rồi chứ không phải chờ thân giả tạm tan biến mới gọi là nhập Niết Bàn.
Đồng ý, vì vậy tôi mới nói: các vị dùng phuơng tiện, vào thế giới tạm hóa độ chúng sinh.
Có nghĩa là các bậc Thánh biết "năng - sở" là không thực, nhưng vẫn phải tạm dùng để độ sanh.

Thế lưu bố tưởng , dù không phải là chấp trước tưởng, nhưng vẫn là có tưởng. Mà có tưởng tức là có năng - sở.
Có điều năng - sở và tưởng đó đều là vọng và các vị Thánh không chấp trước vào nó, cho nên không vướng mắc thế thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:
Trong "Thập mục ngưu đồ"
Tranh "vong ngưu tồn nhân" tức là đã quên cái tâm, mà vẫn còn cái "năng kiến" mà chấp "Tâm" tức là chấp "ngã". Cho nên tranh này ý nói rằng người tu đến một mức nào đó thì bỏ đuơc "ngã", nhưng vần còn "năng kiến".
Tranh "nhân ngưu câu vong" là quên cả hai, "ngã" cũng bỏ, "năng - sở" cũng bỏ.
Quên được cả hai rồi mơi đên tranh "phản bổn hườn nguyên" là trở về cội nguồn, trở về chơn tâm, tự tánh.
Đạt đạo rồi mới ra tay cứu độ chúng sanh , là tranh "nhập triền thùy thủ" tức là thõng tay vào chợ.
10 bức tranh chăn trâu.

Nếu nhìn với con mắt thiền thì 10 bức, mỗi bức đều là chỗ dụng xứ của người đạt đạo.
Nếu nhìn với con mắt thiền thì 10 bức, mỗi bức đều là chỗ trực nhập dành cho người sơ cơ.

Nếu thấy 10 bức là 1 quá trình từ thấp đến cao thì là con mắt đại thừa, chẳng phải thiền.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Khẩu quyết tu thiền ( TT. Thích Chân Quang )

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Thế thì sông có chăng? núi có chăng? sơn hà đại địa có chăng? Nêu không có thì cái gì ở trước mặt vậy?

Thế thì sông là huyễn chăng? núi là huyễn chăng? sông không phải là sông chăng? núi không phải là núi chăng? sông là núi chăng? núi là sông chăng?

Đúng là huyễn. Thế giới này là thế giới huyễn, còn gọi là cõi tạm. Vì tất cả đều vô thường, đều vô ngã, đều không thật có.
Vậy cõi nào mới là thật? Niết Bàn chăng? Niết Bàn ở đâu ông biết chăng? ( Để tôi trả lời giúp ông: ở trong kinh sách!)

Không khế lý mà trở nên điên đảo.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách