THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

180 – THÂN SƠ

Ngài Thảo Đường nói với Như hòa thượng (Đạo Trường, Pháp Như thiền sư ở châu An Cát. Ngài họ Từ ở Cù châu . Ngài nối pháp Văn Cái, Trí Thủ thiền sư, thuộc đời thứ 13 phái Nam Nhạc).
Hối Đường tiên sư nói : Trong chúng đông người, ngừơi hiền, kẻ bất tiếu, tiếp nối nhau chung ở hỗn tạp . Vì đó là nơi giáo hóa rộng lớn, không cứ kẻ thân, người sơ. Song chỉ ở chỗ thêm một chút công phu chọn lựa tinh tế mà thôi. Nếu người có tài đức, hợp với sự ngưỡng vọng của chúng nhân, thì không nên đem sự giận ghét của riêng mình mà sơ (không thân) người ấy. Nếu người có kiến thức tầm thường, bị chúng nhân ghét bỏ, thì cũng không nên đem lòng yêu riêng của mình mà thân người ấy. Như thế thì người hiền tự tiến, kẻ bất tiếu tự lui, tùng lâm yên ổn. Nếu người làm chủ ưa thích tư tâm, chuyên theo sự mừng giận của mình, áp đảo vào sự tiến thoái của người, thì người hiền ngậm miệng, kẻ bất tiếu ganh tiến, kỷ cương rối loạn, tùng lâm phế hủy .
Hai việc ấy thực là đại thể của trụ trì. Thành tâm xét kỹ và làm theo thì người gần vui mừng, người xa truyền rộng, lo gì đạo không thịnh hành và hàng Tăng sĩ không kính mến mà đến.

181 – KHÉO DÙNG

Ngài Thảo Đường nói với Không thủ tọa (Tính Không thiền sư, nối pháp Hoàng Long, Ngộ Tân thiền sư):
Từ khi có tùng lâm đến nay được người và làm hưng thịnh Phật giáo không ai bằng các ngài Thạch Đầu, Mã Tổ, Tuyết Phong (Nghĩa Tồn thiền sư, đời thứ 5 phái Thanh Nguyên), Vân Môn (Văn Yển thiền sư, đời thứ 6 phái Thanh Nguyên). Và cận đại chỉ có 2 tổ : Hoàng Long và Ngũ Tổ thực sự thu thập được những tăng sĩ anh tuấn ở khắp bốn phương. Các ngài tùy theo khí độ nông hay sâu,tài, tính được hay không của từng vị mà dùng vào công việc. Như thế, giống cỗ xe nhẹ, được kéo bởi 4 con tuấn mã, có 8 dây cương và roi da điều khiển, hoặc chậm hoặc nhanh đều do mình trông ngó, thì muốn đến chỗ nào mà không đến được.

182 – KHÔNG LẦM

Ngài Thảo Đường nói :
Trụ trì không có điều gì khác mà cốt ở chỗ răn giữ và cẩn thận đối với tệ bệnh: Nghe lệch và tự chuyên. Không chỉ nghe những lời vào tai trước là phải, thì những lời sàm báng của kẻ tiểu nhân sàm nịnh đón hợp, không thể mê hoặc được. Tình chúng nhân bất nhất, lời bàn luận chí công khó thấy, nên phải xem rõ lợi hại, xét kỹ được không, sau mới làm. Như thế có thể không bị sai lầm.
(73) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

183 – QUYẾT ĐOÁN

Ngài Thảo Đường nói với ngài Sơn Đường (Hoàng Long, Sơn Đường, Đạo Trấn thiền sư ở phủ Hoàng Long, Ngài họ Triệu ở Kim Lăng,. Ngài nối pháp Lặc Đàm Thiện thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc)
Sự việc thiên hạ, phải trái chưa rõ, cần phải thận trọng, và phải trái đã rõ thì dùng lý quyết đoán. Quyết đoán theo đạo lý thì quyết đoán không ngờ vực. Như thế kẻ gian nịnh không thể mê hoặc được , và kẻ cưỡng biện cũng không thể chuyển dịch được.

184 – THANH TU

Sơn Đường Chấn hòa thượng từ khước mệnh lệnh của tiên sư về trụ trì chùa Tào Sơn, thì quan quận thú có gởi thư khuyên. Ngài Sơn Đường viết thư từ chối :” Nếu bảo tôi phải làm một tăng sĩ tham danh, thích cơm ngon, đồ béo, thì chẳng bằng tôi làm một người quê mùa, ẩn nơi núi non, mặc áo cỏ, ăn trái cây còn hơn “.
(74) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

185 – VÔ TÂM

Ngài Sơn Đường nói :
Con rắn, con hổ không phải kẻ thù của chim cắt, thế mà hễ nó thấy con rắn, con hổ ở đâu là nó theo và kêu, là sao vậy ? Vì con rắn, con hổ đều có dị tâm. Con trâu, con lợn không phải là thứ để cưỡi của chim sáo, thế mà con trâu, con lợn ở đâu thì nó lại tới đỗ trên lưng, là sao vậy ? Vì con trâu, con lợn kia không có dị tâm.
Xưa kia ngài Triệu Châu đến thăm vị am chủ, gặp lúc thấy con quạ đang ăn chén cơm xuất sinh, và ngài đi tới gần thì nó bay. Ngài Triệu Châu hỏi :”Tại sao con quạ thấy người lại bay?”. Am củ không biết, liền đem lời nói ấy hỏi lại ngài Triệu Châu. Ngài Triệu Châu đáp :” Vì tôi có tâm định giết nó “. Cho nên ngờ vực người thì người cũng ngờ vực lại, quên vật thì vật cũng quên. Cổ nhân cùng làm bạn với hổ với rắn, tức là khéo đạt lẽ vong cơ vậy. Bàng cư sĩ (1) nói : ”Trâu sắt không sợ sư tử gầm, giống như người gỗ thấy chim vẽ”. Lời nói ấy đạt hết lẽ vong cơ vậy.
GHI CHÚ
(1) Bàng cư sĩ tức Bàng Uẩn , tự Đạo Huyền cư sĩ ở Tương Châu. Ông là người ở Hành Dương, đắc pháp nơi ngài Mã Tổ. Ông có trình bài kệ như sau :

Đản tự vô tâm ư vạn vật
Hà phương vạn vật thường vi nhiễu.
Thiết ngưu bất phạ sư tử hống,
Cáp tự mộc nhân kiến họa điểu
Mộc nhân bản thệ tự vô tình
Họa điểu phùng nhân diệt bất kinh
Tâm cảnh như như chỉ giá thị
Hà lự Bồ Đề đạo bất thành !

NGHĨA
Mình và vạn vật tự làm thinh,
Vạn vật còn chi quấy nhiễu mình
Trâu sắt chẳng lo sư tử rống
Chim họa người gỗ dửng dưng tình
Thể trong người gỗ vốn vô tình
Người gỗ, chim hoa gặp chẳng kinh
Tâm cảnh như như là thế ấy
Lo gì giác đạo lại không thành .

(75) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

186 – ÂN UY

Ngài Sơn Đường nói :
Phuơng pháp trị người, ân không nên quá, quá thì kiêu. Uy không nên nghiêm, nghiêm thì oán. Muốn được người ân không kiêu, uy không oán thì: ân phải thưởng cho người có công, chứ không nên thưởng cho người không công. Uy phải ghép cho người có tội, cứ không nên ghép cho người vô tội. Do đó ân tuy hậu mà người không kiêu. Uy tuy nghiêm mà người không oán.
Công không xứng đáng mà ân thưởng hậu, tội không đáng trách mà phạt nặng thì kẻ tiểu nhân sinh ra kiêu, oán vậy.

187 – TIẾT CẦN

Ngài Sơn Đường nói:
Sự truyền, trì của Phật Tổ, không được quá lý trung đạo. Quá lý trung đạo là thiên tà. Sự việc trong thiên hạ không nên hết ý, hết ý thì họa loạn. Người thời xưa và người thời nay không biết giữ tiết độ, không biết cẩn thận nên đi đến chỗ nguy vong nhiều vậy. Song ai không có lỗi ? Chỉ có người hiển đạt, biết đổi lỗi không tiếc mới gọi là đẹp vậy.
(75) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

188 – VÔ ÚY

Ngài Sơn Đường cùng với ông Hàn Thượng thư là Tử Thương (Hàn công, tự Tử Thương, làm quan thượng thư, hỏi đạo nơi ngài Sơn Đường), Vạn Am Nhan thủ tọa và ngài Hiển Mục Chân lánh nạn ở am Vân Môn. Tiện dịp Hàn công hỏi ngài Vạn Am:
- Mới rồi tôi nghe ngài bị binh sĩ của Lý Thành (1) bắt giữ. Ngài dùng kế gì mà thoát được ?
Ngài Vạn Am nói:
- Hôm qua tôi bị giam giữ, đói rét suốt ngày, tự tính liều chết mà thôi. Nhưng tình cờ, mưa tuyết lớn, lấp cả căn nhà, và vách căn nhà giam ấy tự nhiên sụp đổ. Vì vậy đêm ấy chúng tôi thoát được hơn 100 người.
Hàn công lại hỏi :
- Chính lúc ngài bị bắt giữ, dự định đối phó tình thế của ngài như thế nào ?
Ngài Vạn Am không đáp. Hàn công cố gạn hỏi . Ngài Vạn Am nói
- Việc ấy không đáng nói. Chúng tôi học đạo, lấy nghĩa làm chất, có chết mà thôi, việc gì mà sợ ?
Hàn công gật đầu.
Thế mới biết sự thiệp thế của tiền bối, họa hại sinh tử đều có sự xử đoán vậy.

GHI CHÚ
(1) Thời vua Cao Tôn nhà Nam Tống, Lý Thành nổi loạn, tụ tập nơi vùng Triết Giang. Đảng giặc này có hơn 10 vạn người, đánh chiếm hơn 10 châu vùng Giang Hoài, tự hiệu là Lý Thiên Vương. Đi cướp bóc vùng Tương Dương, bị Nhạc Phi đánh bại, nhảy xuống sông chết rất nhiều. Lý Thành chạy vào đất Kim. Từ đấy vùng Tương, Hán được bình yên.

189 – TIẾN THOÁI

Ngài Sơn Đường khi rút lui khỏi chùa Bách Trượng có nói với ông Hàn Tử Thương :
Sự tiến cử làm trụ trì của người xưa, là chọn người có đức, đợi có mệnh lệnh, thỉnh đến ba lần mới đi và chỉ một lần từ khước là lui. Ngược lại sự tiến cử trụ trì ngày nay , chỉ dùng thế lực mà thôi. Biết tiến thoái mà không mất lẽ chân chính, đáng gọi là người hiển đạt.

(76) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

190 – CÔNG CHÍNH

Ngài Sơn Đường nói với ngài Dã Am (Thạch Đình, Dã Am, Tổ Tuyền thiền sư ở phủ Long Hưng, Ngài nối pháp Đại Tuệ Cảo thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc)
Trụ trì giữ tâm công chính thì làm việc bất tất phải cho mình là phải, cho người là trái. Như thế thì tâm yêu, ghét, dị, đồng sẽ không sinh ra, và khí bạo mạn, tà vậy sẽ không nhập vào mình được.

191 – TIẾT NGHĨA

Ngài Sơn Đường nói:
Ông Lý Thương Lão nói “ Khí độ của ngài Diệu Hỷ có vẻ ngưng đọng nhưng xa vời, tiết nghĩa hơn người và ham học không mệt. Ngài cùng lão phu đến Bảo Phong và ở đây gần 4 năm, 5 năm. Suốt thời gian ấy, cứ 10 ngày không thấy lão phu là sai người đến hỏi thăm. Cả nhà lão phu bị bịnh thủng, ngài Diệu Hỷ qua thăm, tự mình sắc thuốc, nấu cơm, coi như lễ giáo con em đối với cha anh trong gia đình. Khi trở về, Nguyên thủ tọa (Chiêu Giác, Đạo Nguyên thiền sư, nối pháp Phật Quả Cần thiền sư, thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc) trách, ngài Diệu Hỷ dạ, dạ thụ giáo chứ không nói gì. Các thức giả biết ngài Diệu Hỷ là bậc đại khí ”.
Ngài Trạm Đường thường nói “ Cảo thị giả là người tái lai! ” Sơn tăng này tiếc không được gặp nữa ! Khi ngài Trạm Đường mất, ngài Diệu Hỷ đi chân đất hàng nghìn dặm, hỏi thăm đến nhà ông Vô Tận cư sĩ ở Chử Cung để xin một bài minh, khắc vào tháp ngài Trạm Đường.
Một đoạn quang minh thời sau cùng của ngài Trạm Đường là do năng lực của ngài Diệu Hỷ vậy !

192 – TRỌNG HIỀN

Diệu Hỷ Cảo hòa thượng nói :
Ngài Trạm Đường mỗi khi nhận được một lá thư, lá thiệp nào của bậc tiền hiền, ngài liền đi thắp hương rồi sau mới mở đọc. Có thư ngài còn đem khắc vào đá. Ngài nói “ Đức thịnh, tiếng hay của tiên thánh, há nỡ vất bỏ hay cất kỹ “. Sự nhã thượng của ngài như thế, cho nên khi ngài mất đi không có đến mười thỏi vàng, chỉ có hai lồng tre những sách vở của những bậc hiển đạt đời Đường, đời Tống và những văn thư đua nhau thù xướng của hàng Tăng sĩ mà thôi. Những văn liệu ấy bán được hơn 80 nghìn quan tiền, giúp vào lễ trà tỳ vậy. (Trà tỳ là tiếng Phạn, có nghĩa là vị Tăng mất, đem đi hỏa táng thi thể)
(77) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

193 – DANH PHẬN

Ngài Diệu Hỷ nói :
Khi ngài Phật Tính (Đại Qui, Phật Tính, Pháp Thái thiền sư ở Đàm châu, Ngài họ Lý ở Hán Châu. Ngài nối pháp Phật Quả Cần thiền sư, thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc) trụ trì chùa Đại Qui. Có một tu sĩ đánh nhau với người làm ruộng. Ngài Phật Tính muốn trừng trị vị tu sĩ kia. Khi ấy Siêu Nhiên, Văn Tổ thiền sư (Phật Nhật, Siêu Nhiên, Văn Tổ thiền sư ở phủ Lâm An, nối pháp Thiên Y Hoài thiền sư, thuộc đời thứ 11 phái Thanh Nguyên) thấy thế nói :
- Nếu mặc sức cho người làm ruộng kia làm nhục, đánh đập tu sĩ, không những danh phận trên dưới thất lễ, còn sợ kẻ tiểu nhân thừa thời cơ khinh mạn nữa. Việc ấy không nên làm.
Ngài Phật tính không nghe. Không bao lâu quả nhiên có người làm ruộng giết vị tri sự.

194 – GIẢO HOẠT

Ngài Diệu Hỷ nói :
Khi ngài Siêu Nhiên, Văn Tổ trụ trì chùa Ngưỡng Sơn, có một người làm ruộng ăn trộm thóc của thường trụ. Ngài Siêu Nhiên vẫn hiềm người làm ruộng ấy, nhân cơ hội này, ngài có ý muốn đuổi người làm ruộng kia ra khỏi chùa. Ngài liền sai vị tu sĩ coi kho làm tờ cung trạng về việc kia. Nhưng tu sĩ kia lại muốn bảo toàn cho người làm ruộng. Tu sĩ kia biết được ý ngài Siêu Nhiên, mới lập cách cho người làm ruộng trái lệnh, bỏ cung trạng, la lối không phục và không chịu cung khai trách nhiệm. Ngài Siêu Nhiên giận vị tu sĩ kia chuyên quyền. Hai người quyết xin chịu phạt mà thôi.
Hẳn ngài Siêu Nhiên không biết âm mưu của tu sĩ kia. Ôi ! tiểu nhân giảo hoạt như thế.

(77) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

195 – THƯỜNG TÌNH

Ngài Diệu Hỷ nói :
Yêu, ghét, dị , đồng là thường tình của người ta. Nhưng chỉ có người hiển đạt cao minh là không bị những tính tình kia chuyển biến. Xưa kia ngài Viên Ngộ trụ trì chùa Vân Cư, ngài Cao Am rút lui Đông Đường. người thì ưa ngài Viên Ngộ, người thì ghét ngài Cao Am, người thì đồng ý với ngài Cao Am, người thì dị biệt với ngài Viên Ngộ. Do đó tùng lâm rối ren, và có ra đảng Viên Ngộ, đảng Cao Am.
Trộm xem hai bậc đại sĩ trên, đại danh vang lừng hải thượng, những bọn tầm thường không thể nào so sánh được. Tiếc rằng hai ngài đã mê muội, nhẹ tin lời dèm pha của tiểu nhân, hoặc loạn trí thông minh, làm cho các thức giả chê cười. Vì vậy nên như ngài Lượng tọa chủ (1) ngài Ẩn Sơn (2) là những bậc cao thượng hơn.
GHI CHÚ
(1) Lượng tọa chủ người Tây Thục. Ngài ham giảng kinh luận. Nhân tham học nơi ngài Mã Tổ, phát minh được đại sự, vào ẩn trong núi Tây Sơn thuộc Hồng Châu, không ai biết tin tức gì. Khoảng niên hiệu Chính Hòa thời Bắc Tống. Có Hùng tú tài vào núi Tây Sơn chơi, qua chùa Thúy Nham thăm Tư Văn trưởng lão. Ngài Tư Văn cho 2 lực sĩ cáng Hùng tú tài đi thăm núi. Trải qua hang hốc, cỏ cây rậm rạp, ông chợt thấy một vị tăng dung mạo cổ phong, thần thái thanh nhã, mi dài, đầu bóng, mặc áo lá, ngồi trên bàn đá như hình dáng ngài Phật Đồ Trừng vẽ trên sách vậy. Hùng Tú Tài tự nhủ rằng “Thời nay không có vị tăng như thế, ta thường nghe có Lượng tọa chủ ẩn ở núi Tây Sơn , có lẽ đây là Lượng Tọa Chủ chăng?” Nghĩ rồi cáng chậm chạp tới trước vị tăng kia hỏi “Có phải ngài là Lượng Tọa Chủ không ?” Vị tăng kia lấy tay chỉ về phía đông. Hùng Tú Tài cùng hai lực sĩ theo hướng tay chỉ đi một đỗi, ngoái trông lại thì không thấy vị tăng kia nữa. Lúc đó trời mưa lất phất vừa tạnh. Hùng Tú Tài tới chỗ bàn đá ấy coi thì hãy còn khô. Hùng Tú Tài trông bốn phía rồi thở dài “Duyên xưa không dày, tuy gặp như không gặp”.
(2) Ẩn Sơn tức Long Sơn thiền sư ở Đàm Châu. Ngài cũng tham học nơi Mã Tổ, phát minh tâm yếu, sau ẩn vào Long Sơn. Một hôm ngài Động Sơn cùng Mật sư bá đi chơi núi. Các ngài thấy lòng khe có lá rau, cho là có đạo nhân ở trong vùng này chăng. Các ngài rẽ cỏ, ven theo khe đi chừng 6,7 dặm chợt thấy Long Sơn thiền sư trước am Ngài Long Sơn hỏi
- Núi này không có đường vào, sà lê từ đâu tới ?
- Ngài Động Sơn đáp “Nếu không có đường vào, sao hòa thượng vào đây được ?”
Đáp
- tôi không theo mây nước mà lại đây.
Lại hỏi
- Hòa thượng ở núi này được bao lâu rồi ?
- Không dính đến xuân thu.
- Núi này ở trước hay hòa thượng ở trước
- Không biết.
- Sao không biết?
- Tôi từ nhân, thiên lại đây.
- Hòa thượng được đạo lý gì mà ở núi này ?
- Tôi thấy hai con trâu bùn đánh nhau và cùng vào biển cả, nay không biết tin tức gì.
Ngài Động Sơn mặc ca sa lễ ngài Long Sơn rồi hỏi :
- Thế nào là chủ trong chủ ?
- Suốt năm không ra khỏi cửa.
- Thế nào là khách trong chủ ?
- Núi xanh che mây trắng
- Chủ khách cách nhau bao nhiêu ?
- Sóng trên nước Trường Giang
- Khách chủ tương kiến có câu gì ?
- Thanh phong phất bạch vân.
Ngài Động Sơn từ biệt rút lui. Ngài Long Sơn thuật bài kệ

Tam gian mao ốc tòng lai trụ
Nhất đạo thần quang vạn cảnh nhàn
Mạc bả thị phi lai biện ngã
Phù sinh xuyên tạc bất tương can

Nghĩa :
Ba gian nhà cỏ trước nay am,
Một đạo thần quang vạn cảnh nhàn
Phải trái đừng đem bàn bạc rộn
Xưa nay xuyên tạc chẳng liên can.

Từ đó ngài đốt am, ẩn vào trong núi, không biết ở chỗ nào nữa nên gọi là Ẩn Sơn.

(79) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

196 – THÔNG SUỐT

Ngài Diệu Hỷ nói:
Cổ nhân thấy điều thiện thì làm, có điều lỗi thì thay đổi. Noi theo đức hạnh ấy và gắng nghĩ, làm sao cho không có lỗi. Lo, không gì lo hơn sự không biết điều xấu của mình. Tốt, không gì tốt hơn sự ham nghe lỗi lầm của mình. Như vậy, có phải tài trí của cổ nhân không đủ, kiến thức của cổ nhân không sáng ư ? Không phải vậy, thực tâm cổ nhân muốn răn những người đời sau có tính muốn rộng mình mà hẹp người vậy !
Tùng lâm rộng lớn, chúng nhân trong bốn biển đông đảo không phải là việc một người biết riêng được, mà phải cần nhờ tai, mắt và sự lo nghĩ của những người tả, hữu mới có thể suốt hết được nghĩa lý và khéo hợp được nhân tình. Nếu người làm chủ ở nơi tôn nghiêm, biết tự trọng, biết cẩn thận việc nhỏ, nhưng bỏ quên đại thể, người hiền không biết, kẻ bất tiếu không hay, việc trái không đổi, việc phải không theo, mặc ý làm càn, không kiêng sợ gì, thì thực là nền tảng của họa hại, há không đáng sợ sao ? Nếu quả như không thể hỏi han những kẻ tả hữu được, thì nên theo qui phép của tiên thánh mà làm, há lại cho mình như thành trì nghiêm cẩn, binh sĩ vững vàng, không ai vào được ư ? Cử chỉ như thế, không thể cho là dung nạp nước của trăm sông mà tạo thành biển cả được.

197 – ĐỀ CỬ

Ngài Diệu Hỷ nói :
Sự đề cử Trưởng lão ở các nơi , nên đề cử những vị giữ đạo, có tính điềm tĩnh và tránh xa danh lợi. Người được đề cử, chí tiết càng bền thì tới đâu cũng không phá hoại của thường trụ, mà còn làm thành tựu cho tùng lâm. Các vị Pháp chủ xứng đáng ấy sẽ cứu được tệ bệnh ngày nay. Những người xiểm trá, giảo hoạt, không biết thẹn hổ, chuyên làm việc nịnh hót, hầu hạ những người quyền thế, nương cậy nơi quyền quí thì không nên đề cử.
(80) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

198 – CÔNG LUẬN

Ngài Diệu Hỷ nói với Siêu Nhiên cư sĩ (Quận vương, Triệu Lệnh Căng, tự Biểu Chi, hiệu Siêu Nhiên cư sĩ, làm quan tại quận Nam Khang, học đạo nơi Viên Ngộ Cần thiền sư) :
Công luận không thể bỏ được. Nếu dẹp bỏ công luận thì sao còn gọi là công luận được ? Vì vậy tùng lâm đề cử một vị có đạo đức, thì ai nghe biết, trông thấy cũng đều vui mừng, khen ngợi. Nếu đề cử một vị không xứng đáng thì chúng nhân đều buồn rầu than thở. Thực ra không có gì khác cả, chỉ bởi cho thực hành hay không cho thực hành vấn đề công luận mà thôi.
Dùng việc ấy mà chiêm nghiệm có thể biết được sự thịnh suy của tùng lâm !

199 – NỀN TẢNG
Ngài Diệu Hỷ nói :
Tiết kiệm, phóng xả là nền tảng tu thân, là quan yếu vào đạo. Xem lại các bậc cổ nhân, ít có vị nào là không giữ tiết kiệm, phóng xả. Mấy năm gần đây, Tăng sĩ đến miền Kinh Sở mua nệm lông, qua đất Triết Hữu tìm tơ lụa, há không thẹn với cổ nhân sao ?

200 – TRI SỰ
Ngài Diệu Hỷ nói :
Bậc cổ đức trụ trì, không tự mình trông coi các việc trong thường trụ, mà giao phó cho tri sự quản chưởng hết thảy. Cận đại, người làm chủ cậy mình tài lực có thừa, không cứ việc lớn hay nhỏ đều dồn về nơi phương trượng, còn tri sự chỉ là cái tên suông mà thôi.
Nếu đem tư chất một mình, nắm giữ hết các việc trong chùa mà tiểu nhân không che mờ được, kỷ cương không bị rối loạn, lại hợp với công luận, thực là khó khăn vậy.
(hết tập 4)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

201 – THỜI

Ngài Diệu Hỷ nói :
Dương cực thì âm sinh, âm cực thì dương sinh. Thịnh suy làm nhân cho nhau là lý số tự nhiên của trời đất, và chỉ có quẻ Phong Hanh (thịnh vượng) trong kinh dịch là thích đáng như mặt trời giữa trưa. Nhưng ThoánTừ trong kinh dịch lại giải thêm rằng :” Mặt trời giữa trưa rồi sẽ xế bóng, mặt trăng tròn đầy rồi cũng thiếu khuyết “. Sự đủ, thiếu trong trời đất cùng với thời mà mòn hay nở, huống là đối với loài người. Cho nên cổ nhân đương khi khí huyết tráng thịnh, lo bóng sáng dễ qua nên sớm hôm lo nghĩ, tự răn, cẩn trọng và rất sợ hãi, không dám buông thả thức tình, không dám vui theo dục vọng, mà chỉ mong cầu đạo lý, mới bảo toàn được tiếng hay thủa bình sinh. Nếu sa ngã bởi vui theo dục vọng, thất bại bởi buông thả thức tình , đến khi không thể cứu được nữa mới dậm chân, đập tay đuổi theo thì đã muộn.
Chữ THỜI khó được mà dễ mất vậy.

202 – ĐẠO NGHIỆP

Ngài Diệu Hỷ nói :
Cổ nhân trước chọn đạo đức, sau xét tài học và tiến dụng người hợp thời. Nếu không phải bậc lương khí mà đặt mình trước chúng nhân, thì kẻ thấy, người nghe đều khinh bỉ, bạc đãi. Bởi thế, là tăng sĩ phải tự lo nghĩ về việc mài dũa danh tiết để tạo lập đạo nghiệp.
Gần đây thấy tùng lâm suy tàn, người học đạo không đoái đến đạo đức, ít tiết nghĩa, không liêm sỉ, chê người thuần thành là chỉ theo tố phận quê mùa, khen kẻ ồn ào nông nổi là lanh lẹ. Đối với bọn người vào đạo muộn màng này, kiến thức của họ không sáng, không có thực học, họ chỉ biên chép lõm bõm trong các sách vở, để giúp cho khẩu thiệt biện luận mà thôi. Do đó ngày tháng dần dà trở thành phong thái khinh bạc. Song đến khi nói về đạo của thánh nhân, thì họ mờ mịt như quay mặt vào tường, không biết chi cả. Những người này thực không thể cứu được.
(81) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

203 – LƯU DANH

Ngài Diệu Hỷ nói
Xưa kia ngài Hối Đường làm bảng ghi tên các vị trụ trì chùa Hoàng Long trên đá rằng “Người học đạo thời xưa ở nơi hang hốc, ăn bằng cỏ cây, mặc bằng da, cỏ, không bận tâm về danh lợi, không ghi tên nơi quan phủ. Từ các triều đại: Ngụy, Tấn, Tề, Đường đến nay mới lập ra chốn chiêu đề, tụ tập học đồ bốn phương, lựa chọn người hiển đạt , làm khuôn pháp cho kẻ bất tiếu. Để cho người trí thức hướng dẫn kẻ ngu mê. Do đó chủ khách được lập ra, và trên dưới phân biệt vậy.
Chúng nhân bôn biển họp tại một chùa, người đảm đương trách nhiệm trong tùng lâm thực rất khó khăn. Nhưng cốt ở chỗ tóm lấy đại cương, bỏ phần tiểu tiết, việc gấp làm trước, việc hoãn làm sau, không vì kế riêng mà chuyên làm lợi người. Như thế so sánh với những người chỉ đau đáu nghĩ đến mưu kế cho một mình, thực xa cách như trời, đất vậy.”
Nay ngài Hoàng Long đem tên những vị trụ trì để khắc trên đá để cho những người tới sau thấy và chỉ cho biết ai đạo đức, ai nhân nghĩa, ai công tâm với chúng, ai làm lợi riêng mình. Thực đáng sợ vậy.

204 – CHỌN NGƯỜI

Trương thị Lang, Tử Thiều nói với ngài Diệu Hỷ :
Chức Thủ tọa trong thiền lâm là chức vị được tuyển chọn bằng những người hiền đức. Nay các nơi, không cứ người hiền, kẻ bất tiếu, đều có thể giữ được chức ấy. Nghĩa là họ cho việc ấy là may rủi. Do đó họ tự hào và mặc sức theo danh lợi, phá hoại qui củ. Như thế cũng là lỗi tại người chủ pháp không biết dùng người vậy.
Song đời tượng quí khó tìm được người. Nếu chọn được người hơi khá về phần làm việc, hơi đủ về phần tài đức, biết liêm sỉ, biết tiết nghĩa ở vào địa vị ấy thì bị những bọn người kia, tranh giành phần hơn vậy.

(82) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách