Sống Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HỘI HỌA PHÁI THIỀN

Ðây không phải chỗ để bàn đến ảnh hưởng lâu dài của Thiền trên mọi ngành nghệ thuật Nhật, như Suzuki đã nêu lên, cũng không bàn phương pháp chỉ dạy trong những nghệ thuật cá biệt, nhu yếu tập trung, và công trình nội tâm nhờ đó người nghệ sĩ trở thành một bậc Thầy. Tôi đã làm việc này trong cuốn Thiền trong nghệ thuật bắn cung, trong đó tôi chú trọng đến ảnh hưởng của Thiền, xét như một toàn thể trên những nghệ thuật cá biệt, kể cả nghệ thuật đánh kiếm.

Ở đây chúng ta quan tâm đến một điều khác: ảnh hưởng đặc biệt của satori, cách thế nó biểu lộ trong tranh vẽ, nhất là trong hội họa Zen. Vì có một trường phái hội họa Zen riêng biệt: những họa phẩm trong đó tri kiến sáng suốt về hiện hữu là đề tài của bức tranh.

Ðặc tính của những bức họa này là gì? Trước tiên, ấy là không gian. Nhưng không gian trong hội họa Thiền không phải là thứ không gian của người Tây phương chúng ta, với những chiều khác nhau - một môi trường nhất loạt trong đó sự vật đứng, môi trường bao quanh sự vật và cô lập chúng với nhau. Không phải một khoảng không gian chết có thể bị dời chỗ và bị giới hạn trong những tương quan có thể thấy được giữa phải và trái, trên và dưới, diện cảnh (foreground) và bối cảnh. Không phải một không gian chỉ động chạm đến mặt trên của sự vật, bao bọc nó như một lớp da ngoài, và vì thế, vì không có gì trong ấy, trở thành không nghĩa một bối cảnh không cần thiết. Không gian trong hội họa Thiền mãi mãi bất động nhưng lại đang động, nó dường như đang sống và thở, nó không có hình và trống trải, nhưng lại là nguồn gốc của mọi hình dáng, nó không tên nhưng lại là lý do làm cho mọi sự có một cái tên. Nhờ nó, mọi vật có một giá trị tuyệt đối, đều quan trọng ngang nhau, ý nghĩa ngang nhau, đều là những đại diện của dòng sống phổ cập đang tuôn chảy qua chúng. Ðiều này cũng giải thích ý nghĩa sâu xa, trong hội họa Thiền, của sự để vật thể ra ngoài. Cái không được gợi đến, không được nói lên, là quan trọng hơn và diễn tả nhiều hơn cái được nói đến.

Ở đây cũng thế, như trong kịch nghệ, ta thấy sự "khiêu vũ không nhảy múa" điều động tất cả hiện hữu, thấm nhuần và múa nhảy qua mọi sự vật. Không gian không phải là một môi trường trung gian đồng tính, trống rỗng trải ra đến vô hạn; đấy là sự tròn đầy bất khả tư nghị của chính hiện hữu, với tất cả những khả tính vô hạn định của nó. Người họa sĩ Thiền bởi thế không có sự kinh hoàng trước khoảng trống; horror vacui, đối với ông ta khoảng không là xứng đáng cho sự tôn sùng tối thượng; nó là sự vật sống động hơn tất cả, tràn trề sự sống đến nỗi nó không cần mang lấy hình dáng dạng thể trong chu kỳ biến đổi bất tận. Không gian không phải là lớp da nằm quanh sự vật, mà là trọng tâm của chúng, tinh thể sâu xa nhất của chúng, lý do tồn tại của chúng. Sự thần tình của khoảng Không được diễn tả trong những bức họa này làm mê hoặc mắt ta, gợi lên một tâm trạng kính sùng. Nhìn tranh luôn luôn khởi đầu bằng sự nhìn vào khoảng Không ấy.

Trong hội họa Tây phương, người quan sát đứng ra ngoài bức tranh. Cái gì y thấy được cảm nghiệm như một đối thể, sống cuộc đời riêng của nó và mang con mắt của y đi theo một viễn cảnh giảm dần đến chân trời. Như thể là chỉ hành động nhìn không thôi cũng có tính cách sáng tạo. Với cách nhìn này, mọi sự đối lập đặc biệt ở ngoài người quan sát và nó đi vào trong ý thức của y nhờ chính sự kiện rằng y tách rời khỏi bức tranh. Trong hội họa Trung Hoa và Nhật Bản, bạn không nhìn vào từ bên ngoài như một đối thể, bởi vì đề tài và mọi chi tiết của nó được nhìn thấy một cách mãnh liệt từ bên trong, đến nỗi người nhìn chính y phải là bức tranh, phải sống trong nó, để thừa nhận nó. Không những viễn cận trở thành vô nghĩa đến độ nó hoàn toàn biến mất ở đây, mà đối đãi giữa người quan sát và vật được quan sát cũng bị vứt bỏ. Không gian đóng lại xung quanh người quan sát, bây giờ y đứng khắp nơi trong tâm điểm mà không phải là tâm điểm: bây giờ y ở giữa sự vật, là một với nhịp tim đập của sự vật. Và đối lại, những gì vây quanh y và bao phủ y cũng ngang hàng với y, đến nỗi y cảm thấy nó không ở đấy cho y, vì y. Nó không phải là một đối thể, mà, có thể nói, là chính y trong hình thể luôn luôn đổi thay. Y và sự vật hợp nhất đến nỗi y không còn có ý nghĩa của riêng y; y bị chìm trong sự vật và tan biến trong nó; y gặp chính y nhưng lại không phải chính y: một sự tan biến trong tinh thể của sự vật.

Nhưng những vật thể trong bức tranh, núi, rừng, đá, nước, hoa, súc vật và người - những hình thể tuôn phát từ Không - đứng đấy, được hiển lộ một cách tròn đầy trong thực tính của chúng, chìm trong trạng huống cụ thể của Ở đây và Bây giờ - tuy nhiên lại không phải chỉ là Ở đây và Bây giờ. Do đó ta có cảm tưởng một sự tan biến bất tận, như thể cái hữu hạn tan vào trong vô hạn, cái hữu hình trong vô hình, làm hiển lộ nền tảng nguyên sơ từ đấy chúng tuôn phát.

Có những cuốn sách giáo khoa về thủy mặc, trong đó mọi sự vật mà con mắt của người vẽ có thể gặp - từ một ngọn cỏ cho đến một phong cảnh to lớn - đều được nắm vững trong những nét chính yếu, để bắt lấy trong một vài nét chấm phá cái đặc tính đã đem lại cho thiên nhiên tính cách sống động. Những bức họa này không phải dành làm những mẫu mực để mô phỏng theo, điều người ta thường rất muốn làm. Ðúng hơn, đấy là những bài tập về những kiểu khác nhau trong những nét bút phác họa, chứng minh những liên hệ gần gũi giữa hội họa và viết chữ. Nếu những bài tập này có thể được nắm vững đến độ bạn có thể vượt trên kỹ thuật để đạt đến tự do, có thể thấy và diễn đạt những nét vi tế nhất, khi ấy bạn sẽ có thể vẽ được cái mà con mắt thứ ba thấy và giải thích.

Hội họa Thiền liên kết với một truyền thống vĩ đại - với tranh phong cảnh của Trung Hoa trước khi Phật giáo du nhập. Ở đấy, những nét đặc biệt của Thiền họa đã được kết tinh, hoặc ít nhất cũng đã hình dung trước. Ðiều này có lẽ do ảnh hưởng sâu xa thầm kín của Lão giáo. Khi Phật giáo lần đầu tiên từ Ấn Ðộ đến Trung Hoa, với những hậu quả cách mạng, nó đã trải qua một sự biến đổi chậm nhưng sâu rộng nhờ Lão giáo. Cũng như Trung Hoa, trong quá trình lịch sử của nước này, đã luôn luôn nuốt chửng những bộ lạc bên ngoài đến xâm lăng, và như thế trên phương diện tâm linh, cũng đã đồng hóa mọi sự trước kia có nguồn gốc ngoại lai, chỉ để rồi trả nó về sau khi tinh luyện và làm cho nó thêm phong phú. Thiền có lẽ là đóa hoa huyền diệu và đẹp nhất trong thiên tài sáng tạo kỳ lạ của Trung Hoa. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi những họa sĩ Thiền cho rằng họ bắt nguồn từ những họa phẩm tiền Phật giáo Trung Hoa được un đúc bởi tinh thần Lão giáo. Trong đạo giáo của Lão tử, chúng ta tìm thấy nhiều yếu tố có tầm quan trọng căn để trong Thiền. Quả thế, những gì ta đã thấy phảng phất trong Lão giáo thì trong Thiền được hiển lộ.

Ðiều đúng cho tranh phong cảnh nói chung cũng đúng cho phần nhỏ nhất của một phong cảnh hay của thiên nhiên, - trong những bức họa vô cùng sống động, người họa sĩ với một vài nét bút mãnh liệt hay thanh nhã, gợi lên một cọng trúc, một khóm lau, một cành hoa. Cũng thế, chúng nó được nhìn thấy từ cái Không và chỉ được hiểu từ quan điểm ấy. Ở đây, một lần nữa, mối tương quan giữa họa phẩm với khoảng không thật lớn lao; quả thế, cảm thức đặc biệt về không gian được diễn tả còn hùng hồn hơn cả trong những cấu tạo to tát hơn. Không gì có thể lầm lẫn hơn là nhìn thấy vẻ đẹp bình an của hiện hữu được nắm giữ lại đấy vĩnh viễn và được hiến cho sự nhìn ngắm không ngừng. Một người thực sự biết đọc bức tranh này sẽ cảm thức qua vẻ yên tĩnh giả tạo, mối căng thẳng mãnh liệt của cuộc đời vận chuyển, của vạn pháp khởi lên rồi lại chìm lắng, xuất hiện rồi tan đi; sẽ cảm thấy mọi sự đã biến hành ngân vang trong ngọn triều của Sinh và Vô sinh - chóng tàn, nhưng tuyệt đối.

Những bức tranh hoàn toàn đơn sơ, trình bày vô cùng ít ỏi này đều đầy cả Thiền vị, đến nỗi người ngắm cảm thấy chúng tràn ngập nơi mình. Bất cứ người nào đã từng thấy, trong một buổi Trà đạo dài dằng dặc, bầu không khí toàn thể đã thay đổi như thế nào khi những cuộn tranh được treo lên; những người khách dự đăm chiêu trước bức tranh, cảm nghiệm một mặc khải những huyền bí không thể nói nên lời, và từ giã phòng trà với cảm giác phong phú nội tâm không thể diễn tả,- những người đã từng thấy thế sẽ biết được thế nào là những mãnh lực thoát ra từ những bức tranh kia.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SATORI TRONG THI CA

Ta chỉ có thể nói phớt qua về sự biểu hiện của satori trong thi ca. Bài thơ ngắn hay haiku, thích hợp với bản chất Thiền một cách đặc biệt, vì cũng như trong tranh thủy mặc, nó nhấn mạnh tương quan với không gian không những bên ngoài, trong sự dàn xếp những đường nét, mà còn ở bên trong nữa, trong hình thể nội tại của nó. Những sự vật quan trọng thực sự bị đặt ra ngoài, và chỉ có thể đọc được "giữa các dòng chữ", như trong bài thơ danh tiếng Mảnh ao già của Basho:
  • Con ễnh ương nhảy vào. -
    Tiếng nước khua.
Thế là hết. Tuy nhiên, há không phải cả vũ trụ được chứa đựng trong đó? Ðột nhiên, giữa cái yên tĩnh bất động - chuyển động, sự sống, những vòng âm thanh lan ra, rồi lại tan biến. Và tất cả sự huyên náo này là gì so với âm thanh của im lặng, cái khởi thủy và chung cuộc?

Nếu nhà họa hay nhà thơ, nhà diễn kịch hay kéo đàn, được hỏi làm sao để diễn đạt trong một tiếng, cái gì đã đem lại sự sống và hơi thở cho mọi loài, cái gì nâng đỡ chúng trong cuộc "khiêu vũ bất động" của sinh và diệt? Có lẽ họ sẽ trả lời: "Nó". Trong mọi hoạt động, "Nó" ở đấy bằng cách không ở đấy. Ðây là một cách diễn tả vụng về nhưng có lẽ gần đúng nhất, về cái mà tướng của nó không phải là này hay nọ, nhưng tinh thể ẩn mật của nó lại sống động trong tất cả mọi hình tướng hiện hữu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SUY TƯ TRÊN CĂN BẢN SATORI
Ðối với người dù đã nỗ lực, cũng không thể diễn đạt được như họa sĩ hay thi sĩ, thì còn có con đường cứu thoát họ, là con đường của tư duy. Chiều hướng và mục đích của nó được làm sáng tỏ trong những đoạn trích sau đây từ cuốn Năm bước của Tosan Ryokai:

Bước thứ nhất:
  • Vào canh ba hay canh một
    Trước khi trăng lặn
    Ai có thể ngạc nhiên nếu người ta
    đi qua mặt nhau mà không nhận ra nhau?
    Và tuy nhiên vẫn còn một dấu vết
    Kín đáo của ngày đã trôi qua.
Bước thứ hai:
  • Một người đàn bà già đã bỏ qua buổi sáng
    Ðứng đối diện chiếc gương cũ.
    Họ phản chiếu nhau trong sự rõ rệt hoàn toàn.
    Không còn cái gì là thực.
    Hãy thôi đừng ra ngoài tâm nữa.
    Ðừng gán thực chất cho những chiếc bóng!
Tosan Ryokai (thế kỷ thứ 9) muốn nói gần gần như sau: Tri kiến sáng suốt giống như những dị biệt riêng rẻ của ban ngày tan biến trong đêm tối của cái Như Như Bất Dị. Nền tảng vô tướng và thai tạng của mọi hữu thể . Cái Như Như Bất Dị này là cái "Nó" huyền bí kia đã được kinh nghiệm một cách rõ rệt, không chối cãi. Những dị biệt biến mất, tuy nhiên chúng không phải hoàn toàn bị bỏ phế trong ý nghĩa bị tiêu diệt - biến trở lại thành Không. Chúng chỉ bị phủ nhận trong tư tưởng, để làm cho cái Như Như Bất Dị có thể quan niệm được. Kẻ nào bỏ qua, tảng lờ buổi sáng, buổi sáng đã mang trở lại những đối đãi mà cái Như Như Bất Dị đã phân cực thành, kẻ ấy đứng đối diện với chân lý như đối một tấm gương. Y không thể ra khỏi ý nghĩ về "Nó", cái Không vô hình tướng. Chính y trở thành già nua (bởi y đã đi vào trong cái phi thời gian của chân lý), y đứng đối diện với Không, vẫn còn như là "một" đối diện với "khác". Nhưng luôn luôn có hai: Tâm thức suy tưởng ý tưởng về Không, và Không như là chân lý được suy tưởng.

Bởi thế, bất cứ người nào nghĩ tưởng rằng mình đã đạt đến chân lý tối thượng trong ý tưởng về Không, trong đó mọi dị biệt bị diệt tắt, và tin tưởng rằng y cao hơn những người nghệ sĩ kia đã không vượt ra ngoài sự thấy, trong những vật thể của ban ngày, cái Như Như Bất Dị, cái nguồn gốc sáng rỡ của mọi hiện tượng, cái nền tảng vô tướng của mọi hình tướng - kẻ nào, nói tóm, không suy nghĩ một cách "trừu tượng" được, - một kẻ như thế, theo Roykai, đang bị mối nguy là có thể đi ra khỏi tâm mình. Y không trực nhận được rằng cái Không mà y nghĩ y đã đạt chỉ là cái bóng của chân lý, không phải chính là chân lý. Vì cái Không này vẫn còn là, và luôn luôn phải là, một phân biệt của tâm thức: nó là cái đối lập với Này và Nọ, của cái Một đối với Nhiều: nó là một sản phẩm của nỗ lực tri thức, và do đó chỉ là một cái Không trống rỗng, một tưởng tượng của trí óc. Ðây là chỗ mà tư duy thuần lý đưa đến.

Vị Thiền sư không có gì chống lại những nỗ lực này, mặc dù khi tập luyện về công án thực ra đáng lẽ phải xua đuổi ý tưởng đi. Ðối với ông, tư duy là một điểm chuyển tiếp. Cấm đoán tư duy sẽ không ngăn chận nó được. Ông để mặc người nghệ sĩ với những bức tranh của y, người tư duy với tư tưởng của y, vì biết rằng con đường vẫn tiếp tục và tự chứa đựng sự sửa chữa cho chính nó.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG TRONG THIỀN
Mặc dù với sự tạo dựng táo bạo nhất của tư tưởng, trí năng không thể nào quan niệm nổi, một điều chỉ được ban phát và lĩnh hội ngay nhờ kinh nghiệm huyền mật nguyên bản. Chỉ sau đó, theo đuôi kinh nghiệm, người Phật tử Zen mới nhận rằng nội dung thần bí đó trở thành khả đạt đối với trí năng. Nhưng những lập ngôn xuất hiện lúc đó chỉ có ích lợi cho một người đã có cái kinh nghiệm ấy rồi, và y có thể không cần đến chúng. Thiếu điều này, bất cứ người nào cố chiếm đoạt chúng sẽ bị sa vào hoang mang thất vọng, và đối với y, những lập ngôn ấy có tác dụng như thuốc độc.

Như thế, sự đối đãi giữa nhiều và một, dị và đồng, tương phản và không tương phản, cũng sẽ có một ý nghĩa vững chắc và chính đáng đối với người Phật tử phái Thiền. Nhưng, vì những kinh nghiệm của y, y không được xem cái Một là nguyên thủy hơn cái Nhiều và do đó phủ lên nó đầy những danh dự thần bí. Ðối với y, cái không tương phản cũng vượt ngoài mọi tương phản có thể quan niệm, tuy nhiên, chính vì thế mà nó vẫn còn là cực điểm của một căng thẳng, và tình trạng không tương phản được lựa chọn cũng sẽ không dẫn ra khỏi sự căng thẳng đó. Nếu y cần diễn đạt một quan niệm về không đối đãi, có lẽ y sẽ nói: Tâm của vạn pháp là ở ngoài mọi đối đãi chính vì nó nằm ở trong chúng, và nó ở trong mọi đối đãi chỉ vì nó "là" ở ngoài chúng. Nó không có mâu thuẫn nhưng lại tràn đầy mâu thuẫn. Hoặc nói một cách khác: Một và Nhiều, bất dị và dị, không đối đãi và đối đãi đều gần Tâm như nhau và xa Tâm như nhau, chúng là trọng tâm của vạn pháp và đồng thời cũng không phải là trọng tâm của vạn pháp.

Những lập ngôn như trên thật không thể hiểu thấu, vô nghĩa đối với người nào đi tìm giải thoát trên con đường độc nhất là con đường của tư duy. Nhưng bất cứ ai đã thân chứng được tâm của vạn pháp đều có thể dò tận đáy sâu của nó trong khoảng thời gian một hơi thở và không còn ngạc nhiên vì sao một sự việc giản dị và rõ rệt như thế chỉ có thể truyền đạt được bằng những công thức khó hiểu. Y sẽ hiểu vì sao những vị Thiền sư không những tránh mọi cách lập ngôn mà còn xem là nguy hiểm và thay vì thế, họ thúc đầy môn đệ đến những kinh nghiệm gay gắt để giải mọi ẩn ngữ ngay tức thời.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THIỀN TRONG SINH HOẠT THỰC TIỄN

Mặc dù sự hoán cải tâm linh mà người môn đệ kinh nghiệm qua satori có tính chất cách mạng đến đâu, điều trước tiên cần nói là không phải toàn thể con người của y đều được bao gồm trong sự biến đổi này. Dầu y đã giải thoát trên phương diện tâm linh, y vẫn chưa giải thoát hoàn toàn, trong nghĩa có thể sống bằng chân lý, và chỉ bằng chân lý thôi. Bởi chân lý này - nếu ta có thể gọi "Nó" - chưa hiện ra trước mắt, y chỉ đang tiến về phía nó. Y thấy rõ cái gì nằm bên dưới mọi sự vật, kể cả y, nhưng y luôn luôn là một cái gì khác với cái mà y thấy: y chưa là một với nền tảng của chính tự thân mình hay đúng hơn, với chiều sâu khôn dò của nền tảng ấy.

Người nào đã kinh nghiệm satori đều khổ sở nhận ra điều này vừa khi y bỏ thiền đường lại sau lưng để trở lại với nghề nghiệp, hay khởi sự làm một công việc nào đó. Dĩ nhiên, trong một tu viện cũng có những bất hòa: lòng ganh tị của người tham vọng, những trình độ khác nhau về khả năng và sự chứng đắc. Nhưng hiện diện của vị Thầy gây lại thế quân bình, cho nên bầu không khí nổi bật vẫn là một bầu không khí của hòa điệu và nhẫn nhục. Bên ngoài tu viện, đời sống bắt đầu gay cấn, tấn công những giác quan bây giờ đã trở nên nhạy cảm gấp đôi. Một lần nữa, ta lại ở trong một thế giới của mục đích và ý định. Trí năng, bấy lâu bị dập tắt, bây giờ kiêu hãnh chiếm lại vị trí và được xử dụng như một dụng cụ.

Ngay cả nghệ sĩ, mặc dù ông có thể giải thoát, không nhắm mục đích nào nữa, trong lãnh vực riêng ông, ông cũng không tránh khỏi sự động chạm với đời - huống chi là bất cứ hạng người nào khá ? Ngay cả những tu sĩ ở thế tục (tân tăng) cũng bị lôi kéo vào trong đó. Họ cưới vợ, và do đó - nhất là ở Viễn Ðông - tự dấn mình vào một mớ bổn phận đè nặng lên người họ. Còn đâu là hiện hữu "không mục đích" trong mái chở che của tu viện! Một vực thẳm mở ra giữa đời sống hàng ngày và đời sống ẩn dật. Tất cả đều gặp những hoàn cảnh họ thấy rất chán chường, mặc dù họ bằng lòng ở lại trong những địa vị đã được dành cho họ, và không có tham vọng tự tiến cử hay đóng một vai trò trong đời công. Họ không hô hào những cải cách gượng ép; họ kiên nhẫn chờ đợi với niềm tin chắc rằng trong thế giới có đủ chỗ cho cái cũ và cái mới, rằng cái cũ sẽ biến mất khi đến thời, và cái mới không đến một cách đột ngột như được chế tạo sẵn, mà chính là tăng trưởng từ những hạt giống của cái cũ. Bởi thế, họ cố phục vụ không phê bình, một cách vô ngã, không cố làm cho mọi sự thích nghi với mình mà tự thích nghi mình với mọi sự, và để ý đến cách làm việc của mình hơn là công việc.

Trong lặng lẽ, họ tự đào luyện mình. Với những người khác, họ khoan hồng, nhưng với chính họ thì không. Họ bắt đầu một cách khiêm tốn, từ việc nhỏ nhặt nhất, biết rằng chỉ cách ấy họ mới có thể làm chủ những khó khăn lớn lao.

Sự huấn luyện ở tu viện đã in dấu trên tâm hồn họ và định đoạt thái độ của họ đối với những người khác : không phàn nàn về người và hoàn cảnh, không thay đổi chúng mà thay đổi chính mình và phát triển những năng lực gây thế quân bình. Một ý thức bén nhạy cũng được phát triển: họ trở nên thành thực một cách tế nhị với chính họ. Ðiều này không đưa đến sự tự phụ và tự cho mình đúng. Họ biết họ có phần thắng lợi hơn những kẻ khác, nhưng không lấy đó làm điều. Họ cám ơn định mệnh, và khiêm tốn đối diện con đường trước mắt. Nếu có những cuộc xung đột, họ tìm đến vị Thầy. Khi có thể, họ theo học những khóa thiền định cao để tri kiến thêm sâu rộng. Sự thiền định hàng ngày là chuyện dĩ nhiên. Những luyện tập này phải được tiếp tục suốt đời. Thật là một điều lầm lẫn nếu nghĩ rằng chúng chỉ ích lợi trong giai đoạn huấn luyện và sau đó có thể bỏ hẳn. Chính vị Thầy cũng luôn luôn luyện tập để những sở đắc của ông thêm vững vàng. Như thế, Thiền định có tầm quan trọng chủ chốt tuyệt đối. Mọi sự đã hoàn thành được chỉ là một tập luyện tiên khởi cho những thành tích về sau, và không ai có thể nói mình đã đến cùng đích, kể cả người điêu luyện nhất.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NHỮNG TU SĨ PHÁI ZEN

Ðối với người tu sĩ trẻ, tình trạng thật là nan giải. Y ý thức rõ rệt con đường dài và gian truân trước mặt, và muốn tiến đến chỗ tột cùng của khả năng mình. Tất cả năng lực y đều tập trung vào mục tiêu ấy. Thế mà bây giờ, thay vì nỗ lực kiện toàn đời sống riêng mình, y phải nghĩ đến việc cứu độ kẻ khác! Y sẽ sẵn sàng làm thế khi chính y đã hoàn tất việc tự độ. Nhưng dường như còn quá sớm. Y cũng chỉ là một người vừa mới nhập môn.

Ðối với y thật khó ghi tạc nơi lòng lời phát nguyện cứu độ kẻ khác. Y bị buộc phải rời ngôi nhà của sự cô đơn phong phú và hòa mình vào cuộc sống cuồng loạn y đã khước từ. Bởi vì, không giống như những người khác rời tu viện để trở lại đời sau khi đã chứng nghiệm satori, người tu sĩ trẻ không thể chỉ tu tại chùa nơi y đã đến theo tiếng gọi. Y phải đi vào những vùng xa lạ và trà trộn với những người mà ai cũng mong tránh chung đụng.

Ở đây, y bị đặt vào một thử thách cam go, va chạm với bất cứ gì từ vẻ lãnh đạm, lịch sự, tẩy chay, khinh miệt và nhạo báng ra mặt. Y còn gặp phải sự thù ghét nữa - thù ghét do lòng ganh tị mà ra. Một cách vô tâm, y phải tự hỏi mình có quyền gì quấy rối những người ít may mắn hơn? Y có gì để hiến tặng? Y có cần phải tuyên bố cái tri kiến tràn đầy ân sủng như người nghệ sĩ thực hiện trong bức họa của họ chăng? Giảng rằng con người sẽ không bao giờ được tự do dưới ách của dục vọng? Nhưng thuyết giảng có nghĩa là "lập thành ngôn từ" và điều ấy đi trái với tinh thần của Thiền. Ngoài sự giúp đỡ trong mọi hình thức với tư cách một người bạn và láng giềng tốt, điều độc nhất y có thể làm là chứng tỏ rằng cái ách của dục vọng có thể bị bẻ gãy. Những người khác cũng có thể thấy, nếu họ chịu mở mắt, rằng chính y đã bẻ gãy gông cùm. Và bởi vì sự khiêm cung của y đã làm kẻ khác phải hạ khí giới, họ không còn khép chặt tâm hồn trước y nữa. Kết quả là y bắt buộc phải sống một đời gương mẫu, nêu lên cho mọi người thấy đức tính độc nhất mà y vượt bực: sự tự đào luyện không ngừng của y. Người tu sĩ phái Thiền không thể trốn tránh bổn phận mình bằng cách nói suông ngoài cửa miệng. Y không thể thuyết giảng kêu gọi kẻ khác phải khoan hồng, kiên nhẫn, từ bi, nếu y không đích thân hoàn thành những đức tính ấy. Môn hùng biện không quan trọng trong chương trình Thiền.

Bởi thế, người tu sĩ phái Thiền phải thực thi tính tự chủ khắt khe nhất. Y không thể biện hộ: "Ồ, chỉ vì tôi mất bình tĩnh". Y cũng không đợi đến khi người khác nhắc rằng y vẫn còn ở dưới sự thao túng của dục vọng và đam mê. Ngay khi ý thức nhược điểm này, y tự ý gián đoạn nhiệm vụ và rút lui để thiền định nhiều hơn, trong cô độc, cho đến khi có thể trở lại nhìn mặt người ta, và nhất là có thể nhìn chính mình. Quả thế, mặc dù điều này có nghĩa là xao lãng những luyện tập có thể đưa y tiến xa hơn trên đường Thiền, y vẫn xem điều quan trọng hơn chính là thanh lọc những nguồn suối của bản thể y.

Sự thành công bên ngoài không phải chờ đợi lâu: bây giờ y dễ dàng được chấp nhận hơn. Sự tựu thành của y làm mọi người chú ý; Thiền không có vẻ là một cái gì bí truyền, đi đôi với mùi mốc meo của những nhà chứa và những tập luyện thần bí ở đấy. Ðúng hơn, y giống như một lực sĩ mà ai cũng có thể trở thành, miễn là y có ý muốn và tuân theo những luyện tập cần thiết. Chức vụ của y không còn đáng ngờ vực và y dễ dàng tiếp xúc mọi người hơn. Kết quả là y có được địa vị của một vị Thầy ở thế tục để giúp người qua khỏi những cơn đau khổ nhất của họ. Nhưng - há chẳng phải y đang phản bội thiên chức mình? Có phải satori, con đường dài cam go y đã đi qua, chỉ cần thiết cho việc này thôi? Có phải y làm một ông thầy tu Thiền để làm việc này chăng? Thỉnh thoảng, bởi thế, ngoài việc giúp đỡ khuyến khích mọi người, y sẽ nói đến con đường đưa đến sự giải thoát khỏi dục vọng và giá trị của nó. Y có thể tìm được một vài người nghe, nhưng thường thường chỉ có thế. Bây giờ y mới thấy công việc của mình khó khăn làm sao.

Dục vọng ăn sâu gốc rễ nơi phần lớn người ta, chiếm chỗ quá lớn trong lòng họ, đến nỗi công việc của y quả thật dường như hoàn toàn vô vọng. Tệ hơn nữa, không những đâu đâu cũng gặp chỉ dục vọng, mà còn tà tâm, sự tàn bạo, xấu xa, bất lương. Những người ham dục lạc chất phác ít nhất cũng không rắc rối, dễ gần; khác xa hạng này là những tâm hồn hiểm độc đã biết phân biệt thiện ác nhưng lại dụng tâm chối bỏ điều thiện, lại còn thù ghét nó! Ðối với thầy tu mới tập sự thì đây là một kinh nghiệm có tác dụng tàn phá.

Y đã nghe nói đến Phật tính nguyên thủy nơi mọi sự vật, và đã thoáng thấy nó xung quanh y: trong cây, đá, núi, sông, hoa, cỏ, bụi bờ. Há nó lại không được tìm thấy trong con người sao? Nhưng ở đây tri kiến của y làm y thất bại. Y đang đối diện với một cái gì không có trong lãnh vực của cây cỏ và thú vật: tính gian dối khó lường của con người. Thú vật không giả vờ, không đóng kịch, không mang mặt nạ. Thế thì Phật tính trong người đã ra sao rồi? Không phải hiển nhiên là bản tính nguyên sơ của con người đã sai hỏng đó sao?

Những hồ nghi này kết thúc trong tình trạng hoài nghi và thúc đẩy vị thầy tu tập sự trở về bên cạnh Thầy để có những cuộc đàm luận làm sáng tỏ vấn đề, những cuộc đàm luận bây giờ thành ra hoàn toàn thích hợp vì họ đang bận tâm đến những nỗi khó khăn cần giải thích. Một khóa học tập mới bắt đầu, kéo dài vô hạn định - không phải luôn luôn trong hình thức những cuộc đàm đạo, diễn giảng, tập luyện mà thường thay đổi phương pháp để thích hợp với cá tính của người môn đệ, được trợ giúp bởi những công án chọn lọc khiến y có thể tự tìm kiếm ra giải đáp cho vấn đề. Dầu thế nào mặc lòng, sự giáo huấn đó sẽ hướng dẫn y trong phạm vi liên quan đến thiên chức và giới hạnh tu sĩ, và đề cập thẳng đến ngõ bí của y: những khó khăn của một thầy tu tập sự đang có cảm tưởng rằng phải cứu độ kẻ khác là cả một vi phạm, gần như một sự phản bội đối với bản tính mình, một thầy tu chưa được một động lực nội tại thúc đẩy để xem độ tha là việc hoàn toàn tự nhiên, một thầy tu đang cảm thấy mình vụng về như một y sĩ mới được huấn luyện nửa chừng đã được thả ra trước những con bệnh.

Bây giờ y thấy rõ rằng hiện tại, y không thể không cảm thấy lạc lõng. Khuyết điểm không ở nơi thế gian xấu xa, mà ở nơi chính y và sự thiếu bình an của riêng y. Trong tâm, y còn bị "chuyển" bởi bộ mặt mà thế gian bày cho y thấy. Thất bại và buồn nản phải làm y ý thức sự kiện này. Chính con người y, y phải ổn định lại trước hết; thất bại vì thế có một hiệu năng giải cứu y. Bổn phận y bây giờ là phải giữ tâm luôn luôn vững vàng không bị "chuyển". Tập luyện điều ấy trong cách cư xử của y đối với người và sự vật chính là điều kiện tiên quyết để cứu độ kẻ khác, một việc chỉ có thể làm được sau một thời gian thử thách lâu dài.

Trên con đường này có nhiều nguy hiểm và cám dỗ mới. Ðiều dĩ nhiên là khi đã chọn con đường của chân lý tối thượng, y phải nỗ lực sống bằng chân lý theo như y thấy và hiểu. Y sống theo những nguyên tắc của chân lý ấy và cẩn thận trong việc ăn ở, suy nghĩ và hành động cho phù hợp với nó. Y đã quyết định theo lẽ thiện và chân, và đối mặt chống lại ác và ngụy, mà quên nhận thức rằng với quyết định này y đã tự đưa mình vào một ngõ bí. Khi phân biệt giữa tốt lành thánh thiện một mặt và xấu xa phàm tục mặt khác, y đã tự đặt mình hẳn vào một phản đề. Nhưng Tín Tâm Minh nói:
  • Ðạo lớn không có gì khó
    Chỉ tránh lọc lừa chọn lựa.
Sự "lọc lừa chọn lựa" này rõ trong sự kiện rằng: muốn nắm một vật y phải liệng bỏ vật kia. Như thế y giữ một thái độ luôn luôn một chiều. Mặc dù y đã quyết định theo lẽ thiện, cái đối nghịch với thiện cũng còn mãnh lực trên tâm hồn y. Khi bám chặt lấy điều thiện (lý tưởng, giá trị) y cũng bị trói buộc không thua gì con người đang bị dục vọng thao túng. Bất cứ người nào khước từ sự tham muốn đối với thế tục mà còn bị vướng mắc vào sự ham muốn đối với lý tưởng, kẻ đó vẫn chưa tiến xa được, trong ý nghĩa căn để nhất. Dĩ nhiên, y tiến bộ hơn con người ham dục lạc không suy nghĩ, bởi vì y ý thức được cả hai mặt và hiểu rõ mối căng thẳng không thể dung hòa giữa hai bên. Song y vẫn chưa tiến xa đủ: y vẫn chưa ở ngoài những đối đãi, vì y sống bằng một chân lý thay thế. Bởi thế, y gặp phải sự phản đối. Người tu sĩ nào ác cảm trước sự phản đối sẽ đâm ra càng ngày càng khó tính, tự cho mình cao vượt và không ngớt trách cứ kẻ xấu xa, không biết khoan dung, và như thế y chưa thoát khỏi ước muốn được công nhận, danh dự, và ngay cả lòng tôn kính. Trong y có một đà thúc đẩy của ý muốn quyền lực đang hoạt động, mặc dù không được y công nhận, và sự "chữa trị linh hồn" của y phần lớn là một biểu hiện của sự thúc đẩy này ngụy trang dưới lòng nhiệt thành thánh thiện và sự cao cả tinh thần. Quả thật y đã được kêu gọi để lãnh đạo trong ý nghĩa cao nhất, nhưng sự lãnh đạo mà y chưa đủ khả năng thực ấy, hiện bắt nguồn từ một bình diện khác: nó cũng là một quyền năng, mặc dù thuộc về một loại khác hẳn không thể so sánh. Lòng "nhiệt thành thánh thiện" không thể được biện minh ngay cả khi những con người tội lỗi phỉ báng Ðức Phật và chân lý tối thượng. Người tu sĩ không phải là kẻ tuyên dương chân lý này, vậy nên y phải cẩn thận không nói nhiều về Phật hay Thiền.

Còn về những kẻ ác tâm thì sao? Bị lầm lạc, họ tự cho mình là trung tâm điểm của mọi sự. Tính tự kỷ ngoan cố này khiến cho Phật tính trong họ bị hoàn toàn lu mờ. Tri kiến sáng suốt không còn có lợi ích gì ở đây; sự ngoan cố dường như là bản tính nguyên thủy của con người. Người tu sĩ không có chọn lựa nào khác hơn là tin lời Phật và những bậc Thầy khi họ nói rằng: Phật tính có ở ngay cả trong một người trọng tội. Y phải tin điều này cho đến khi y tự mình thấy được nó và trở thành không còn lệ thuộc vào Phật và Thầy. Muốn đạt đến tri giác này, giống như một satori mạnh mẽ nhất, cần phải có những luyện tập thêm. Cũng hệt như những luyện tập hơi thở và tập trung tâm trí là cần thiết cho satori, bây giờ y phải thực hiện những luyện tập bao gồm cả toàn thể con người y - không những tâm thức mà còn cả linh hồn và thể xác y nữa. Y phải vượt ra ngoài những đối đãi trong đó y đang còn vướng, xem như điều kiện dẫn đến một cuộc biến đổi không còn do chính y nữa, mà là một cái gì "xảy đến" cho y. Những kinh nghiệm bất hạnh của riêng y đã chuẩn bị đưa người tu sĩ đến chỗ này. Ðiều cốt yếu đối với y là phải trở thành vô ngã trong một ý nghĩa căn để, sao cho ngã không còn hiện hữu nữa, như một danh từ hay một cảm thức mà trở thành một số lượng vô danh. Ngã chấp, cho đến bây giờ vẫn là điểm quy chiếu thầm kín hay hữu thức trong mọi kinh nghiệm hàng ngày, phải tan biến.

Ðiều này không có nghĩa là "tôi" phải bị bỏ và thay thế bằng một "chúng ta" mơ hồ, vì kinh nghiệm đoàn nhóm vẫn còn tác động trên cá nhân như một cái ngã, dù y không phản ứng lại nó với tư cách cá nhân mà trong tinh thần của tập đoàn. "Tôi" đúng hơn nên được thay thế bằng "nó" ("it" trong Anh ngữ, có ý nghĩa trung tính rõ rệt hơn – Lời người dịch).

Những luyện tập tiếp theo những tập luyện trước, phải có kết quả là trạng thái an tĩnh hoàn toàn của tự tâm. Mọi sự xảy đến, và nhất là những gì xảy đến cho tôi, phải được quan sát một cách vô tư, như thể nó không dính líu gì đến tôi cả. Ðiều này có nghĩa là vui mừng khi một việc gì xảy đến cho tôi, hệt như tôi sẽ vui mừng nếu nó xảy đến cho một người nào khác; và buồn rầu vì nỗi buồn của một người khác, không khác như thể nó xảy đến cho tôi. Quả thế, tôi phải có thể vui mừng vì niềm vui của một kẻ khác, cho dù nó đem lại cho tôi sự buồn khổ (khi, chẳng hạn, một người khác được ưa thích hơn tôi), và phải xao xuyến vì nỗi buồn khổ của một người khác, ngay cả khi nguyên nhân sự buồn khổ của y đem lại nguồn vui cho tôi.

Ðiều dĩ nhiên là một Phật tử không được thù ghét, và chung quy y cũng không thể thù ghét. Cũng thế, y không được yêu thương trong nghĩa thông thường của danh từ, và quả thật y cũng không thể si ái. Tuy nhiên, không phải y trở thành vô cảm giác và dửng dưng. Y để cho mọi sự vật và mọi người có một phần trong khả năng yêu thương dồi dào của y, mà không nhằm một tình thương nào đáp lại. Y yêu thương một cách vô tư, vô ngã, như thể yêu để mà yêu. Và điều này không phải bởi vì nó đem lại cho y khoái lạc riêng tư hay làm thỏa mãn một dục vọng riêng, mà vì y phải làm thế do một lòng yêu thương dào dạt. Tình yêu này, nếu ta có thể gọi là yêu, vượt cả yêu ghét vì nó không thể chuyển thành sự ghét bỏ. Nó không như một ngọn lửa đang bừng cháy có thể hạ xuống bất cứ lúc nào, mà nó giống như một ánh sáng trường tồn. Tình yêu này, một tình yêu không thể bị thất vọng, cũng như không thể được khuyến khích từ bên ngoài, một tình yêu trong đó sự tử tế, lòng lân mẫn và biết ơn hòa lẫn, một tình yêu không khuyến dụ, không cố nài ép, đòi hỏi, quấy rầy hay bám riết, một tình yêu không cho ra để mà nhận lại - tình yêu ấy có một mãnh lực phi thường, chính bởi nó tránh hết mọi mãnh lực. Nó ôn hòa, từ tốn, nhưng cuối cùng không thể bị phản kháng lại. Ngay cả những vật gọi là trơ lì cũng mở lòng ra trước tình thương ấy, và loài vật, trong trường hợp khác đã rụt rè và nghi ngờ, cũng tín cẩn trước một tình yêu như thế.

Ðiều này sẽ giải thích tại sao lòng yêu thiên nhiên của người Nhật được liên kết với Thiền. Ðấy là hình thức trong sáng nhất của một tình yêu hướng về sự vật một cách tự nhiên và không thể bị đổi thành thù ghét. Ta có thể kể nhiều điển hình về tình yêu này: người ta nghĩ đến thái độ của người Nhật đối với hoa. Ðây là tỉ dụ về tình yêu trong sáng nhất không cần đền đáp: Tôi yêu hoa không phải nó nở cho tôi, mà bởi vì nó nở hoàn toàn không "lý" gì đến tôi, và tôi vui mừng trong hiện hữu của nó không phải như thể nó là sở hữu của tôi.

Nếu bạn đã trải qua sự học tập này, nếu bạn có cố gắng nào tương tự để đạt đến một vị trí vượt ngoài đối đãi, tức bạn đã hoàn tất những điều kiện cho một cuộc gặp gỡ tốt đẹp với cái "khác"; bạn có thể lĩnh hội nó "trong tự thân" bằng một thoáng trực giác, như một y sĩ kinh nghiệm nói ngay được bệnh trạng của bệnh nhân. Từ điểm thuận lợi này, một con người có thể được nhìn thấy đúng như hiện thể của y với tất cả những gì bị bóp méo hay quái dị trong y, bây giờ không còn bị khinh rẻ nữa, mà được chấp nhận một cách bình tĩnh. Và khi "từ lực" của người tu sĩ càng mạnh, thì người kia càng không thể lừa dối ông, không thể đặt ra hàng rào của sự giả tạo vờ vĩnh. Mãnh lực ấy trở thành môi trường, trong đó người kia tự nhiên cảm thấy thoải mái trải lòng mình ra, một môi trường mời mọc kẻ kia đến hàng phục, chịu sự lãnh đạo.

Người tu sĩ không cảm thấy cái ngã của mình tăng thêm trong mối xúc tiếp với người kia, mà chỉ tăng cường cái "Nó" trong ông. Ông cảm thấy đang tiến lên với những sức mạnh khác hơn là chính ông.

Sự giúp đỡ của ông đối với kẻ khác chỉ ở chỗ đó, trong một tình trạng vô hành, một thái độ tâm linh vượt bực và sáng tạo độc đáo. Thân xác, linh hồn và tâm linh ở đây được tan hòa vào nhất thể.

Ông tác động trên kẻ khác bằng gương mẫu của chính mình, chỉ chờ đợi đến khi họ không biết phải làm sao và mong muốn một lời khuyên. Khi ấy có lẽ ông sẽ khuyên họ làm tròn nhiệm vụ một cách ý thức, trung thành và vô ngã. Ông sẽ không nói về Thiền hay mong đặt họ lên con đường nếu nền móng chưa được chuẩn bị. Chỉ khi đó ông mới giải thích sự sai lầm căn để của việc tự xem mình như trung tâm điểm của mọi sự, nhấn mạnh vào ý muốn riêng, và như thế đi ngược lại định luật phổ cập khi muốn thích nghi sự vật theo mình, thay vì tự mình thích nghi theo sự vật. Sau đó, dần dần ông sẽ nhập môn họ vào những tập luyện mà chính ông đã trải qua, dè dặt đưa họ lên con đường đem lại giải thoát khỏi tánh ngoan cố và dục vọng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM CỦA VẠN PHÁP

Ngã tính thuộc vào chính bản chất của con người, như đôi cánh của một con chim hay lá của cành. Trong tự nó, ngã tính ấy không có gì khả nghi, không có gì để phát sinh tình trạng ly tâm của hiện hữu con người. Tuy nhiên một sự dời xa, một sự ly khai khỏi tâm, tiềm ẩn trong ngã tính ấy. Khi càng phân biệt mình với mọi sự gì không phải là mình, không thuộc về mình, con người kinh nghiệm sự căng thẳng giữa ngã và phi ngã như một đối lập. Khi đối diện những gì không phải chính mình, càng ý thức nó như một đối tượng bao nhiêu, thì cái ngã càng tự đặt nó ra ngoài - ngoài những gì "đối nghịch" với nó. Kết quả là một sự chia cắt liên miên của hữu thể thành ra hai lãnh vực là chủ thể và khách thể, đến nỗi nghệ thuật phân biệt càng tiến, người ta càng thấy khó hiểu: Làm thế nào Thực thể độc nhất lại có thể tự chia thành hai lãnh vực khác nhau đến thế?

Bây giờ, dù sự đối đãi có chính xác như một định lý, giữa đồng và dị, một và nhiều, bất dị và dị, bất đối và đối, thì vẫn không có sự cao siêu huyền bí nào về những cặp đối lập ấy. Sự kiện trí năng không thể quan niệm sự đồng thể và nhất thể, chỉ trừ trong môi trường nhị nguyên, không có nghĩa rằng nhị nguyên ấy phải là đối tượng và đề tài của giác tánh huyền bí.

Ðối với người Phật tử phái Thiền, kẻ không để mình rối loạn vì những bay bổng của tư duy thuần lý, sự huyền bí đích thực không những chỉ vượt ngoài mọi đa nguyên, đối đãi và phân biệt, mà còn vượt ngoài những cặp đối đãi "một, nhiều", "đồng, dị", "đối, bất đối". Và ngay điều này cũng có thể cãi được, vì nó đi ngược lại một vài kinh nghiệm thần bí rất xác định.

Nếu người Phật tử ấy nhận thấy cần diễn đạt một quan niệm về vấn đề này theo những từ ngữ chúng ta đã dùng ở đây, y sẽ chỉ nói thế này: Tâm của vạn pháp cũng vượt ngoài một và nhiều, đồng và dị, và không vượt ngoài. Và bởi vì, vượt ngoài và không vượt ngoài cũng lại đối đãi nhau, nên y phải nói thêm rằng: Tâm ấy không phải là cái này, cũng không phải cái khác, cũng không phải vừa cái này vừa cái khác, và tư tưởng không thể diễn tả được, dù chỉ ám chỉ đến nó. Bất cứ người nào muốn biết đấy là gì, đều phải theo con đường của Thiền, không có cách nào khác.
SỰ SA ĐỌA VÀ SỰ KIỆN TOÀN CON NGƯỜI

Sự sa đọa của con người phát sinh như thế nào? Nó bắt đầu bằng sự bỏ qua hay hiểu lầm mục đích sâu xa nhất của hiện hữu mình. Không một sinh vật nào khác ngoài con người được thiên nhiên cấu tạo không những để sống một cách tự nhiên từ nơi tâm vạn pháp mà còn để khải thị bí mật của tất cả cuộc tồn sinh. Y đã được ban phát khả năng phá vỡ những xiềng xích của cá tính để đi vào trong mối xúc tiếp thân mật với mọi hiện hữu, để gặp khắp nơi trong thế giới bên ngoài một cái gì gần gũi với y, hay thể nhận chính mình trong mối gần gũi ấy, và trong cái ngã này, y trở nên ý thức được tâm của vạn pháp, đến độ y sống cũng như bị sống (không để cái ngã của mình tác động lên mọi sự).

Không có loài nào ngoài và dưới loài người, đã sống: chúng bị sống. Với sự chắc chắn của những người mộng du, chúng sống một cuộc đời quay vào chính mình, và không một mối liên lạc nào chúng gặp đã từng đi vào ý thức chúng. Chúng không có cách nào để mở lòng ra và cứ để mở như thế, để tự hiển lộ mình và bị hiển lộ. Bất cứ cái gì chúng làm hay chịu đựng đều không có ý nghĩa gì với chúng. Chỉ có mặt một cách vô danh trên đời, chúng được bao bọc một cách hạnh phúc trong chính chúng, nhưng chúng không đạt đến sự vui hưởng một cách ý thức hiện hữu của mình.

Tuy nhiên đối với con người, một định luật mới không tiền khoáng hậu đã được ban phát cho y: y phải hoàn thành những gì được hứa khả trong bản tính mình bằng cách kính trọng mọi sự, và bao bọc chúng trong tình thương yêu bất cứ khi nào và ở đâu y gặp chúng; trong một tình yêu thương không tính toán, mà tung rải nó ra và chỉ càng phong phú thêm trong khi tung rải. Chỉ cách đó, y mới có thể thành công trong việc giải thoát dần dần khỏi ngục tù chật hẹp của cá thể, trong đó giống như súc vật và cỏ cây, y đã bị nhốt kín. Cuối cùng y được khôi phục để trở thành chính mình : là tâm của vạn pháp, trong đó Bản thể được hiển lộ. Sự kính trọng đối với toàn thể sự sống là công thức của Phật giáo Thiền, và bí quyết của Thiền chính ở chỗ đó.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NHỮNG GIAI ĐOẠN CAO HƠN CỦA THIỀN ĐỊNH
Bằng sự "giữ tâm vững vàng", vị Thiền giả uyên thâm đã được một căn bản mới cho đời mình. Những gì ông thu thập trước đấy đã được củng cố thêm, và trong ông có một cuộc biến chuyển nội tâm. Từ lợi điểm này, ông có thể thử những tập luyện mới về Thiền định: không có đề tài nhất định, không có công án. Ông đạt đến một trình độ ở đấy, ngay dù không có đề tài, tâm ông cũng vẫn tỉnh thức hoàn toàn. Ông không còn hướng đến một vấn đề đã đặt ra mà đến một cái gì được hỏi, nhưng không được nói ra, đến một vấn đề tối hậu không thể lập thành danh tự. Bấy giờ không còn là vấn đề chứng ngộ qua tri kiến, mà là chứng ngộ qua sự nhập làm một.

Tâm của Thiền giả hoàn toàn tỉnh thức. Ðiều này không có nghĩa chỉ có tâm ông mà thôi, mà mọi sự ở trong ông - thân xác, giác quan và tâm thức, tất cả đều hoạt động cùng nhau trong lãnh vực của năng lực. Ông tỉnh thức hoàn toàn như một người đang chờ đợi và lắng nghe, một sự lắng nghe định đoạt cả cuộc đời ông. Nhưng không phải lắng nghe một cách hữu thức (điều ấy sẽ quá bị hạn định); ông lắng nghe mà không biết mình đang lắng nghe. Lòng ông vắng bặt mọi sự, tuy nhiên ông không ý thức về sự vắng bặt ấy. Ðấy là một trạng thái mà chỉ có một người đã có một thời gian thực hành Thiền định dài lâu mới thể nhập được. Trông bề ngoài thì Thiền giả giống như chết, nhưng từ bên trong ông ở trong một trạng thái tự do tuyệt đối, linh động, căng thẳng, tập trung hoàn toàn. Tuy nhiên, ông không có khuynh hướng nới giản tình trạng căng thẳng dưới hình thức những ảnh tượng, đúng hơn ông có khuynh hướng để mình chìm lắng vào trong lãnh vực vô ảnh.

Khi ấy, điều có thể xảy ra là Thiền giả bấy giờ hoàn toàn chìm đắm trong Thiền định, cảm thấy mình như một bóng tối sáng lòa, ông có thể kinh nghiệm những hiện tượng ánh sáng. Tôi không hiểu những hiện tượng này nghĩa là gì và từ đâu đến. Nhưng đấy là những hiện tượng thoáng qua rồi biến mất trở lại, và dường như không có nghĩa gì, bởi chúng không đưa đến đâu cả. Sau đó, người ta cảm thấy rã rời, kiệt sức.

Nhưng rồi chuyện này xảy đến (bằng cách nào, ta không biết - hay ta chỉ mơ thấy nó?): ta bị nuốt chửng như thể bởi một xoáy nước, bị hút xuống những đáy sâu vô tận, rồi thình lình bị tung bật trở lên và mang trở về lại chính mình. Nó giống như sự vùng thức dậy, và có thể theo liền bởi một trận toát mồ hôi. Nhưng lần này ta không cảm thấy rã rời. Trái lại, ta cảm thấy được tăng thêm sức mạnh, được tái sinh.

Như thế, ta được mang trở về với chính mình và với thế gian. Sau những kinh nghiệm lặp lại nhiều lần tương tự, ta nhận ra rằng: những gì tôi tìm kiếm nằm trong chính tôi, và trong tất cả những sự vật này. Chân lý là thế gian này, vật này ở đây, vật kia chỗ nọ - và tuy nhiên nó cũng không phải nằm ở đấy. Hoặc: vật này ở đây là chân lý - và không phải là chân lý. Nó là một cái gì, nhưng không phải là cái Có, nó là vô thể, tuy nhiên không phải là Không. Nó là Có và Không, Không và Có: cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai, vừa khi nó được quan niệm và thốt ra.

Tư tưởng sa lầy, tự thắt gút lại. Vào một giai đoạn sơ khởi, dường như cái đối nghịch và không đối là hai cái khác nhau, hai miền ngăn cách! Bây giờ ta đã tìm thấy, do kinh nghiệm, rằng cái không đối đãi cũng phi thực như cái đối đãi. Không cái nào hiện hữu cho chính nó, mỗi cái hiện hữu qua cái kia. Ðây không phải là phiếm thần luận, cũng không phải duy thần luận, nó không ngụ ý bảo có một đấng Thượng đế nào tiềm tàng trong thế gian hay siêu việt thế gian.

Và mọi sự bây giờ giản dị và dễ hiểu như một ván bài, ta có toàn quyền tự do tối thượng. Sự giải thoát này không có nghĩa là bất động trước vui và khổ, yêu và ghét; nhưng trái lại có đủ cả hai cảm thức một cách mãnh liệt mà vẫn tự chủ, không đắm đuối mình trong đó, không bị chúng thao túng. Ðấy là khác biệt giữa Thiền và thái độ từ chối cuộc đời của phái khắc kỷ: Ở trong Thiền, ta vượt trên tất cả, nhưng cũng ở trong tất cả, đồng thời cũng không vượt hay ở. Bất cứ ai đã đạt đến chỗ ấy, sẽ không được khổ đau thanh lọc hay bị thù ghét phá hoại, không mừng vì niềm vui, hay được an ủy bởi tình yêu. Phần thưởng của người ấy là ở chỗ không phải chính ông ta được thưởng. Nội dung của con người ông là thuần thiện - điều độc nhất mà ta càng tung rải nó càng tăng thêm - sự bình an, tin tưởng, nhẹ nhàng thanh thoát. Mọi sự xảy đến đều phải. Ông sống một cuộc đời không đòi hỏi: giống như một người thường, tuy nhiên lại phi thường trong mọi sự, bởi vì khác hẳn về mọi sự. Ông hành động hợp lẽ do bản năng. Ông không tự hào về sự khiêm cung của ông. Ông không có mặc cảm, có thể sống ngày lại ngày và tìm thấy sự trọn vẹn trong mỗi ngày, hoàn toàn để tương lai trong bóng tối của định mệnh.

Như thế ông trở thành một cá tính độc đáo bằng cách không có cá tính. Ông không sợ chết, vì luôn luôn ông đã tự coi mình là số không. Và ông biết rằng trong cái chết cũng thế, ông sẽ được hủy diệt, được nâng cao, được gìn giữ (như một môi trường năng lực). Sự bất tử cá nhân đã thôi là một vấn đề đối với ông.

Tuy thế, đoạn cuối của con đường vẫn chưa đạt, còn có những luyện tập khác phải làm. Người Phật tử Thiền luôn luôn ở trên đường, và có thể những kinh nghiệm mới sẽ đến. Giả sử y là một trong những người ngoại lệ được nhiều thiên bẩm hơn những kẻ khác; giả sử y đã cẩn thận tiếp tục những luyện tập mà lòng nhiệt thành vẫn không giảm. Khi ấy, y sẽ đạt đến một cách thế kinh nghiệm mới mà trước hết không thể định nghĩa, vì tính chất khác hẳn với những kinh nghiệm trước: một cách thế mới để hiện hữu trong vô thể và không hiện hữu trong hữu thể. Ðấy là một loại biến cố mới, không phát xuất từ bất cứ gì, và nó xảy đến một cách hoàn toàn tự nhiên. Sự hợp tác của y trong đó chỉ là trạng thái sẵn sàng đón nhận.

Biến cố huyền bí này chỉ có thể ám chỉ, nhưng trọng tâm của nó thì không nói được. Mọi hình ảnh và sự so sánh đều tuôn phát từ những mức độ kinh nghiệm khác. Tuy nhiên, nhà thần bí sẽ có rất nhiều điều để nói với ta, chỉ vì ông có quá nhiều điều để giữ im lặng về.

Trước hết, kỹ thuật Thiền định bây giờ đã hoàn toàn đến nỗi đôi khi chỉ cần vài phút để đạt đến sự lắng mình hoàn toàn và tập trung. Những người quan sát đã nhận rằng hơi thở ra cũng như hít vào đều không rõ rệt, cả hai quân bình và ngang nhau. Ðấy là cách thở tâm linh đích thực.

Sự mãnh liệt trong cách bạn bị tống ra khỏi cái Không (xuất thể) bây giờ giảm bớt; càng lúc bạn càng có thể an nghỉ lâu hơn trong những chiều sâu của vô thể. Cái Không bây giờ không xuất hiện như bóng đen chói lòa, như sự im lặng có thể sờ được, không có danh từ để diễn tả nó. Nó bất khả thuyết đến độ cách bàn bạc thích hợp chính là sự im lặng tuyệt đối bất khả xâm phạm.

Bấy giờ bạn cảm nghiệm một sự trở về từ từ với chính mình. Không phải với một cảm thức khoái hoạt như trong giai đoạn đầu, đến nỗi trước hết bạn phải quen dần với ánh sáng ban ngày và tính cách phiền tạp của cuộc sống như một cái gì khó chịu; cũng không phải như bắt đầu giai đoạn thứ hai, cảm thấy như một người bị lay dậy khỏi một giấc ngủ bất an, một người cố hết sức để nhớ lại một cái gì y đã "bỏ quên trên đường", như các vị Thiền sư thường nói, và bây giờ tìm kiếm nó khắp nơi trong những sự vật của thế gian này. Bây giờ bạn cảm tưởng như một người thức giấc sau một giấc ngủ êm dịu sâu xa, mở mắt và cho là chuyện dĩ nhiên y sẽ tìm thấy lại thế giới quen thuộc của y ở đấy, không thể nào khác hơn.

Thế thì điều nhất định là bạn trở lại tỉnh táo không có sự giật mình, kinh hoàng ; bạn lướt vào cuộc sống như thể không cần phải làm một cái nhảy nào, để đi từ đây đến đó và từ đó đến đây.

Cách thể hiện hữu mà bạn không chờ đợi ấy làm bạn khó chịu. Bạn tìm nguyên nhân trong chính bạn, trong sự tập trung không đầy đủ (sự đăm chiêu trầm tư đến quá nhanh). Bởi thế, bạn tiếp tục tập luyện một cách tỉ mỉ, biết rằng không ích gì để hành khổ trí não bạn. Bạn đã phải tập quen với nhiều chuyện rồi, tại sao không tập quen với điều này nữa? Nhưng ngay cả sự tập trung được chuẩn bị cẩn thận nhất - khi bạn đề phòng chống lại sự xao lãng hàng giờ trước - cũng không đưa đến kết quả nào khác. Cách thế hiện hữu khó hiểu vẫn còn đấy.

Bạn không thể đi hỏi vị thầy mình, vì ông đã thả dây cương. Nhiều nhất là ông sẽ mỉm cười bảo: "Phương pháp không phương pháp". Bởi thế, bạn phải hoàn toàn nương cậy vào chính mình. Bất cứ sự tiến bộ nào thêm cũng phải thực hiện không có sự giúp đỡ hay khuyên bảo. Chỉ có một vị đại Thiền sư mới có thể giúp được nhưng theo nguyên tắc ông sẽ từ chối không chịu giúp, bởi vì ông biết rằng đây là khúc quanh quyết định. Nếu người môn đệ tìm ra con đường trước mặt thì tột đỉnh sẽ đạt được. Nếu không, y sẽ mãi mãi chỉ là một kỹ thuật gia về Thiền mà thôi. Muốn vượt qua và lên trên mọi kỹ thuật, chính thiên tài phải tự khai phá con đường.

Y sẽ cô đơn tịch mịch vô hạn nếu không có kinh nghiệm "xuất thần" về vô thể, một kinh nghiệm tóm bắt và giữ lấy y. Y chỉ có thể tiếp tục đi tới, không ham muốn, không mục đích.

Tuy nhiên, tâm trí y ra khỏi tình trạng rối loạn này do một kinh nghiệm mới đến với y ngay giữa cuộc sống hàng ngày, hoàn toàn tách biệt với trạng thái tập trung và kinh nghiệm này lại làm y bất an hơn cả kinh nghiệm trước đấy.

Y nhận thấy càng ngày càng miễn cưỡng, không muốn can thiệp vào đời sống kẻ khác. Ðiều ấy đối với y dường như không những thô lỗ, không biết điều, mà lại còn sai lầm nữa. Y phát sinh một tâm trạng gần như nỗi kinh tởm tự nhiên đối với nó. Sự huấn luyện đã buộc y phải chú ý đến tất cả những triệu chứng như thế, dù nhỏ nhặt đến đâu và đừng chống lại chúng - chẳng hạn bằng một sự gợi lại bổn phận. Y lắng nghe một linh tính cảnh cáo và cảm thức một sự cấm đoán ở bên trong.

Sao lại thế này? Y đã mệt mỏi với sự nhiệt thành trước kia rồi sao? Tuy nhiên, sự kiện vẫn còn đó. Càng tiến lên y càng đâm ra dửng dưng đối với sự thấp hèn bần tiện, và càng ít hăng hái về những gì tốt đẹp và cao cả trong con người. Y chịu đựng tất cả một cách dễ dàng, như chịu đựng thời tiết. Nhưng tại sao điều ấy lại ngăn cản y giúp đỡ kẻ khác?

Không thể cho rằng thái độ này là do một tính hoài nghi sinh khởi từ tình trạng chấm dứt ảo tưởng, theo đó mọi nỗ lực giúp đỡ dường như luôn luôn có giá trị nhất thời. Thái độ này có thể giảm cường độ, và vào những lúc yên ổn y còn cảm thấy dường như một cái gì bền bỉ đã được hoàn thành. Nhưng trong một cơn khủng hoảng thì rõ ràng là con người y đã không thay đổi tí gì - quả thế, những hố thẳm đã mở ra không nghi ngờ gì nữa. Mọi nỗ lực vì thế đều vô hiệu.

Dù sao, câu hỏi khó chịu vẫn nổi lên: Tại sao y lại phải bận tâm đến việc cải thiện và thay đổi lòng người ? Há không phải đấy là việc của những thế lực khác - cha mẹ, thầy giáo? Thế thì tại sao cố làm như một quan tòa xét đoán những định chế của thế tục ?

Do đó, đối với vị tu sĩ phái Thiền chỉ có thể có một công việc: gợi lên sự thay đổi tận gốc, giúp điều kiện thuận tiện cho nó, không can thiệp, và chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất này. Nhưng ông cảm thấy rất rõ là không được thuyết phục, năn nỉ, và đe dọa tinh thần cho đến khi người kia bị tóm. Vị tu sĩ không còn cái cám dỗ muốn làm một người câu những con cá linh hồn, xem sự cứu độ được nhiều linh hồn là hành vi công đức.

Hãy giúp đỡ, nhưng chỉ bằng cách đừng đến với những kẻ khác, chỉ bằng cách chờ đợi đến khi họ tự ý tìm sự giúp đỡ của tôi, đến khi một đóm lửa khát vọng, một cuộc đời tâm linh giải thoát sáng lên trong họ, lấn át lòng ngoan cố chấp kỷ. Tôi không đem cho họ cái gì của tôi, mà là cái gì của chính họ. Như thể họ đang nhờ những năng lực tâm linh của tôi để được giải thoát: không phải tôi, mà chính họ đang can thiệp vào đời sống của họ, cắt vào trong chính thịt của họ. Không phải lời nói của tôi, không phải việc làm của tôi, mà chỉ sự hiện hữu của tôi mà thôi, phải thuyết phục được họ. Tôi càng trở nên không ham muốn, không mục đích chừng nào thì tôi càng có mãnh lực thu hút những tâm hồn, trong đó cái khát vọng âm thầm đang cháy. Nhưng một khi họ đã xúc tiếp, họ không thể rút lui. Ðấy là một mãnh lực ngự trị cả hai chúng tôi, hướng dẫn họ đến với tôi, kéo họ về với tôi. Chỉ có mãnh lực này dẫn chúng tôi lại gần nhau và thiết lập một mối tiếp xúc thật sự, một xúc tiếp theo chiều sâu. Khi ấy không có sự thất vọng hay vỡ mộng. Khi ấy, một biến đổi lâu dài được phát sinh, không chỉ là một trạng thái thoáng qua.

Người ta càng lúc càng nhận thấy một cách rõ rệt và quyết liệt rằng sự thay đổi không tùy thuộc vào ý chí của người giúp hay người được giúp, mà đấy là định mệnh. Với một người này, việc ấy tự nhiên đưa đến ngoài ý muốn của y; trong khi đó một người khác có thể thất bại, mặc dù có bao nỗ lực anh dũng.

Như vậy, sự "không muốn can thiệp" không có nghĩa là cứ trơ trơ để mặc người khác tự làm lấy việc của họ, nhưng có nghĩa giúp bằng cách không giúp, thuyết phục bằng cách không thuyết phục. Chỉ khi ấy sự giúp đỡ mới trở thành tuyệt luân. Ðây là thứ giúp đỡ mà người môn đệ đã từng nhận nơi Thầy mình.

Kinh nghiệm mới này sẽ vẫn khó hiểu và gây bất an, nếu nó không đi đối với một kinh nghiệm khác có phần ít mãnh liệt hơn, dùng để làm sáng tỏ kinh nghiệm kia.

Thái độ của thầy tu Thiền đối với mọi sự luôn luôn có đặc tính là từ chối mọi loại phán đoán. Ðiều này được hiểu ngay từ đầu. Có thể chấp nhận với sự an tĩnh hoàn toàn, cái dễ chịu và cái khó chịu (mặc dù cái dễ chịu vẫn được biết là dễ chịu như bao giờ, nhưng được chấp nhận như thời tiết), điều đó là một điều luôn luôn được xếp vào hạng một khả năng căn để mà người ta phải luyện tập thường xuyên. Nó đã đặt nền tảng cho một lối hành xử điển hình khách quan và vô tư đặc biệt. Cái khả năng tìm ra, bằng cái nhìn sẵn sàng đón nhận, đặc tính cốt yếu của một biến cố hay một đối vật (đã được nói đến trước đây), và ý nghĩa của nó đối với các nghệ thuật đã được nhấn mạnh. Song một thái độ như thế đã có từ lâu ngoài phạm vi thần bí Phật giáo và vì thế không phải riêng gì của Thiền. Sự thản nhiên chối bỏ mọi phán đoán chỉ là một giai đoạn sơ khởi cho một thái độ rất đặc biệt có tầm quan trọng quyết định. Về phương diện tiêu cực, người ta có thể nói nó nằm ngoài phạm vi chủ thể - khách thể, ngã - vô ngã. Người tri giác có thái độ đối với sự vật một cách không chủ quan, cũng không khách quan - quả thế, y không có thái độ gì hết. Khi tri giác, y cảm thấy như thể sự vật đang tự tri giác chính chúng, như thể chúng đang sử dụng những giác quan của y để đạt đến sự hiện hữu toàn vẹn tối đa.

Tất cả những điều này không có gì là mơ hồ khó hiểu. Nó có thể như vậy đối với người Âu, những người không thể phát sinh được trạng thái này trong chính mình mà không có những luyện tập tiên khởi, và như vậy không thể thấy được sự kiện rằng cách thế tri giác trực tiếp này là tuyệt đối rõ ràng và nhất định. Thật vậy, nó quá rõ ràng đến nỗi so sánh với nó thì một tri giác nào chia tách ra ý thức về người tri giác và đối tượng tri giác đều khiếm khuyết cong quẹo.

Bất cứ người nào có thể kinh nghiệm theo cách ấy thường biện luận từ lập trường sự vật hơn là lập trường của chính y. Y để cho mỗi vật đạt đến hiện hữu tròn vẹn của nó, như thể nó có cái quyền ấy. Người Phật tử Thiền có thể làm việc này bởi vì kinh nghiệm của y đã khiến y kính trọng tất cả mọi hiện hữu như nó là. Y gặp nó mà không gán ép cho nó ý chí của riêng y, nhưng đồng thời y cũng không để tự mình bị ảnh hưởng bởi ý chí của . Y kính trọng noù như thể nó là một biểu trưng của nguồn mạch noù, nhờ đó nó được nâng cao. Mọi vật hiện hữu đều được bao quát và nâng đỡ bởi Nhất thể - Thượng đế, Tánh không. Tất cả. Cho đến đây, y có theo công thức của phiếm thần luận.

Tất cả điều này có vẻ quá giản dị và rõ ràng, tuy nhiên nó thật tương phản với thế giới người (quả vậy, chỉ trong tương quan với thế giới người). Nếu không ở trong tình trạng khó khăn, thì người ta cần gì đến Thiền? Cần gì đến nỗ lực gắt gao nơi chính mình để thiết lập mối liên lạc với tâm của vạn pháp?

Nhưng cũng có một điều không thể chối cãi được là trong quá trình kinh nghiệm thần bí, Vô thể chiếm chỗ của Hữu thể, và cũng một cách bất ngờ tương tự, Hữu thể lại thay thế Vô thể.

Cho đến một ngày, như là tột đỉnh của kinh nghiệm này, trong đó bạn bị biến đổi từ Hữu thể đến Vô thể và ngược lại, sự chứng ngộ xảy đến: Vô thể chính thật là Tất cả. Nó chính là bản thể của Hữu thể, và cũng không phải, nó chỉ là Không - và cũng không phải là Không.

Nó là vật này đây - và cũng không phải vật này; và vật này đây chính là nó, rồi lại không phải là nó. Tóm lại, mọi vật riêng lẻ là biểu tượng của Không - và đồng thời cũng không là biểu tượng.

Thế thì đấy là chân lý - giản dị thế ư? Quá giản dị đến nỗi so với nó thì lối giải thích phiếm thần, mặc dù sai lạc, có vẻ phức tạp rắc rối.

Vậy thì té ra vì điều này mà người ta đã cực nhọc suốt một đời dài, để cuối cùng vấp phải một cái quá giản dị như thế? Vâng, nhưng ta phải thêm ngay rằng: sự thật này là một vật có thật, sờ được. Không có hoài nghi nào về tính cách chắc chắn tuyệt đối của nó. Bạn thấy nó trong một cái nhìn mà không phải nhìn, biết mà không phải biết.

Bất cứ ai đã từng có kinh nghiệm này về chứng ngộ (trong đó Không tánh tự sáng tỏ) sẽ không còn hiểu ý của những nghi vấn đặt ra vì tò mò lý thuyết: tại sao Không lại là tinh thể của Có, tại sao Không lại không trở thành Một cái gì? Làm sao Một cái gì lại trở thành không? Ðiều này ta biết từ kinh nghiệm thực tiễn. Do đó mà Phật tử Thiền tông chối bỏ mọi lối tư duy như thế. Kinh nghiệm càng ít phức tạp càng tốt. Ở đây cũng thế: nó ra sao cứ để vậy, và đừng nghĩ rằng cần phải thêm một cái gì vào.

Người Phật tử Thiền mở lòng ra đối với tất cả mọi sự, không dè dặt - y không có những giáo điều phải tuân theo. Ðối với tri thức cũng thế. Y cũng không chối bỏ lý tính nếu nó không đòi đóng một vai trò trong thần bí.

Ngay cả trong những hoàn cảnh đơn giản nhất, y cũng sống một đời tâm linh vô cùng phong phú. Y không thể làm cách nào khác hơn, bởi vì y không còn sống cuộc đời "của y": y là sự sống trong khả tính tuyệt đối của nó - chính bằng cách không là sự sống. Mỗi lúc đối với y đều đáng giá một vô tận thời gian. Y sống trọn vẹn trong hiện tại, trong cái bây giờ và ở đây. Không phải trong ngày qua, cũng không phải trong hôm mai, tuy nhiên đồng thời y cũng ở trong tất cả các thời điểm ấy, bởi vì chúng là khung cảnh của hiện hữu con người, của dòng thời gian.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

GIÁC NGỘ, TÁI SINH, PHẬT TÍNH

Sự chứng ngộ đến một cách vội vàng và có hậu quả như một tai nạn tâm linh. Về điểm này, tất cả những người đạt satori đều đồng ý. Sự tự tin, những khả năng lý luận của ta, lương tâm và đức hạnh của ta, những điều xác tín của ta, những tiêu chuẩn và giá trị theo đấy ta đã từng điều khiển cuộc đời mình, bây giờ phút chốc trở thành không ích lợi gì nữa. Chúng không phải bị dẹp qua một bên như thể cần thử lại, mà bị dập tắt như thể chúng chưa từng có. Năng lực biến đổi của sự chứng ngộ thật mãnh liệt, đến nỗi cuộc đời ta như thể bị chuyển sang chiều không gian mới, mở ra và sẵn sàng đón nhận những khả tính mới mẻ và bất ngờ.

Với sự tái sinh này, người chứng ngộ bỗng chốc ý thức được họ là gì trong bản thể: họ thấy được Phật tính của mình. Tuy nhiên không thể gọi bản tính này là "cái tôi tốt hơn", hay "thực ngã", hay ngay cả "siêu ngã", vì như thế sẽ tương phản với những gì họ đã kinh nghiệm. Trong "lãnh vực nguyên sơ" này, không có cái gì giống như cái ngã hay tôi nữa. Bản tính nguyên ủy này, đúng hơn là nền tảng vô ngã, vô kỷ, gốc rễ không danh tướng của ngã.

Nếu hỏi Phật tính là gì, có lẽ người Phật tử Thiền sẽ trả lời: "Nó là bất động". Nhưng nếu người ta cố giữ ông lại ở điểm này, nêu lên những khó khăn thuộc về biện chứng trong những mối tương quan giữa nền tảng bất động này của linh hồn và động tác bên trong của linh hồn, ông ta sẽ xua tay thối thác mọi bàn luận và tuyên bố rằng: "động" hay "bất động" đều không thể định tính cho Phật tính. Phật tính không phải động hay bất động, nó là cả hai, và lại cũng không là cả hai. Nó là gì, điều ấy chỉ có thể kinh nghiệm và lĩnh hội, nhưng không thể hiểu hay giải thích bằng khái niệm ngôn từ.
SỰ LIÊN LẠC VỚI TOÀN DIỆN

Người ta thường ưa cho rằng người Phật tử phái Thiền thiếu tình cảm, họ còn gọi y là vô cảm - không phải vì phần sâu xa nhất của y bất động, bởi sự bất động này không dễ gì thấy được từ bên ngoài, cũng như không dễ gì thấy trên mặt biển sự yên tĩnh dưới đáy sâu của nó. Ðúng hơn, lý do chính là vì người Phật tử Thiền không màng bày tỏ cảm tình của mình và không thích mặc áo cho chúng bằng danh từ.

Có nhiều động lực sâu xa khiến Phật tử Thiền tông không ưa danh từ. Trước hết, y ghét sự thiếu lương thiện trong việc nói quá sự thật, một mối thù ghét ban đầu do tập luyện có ý thức, sau cùng trở thành bản năng. Vì sự tập luyện của y, người Phật tử Thiền ý thức được mối nguy hiểm nội tại trong sự diễn đạt cảm tình : trong việc nói nhiều hơn chính mình cảm nghĩ, và nghĩ ít hơn mình nói ra. Vì quá nhạy cảm đối với những người khác, y không thể nào không nhận ra rằng giải tỏa những cảm tình đang đè nặng trong lòng bằng cách diễn đạt thành lời là việc quá dễ. Một khi bạn đã nói với một người vừa qua một nỗi buồn khổ lớn lao rằng bạn vô cùng khổ tâm trước số phận của y, để y cảm thấy được thông cảm và an ủi nhờ những lời lân mẫn ấy, thì bạn rất dễ nghĩ rằng bạn đã xong việc với y. Rồi bạn không thấy y nữa, chỉ nghĩ về y từ một khoảng cách và chỉ thương hại y trong trí nhớ, rồi bình thản quay trở lại với công việc riêng của bạn. Với cách đó, bạn đã phá hủy ý thức đích thực về tình cảm và trở nên càng ngày càng hời hợt. Nhưng lý do tối hậu - và lý do quyết định - là người Phật tử Thiền hoàn toàn không giới hạn sự đồng lạc cộng khổ của mình vào loài người và mọi sắc thái hiện hữu con người. Y bao quát trong cảm tình này tất cả mọi loài có sự sống và hơi thở, kể cả loài vật và cây cỏ, và y không đóng cửa lòng y đối ngay cả con vật nhỏ nhất. Danh từ ở đây không còn hiệu lực.

Danh từ có tác dụng như những nhịp cầu giữa loài người, bởi lẽ đó, không nên để nó đưa chúng ta đến sự lãng quên và khinh bỉ những lãnh vực sinh tồn, trong đó danh từ không thiết lập một cảm thông nào, mà trái lại chỉ mở ra một hố thẳm. Không nên xem bất cứ gì chưa đạt đến mức con người đều chỉ có một hiện hữu tạm thời và không quan trọng.

Như thế cảm tình vẫn không mất do bởi không được diễn đạt. Có lẽ nó còn thành thật hơn và mãnh liệt hơn nếu nó không được lập ngôn. Người Phật tử Thiền luôn luôn được kinh nghiệm xác định rằng có một mối giao cảm căn để bao trùm tất cả mọi hình thái hiện hữu và bởi vì nó có tính cách trực tiếp, nên cần phải bỏ trung gian ngôn từ.

Ðối với người Phật tử Thiền tông, một sự kiện giản dị của kinh nghiệm là những cảm tình chân thành đều vượt qua mọi hàng rào do tâm thức đặt ra. Ðối với y, sự chia sẻ niềm vui và nỗi đau khổ không phải là những cảm tình giới hạn trong lãnh vực riêng tư - những cảm tình có thể đem lại danh dự cho y và chứng tỏ trình độ tâm linh của y, nhưng dù sao cũng vẫn không hiệu lực gì và tan biến như thể chúng chưa từng có. Ðúng hơn, bằng cứ ta rất thường thấy chứng tỏ rằng chỉ độc một sự hiện hữu của những tình cảm ấy cũng đủ thay đổi cuộc diện của thế giới. Bởi thế người Phật tử Thiền chỉ cần nuôi dưỡng những tình cảm. Y không quay chúng vào trong để làm thỏa mãn riêng mình, mà hoàn toàn không quan tâm đến số phận chúng, và không có động cơ nào ngấm ngầm, y cho phép chúng thoát ra trong hành động bên ngoài của mình. Y không đi ngang qua những niềm vui và nỗi khổ của những người khác, mà không đem chúng vào trong chính mình và tăng cường chúng bằng những cảm tình riêng của y - tuy nhiên lại không phải của chính y - để cho những tiềm thế của chúng có thể phát triển trọn vẹn

Qua sự giao cảm vô ngã của mình, người Phật tử Thiền ý thức được rằng cuộc sống chỉ tốt đẹp đối với y bao lâu y thành công trong sự thiết lập mối tương quan đối với chính mình. Y khám phá ra rằng: được hạnh phúc không phải là một vấn đề may rủi, mà là một nghệ thuật có thể học được và nâng lên đến những cường độ cao mãi. Vì thế, để sống trọn vẹn cuộc đời mình, cần nhất y phải được khải thị bản chất chân thực của y là gì; y cần phải tập va chạm không những thế giới xung quanh y, mà cả chính y nữa, một cách vô ngã; y phải thấy được, không bóp méo, không những bản chất của hữu thể ngoài y, mà còn phải thấy được bản chất của chính y.

Trong giới hạn y có thể hiểu thấu điều này, y sẽ truy tầm vào trong tinh thể của thực tại, vào trong cái chân lý bao trùm tất cả, qua đó mọi sự vật hiện hữu và chính y cũng nhờ đó mà hiện hữu.

Bằng những phương sách nào y tìm ra một giải đáp, điều đó không thể bàn ở đây. Ta chỉ có thể nói điều này: là cùng với giải đáp ấy - nếu y có được một giải đáp nào - y có một kinh nghiệm rõ rệt là: không nỗ lực giải thích nào có thể đem đến sự trực nhận chân lý, đến tri kiến tối hậu.

Nắm được chân lý cũng có nghĩa là bị chân lý tóm lấy, trên một bình diện vượt ngoài tầm suy tư của chính mình. Chính vì sự kiện duy nghiệm này mà Phật tử Thiền tông đã đặt ra danh từ satori, qua đó họ muốn nói đến kinh nghiệm căn để của sự kiện bị chân lý tóm lấy một cách bất ngờ và mãnh liệt. Nguồn gốc nó không thể diễn tả, nội dung nó không có chỗ xuất phát, nó vận hành một cách không thể cưỡng lại, và không một tập quán thành thực, một tư duy sâu xa nào thắng được nó. Một cách mãnh liệt khôn tả, cái ngã hữu tình trở nên trong suốt đối với những trạng thái được kết tinh bởi satori và chiếu sáng trong ánh sáng riêng của chúng.

Tầm phạm vi của cuộc chuyển hoán nội tâm đã phát xuất tình trạng trong suốt đó, không thể nào ước lượng được. Bởi vì ý thức cũ kỹ và trái ngược về ngã đã rơi rụng khỏi con người đã được biến đổi, nên y không còn ngã quỵ trước ảo giác rằng trước hết y phải tìm sự tiếp xúc với những con người khác ngoài vòng tròn của chính y, làm như tương quan con người là tùy thuộc vào chính y, vào thiện chí y, vào sự chọn lựa của riêng y Một cách huyền bí, không có sự tạo tác của riêng y, sự chứng ngộ đã làm y ý thức được rằng: từ khởi thủy, y vốn liên kết với tất cả mọi người trong thế gian và với tất cả chúng sanh, cho nên mọi sự liên lạc bị gặp hay được gặp đều chỉ biểu lộ mối tương giao nguyên ủy đó.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGHỆ THUẬT CẢM THƯƠNG

Chúng ta đã bàn về sự chứng ngộ một khi đã đến với một Thiền giả tinh luyện sẽ có tác dụng như thế nào trong mối xúc tiếp giữa vị ấy với thế gian và với chính ông. Nhưng bằng cách nào ông giúp đỡ kẻ khác? Bằng cách đồng lạc cộng khổ, người ta sẽ bảo.

Niềm vui chân thật vô ngã là một nghệ thuật không ai có thể hiểu nổi. Còn khó hơn nữa là nghệ thuật khổ đau. Ngay cả những người đã trải qua nhiều đau khổ cũng có thể lỡ mất con đường đúng. Bởi vì ý nghĩa của khổ đau bị ẩn nấp, và chỉ hiển lộ cho người nào biết chấp nhận và chịu đựng nó. Vị tu sĩ Thiền giúp người khổ đau chịu đựng nỗi đau khổ của họ cho đúng đường lối.

Khi một tu sĩ Thiền đã đặt một người đau khổ dưới sự săn sóc của mình, và có lý do để sợ rằng người kia không "lớn lên" theo kịp nỗi đau khổ của y, ông sẽ thăm viếng y luôn. Không phải với ý định làm cho y nhẹ bớt những nỗi lo âu cuồng loạn, nhưng là để đạt đến cái ngã thâm sâu của y. Ông sẽ cố làm cho y đối đầu với khổ đau của mình bằng cách ý thức rõ tầm vĩ đại và sự trọn vẹn của nó. Ông sẽ giúp người đang đau khổ thấy rằng không thể vượt qua khổ đau bằng cách từ chối không chịu đối mặt với nó, hoặc bằng cách đầu hàng nó trong tuyệt vọng. Ông sẽ cho y biết trước mối nguy của việc y cố tìm sự an ủi, và chờ đợi thời gian hàn gắn. Sự cứu rỗi nằm ở chỗ hoàn toàn bằng lòng với định mệnh, chấp nhận một cách bình thản những gì trút lên đầu mình mà không buồn hỏi vì sao tạo hóa lại dành riêng cho ta lắm nỗi bất bình? Bất cứ ai có thể chịu đựng khổ đau theo cách đó đều là những người lớn lên ngang tầm với khổ đau của mình và thoát ly khỏi nó bằng cách tập quen dần để bất chấp sự kiện rằng đấy là nỗi đau khổ của mình.

Sự thoát ly này dọn đường cho việc hàn gắn, sự hàn gắn tự đó theo sau, tùy mức độ y trở nên nhạy cảm đối với khổ đau của những người khác, và mức độ y chia sẻ sự đau khổ của người khác một cách vô ngã. Sự cộng khổ này hoàn toàn khác hẳn với lối cảm thông tình cảm mà phần đông chúng ta thường lâm vào, một mối cảm thông dễ dàng được khơi dậy và dễ dàng tan biến, mối cảm thông này vô hiệu vì nó không đủ yếu tố vô ngã. Lòng lân mẫn thật sự không bị giới hạn trong ngôn từ, thường đúc nên mối ràng buộc thân thiết nhất giữa những con người và tất cả mọi loài. Ý nghĩa đích thực của khổ đau chỉ hiển bày cho người nào đã học được nghệ thuật lân mẫn.

Nếu người khổ đau chịu mở tai và mắt của y ra, nhờ một cuộc khai quang tâm trạng cho y, y sẽ nhận thấy rằng sự trốn chạy thực tại cũng như khước từ khổ đau đều không thể đem lại cho y giải thoát. Và nếu khi trở về với chính y, y chứng tỏ có cố gắng để trở thành một với định mệnh, gật đầu với nó để cho nó làm tròn định luật của riêng nó. Khi ấy, người tu sĩ sẽ tiếp tục giúp đỡ y. Ông sẽ trả lời những câu hỏi y đặt ra mà không đưa ra cái gì hơn là những gợi ý, và dĩ nhiên không giảng đạo.

Bởi vì đối với ông, có một cái gì dường như vô cùng quan trọng hơn danh từ. Dần dần ông sẽ im lặng, và cuối cùng sẽ ngồi đấy không nói năng trong một lúc lâu, đắm chìm trong chính mình. Và điều lạ lùng là sự im lặng này người kia không xem là dửng dưng, là sự trống trải buồn bã có tác dụng quấy động hơn là trấn an. Trái lại, dường như thể sự im lặng ấy còn có nhiều ý nghĩa hơn vô số lời có thể thốt ra. Như thể y đang được kéo vào trong một môi trường đầy sức mạnh, từ đó nguồn nghị lực mới mẻ tuôn chảy vào trong y. Y cảm thấy tràn đầy một niềm tin cậy lạ lùng, mặc dù người tu sĩ viếng thăm y đã đi mất từ lâu. Và có thể trong những giờ khắc hân hoan này, y sẽ phát sinh quyết định bước lên con đườg đã biến đổi một cuộc đời khốn đốn thành một sự sống tràn đầy hạnh phúc.
- HẾT -


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách