ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Ai cũng đúng cả, mạnh ai nấy tu là được rồi, chẳng ăn nhằm gì với nhau cả. cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Ngài Huệ Lăng Trường Khánh làm đệ tử của Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong suốt 20 năm ròng mà không có kết quả. Một hôm, Ngài cuốn rèm, mắt nhìn vào ánh sáng của đèn lồng liền ngộ đạo.

Trong tích truyện Pháp Cú cũng có thể kể một trường hợp đắc đạo kỳ lạ khá giống với trường hợp của Ngài Huệ Lăng:

Ai sống một trăm năm ...

Tại Kỳ Viên, Phật đã dạy như thế, liên quan đến Trưởng lão Sappadàsa.

Tại Xá-vệ, một chàng trai gia thế nghe Phật thuyết pháp, đi tu và được nhận vào Tăng đoàn. Sau một thời gian bất mãn, chàng tìm cách tự sát vì nghĩ rằng thà chết hơn làm một tu sĩ.

Một hôm, sáng sớm, các Tỳ-kheo đến tinh xá sau khi thọ thực, thấy một con rắn trong Pháp đường, nằm ở lò sưởi, liền bỏ vào bình, đậy lại mang ra ngoài tinh xá. Tỳ-kheo bất mãn thấy thế liền giành mang ném bình đựng rắn, cốt cho rắn cắn để chết. Ông đến một chỗ vắng ngồi xuống, thọc tay vào bình quậy tới quậy lui nhưng nó không cắn. Thậm chí ông mở miệng rắn, chọt ngón tay vào nó cũng không cắn, ông ném nó đi cho đó là rắn hiền, không phải là rắn độc. Và ông kể lại cho các Tỳ-kheo ở nhà y như thế. Họ không chịu là rắn hiền vì nó phùng mang, rít lên, bắt nó phát mệt. Nhưng khi ông ta bảo là nó không chịu cắn dù làm mọi cách, họ im luôn.

Tỳ-kheo bất mãn vốn là người hớt tóc cho cả tinh xá. Một hôm ông đến tinh xá cầm theo hai, ba dao cạo. Một để trên sàn, một cạo tóc. Lần đó ông nghĩ sẽ lấy dao cắt đứt họng tự tử. Rồi ông tựa cổ lên một cành cây, dí lưỡi dao vào khí quản. Trong tư thế đó, ông phản quán về thái độ cư xử của mình trong thời gian làm bổn phận của một Sa-di, và nhận rằng hạnh kiểm của mình tốt đẹp như mặt trăng sáng trong hay châu ngọc chiếu sáng. Ông vui mừng khắp toàn thân. Nén vui, ông khai triển Minh-sát-tuệ và chứng A-la-hán cùng các thần thông. Ông buông dao cạo và trở vào tinh xá. Gặp các Tỳ-kheo khác hỏi chuyện, ông thưa thật, và kết luận thay vì cứa cổ với dao cạo, ông đã cứa bỏ tham dục với dao trí tuệ. Các Tỳ-kheo không tin, thưa chuyện với Thế Tôn. Phật nghe kể, bảo:

- Các Tỳ-kheo! Người đã thoát khỏi tham dục thì không thể dứt mạng sống của chính mình.

Họ hỏi Phật tiếp:

- Bạch Thế Tôn! Ngài bảo người này đã trừ hết tham dục, tại sao đã có khả năng chứng A-la-hán mà còn bất mãn? Sao ông có đủ khả năng chứng quả? Sao ông không bị rắn cắn?

- Các Tỳ-kheo! Chuyện đơn giản là con rắn đó là nô lệ của ông ta ở kiếp trước, nên không dám cắn chủ.

Và Ngài kể lại vắn tắt nguyên nhân. Do đó Tỳ-kheo này có tên là Sappadàsa (Người có rắn làm nô lệ).

Chuyện quá khứ

* Bất Mãn Và Tham Ðắm


Vào thời Phật Ca-diếp, một chàng trai thế phiệt nghe Phật thuyết pháp đi tu. Hết thời gian làm tròn bổn phận, ông bất mãn. Tỳ-kheo bạn khuyên bảo và kể đời sống gia đình bất lợi như thế nào. Ông nghe theo và tiếp tục tu.

Một hôm, ngồi trên bờ hồ rửa pháp cụ bụi bám suốt thời gian ông bất mãn, ông nói với Tỳ-kheo bạn định sẽ cho pháp cụ khi có ý định hoàn tục. Ông kia nghe thế nổi lòng tham nên giở giọng ta thán đời sống xuất gia: "Sống làm chi mà cầm bình bát ăn mày từ nhà này sang nhà khác, còn bị cấm chuyện trò với vợ con! Vả lại nếu anh bạn có ở lại hay ra khỏi Tăng đoàn thì cũng chẳng hề hấn ai!" Thế rồi ông này ca tụng thêm đời sống gia đình. Tỳ-kheo trước đây bất mãn bây giờ trở lại bất mãn. Nhưng chợt nghĩ tại sao ông bạn mình trước đây ta thán đời sống gia đình, bây giờ lại ca tụng. Và ông cũng chợt hiểu là ông bạn thèm muốn pháp cụ của mình.

(Hết Chuyện Quá Khứ)

- Như thế, này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo vì đã bất mãn thời Phật Ca-diếp nên bất mãn thời hiện tại, và vì thiền định suốt hai mươi ngàn năm nên bây giờ đủ duyên lành chứng A-la-hán.

Các Tỳ-kheo nghe xong, hỏi Phật tiếp một câu nữa:

- Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo này bảo đã chứng A-la-hán ngay khi lưỡi dao chạm cổ họng. Có thể nào chứng quả thời gian ngắn như thế không?

Phật bảo:

- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo. Một Tỳ-kheo phấn đấu hết sức mình có thể chứng quả khi nhấc chân lên, khi đặt chân xuống đất, hoặc cả ngay khi bàn chân chạm đất. Vì một người phấn đấu hết sức mình dù chỉ một khắc còn hơn là sống lười biếng cả trăm năm.

Và Phật đọc Pháp Cú:

(112) Ai sống một trăm năm,

Lười nhác, không tinh tấn,

Tốt hơn sống một ngày,

Tinh tấn tận sức mình.


(Link: http://www.truclamtaythien.com/kinhsach ... 2.html#c11)

Như vậy, sự đốn ngộ không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình tích lũy công đức và công phu tu tập từ căn bản rất nhiều đời nhiều kiếp. Nhân duyên đốn ngộ chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Trong trường hợp của Tôn giả Sappadàsa, Thế Tôn đã dạy rằng nhân duyên đắc đạo của Tôn giả là "vì thiền định suốt hai mươi ngàn năm" từ tận thời kỳ Phật Ca-diếp còn tại thế cho đến thời kỳ giáo hóa của Phật Thích Ca. kinhle Chúng ta phải nhìn thấy hiện tượng đốn ngộ có nguồn gốc sâu xa như thế thì mới hiểu Thiền tông chính xác kẻo không chỉ đọc các điển tích và bắt chước thiền ngữ của cổ nhân mà mơ mộng chờ gặp hên để đốn ngộ là sai lầm. Không những thế, nếu không tỉnh táo bị một số chủ thuyết hậu sáng tác và điển tích hư cấu ngụy tạo ăn sâu vào trí óc sẽ khiến cho thiền sinh ảo tưởng ngã mạn ngày càng tăng, phát sinh tà kiến, coi thường công phu tọa thiền từ căn bản, phá hoại giới bổn, thậm chí phạm phải ác nghiệp phỉ báng Phật-Pháp thì không chỉ là bị "tẩu hỏa nhập ma" mà còn tự mình mở toang cánh cửa đi xuống ba đường ác nữa! 8-> Người tu nếu không nắm chắc các nền tảng căn bản của Giáo pháp làm Chánh Kiến thì dù có đắc được định thì cũng chỉ là Tà Định, rơi vào Ma đạo mà không hay!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT! kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

binh đã viết:Kinh Kamala này ra đời sau các vị tổ sư Thiền Tông (vì trích dẫn các thoại của Thiền Tông) nên chẳng phải do Phật nói.
Không do Phật nói, không được gọi là kinh. Đây chỉ là kinh ngụy tạo.
Bạn bình có thể dẫn chứng tài liệu được không ? Cám ơn bạn .

===========================

http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap037.htm

Bài Kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikâya), và Tăng Chi Bộ Kinh nằm trong năm bộ thuộc Nikaya được Ngài Mahinda, con trai vua A Dục mang sang Tích lan:

2. Nikàya bộ gồm 5 quyển:

a/. Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).
b/. Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).
c/. Tương ưng bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
d/. Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya).
e/. Tiểu bộ kinh (Khuddaka-Nikàya).


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

hoasenmaimai đã viết:Sự phát triển của Phật pháp chia làm 4 giai đoạn thuyết minh như sau :
1 . Tiểu thừa :
Giai đoạn ngã chấp => Chủ quan duy vật luận =>Phạm vi tương đối => Tu Tứ Đế => Ở trong nhất niệm Vô minh => Thanh Văn Dứt Lục Căn .

2 . Trung thừa :
Giai đoạn pháp chấp => Chủ quan duy tâm luận => Phạm vi tương đối => Tu Thập Nhị Nhân Duyên => Ở trong nhất niệm Vô minh => Duyên Giác Dứt nhất niệm Vô minh .

3 . Đại thừa :
Giai đoạn không chấp => Tâm và vật Hợp một => Phạm vi tương đối => Tu Sáu Ba La Mật => Đến Vô thủy Vô minh => Bồ tát phá Vô thủy Vô minh .

4 . Tối Thượng thừa :
Giai đoạn thực tướng => Phi tâm phi vật => Phạm vi tuyệt đối => Tham Thoại Đầu => Chân Như Phật Tánh => Phật Vạn Đức viên mãn , vô tu vô chứng .

( Nguyệt Khê Thiền Sư )
Hi hi hi ...

./..,., ./..,., ./..,.,

:)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Thánh_Tri đã viết: Ông GS001 chỉ biết Chánh Niệm là Chánh Niệm mà không biết sâu thêm Chánh Niệm tức là Vô Niệm bên thiền tông. Thử nghĩ xem hễ khởi niệm, hễ còn dùng hay dính ý thức thì tức là vọng rồi, làm sao gọi là chánh cho được. Nếu được vô niệm thì người đó mới thật sự là giữ được chánh niệm.

Cho nên mới nói người Nhị Thừa nói Chánh Niệm chỉ hạng buộc ở ý thức, tức là tập trung tâm ý một nơi. Nhưng cái ý thức ấy vẫn còn, không ra ngoài được ý thức, vì thế đối với thiền tông, cái chánh niệm đó mặt dầu tốt với người sơ cơ, nhưng nếu nhìn chiều dày thì đó là tai họa, hễ còn giữ một niệm nào, dù đó là giữ ý thức tập trung một nơi cũng đều là tà niệm.

Cho nên một bên là hướng theo Tương Đối (Chánh Niệm Tỉnh Giác của Nhị Thừa) còn một bên là Tuyệt Đối (Bản Thể Tự Tánh của Đại Thừa). Người không hiểu lại đem pháp Tương Đối để so sánh với pháp Tuyệt Đối nên mới sanh ra nhiều mâu thuẫn lầm lẫn khó tin khó hiểu.
Thứ nhất, Chánh Niệm và Vô Niệm là hai trạng thái khác nhau.

Thứ hai, dù là "Đại thừa", "Nhị thừa", hay "Tối thượng thừa" gì gì chăng nữa theo cách gọi của một số tông phái phát sinh sau này, nhưng đã là hành giả Phật giáo thì đều phải đi theo con đường Bát Chánh Đạo, con đường mà Thế Tôn đã khẳng định là "đường duy nhất" dẫn tới giải thoát Niết Bàn. Trong đó, Chánh Niệm chỉ mới là chi phần thứ bảy. Do đó không hề có chuyện "Nhị thừa" (đây là cách gọi xách mé và thiển cận đối với chính Giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật!) chủ trương dừng lại ở Chánh Niệm Tỉnh Giác như ông Thánh_Tri đã bị nhồi sọ. 8->


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Chánh niệm" tức là "vô niệm".
Vì sao ?
Vì hết thảy pháp thể gian đều như mộng huyễn, như giọt suơng, như ánh chớp v.v... nó đều là vọng, không thật có.
Vì vậy nghĩ tưởng về bất cứ điều gì cũng đều là vọng tưởng, là vọng niệm.
Chỉ có nghĩ tưởng về "Thực tướng" mới gọi là chánh niệm.
mà Thực tướng vốn vô tướng,không hình không bóng, cho nên niệm (nghĩ tưởng) về "Vô", hay "vô niệm" tức là chánh niệm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết:cho nên niệm (nghĩ tưởng) về "Vô", hay "vô niệm tức là chánh niệm"
Thánh_Tri đã viết:
Cho nên mới nói người Nhị Thừa nói Chánh Niệm chỉ hạng buộc ở ý thức, tức là tập trung tâm ý một nơi. Nhưng cái ý thức ấy vẫn còn, không ra ngoài được ý thức, vì thế đối với thiền tông, cái chánh niệm đó mặt dầu tốt với người sơ cơ, nhưng nếu nhìn chiều dày thì đó là tai họa, hễ còn giữ một niệm nào, dù đó là giữ ý thức tập trung một nơi cũng đều là tà niệm.

Bên Thiền Tông thì sâu hơn cao hơn, bảo rằng muốn ra khỏi Tương Đối vào Tuyệt Đối thì phải dẹp luôn cả cái niệm còn lại đang bị buộc vào một nơi đó. Bởi còn dính một tí thì cũng không thoát khỏi vòng tương đối.
Ông binh và Thánh_Tri phải thống nhất với nhau về Chánh Niệm, Vô Niệm thì chúng ta mới có thể bàn tiếp được.

PS: "niệm (nghĩ tưởng) về Vô" như ông binh viết thì nên gọi đó là "niệm Vô", chứ không nên gọi là "Vô niệm" vì dễ gây nhầm lẫn. Từ "Vô niệm" chỉ nên dành cho trạng thái không còn khởi ý niệm của ý thức, tức là trạng thái nhập định.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"niệm (nghĩ tưởng) về Vô" như ông binh viết thì nên gọi đó là "niệm Vô", chứ không nên gọi là "Vô niệm" vì dễ gây nhầm lẫn. Từ "Vô niệm" chỉ nên dành cho trạng thái không còn khởi ý niệm của ý thức, tức là trạng thái nhập định.
Niệm về không, tức nhiên là không có niệm nào để niệm, nên cũng giống như vô niệm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Nói như ông binh thì các sách luận về Không tánh cũng không có luận nào để viết à? Các sách đó bên trong chỉ toàn giấy trắng chắc?

Cũng thế, đã gọi là "Niệm" thì dù là niệm về không tánh cũng vẫn là niệm. Không thể gọi " Niệm về Vô" là "Vô niệm" được.


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Chánh Niệm không phải là Vô Niệm.
- Chánh Niệm là: niệm chân chánh, niệm là ý nghĩ, chánh là: thẳng (suy nghĩ các việc thiện).
- Vô Niệm: là không có ý niệm (không khởi lên suy nghĩ) trong Bát Nhã gọi là: Bát nhã vô tri, vô sở bất tri. Hiểu là không khởi lên ý nghĩ (ý niệm) nhưng không có gì là không biết gọi là Bát Nhã.
Vô Niệm cũng có thể gọi là Định, trong Bát Chánh Đạo chi cuối cùng là Chánh Định. Do Định sẽ phát sinh Trí Tuệ Bát Nhã.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di đà Phật,
Xin kính chào Quý Đạo hữu gần xa.
Vô niệm ở đây nên hiểu là không có niệm tà. Hay nói rõ hơn là không khởi vọng tưởng( thường Tịch ). Còn chánh niệm là Chân tâm bản tánh của mỗi người khởi tác dụng( luôn chiếu). Vô niệm là Tịch. Chánh niệm là chiếu.
Xin thành tâm, kính chúc toàn thể Quý vị: luôn tinh tấn, nỗ lực dụng công, theo con đường mình đã chọn để sớm ngộ nhập vào cảnh giới này.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.


Phật, Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước Phật Đài Thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh niệm tức niệm không, là khởi quán xét về tánh không. Nhưng tánh không vốn trống rỗng nên không thể khởi niệm. Vì vậy nên đồng với vô niệm.
Kinh Kim Cang nói "Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm". Tức là bằng vào chỗ không trụ mà sinh tâm này. Nhưng không chỗ trụ thì không thể sinh tâm. Vì sao ? Vì trụ vào bất cứ đâu tức là sinh tâm rồi.

Vô niệm có hai trường hợp:
Đã Ngộ mà không khởi niệm thì gọi là vô niệm. Trường hợp này đồng với niệm không ở trên.
Chưa ngộ mà không khởi niệm thì gọi là vô ký, có nghĩa là do không biết nên tâm không ghi nhận, trường hợp này là vô niệm trong vô minh.

Với "Nói thẳng 12": Mới đầu Tôi nghĩ rằng ông muốn tìm hiểu về Thiền tông nên ráng giải thích cho ông. Ai dè ông chẳng thèm biết tôi nói cái gì, ông chỉ bơi móc tìm chỗ khác biệt trong ngôn từ của tôi và Thánh Tri để kích cho cho người cãi lộn với nhau.
Tôi đã biết mục đích của ông vào diễn đàn rồi. Từ nay tôi không phải trả lời ông nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]25 khách