ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nói Thẳng 12 đã viết:Ngài Huệ Năng nghe kinh Kim Cang đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" liền ngộ đạo.

Tôn giả Uggasena được Đức Phật khai thị bằng một bài kệ ngắn gọn cũng ngộ đạo.
Câu này, mình có hỏi thầy Nhuận Thức rồi,hề hề... chưa trả lời còn nghi vấn, nay bạn biết ''liền ngộ đạo'' Ngộ là thế nào?

Bạn trích dẫn:
Đh vẫn chưa cho biết tóm lại thì người tu theo Tổ sư thiền thì khi chứng ngộ sẽ ở quả vị nào?

Phật quả thì không phải, A La Hán cũng không phải,. Trong khi HT. Thích Chơn Thiện căn cứ theo kinh Phật thì đã khẳng định: Quả vị A-la-hán, với sự tận trừ mười kiết sử đã là quả vị chứng ngộ sau cùng đứng trên khía cạnh giải thoát của một đệ tử của Thế Tôn. Xét theo nội dung chứng đắc thì quả vị A La Hán được xem là tương đương với ba quả vị cao nhất của Thập địa.
Chánh tín minh bạch rồi, rất khéo. Nhưng từ trước tới nay, chúng ta đã theo tâm người thợ vẽ chớ đâu phải chúng ta thực chứng là thế nào?

Quả là gì, Phật ra sao, A La Hán thế nào... Người thợ vẽ (dịch giả,phàm phu) hình thù A-la-hán xấu xí hơn bồ tát thì nói Bồ tát cao hơn, đẹp hơn.

A La Hán là chứng quả = Phật (PHật tánh) hoặc Phật là thầy, A La Hán là đệ tử.v.v. Ai cũng nói đúng mà ai cũng nói sai.

Có ai chứng minh lời nói mình đúng hay lời của phàm phu nói! vậy bạn làm sao chứng minh. Hì hì


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Thưa Đh BATKHONG1985, những điều Đh nói trên chỉ là tư kiến của Đh chứ kinh Phật không nói vậy.

Tôi chưa bao giờ bài bác Thiền tông, vì tôi cũng cho rằng đây là một biến thể của Thiền Tứ Niệm Xứ, là cách đi tắt cho một số người đã đủ duyên lành nhiều đời với Phật pháp được đốn ngộ trong những cơ duyên hãn hữu.

Tôi đã từng post những bài viết của Thiền sư Nhất Hạnh nói lên sự ngụy tạo nhằm phục vụ cho sự độc tôn-độc quyền tông phái của người Trung Hoa về câu chuyện Niêm hoa vi tiếu và dòng truyền thừa 33 vị Tổ Ấn-Hoa. Thực tế thì không có một kinh sách nào cả Nam tông lẫn Bắc tông trước thời kỳ Ngài Huệ Năng ghi nhận điều đó cả. Thiền sư Nhất Hạnh nêu lên sự thật đó hoàn toàn không có nghĩa là thầy phản bác Thiền tông. Thiền tông không cần phải dựa trên những câu chuyện hư cấu đó, vì lịch sử phát triển của Thiền tông đã thực sự sản sinh ra những vị thiền sư chứng ngộ, vì chính Đức Phật đã áp dụng phương pháp này giúp nhiều vị đệ tử đắc được các Thánh quả như trường hợp của Tôn giả Uggasena mà tôi đã thí dụ.

Quả vị của người tu theo Thiền tông nếu triệt ngộ sẽ đạt tới A La Hán quả, là quả vị cao nhất của một đệ tử Phật, bình đẳng với Phật quả trên phương diện giải thoát. Nhưng càng cách xa Phật thì dường như rất ít thiền sư chứng được A La Hán với khả năng Tam Minh-Lục Thông siêu phàm.

Tất cả các vị A La Hán sẽ đi tiếp con đường Bồ Tát Đạo của Chư Phật, vì bản chất của quả vị A La Hán là không còn bản ngã ích kỷ, cũng có nghĩa các Ngài là Từ bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh. Lý tưởng Bồ Tát Đạo cũng là một yêu cầu bắt buộc phải có ở một người đệ tử Phật đúng nghĩa vì Đạo Phật là đạo của sự dấn thân vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh chứ tuyệt đối không có chỗ cho những mưu cầu ích kỷ cho riêng cá nhân mình.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói Thẳng 12 đã viết:
Đh vẫn chưa cho biết tóm lại thì người tu theo Tổ sư thiền thì khi chứng ngộ sẽ ở quả vị nào?

Phật quả thì không phải, A La Hán cũng không phải,. Trong khi HT. Thích Chơn Thiện căn cứ theo kinh Phật thì đã khẳng định: Quả vị A-la-hán, với sự tận trừ mười kiết sử đã là quả vị chứng ngộ sau cùng đứng trên khía cạnh giải thoát của một đệ tử của Thế Tôn. Xét theo nội dung chứng đắc thì quả vị A La Hán được xem là tương đương với ba quả vị cao nhất của Thập địa.
Tu theo Tổ sư thiền, nếu chứng ngộ (tùy theo sâu hay cạn) thì có thể đạt từ Bồ tát sơ địa (Như ngài Long Thọ. Phật có huyền ký rằng sau này cách ....năm, tại đây .... có một vị tăng chứng Sơ địa Bồ tát, đựoc vãng sanh Cực Lạc), cho đến Phật quả (Bồ tát Tất Đạt Đa cũng từ Thiền này mà đạt Phật Quả. Nhưng thời đó không gọi là Tổ Sư Thiền, vì chưa lập Tông).

A La Hán tu theo Bồ tát đạo sẽ tuơng đuơng Bát địa Bồ tát (Là Bồ tát Bất thoái chuyển, Vì A La Hán cũng bất thoái chuyển, nhưng về ngộ thì chưa bằng Bồ tát Bát địa)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

gashipanh đã viết:2 ông Batkhong và Nói Thẳng:

- Thế nào là Phật ?
- Cục cứt khô

Đây là ngôn ngữ của Thiền. 2 ông hãy nói xem đấy là quả vị nào?
Tôi có đọc được một bài viết về những "thiền ngữ" như vậy trong Thiền tông Trung Hoa:
KINH KALAMA

TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH THIỀN TÔNG VIỆT NAM
GS001


Kinh KALAMA là một kinh mà bây giờ đang được các học giả đông tây kính nể. Họ không ngờ Phật là một vị giáo chủ có tinh thần thông khoáng không bắt buộc tín đồ chấp nệ giáo điều một cách tuyệt đối như các tôn giáo khác. Đại khái kinh này có những lời khuyên của Phật như sau:

Này các Kàlàmà, "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình."

Xin vào link dưới đây để đọc cho đầy đủ cả Việt Ngữ lẫn Anh Ngữ về bản kinh KALAMA:

http://quangduc.com/D_1-2_2-57_4-21661_ ... alama.html

Đại khái ta thấy trong kinh Kalama Phật đã khuyên nhủ những điều mà người đời thường hay phạm phải: Đừng vội tin vì điều đó được nói ra bởi một vị danh tiếng. (ví dụ như các Thiền sư Trung Hoa). Đừng vội tin vì điều đó được số đông người theo (ví dụ như Hồi giáo, Kitô giáo).Đừng vội tin vì điều đó được truyền thống xưa nay đã theo như vậy (ví dụ luân lý Khổng giáo).

Tại sao tôi muốn đem kinh KALAMA ra đây để nói chuyện với giới Thiền Tông?

--Tại vì tôi muốn cảnh tỉnh Phật tử Thiền Tông qua hai câu chuyện thiền sau đây:


QUE CỨT KHÔ

Có tăng nhân hỏi thiền sư VÂN MÔN:

--Phật là gì?

sư đáp

--Que cứt khô

(cái que để chùi đít).

GIẤY ĐI CẦU

Trong đám tăng chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một cuồng tăng, cho rằng mình đã ngộ và đồng nhất với Phật. Y xé kinh làm giấy đi cầu. Các tăng nhân khác đã cảnh cáo ông ta về chuyện này, nhưng ông tăng điên này không quan tâm, kiêu căng vặn lại: “Dùng kinh Phật lau đít Phật có gì là sai?”

Lúc ấy có người thuật lại chuyện này với Bạch Ẩn, sư hỏi ông ta: “Người ta nói ông dùng kinh Phật làm giấy đi cầu, có phải không?”

Ông tăng điên đáp: “Phải. Tôi chính là Phật. Dùng kinh Phật lau đít Phật có gì là sai?”

Bạch Ẩn nói: “Ông sai rồi. Vì chính là đít Phật, sao ông lại dùng giấy cũ có chữ viết trên đó? Ông nên dùng giấy trắng sạch lau mới phải chứ.”

Ông tăng điên xấu hổ và xin lỗi.

Nguồn: http://quangduc.com/D_1-2_2-219_4-21628 ... l_bookmark

* * * * *

Những câu chuyện đó, hiện nay trên các diễn đàn tôn giáo, được ngoại đạo khai thác triệt để để phỉ bàng Phật, phỉ báng Pháp trước các độc giả chưa có kiến thức về Phật giáo. Tuy nhiên đối với tôi, điều đó chưa đáng quan tâm. Sự quan trọng hơn, Phật tử Thiền Tông cần điều chỉnh phương cách tu hành cho đúng CHÁNH ĐẠO của Phật để mới có thể đi đến sự giác ngộ chân thật trước khi cuộc đời tàn lụi. Có rất nhiều câu chuyện thiền chứng tỏ một số "thiền sư" Thiền Tông đã đi sai CHÁNH PHÁP. Tôi sẽ không ngại ngùng tranh luận về điều này với quí thầy, quí Phật tử Thiền Tông ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ diễn đàn nào, trong tinh thần “Kiến hòa đồng giải”. Nếu tôi sai, dĩ nhiên tôi sẽ xin sám hối và cảm ơn.

Trở về lại 2 câu chuyện ở trên, nếu kẻ nào dạy cho đệ tử rằng ngộ rồi có thể đem kinh Phật ra lau đít, thì phải biết kẻ đó là kẻ Ngu Si. Vì nếu ngộ rồi thì càng phải thấy CHÁNH PHÁP và PHẬT quí giá và đáng tôn kính nhiều hơn nữa. Xưa kia Phật Thích Ca, sau giây phút cô đơn trong ngày thành Phật, vì không thấy có ai từ cõi trời cho đến cõi người hơn mình, Ngài đã đi đến quyết định tôn thờ CHÁNH PHÁP.

Bồ tát PHỔ HIỀN, dầu cũng là bậc đã chứng ngộ, và đã tạo vô lượng công đức, vẫn LỄ KÍNH CHƯ PHẬT, XƯNG TÁN NHƯ LAI, ... còn hơn một Phật tử bình thường (xem 10 hạnh Phổ Hiền). Làm gì có chuyện chứng ngộ rồi coi giáo pháp của Phật như rơm rác. Cho nên chưa chứng ngộ hay chứng ngộ rồi đều phải tôn kính PHẬT, PHÁP, và TĂNG (những vị tu hành đúng theo CHÁNH PHÁP)một cách tuyệt đối.

Qua những câu chuyện về các Thiền sư Trung Hoa, ai cũng thấy không một tông phái nào trong Phật giáo lại sản xuất ra nhiều "TĂNG THƯỢNG MẠN" coi PHẬT không ra gì như Thiền Tông Trung Hoa. Trong phần kế tiếp, tôi sẽ chứng minh rằng họ kiêu ngạo chỉ do U MÊ chứ chẳng có gì để đáng tự hào cả. Họ tưởng rằng những "thiền ngữ" ngông nghênh, ngạo mạn đó là thể hiện sự phá chấp của "Phật tánh bên trong" nhưng thực ra đó chỉ là kết quả của tâm chấp không, kiêu mạn, coi thường Luật Nhân Quả, phá giới và phá con đường BÁT CHÁNH ĐẠO mà Phật đã dạy. Tiếc thay rất nhiều Phật tử và Thiền sư VN đã có một qui ngưỡng quá đáng đến độ gần như nô lệ tâm linh với các Thiền sư Trung Quốc. Số người VN này suy tôn, nhắc nhở đến các thiền sư TQ còn hơn nhắc nhở đến Phật và những lời dạy của Phật.

DO ĐÂU THIỀN TÔNG TRUNG HOA SẢN XUẤT RA CUỒNG TĂNG?
(như câu chuyện ở trên)

-- Tại vì sự tu hành của nhiều thiền sư Thiền Tông Trung Hoa đã bỏ mất CHÁNH KIẾN

Họ chủ trương "DẸP BỎ TRI KIẾN" để hỗ trợ cho pháp tu "VÔ NIỆM".
Trong câu chuyện thứ hai, cái câu của thiền sư BẠCH ẨN "dùng giấy trắng sạch mới phải (là kinh Phật)" chứng tỏ quan kiến "dẹp bỏ tri kiến" của nhiều thiền sư Thiền tông. Cũng chính vì chủ trương "dẹp bỏ tri kiến" mà dân Thiền Tông có câu “GẶP PHẬT CHÉM PHẬT”. Ấy thế tôi chưa hề nghe dân Thiền Tông VN dám nói “GẶP TỔ CHÉM TỔ” bao giờ cả. Phải chăng vì “mã tấu” của mấy ông Tổ TQ quá bự?

Đáng lý ra các Thiền sư Trung Hoa nếu có trí tuệ thì phải biết rằng, trong các ĐẠO TRÍ TUỆ,những CHÁNH KIẾN, những kiến thức đúng với SỰ THẬT,thì không bao giờ có thể bỏ được. Ví dụ LUẬT NHÂN QUẢ, tánh VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ của các pháp hữu vi là những sự thật bất sanh bất diệt, đúng trong khắp không gian, khắp thời gian. Không có PHẬT hay BỒ TÁT nào chối bỏ những văn tự ghi chép các CHÁNH KIẾN như thế. Ai chối bỏ hay muốn quên những CHÁNH KIẾN đó chắc chắn không thể thành PHẬT.

Ngay trong khoa học, thử hỏi rằng, với một người nông phu, không có kiến thức khoa học, khi thấy trái táo rơi, có thể nghĩ đến sức hút quả đất, định luật về TRỌNG LỰC (gravity) như ông NEWTON hay không? Chắc chắn là không, vì ông nông phu chưa hề có chút “chánh kiến” nào về khoa học để có thể “chánh tư duy” về sức hút quả đất. (Chữ “chánh” ở đây tôi tạm dùng cho khoa học với tinh thần “đúng sự thật”).

Khoa học muốn phát triển, muốn tăng thêm phát minh, muốn tăng thêm khám phá, thì phải dùng đến những "Chánh kiến" (đúng sự thật) đã có từ trước. Những gì đã được xác nhận đúng sự thật, thì không thể bỏ. Trong toán học cũng vậy. Muốn chứng minh một vấn đề gì mới cao hơn, sâu hơn, người ta phải đặt nền tảng của sự chứng minh trên những định đề, định lý, hệ luận, đã được chứng minh rồi. (Dĩ nhiên không thể dựa trên những định lý đã được chứng minh sai, vì những thứ đó đã được coi như TÀ KIẾN, sai với sự thật).

Đạo Phật cũng như vậy, nếu không có gia tài kiến thức về những CHÁNH KIẾN, đúng với sự thật, mà Phật và các đấng giác ngộ đã từ bi trao truyền cho, như LUẬT NHÂN QUẢ, LÝ NHÂN DUYÊN, TỨ ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, 12 NHÂN DUYÊN, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, v.v. thì Phật tử không thể tiến xa và tiến nhanh trong đạo giải thoát. Đó là chưa nói rằng khi tu hành có 2 thứ, THAM ÁI và NGÃ CHẤP, rất dễ đưa hành giả đi lạc theo TÀ KIẾN, TÀ ĐẠO. Do đó cần có đủ CHÁNH KIẾN để hộ thân.

Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi. Vô số Phật tử TÀU, VN, vì thiếu BÁT CHÁNH ĐẠO mà bây giờ đã trở thành mê tín dị đoan?

Thêm một ví dụ cụ thể về sự cần có CHÁNH KIẾN trong thực hành Thiền TỨ NIỆM XỨ: Nếu một Phật tử chưa có những CHÁNH KIẾN về LÝ DUYÊN KHỞI để biết "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH" thì khi "hành thâm Bát Nhã" để chiếu kiến ngũ uẩn, sẽ không có đủ vốn liếng để CHÁNH TƯ DUY; Do đó sẽ khó giác ngộ được sự thật VÔ NGÃ bằng đường lối Trí Tuệ. Xin xem thêm các bài TỨ NIỆM XỨ: CON ĐƯỜNG THẰNG ĐI ĐẾN BÁT NHÃ và bài THIỀN VÀ CHÁNH NIỆM ở các links sau đây, cùng với những lời góp ý:

http://quangduc.com/D_1-2_2-219_4-21508 ... t-nha.html
http://quangduc.com/D_1-2_2-219_4-21316 ... mment_list

Cho nên người Phật tử muốn tiến lên trong sự tu học, bắt buộc phải học đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO để có đầy đủ GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, trước khi nhập diệt Phật đã khẳng định sự cần thiết BÁT CHÁNH ĐẠO rõ ràng như sau:

Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda,trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh Đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.
(Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)

KẾT LUẬN:
Cũng bởi nhiều thiền sư Thiền Tông Trung Hoa có quan điểm tu hành dẹp bỏ các CHÁNH KIẾN của Phật, không theo đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO của Phật, không thực hành CHÁNH NIỆM của Phật mà lại chỉ muốn tập tành pháp VÔ NIỆM bỏ qua CHÁNH TƯ DUY, do đó mà Phật giáo Trung Hoa, cũng như Nhật Bản, cũng như Đại Hàn, mới đi đến sự suy tàn như ngày hôm nay.

Nhớ lại xưa kia, đức vua Trần Nhân Tông, Tổ Thiền Tông VN, đã đắp y áo Nguyên Thủy giống như PHẬT mà không theo y áo của các Thiền sư Trung Hoa. Phải chăng hình ảnh đó là một lời nhắn nhủ để lại cho Phật tử VN rằng: Hãy xây đựng Thiền Tông VN đúng với CHÁNH PHÁP của PHẬT. Chấm dứt sự nô lệ tâm linh vào TQ để tránh vết xe đổ của Thiền tông Trung Hoa.

Nam mô CHÁNH TINH TẤN Bồ tát ma ha tát.

(Theo link: http://hoavouu.com/a20918/kinh-kalama-t ... g-viet-nam)


gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Hehe, tôi chỉ nói thế này:

Người thứ nhất là tác giả bài luận này, người thứ hai là người pót bài này qua đây , Nói Thẳng số 12 ---> trên que cứt khô và giấy chùi đít mà sanh kiến giải :-P Các ông hễ nghe đến Phật đến Pháp liền bu vào tung hô, so đo phân biệt tông phái, đại tiểu 2 thừa, luận huyền luận diệu, blah blah blah.... Tổ sư biết thế liền chỉa ra que cứt khô, các ông cũng chẳng kể tốt xấu, cũng liền bu vào. :-P

Tổ sư, cụ thể là ngài Vân Môn Văn Yển khi xưa vẫn chửi bọn người này trong những môn sinh của ông là loại rùi nhặng đậu trên cục phân. Ngày nay, loại người này quả thật là nhiều không kể xiết nhất là trong giai đoạn thời đại thông tin bùng nổ. Đọc được một ít chữ nghĩa rồi bày đặt ra vẻ đạo mạo dạy đời, hoặc nói hướng thượng hướng hạ, hoặc nói siêu Phật vượt Tổ. #-o

Lại nữa, giờ đây còn có người bước ra ngoài học được một chút đờm dãi liền quay về nhà chê cha mắng mẹ, hô hào chối bỏ nòi giống, chối bỏ giá trị truyền thống văn hóa, dân tộc mình. Loại người như thế này thì....còn làm được việc gì nữa? ./..,.,

Thế mà cũng cho là mình nói Chánh Pháp có phần ư? Nói Bát chánh đạo có phần ư? 8->

Phật pháp xưa nay vẫn thế !

PS: 1. Phật đã dạy là chớ vội tin, thế mà lại có người lằng nhằng viết một bài luận tin rằng người khác cũng sẽ tin vào những gì mình viết ra ư? thiệt là tức cười ! Tổ sư đã từng dạy: " cả trời đất đều là con mắt Sa môn, các ông nhằm vào chổ nào để đi ỉa ?" ./..,., Thế mà các ông vẫn không ngừng tung phân hôi thối khắp nơi đấy thôi !

2. Thật tình cái bài luận này đọc xong cứ giống như mấy anh nhà báo lá cải viết bài nói láo ăn tiền vậy. Ở trong này đã đầy dẫy những chuyện bài bác tông phái, bài bác ngoại đạo, bây giờ lại còn có mùi bài bác dân tộc (Trung Hoa)nữa chứ. ./..,.,
Sửa lần cuối bởi gashipanh vào ngày 17/08/14 07:40 với 5 lần sửa.


gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Về Thiền Tông, ở trong đây chẳng có một chỗ cho người học bám víu. Ở trong đây không có một chút tri kiến để người học giải hội. Vừa khởi đầu óc suy nghĩa là đã không còn liên quan gì nữa rồi, nói gì đến mở miệng lí luận, gõ phím ghi chép. Ở trong đây, khi biết thì liền biết, người nắm được cái "diệu hữu" ở chỗ "chân Không" mắng Phật chửi Tỗ chẳng có lỗi lầm gì, còn những người chưa đến được cái điền địa đó thì đúng vậy, tốt nhất là đừng báng bổ Như Lai Chính Pháp Luân !


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh Kamala này ra đời sau các vị tổ sư Thiền Tông (vì trích dẫn các thoại của Thiền Tông) nên chẳng phải do Phật nói.
Không do Phật nói, không được gọi là kinh. Đây chỉ là kinh ngụy tạo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật không phải ở hình tướng.
Kinh nói "Lấy sắc tướng thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai".
Như Lai vốn "Vô tướng", cho nên có nói "que gạt cứt, giấy chùi đít", cũng không xúc phạm Như Lai.

GHI CHÚ
Chỉ các Tổ sư đã đắc đạo, tâm như hư không, không dính mắc mới dám dùng những danh từ như vậy để chỉ Như Lai.
Còn chúng ta, tâm còn ô nhiễm. Mới nghe nói "que gạt cứt" hay "giấy chùi đít" là đã nhờm, gớm rồi. Tâm còn dính mắc. Nếu bắt chước chư tổ mà nói như vậy thì địa ngục sẽ mở cửa đón ngay.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông GS001 nầy vẫn thường hay nói bậy bởi không có tu, chỉ nói bằng miệng. Nói Thẳng cũng không hiểu gì, đem vọng tưởng của ông GS001 làm dơ tâm mình, não mình rồi đem qua diễn đàn nầy đăng mà chẳng biết đúng sai chánh tà. Cứ vọi mà tin, vậy thì thử hỏi còn đem kinh kalama ra nói về đừng vọi tin để làm gì trong khi mình một mực tin lời tà kiến mà không hay biết.

Ông GS001 chỉ biết Chánh Niệm là Chánh Niệm mà không biết sâu thêm Chánh Niệm tức là Vô Niệm bên thiền tông. Thử nghĩ xem hễ khởi niệm, hễ còn dùng hay dính ý thức thì tức là vọng rồi, làm sao gọi là chánh cho được. Nếu được vô niệm thì người đó mới thật sự là giữ được chánh niệm.

Cho nên mới nói người Nhị Thừa nói Chánh Niệm chỉ hạng buộc ở ý thức, tức là tập trung tâm ý một nơi. Nhưng cái ý thức ấy vẫn còn, không ra ngoài được ý thức, vì thế đối với thiền tông, cái chánh niệm đó mặt dầu tốt với người sơ cơ, nhưng nếu nhìn chiều dày thì đó là tai họa, hễ còn giữ một niệm nào, dù đó là giữ ý thức tập trung một nơi cũng đều là tà niệm.

Cho nên một bên là hướng theo Tương Đối (Chánh Niệm Tỉnh Giác của Nhị Thừa) còn một bên là Tuyệt Đối (Bản Thể Tự Tánh của Đại Thừa). Người không hiểu lại đem pháp Tương Đối để so sánh với pháp Tuyệt Đối nên mới sanh ra nhiều mâu thuẫn lầm lẫn khó tin khó hiểu.

Tại sao nói Chánh Niệm Tỉnh Giác là pháp Tương Đối? Bởi đối lại với không chánh niệm, không tỉnh giác. Người đời thường mất chánh niệm, vì suy nghĩ theo dòng thức liên tục không ngừng. Cho nên tạm mượn pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác (tập trung vào một nơi để buộc niệm, đừng cho loạn tưởng hay nhiều niệm sanh khởi). Cho nên vẫn thuộc trong Tương Đối.

Bên Thiền Tông thì sâu hơn cao hơn, bảo rằng muốn ra khỏi Tương Đối vào Tuyệt Đối thì phải dẹp luôn cả cái niệm còn lại đang bị buộc vào một nơi đó. Bởi còn dính một tí thì cũng không thoát khỏi vòng tương đối.

Thế cho nên người hỏi Phật là gì?

Tổ đáp: Quê cức khô

Chính ngay sự trả lời kỳ hoặc khó hiểu, khiến cái tâm vọng động tìm hiểu của hành giả ngừng lại, chính thế mới có thể đi vào bản thể tuyệt đối, và rời khỏi mọi tương đối.

Người thời nay hay dùng bộ não tìm hiểu, căn tánh hạ liệt nên không thể tham nỏi tổ sư thiền. Thế cho nên ít có người được biết đến được tu và được minh tâm kiến tánh. Tôi nói ít có người nhưng không phải là không có.

Cận đại có HT Hư Văn, HT Nguyệt Khê là bên Trung Quốc. Còn có HT Phước Huệ ở Việt Nam trong thời chấn hưng Phật Giáo nữa.

Ông GS001 cũng không biết các vị Tổ Việt Nam như Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Liễu Quán cũng đều là những vị ngộ đạo tu theo Thiền Tông, tham tổ sư thiền.

Ông muốn một tay mà che trời thì đâu thể được bởi lịch sử còn hẳng hoi ở đó. Đâu thể một lúc mà xóa bỏ mấy ngàn năm lịch sử của Việt Nam được.

Rất mong mọi người chánh kiến suy sét lời tôi nói.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hề hề, bạn Nói Thẳng thuộc loại đạo nào, trong đạo Phật ?

Bạn không thể và không biết một bài giáo lý nào trong Phật học hết, nghi quá...?!

Dầu cố tình giải thích thật cạn nghĩa bạn cũng không hiểu. Tạm mượn bài này để giải thích lại cho bạn hiểu.
QUE CỨT KHÔ

Có tăng nhân hỏi thiền sư VÂN MÔN:

--Phật là gì?

sư đáp

--Que cứt khô
Que cứt khô có thể còn đem làm phân được, nhưng não bi ô nhiểm của vô minh rồi thì hết sài.
Đó là lý do tổ để trả lời cho những kẻ nói biết trên giấy trắng mực đen.


Nói cho bạn thật dễ hiểu là "Bạn học cái không biết mà cố tình muốn biết'' Không biết = Phật ''
Do đó tổ trả lời cũng thật dễ cho bạn là Que cứt khô. Còn có nghĩa khác là cái tham lam, đố kỵ, soi mói, bạn có thể biết tham là xấu đố ký là đê hèn. !

Tu hành sao không sửa mà lại học tài khôn ''Phật là gì?'' A La Hán thế nào, Ai cao hơn ai... rồi

Dèm pha tiểu sử, khinh thị Bậc Thánh, phỉ báng Thiền Tông. Những cái mà bạn ''không biết'' hỏi làm chi, muốn biết làm gì?

Kinh dạy là tu cho mình, tu những cái nào biết thì tu (biết mình tham tu cho hết tham, biết mình ngu tu cho hết ngu.v.v.), chớ kinh đâu dạy bạn tu cho người khác đâu nè. Nói đi?


Do đó tổ trả lời là que cức khô, hay bạn còn thua hơn cái que cức khô rồi. Jheetje Hề hê.

(p/s. que cức khô không phải là giấy chùi hạ môn, thật là cấu uế của bọn cải đạo, phường tà đạo.)

Chúc Quí Phật tử vạn sự an lành, thôi đi ngủ cho rồi. I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết:Kinh Kamala này ra đời sau các vị tổ sư Thiền Tông (vì trích dẫn các thoại của Thiền Tông) nên chẳng phải do Phật nói.
Không do Phật nói, không được gọi là kinh. Đây chỉ là kinh ngụy tạo.

Chúng ta cùng đọc kỹ lại kinh Kalama xem có "trích dẫn các thoại của Thiền Tông" như lời mod binh viết không nhé:


KINH KALAMA


Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn ! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào ?

Đức Phật ôn tồn dạy bảo:

- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.

- Này các vị hãy nghĩ xem, khi lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng… đã được vứt khỏi nội tâm con người, thì con người sẽ được hạnh phúc hay bất hạnh?

Dân chúng Ka-la-ma trả lời:

- Bạch Thế Tôn, người ấy sẽ sống hạnh phúc.

Đức Phật dạy tiếp:

- Này các thiện nam tín nữ, đúng vậy. Vì khi họ không còn lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng chi phối, chinh phục, họ sẽ không khởi lên ý nghĩ hay hành động bức hại sinh linh, lấy của không cho, quan hệ tình cảm bất chính, nói láo, uống rượu, cũng như họ không còn khích lệ người khác làm những điều xấu ác trên. Như Lai tuyên bố sự xa rời ấy giúp cho con người sống hạnh phúc, an lạc lâu dài.

- Này các thiện nam tín nữ, xa lìa tham, sân, si và các pháp nhiễm ô là thiện hay ác, là có phước hay tội, có được người trí tán thán hay không ?

- Bạch Thế Tôn, theo chúng con hiểu, đó là khuynh hướng thiện ích, là việc làm phước báu, bậc trí sẽ tán thán và người làm được như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Đức Phật tán thán:

- Lành thay, lành thay, hỡi dân tộc Ka-la-ma như mười đức tin nền tảng mà Như Lai vừa giảng dạy cũng như những điều vừa thảo luận: Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác rồi hãy đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chánh, các vị nên học hỏi.

Khi nghe Đức Phật phân tích, khai thị về đức tin chân chánh, bất động, dân tộc Ka-la-ma vô cùng thán phục, cung kính đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện trở thành các Phật tử tại gia, tinh cần phụng sự Tam Bảo và vâng giữ năm nguyên tắc đạo đức.

* Kinh Kalama Sutta nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh (III. 539-43)

(Nguồn: http://tangthuphathoc.net/kinhtang/16-kalama.htm)

Đến đây tự quý vị hãy đưa ra kết luận về con người và mục đích ẩn đằng sau của một ông mod rất vai vế của diễn đàn Phật pháp này nhé. :-?


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Sự phát triển của Phật pháp chia làm 4 giai đoạn thuyết minh như sau :
1 . Tiểu thừa :
Giai đoạn ngã chấp => Chủ quan duy vật luận =>Phạm vi tương đối => Tu Tứ Đế => Ở trong nhất niệm Vô minh => Thanh Văn Dứt Lục Căn .

2 . Trung thừa :
Giai đoạn pháp chấp => Chủ quan duy tâm luận => Phạm vi tương đối => Tu Thập Nhị Nhân Duyên => Ở trong nhất niệm Vô minh => Duyên Giác Dứt nhất niệm Vô minh .

3 . Đại thừa :
Giai đoạn không chấp => Tâm và vật Hợp một => Phạm vi tương đối => Tu Sáu Ba La Mật => Đến Vô thủy Vô minh => Bồ tát phá Vô thủy Vô minh .

4 . Tối Thượng thừa :
Giai đoạn thực tướng => Phi tâm phi vật => Phạm vi tuyệt đối => Tham Thoại Đầu => Chân Như Phật Tánh => Phật Vạn Đức viên mãn , vô tu vô chứng .

( Nguyệt Khê Thiền Sư )


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách