ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết như sau về quả vị A La Hán:

Về cơ bản, Đức Phật cũng tự cho mình là một A-la-hán, cách mà Phật đi đến giác ngộ cũng giống hệt những vị A-la-hán khác, nhưng vì trong vô số kiếp trước Phật đã xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh nên khi đắc đạo Ngài có thần thông, trí tuệ, dung mạo, công đức... cực kỳ cao quý, phi phàm, vượt xa những A-la-hán đệ tử sau này. Và chính Phật là người giác ngộ duy nhất thời bấy giờ (trước đó đã có những vị Phật khác rồi) nên người ta gọi Ngài là Bậc Giác Ngộ, tiếng Hán là "Giác giả", tiếng Việt là "Phật". Nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện và làm cho khoảng cách giữa từ "Phật" và từ "A-la-hán" càng cách xa. Thậm chí nhiều luận bản còn có ý chê bai quả vị A-la-hán là kém cỏi. Đây là điều trái ngược với quan điểm ban đầu của Phật.

Vì thế không nên phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa; thời Đức Phật tại thế không có chuyện chia phe, lập phái như thế này, mà người thời nay chia ra như thế. Xưa kia, khi một vị đắc quả A-la-hán, Phật không nói người này đã tinh tấn (chăm chỉ) tu theo pháp môn này hay pháp môn kia, mà giải thích rằng trong một tiền kiếp người đó đã hết lòng cung kính, cúng dường một bậc Thánh nào đó.


Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT
(Arahants, Buddhas and Bodhisattvas)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Trần Như Mai


..."Trong Tương Ưng Bộ Kinh số 22:58, Đức Phật nói rằng cả Như Lai và các vị đệ tử A-la-hán giống nhau ở chỗ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, sự khác nhau giữa các vị này như thế nào? Câu trả lời của Đức Phật đưa ra đã chỉ rõ ưu tiên về thời gian chính là điểm khác biệt: Như Lai là vị đầu tiên đã khởi xướng con đường, là người tìm ra con đường, là người tuyên bố về con đường giải thoát. Ngài là vị đã biết rõ đạo, khám phá ra đạo và tuyên thuyết về đạo giải thoát. Đệ tử của Ngài cũng đi theo con đường ấy và sau đó cũng đắc đạo. Cả hai đều cùng đi một con đường và cùng đắc đạo giống nhau.

Như vậy, Đức Phật nổi bật giữa các vị đệ tử A-La-Hán, không phải vì sự khác biệt trong phạm trù chứng đắc, mà là sự khác biệt trong vai trò của Ngài: Ngài là vị đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy đã đắc quả giải thoát, và Ngài đã phục vụ như một người dẫn đạo không ai sánh kịp khi Ngài phổ biến con đường giải thoát cho mọi người biết. Ngài có những kỹ năng khéo léo trong việc giảng dạy mà ngay cả những đệ tử xuất sắc nhất của Ngài cũng không thể sánh kịp, nhưng về việc chứng ngộ siêu xuất thế gian thì cả Đức Phật và các vị A-La-Hán đệ tử của Ngài đều là những vị ‘Phật’, những“bậc giác ngộ”, ở chỗ các Ngài đã hiểu rõ thực tướng của vạn pháp. Các Ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc và từ đó đã đạt đến hạnh phúc an lạc của Niết bàn. Các Ngài là những vị đã được giải thoát trọn vẹn. Các Ngài đã thấu hiểu trọn vẹn chân lý của khổ; đã đoạn trừ tham ái, là nguồn gốc của khổ; đã chứng đắc Niết bàn, là sự đoạn tận mọi khổ đau; và các Ngài đã hoàn thành viên mãn việc hành trì Bát Chánh Đạo, là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi khổ đau.

Là người đầu tiên đã thành tựu viên mãn tất cả những thánh quả ấy, Đức Phật đã hoàn thành hai chức năng. Trước tiên, Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng; tất cả mọi khía cạnh của cuộc đời Ngài đều là mẫu mực, nhưng trên hết, chính bản thân Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi những cạm bẫy của vòng luân hồi sinh tử. Thứ hai, như đã nói ở trên, Ngài phục vụ như một người chỉ đường, một người hiểu rõ con đường và có thể giảng dạy con đường trong từng chi tiết phức tạp nhất. Là người dẫn đạo, Ngài luôn luôn thúc đẩy đệ tử tận tâm tận lực để đạt được cứu cánh tối thượng là Niết bàn. Ngài căn dặn họ phải nỗ lực tinh tấn tu tập giống như một người có khăn đội đầu bị cháy đang nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Những ngọn lửa trong tâm chúng sanh là lửa tham, sân, si, và dập tắt những ngọn lửa ấy là đạt đến Niết bàn. Những người đã dập tắt được lửa tham, sân, si, là những vị A-la-hán."...


(Link: http://thuvienhoasen.org/a6350/a-la-han-phat-va-bo-tat)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nói thẳng 12 đã viết
Ðức Thế Tôn được gọi là Phật sau khi Ngài thành đạo dưới cội cây Bồ-đề, chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

- Phẩm "Song song" (Phần Chánh giác, Tương Ưng IV) định nghĩa Phật rằng: "Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với 6 nội xứ (6 căn), Ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, và xuất ly là xuất ly, thì khi ấy, đối với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, Ta xác chứng: Ta đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác".

- Tương Ưng Bộ Kinh IV, phẩm "An ổn khỏi các khổ ách" định nghĩa:

" Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt (... tai, mũi, lưỡi, ...) nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như cây ta-la, khổng thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn khỏi các khổ ách".

- Tương Ưng Bộ Kinh I, phẩm "Cây Lau" định nghĩa Thế Tôn như là vị đã đoạn trừ hoàn toàn chấp thủ, vượt qua được bộc lưu (dòng sinh tử, dòng tham ái):

"Không đứng lại, không bước tới. Ta vượt qua bộc lưu" (Vị Thiên giải thích: Không bước tới, không đứng lại là vượt chấp trước ở đời. Thế Tôn chấp nhận).

- Tưng Ưng Bộ Kinh III, phẩm "Tham Luyến", phần "Chánh Ðẳng giác" định nghĩa:

"Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly sắc (thọ, tưởng, hành, thức), ly tham, đoạn diệt, được gọi là bậc giải thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng giác".

Cùng trong phẩm kinh này, Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A-la-hán như vầy:

"Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa được đem lại, là bậc truyền thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết, bậc trí đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo".
Hay đoạn này
Do đó, Niết-bàn có thể gián tiếp được định nghĩa như là "Khổ diệt", "Ái diệt", "Thủ diệt", "Vô minh diệt", hay bằng các tên gọi tương đương khác như "Vô vi", "Vượt qua bộc lưu", "Qua bờ bên kia". "Loại hết sanh y" v.v.... mà chúng ta có ngót ba mươi từ tương đương với Niết-bàn, ở Nikàya và A-hàm.

Trong Kinh Tập (Suttanipattà), Tiểu Bộ Kinh, chương "Con đường đến bờ bên kia", thanh niên Upasìva đã hỏi Thế Tôn về phép để qua bờ bên kia, Thế Tôn dạy:

"Ngày đêm Ông nhận thấy,
Ðoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết-bàn". -- (Sn. 205).

Thanh niên Udaya hỏi: "Do đoạn diệt gì được gọi là Niết-bàn?", Thế Tôn dạy:

"Do đoạn diệt khát ái,
Ðược gọi là Niết-bàn". -- (Sn. 214).

Thanh niên Kappa đặt câu hỏi tương tự, Thế Tôn trả lời:

"Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Người, Niết-bàn,
Già chết được đoạn tận".

Kinh Tượng Tích Dụ thuật lại lời Thế Tôn dạy rằng:

"Sự tham dục, chấp trước, tham đắm trong Năm thủ uẩn ức Khổ tập; sự nhiếp phục từ bỏ tham dục tức Khổ diệt" (Khổ diệt tức Niết-bàn) (3).
Trong phần này , theo Nam Tông, rõ ràng rằng những bậc đã đoạn diệt những cảm thọ đến từ các căn, diệt trừ đựoc ba độc, diệt trừ chấp thủ, đạt tới vô ngã thì chứng đắc A La Hán.

Trong khi đó Bắc Tông có đề cập đến Phật tánh (tức tâm, tức Niết Bàn)
Trong kinh của Nam Tông "Phật thuyết như vậy" cũng nhắc đến:
có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra (5).
Cái mà Phật nói là "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" đó tức là Phật tánh có các tính chất "Vô sanh, vô tướng, vô tác".
Một vị Phật ngoài việc đoạn trừ các chấp thủ, đoạn dục, ...v.v...chứng vô ngã, Còn phải chứng được cái "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" nữa.
Mà vạn pháp để dựa trên cái "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" này mà hình thành, cho nên mới nói Tánh của pháp giới là "Không" (tức không hiện hữu, hay vô tướng).

Cái khác nhau ở A La Hán và Phật là ở chỗ đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nói Thẳng 12 đã viết:
Như vậy, theo ý của Đh Hoa Sen Cõi Tịnh và BATKHONG1985 thì tu theo Tổ sư thiền khi ngộ sẽ chứng cao hơn cả quả vị A la hán, lập tức thành Phật?
Thành Phật thì chưa, còn phải tế độ chứng sanh cho đến khi viên mãn công đức độ sanh.

Họ đã tự độ xong hết, họ luôn nhập trong Diệt Thọ Tưởng Định (không cần tu lại) mà hành Bồ Tát Đạo không ngơi nghỉ, không lìa Niết Bàn mà cũng chẳng bỏ sanh tử.

Bậc A LA HÁN thì chỉ mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định kiếp hiện tại, an trú Niết bàn mà rời bỏ việc sanh tử của chúng sanh. Tuy nhiên không phải vị A LA HÁN nào cũng vậy, khi các Ngài đã lập nguyện thực hành Bồ Tát Đạo thì dần dần thâm nhập Phật Tánh và chứng các pháp tam muội tế độ chúng sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

BATKHONG1985 đã viết:
Nói Thẳng 12 đã viết:
Như vậy, theo ý của Đh Hoa Sen Cõi Tịnh và BATKHONG1985 thì tu theo Tổ sư thiền khi ngộ sẽ chứng cao hơn cả quả vị A la hán, lập tức thành Phật?
Thành Phật thì chưa, còn phải tế độ chứng sanh cho đến khi viên mãn công đức độ sanh.

Họ đã tự độ xong hết, họ luôn nhập trong Diệt Thọ Tưởng Định (không cần tu lại) mà hành Bồ Tát Đạo không ngơi nghỉ, không lìa Niết Bàn mà cũng chẳng bỏ sanh tử.

Bậc A LA HÁN thì chỉ mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định kiếp hiện tại, an trú Niết bàn mà rời bỏ việc sanh tử của chúng sanh. Tuy nhiên không phải vị A LA HÁN nào cũng vậy, khi các Ngài đã lập nguyện thực hành Bồ Tát Đạo thì dần dần thâm nhập Phật Tánh và chứng các pháp tam muội tế độ chúng sanh.
Thưa Đh BATKHONG1985, người tu Tổ sư thiền khi vừa chứng ngộ theo Đh không phải là Phật, cũng không phải là A La Hán, thì là Bồ Tát chăng? Nhưng Bồ Tát lại chính là A La Hán đang hành Bồ tát đạo, tức là phải có một quá trình. Mà người vừa chứng ngộ thì đã làm gì có quá trình hành Bồ tát đạo để được gọi ngay là Bồ tát?
BATKHONG1985 đã viết:

Pháp trên mới dừng lại ở Ý Giải Thoát (ngay ý đập tan tình chấp) cho những ai chỉ muốn cởi bỏ ràng buộc của ngũ uẩn.

Tổ Sư Thiền, chỉ thẳng đến chỗ cái Tâm bản nhiên vốn hằng hữu, vô hình vô tướng vô ngã .... , tất cả đều Vô.
Đh viết như trên là không hiểu về quả vị A La Hán. Một vị A La Hán thì đã hết Vô Minh, chứng được thực tướng của vạn pháp là Vô ngã, tức là "tất cả đều Vô", giống như những gì Đh mô tả về chỗ chứng ngộ của Tổ sư thiền vậy.
Sửa lần cuối bởi Nói Thẳng 12 vào ngày 14/08/14 05:10 với 1 lần sửa.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Thiền Tông vốn không có áo ngoài bởi vì họ dùng “bất lập văn tự chỉ thẳng tâm người” làm tông chỉ. Nếu chúng ta nhất định muốn tìm ra cái áo ngoài của Thiền tông vậy thì những cách chư tổ thường dùng để tiếp dẫn người hậu học như phương pháp hét gậy chửi mắng và những lời nói cử chỉ kỳ lạ ghi trong lịch sử Thiền tông tức là cái áo ngoài chẳng thể biết của họ vậy.

Thiền tông cũng là từ tương đối tiến vào tuyệt đối, là pháp thiền rất trực tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định, chỉ có một phủ định sau cùng, tức là phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy vô minh thẳng vào quốc độ tuyệt đối chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết ấy ông lại có thể biết được những lời nói cử chỉ kỳ là như hét gậy chửi mắng v.v….. vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn sự vạn vật đều trở nên tuyệt đối, đều được khẳng định lại vậy

( trích trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ Nguyệt Khê Thiền Sư )


Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết:Trong kinh của Nam Tông "Phật thuyết như vậy" cũng nhắc đến:
có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỳ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra (5).


Cái mà Phật nói là "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" đó tức là Phật tánh có các tính chất "Vô sanh, vô tướng, vô tác".
Một vị Phật ngoài việc đoạn trừ các chấp thủ, đoạn dục, ...v.v...chứng vô ngã, Còn phải chứng được cái "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" nữa.
Mà vạn pháp để dựa trên cái "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" này mà hình thành, cho nên mới nói Tánh của pháp giới là "Không" (tức không hiện hữu, hay vô tướng).

Cái khác nhau ở A La Hán và Phật là ở chỗ đó.
Mod binh vẫn không hiểu rồi!
Cái mà Phật nói là "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" đó tức là Niết bàn. Mà quả vị A La Hán thì đã hết Vô minh, chứng ngộ được Niết bàn. Ở mặt giải thoát, tận trừ vô minh, ái thủ, lậu hoặc thì giữa Thế Tôn và các A-la-hán không khác.

Các vị không hiểu thực chất các khái niệm mà chỉ đi trên ngôn từ nên cứ mãi luẩn quẩn trong lập luận mâu thuẫn của mình!


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nói Thẳng 12 đã viết: Thưa Đh BATKHONG1985, người tu Tổ sư thiền khi vừa chứng ngộ theo Đh không phải là Phật, cũng không phải là A La Hán, thì là Bồ Tát chăng? Nhưng Bồ Tát lại chính là A La Hán đang hành Bồ tát đạo, tức là phải có một quá trình. Mà người vừa chứng ngộ thì đã làm gì có quá trình hành Bồ tát đạo để được gọi ngay là Bồ tát?
Từ chỗ phát Bồ Đề Tâm tu tập một quá trình rồi mới thành Phật Quả, trong đó tạm chia ra thành các thứ bậc Bồ Tát.
Bồ Tát có hai nguồn và 53 phân vị.
+ Hai nguồn: Phàm phu vì hâm mộ việc của Phật mà phát Tâm dũng mãnh kiên định tu tập theo, đó là nguồn thứ nhất. Nguồn thứ hai là các vị đã vào nhập dòng tiến lên A LA HÁN, nhưng vì hâm mộ chư Phật, muốn báo ân Phật, thương xót chúng sanh nên từ chỗ Vô Sanh khởi tạo Tâm Bồ Đề, rồi tu dần lên Phật Quả.

+ 53 phân vị:
Nếu đi lên từ Phàm Phu thì trãi qua: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác =Phật Quả.
Nói về năng lực nhập định (diệt thọ tưởng định) thì tới địa thứ 6 trong lục địa. Nhưng so về năng lực Bồ Đề Phần thì A LA HÁN (thuần túy) hầu như chẳng so sánh được vì chưa khởi tạo Bồ Đề Tâm nên chưa chứng các pháp Bồ Đề.

Nếu đi lên từ dòng thánh A LA HÁN thì trãi qua: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác =Phật Quả.

Năng lực sẽ tương đương nhau ở hai dòng bắt đầu từ địa vị thứ 8 trong Thập Địa, tức là Bất Động Địa.
Đh viết như trên là không hiểu về quả vị A La Hán. Một vị A La Hán thì đã hết Vô Minh, chứng được thực tướng của vạn pháp là Vô ngã, tức là "tất cả đều Vô", giống như những gì Đh mô tả về chỗ chứng ngộ của Tổ sư thiền vậy.
DH chưa biết hành trình lên Phật Quả nên mới nói như thế.
Vô Minh thể hiện ra gồm có: căn bản phiền não và trần sa hoặc phiền não.

Căn bản phiền não chính là Tư Hoặc và Kiến Hoặc (phiền não do nơi mình). Chứng quả A LA HÁN thì chấm dứt căn bản phiền não và có khả năng diệt thọ tưởng định nên chẳng bị ngũ uẩn sanh diệt lôi kéo, chẳng bị tái sanh vào 6 đường. Đó gọi là giải thoát khỏi 6 đường (hay giải thoát luân hồi). A LA HAN chứng biết rõ ngũ uẩn Vô Ngã, nhưng nói về chúng sanh rộng lớn, số kiếp vô tận, thế giới vô tận, ... thì vẫn chưa rõ biết hết. Không như chư Phật, tất cả đều biết rõ, mọi chúng sanh, mọi số kiếp, mọi thế giới,...

Trần Sa hoặc phiền nào, tức là phiền não thương xót muốn độ tận chúng sanh, tức là muốn biết tất cả chúng sanh, tất cả thế giới, tất cả việc, tất cả sự như là chúng sanh này nguồn gốc chủng loại nào, đã có nhân gì, duyên gì, từng sống các thế giới nào,..., thích ợp pháp giải thoát nào,... Phát tâm trừ sạch Trần Sa Hoặc chính là theo con đường Bồ Tát Đạo. Cái gì cũng biết hết, thấu triệt căn cơ, số kiếp, quả vị, phương tiện,...biết hết như trong lòng bàn tay, mới gọi chứng biết vạn pháp, tất cả đều Vô = vì không còn gì mà không rõ biết.

Như vậy, có người thì họ tập trung chấm dứt căn bản phiền não, rồi sau đó mới tính đến Trần Sa Hoặc.
Lại có chúng sanh gánh cả hai việc, vừa trừ căn phiền não, vừa trừ trần sa phiền não.
Đó là hai cách thức, đều đúng cả!
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 14/08/14 06:29 với 2 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói Thẳng 12 đã viết
Mod binh vẫn không hiểu rồi!
Cái mà Phật nói là "không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra" đó tức là Niết bàn. Mà quả vị A La Hán thì đã hết Vô minh, chứng ngộ được Niết bàn. Ở mặt giải thoát, tận trừ vô minh, ái thủ, lậu hoặc thì giữa Thế Tôn và các A-la-hán không khác.

Các vị không hiểu thực chất các khái niệm mà chỉ đi trên ngôn từ nên cứ mãi luẩn quẩn trong lập luận mâu thuẫn của mình!
Nói Thẳng 12 không hiểu : Niết Bàn của bậc A La Hán chứng là "Hữu Dư Niết Bàn", tức là Niết Bàn này chưa đầy đủ, vẫn còn phải đi tiếp. Trong kinh Pháp Hoa gọi Niết Bàn này là "Hóa Thành" tức là chỗ tạm nghỉ trên con đường lâu xa tiến đến Phật Quả .
Còn Niết Bàn mà chư Phật chứng là "Vô Dư Niết Bàn", tức là Niết Bàn này là rốt ráo, không còn gì để tiếp tục nữa.

Chính ông không hiểu ý nghĩa của từ ngữ Phật học, ông chỉ giải thích theo ý muốn của mình thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Giải thích Niết Bàn như đạo hữu binh thì sai với giáo lý.
Tôi không nói nhiều chỉ trích một đoạn nói về Niết Bàn:
''Niết bàn Hữu dư y hay Vô dư y thường là y cứ vào hữu thân hay vô thân, nhưng cả hai loại Niết bàn này đều khiến cho cái nguyên động lực đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt''
- Vô Dư Niết Bàn chưa phải là cứu cánh Niết Bàn, bởi vì Niết Bàn này là sự chứng đắc của: Alahan, Bồ Tát.
- Niết Bàn của Phật siêu việt hơn Alahan, Bồ Tát.
- Vì vậy Đẳng Giác Bồ Tát còn cách Phật rất xa, do sự chứng đắc có sai biệt nên Niết Bàn có sai biệt.
- Niết Bàn của Phật là Đại Niết Bàn hoặc gọi là Niết Bàn Vô Trụ, Niết Bàn Vô Trụ là Niết Bàn Tự Tánh.
Do sự ngộ có sâu cạn nên sự chứng đắc Niết Bàn Tự Tánh có sâu cạn.
- Phật Quả đạt đến cứu cánh Niết Bàn.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Có nói tiếp cũng cái kiểu "ông nói gà, bà nói vịt" vì đứng trên quan điểm và luồng tư tưởng khác nhau.

Cái bạn "nói thẳng 12" nì đâu phải hỏi, cũng rốt cuộc chỉ nhằm mục đích là... ./..,., (không tiện nói ra). Hèn chi có nhiều nick nói thẳng vậy!

"Nói thẳng 13" không biết chừng nào ra lò, hay "nói thẳng 12" là phiên bản cuối. Vẫn đang là ẩn số. B-)


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Y KINH GIẢI NGHĨA TAM THẾ PHẬT OAN
LY KINH NHẤT TỰ TỨC ĐỒNG MA THUYẾT


Thời mạt pháp tà sư nói pháp như cát sông HẰNG, nên ngày nay gọi là Pháp Nhược Ma Cường.
Phật nói người làm hại chánh pháp của ta là Ma Vương đội lốt Phật Tử.

TIN TA MÀ KHÔNG HIỂU TA LÀ PHỈ BÁNG TA
Sửa lần cuối bởi Hoa Sen Cõi Tịnh vào ngày 14/08/14 09:57 với 1 lần sửa.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách