ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hê hê ! Hai người này làm sao vậy ?

@ nói thẳng 12
Hai câu này không có gì mâu thuẫn.
- Vô niệm tức là Chính niệm
- Hữu niệm tức là vọng niệm
Mâu thuẫn ở chỗ nào ?

GHI CHÚ : Đừng nói niệm "tánh không" tức là niệm "hư không" nhé.

@ tlaai đã viết :
P/s: Với trích dẩn của tlaai nói trên :..."Ý" của ĐH binh & "Ý" của Hoa Sen Cõi Tịnh ...Ai đúng ?
Ở trên "Hoa sen cõi Tịnh" đã viết
Niệm là vọng tưởng
Thế là cùng một ý rồi, còn chọn lựa gì nữa ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Niệm là vọng tưởng
vọng tưởng = tâm phóng dật, tâm không phòng hộ để phiền não khởi lên lấy tưởng làm đối tượng
niệm = theo dõi, duy trì sự theo dõi = tầm + tứ + nhất hành (sr nhầm lẫn chỗ này )
chánh niệm = niệm trên đối tượng đưa đến ly tham, ly dục, đưa đến, xả ly, đưa đến các tuệ cắt đứt phiền não như niệm hơi thở, tứ niệm xứ, niệm thân hành, niệm thân bất tịnh ...
tà niệm = niệm trên đối tượng làm tăng trưởng tham, làm tăng trưởng dục, tăng trưởng ngã kiến, tăng trưởng chấp thủ, tăng trưởng tăng thượng mạn, tăng trưởng phiền não ...
vô niệm = k khởi lên các tiến trình tâm = luồn tâm hữu phần = luồn tương tục của tâm đưa đến tái sinh
niệm vô = k biết niệm cái gì chắc là có khả năng đưa đến không vô biên xứ định caunguyen
Sửa lần cuối bởi huynhnamphuong vào ngày 28/08/14 22:13 với 1 lần sửa.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết: Niệm về không, tức nhiên là không có niệm nào để niệm, nên cũng giống như vô niệm.
binh đã viết: Bất cứ cái gì xuất hiện trong tâm đều là niệm (Vọng niệm)
Mâu thuẫn ở đây là:

- Ở đoạn trích dẫn thứ nhất, từ "niệm" được tô đỏ mâu thuẫn với cụm từ được tô xanh.

- Đoạn thứ hai ông binh đã thừa nhận đã gọi là "niệm" thì phải có "cái gì xuất hiện trong tâm". Do vậy dù là niệm về không thì cũng phải có cái "xuất hiện trong tâm". Thế thì sao đoạn trích dẫn thứ nhất ông binh lại nói là "Niệm về không, tức nhiên là không có niệm nào để niệm"?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"niệm" thì phải có "cái gì xuất hiện trong tâm"
Niệm về không thì không có cái gì làm sao xuất hiện? Vậy mới nói là vô niệm.

Sao ông không chịu hiểu nghĩa mà cứ bắt bẻ từng chữ vậy ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết:Sao ông không chịu hiểu nghĩa mà cứ bắt bẻ từng chữ vậy ?
Lập luận phải chặt chẽ logic. Ông cứ nói phứa cho sướng miệng mà không để ý mình đang nói gì à! Câu sau đá câu trước loạn xị ngậu như thế mà ông không tự nhận ra sao? 8->

binh đã viết:Niệm về không thì không có cái gì làm sao xuất hiện? Vậy mới nói là vô niệm.
Nói như ông thì những quyển sách luận về "không" toàn là giấy trắng cả sao? Chẳng lẽ luận về "không" thì cũng "không có cái gì" làm sao để viết chắc?

Hơn nữa, "không" có nghĩa là vạn pháp đều Vô ngã không có tự tánh, chứ không phải là "không có cái gì" như ông đã viết.

Thí dụ: nói cái xe là "không" có nghĩa rằng nó chỉ là tập hợp của các chi tiết bộ phận lắp ráp lại, nó không "có sẵn" mà được sinh ra và tan hoại tùy theo nhân duyên, chứ không phải là "không có cái xe". =P~


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"không" có nghĩa là vạn pháp đều Vô ngã không có tự tánh, chứ không phải là "không có cái gì" như ông đã viết.
Không theo ông nói là nghĩa "vô ngã" của Thanh văn thừa
Còn Không mà tôi nói là nghĩa "Tánh không" của Bồ tát thừa

Sao ông cứ đem nghĩa cái này áp đặt vào cái kia vậy ?
Kỳ dị thật. Cứ ép buộc người khác phải hiểu theo ý mình, làm như vậy sao khỏi tranh cãi ?

Tôi nghĩ không cần tranh cãi với ông nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nói Thẳng 12
Bài viết: 30
Ngày: 13/08/14 19:07
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 12 »

binh đã viết:Không theo ông nói là nghĩa "vô ngã" của Thanh văn thừa
Còn Không mà tôi nói là nghĩa "Tánh không" của Bồ tát thừa
Ông giải thích cho mọi người rõ xem, để chứng minh ông không lại tiếp tục nói bừa phứa cho sướng miệng?


tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

binh đã viết:Hê hê ! Hai người này làm sao vậy ?

@ nói thẳng 12
@ tlaai đã viết :
P/s: Với trích dẩn của tlaai nói trên :..."Ý" của ĐH binh & "Ý" của Hoa Sen Cõi Tịnh ...Ai đúng ?
Ở trên "Hoa sen cõi Tịnh" đã viết
Niệm là vọng tưởng
Thế là cùng một ý rồi, còn chọn lựa gì nữa ?
...ĐH binh à!...Hảy bình tâm lại! tlaai trích dẫn & hỏi cái "Ý" khác nhau của 2 câu dưới đây. ĐH nở nào lấy câu trả lời sau ghép với câu trước... lấy "râu Ông này cắm cầm Bà kia". Mà bắt bẻ tlaai...thế này chứ nhì? :((
binh đã viết: »
"Chánh niệm" tức là "vô niệm".
--0--
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: »
Chánh Niệm không phải là Vô Niệm.
--0--.
* ĐH là Mod, là T.viên lâu năm. Chớ nào phải là thành viên bình thường như tlaai này!.. Lời nói-viết phải...Nặng nghìn cân chứ lị! cafene cafene .
---0---
* Nay ĐH huynhnamphuong » lại có thêm "1 Ý" nữa nè. Các Vị có thấy là nhiều Người thì "nhiều Ý" hay không vậy! 1 khi chưa RỎ NIỆM là gì ! Chưa thống nhất nhau, chưa Định nghĩa được "từ ngữ" Thời các Vị chỉ là "Nói Gà mà hiểu là Vịt" :((
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: » đã viết:Niệm là vọng tưởng
huynhnamphuong đã viết: »
vọng tưởng = tâm phóng dật, tâm không phòng hộ để phiền não khởi lên lấy tưởng làm đối tượng
niệm = theo dõi, duy trì sự theo dõi = tầm + tư + tác ý = tâm hành
* Thôi tlaai xin phép được rút-lui ... baibaibai .


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

tlaai đã viết:
binh đã viết:Hê hê ! Hai người này làm sao vậy ?

@ nói thẳng 12
@ tlaai đã viết :
P/s: Với trích dẩn của tlaai nói trên :..."Ý" của ĐH binh & "Ý" của Hoa Sen Cõi Tịnh ...Ai đúng ?
Ở trên "Hoa sen cõi Tịnh" đã viết
Niệm là vọng tưởng
Thế là cùng một ý rồi, còn chọn lựa gì nữa ?
...ĐH binh à!...Hảy bình tâm lại! tlaai trích dẫn & hỏi cái "Ý" khác nhau của 2 câu dưới đây. ĐH nở nào lấy câu trả lời sau ghép với câu trước... lấy "râu Ông này cắm cầm Bà kia". Mà bắt bẻ tlaai...thế này chứ nhì? :((
binh đã viết: »
"Chánh niệm" tức là "vô niệm".
--0--
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: »
Chánh Niệm không phải là Vô Niệm.
--0--.
* ĐH là Mod, là T.viên lâu năm. Chớ nào phải là thành viên bình thường như tlaai này!.. Lời nói-viết phải...Nặng nghìn cân chứ lị! cafene cafene .
---0---
* Nay ĐH huynhnamphuong » lại có thêm "1 Ý" nữa nè. Các Vị có thấy là nhiều Người thì "nhiều Ý" hay không vậy! 1 khi chưa RỎ NIỆM là gì ! Chưa thống nhất nhau, chưa Định nghĩa được "từ ngữ" Thời các Vị chỉ là "Nói Gà mà hiểu là Vịt" :((
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: » đã viết:Niệm là vọng tưởng
huynhnamphuong đã viết: »
vọng tưởng = tâm phóng dật, tâm không phòng hộ để phiền não khởi lên lấy tưởng làm đối tượng
niệm = theo dõi, duy trì sự theo dõi = tầm + tư + tác ý = tâm hành
* Thôi tlaai xin phép được rút-lui ... baibaibai .
Chào sư phụ tlaai, người muốn chơi thì thầy lại không chơi, còn người không muốn chơi thì lại kêu réo. Người ta không chơi thì đòi rút lui. Hề hề, Nói cũng do mình, bây giờ đòi rút lui cũng do mình. Khôn quá trời. :)

Còn bạn Chí Phèo nào muốn chánh niệm thì chánh niệm đâu có gì mà làm dữ với Thiền ngữ, Mật giáo. Nhà ai nấy chơi có phải vui hơn không. Tông ai thì vào chuyên mục ấy thì hết chuyện. Còn Sư phụ Bình muốn câu like chơi cho vui. Nên mới nói vậy. Coi chừng lầm chết nhe mấy ông tướng ham tranh thắng, tranh khôn, tranh trí nổi, với sự phụ sao. hề hề.

(Chánh Niệm theo PGNT chỉ là tưởng, nhớ, nghĩ...đến những thiện tâm. Mà cải nhau như chí phèo thì có niệm thiện tâm được hay không mà bàn Chánh Niệm. Hề hề.)


Chúc quí Phật tử vạn sự an lành. /:) I-) I-) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Chú Hỉ đã viết:

Chánh Niệm theo PGNT chỉ là tưởng, nhớ, nghĩ...đến những thiện tâm. Mà cải nhau như chí phèo thì có niệm thiện tâm được hay không mà bàn Chánh Niệm. Hề hề

Hì, thời buổi này hể mở cửa ra là gặp ngay tịnh độ tông. Có thể các bạn lên được cõi tịnh độ, nhưng lên đó rồi mà các bạn vẫn vậy, vẫn niệm chỉ là nghĩ, nhớ, tưởng ... thì hoài công phật a di đà quá.

Nghĩ tới điều thiện là một ý tốt nhưng tưởng, nhớ, mặc dù nó cũng có niệm ở trong đó, nhưng nó k phải là cái niệm mà chúng ta nhắc tới. K phải ai cũng may mắn phân biệt được điều này khi mà những giáo lý về nghĩ, nhớ, tưởng nó trộn lẫn như vậy.

Và vậy là nhiều người nghĩ như đúng rồi, niệm chỉ là nghĩ, nhớ, tưởng là điều đương nhiên.

Đây, chánh niệm theo đúng tinh thần PGNT nó là như vậy :

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm."

Tác dụng của chánh niệm :

"Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?

(1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. (5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; (6) với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần. (7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. (8) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. (9) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. (10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể mong đợi."


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

huynhnamphuong đã viết:
Chú Hỉ đã viết:

Chánh Niệm theo PGNT chỉ là tưởng, nhớ, nghĩ...đến những thiện tâm. Mà cải nhau như chí phèo thì có niệm thiện tâm được hay không mà bàn Chánh Niệm. Hề hề

Hì, thời buổi này hể mở cửa ra là gặp ngay tịnh độ tông. Có thể các bạn lên được cõi tịnh độ, nhưng lên đó rồi mà các bạn vẫn vậy, vẫn niệm chỉ là nghĩ, nhớ, tưởng ... thì hoài công phật a di đà quá.

Nghĩ tới điều thiện là một ý tốt nhưng tưởng, nhớ, mặc dù nó cũng có niệm ở trong đó, nhưng nó k phải là cái niệm mà chúng ta nhắc tới. K phải ai cũng may mắn phân biệt được điều này khi mà những giáo lý về nghĩ, nhớ, tưởng nó trộn lẫn như vậy.

Và vậy là nhiều người nghĩ như đúng rồi, niệm chỉ là nghĩ, nhớ, tưởng là điều đương nhiên.

Đây, chánh niệm theo đúng tinh thần PGNT nó là như vậy :

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm."

Tác dụng của chánh niệm :

"Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?

(1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. (5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; (6) với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần. (7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. (8) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. (9) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. (10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể mong đợi."
Hề hề trích dẫn nguyên si bài kinh chỉ lấy le, có hiểu nghĩa hay không mới là quan trọng, copy như thế này ngoại đạo nào cũng làm được.
Nên nhớ đừng làm đạo văn. (đường links, tin tựa đề, soạn giả.)

Học kinh là để tu sửa cho mình, chớ đâu phải làm bà tám, chê bai Tông phái khác mới là đẳng cấp sao. (ganh tỵ, đố kỵ là tìm ẩn đi vào địa ngục, làm súc sanh, ngạ quỷ.)

Chữ Phật A Di Đà mà không biết tôn kính viết chữ Hoa, Chú Hỉ không dám nói chuyện với ngài rồi. Bó tay...!?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ TỔ SƯ THIỀN KHÔNG?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Những chủ đề như thế này, vốn chỉ để tranh cãi gây mâu thuẩn nội bộ. Chẳng có gì cả, chúng ta lo tu sửa hốn là đốn ngộ gì đó cũng được, miễn là tham sân si, nghiệp tiêu trừ. Tranh cãi đúng sai cái chuyện mấy trăm năm, ngàn năm để làm chi, núi này trong núi nọ xa rời thực tại an lạc. cafene
Hi vọng sau này đừng có những chủ đề vi phạm nội qui (đả phá tông phái) vô ích như thế này nữa!


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.87 khách