Tâm

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài này tôi đã viết các đây mấy ngày, nhưng để ở phòng "Tình nguyện viên" vì sợ có người xem không hiểu buông lời phỉ báng thì tạo nghiệp. Nhưng vì mấy ngày qua có rất ít người xem nên tôi chuyển ra đây để phục vụ những ai đã từng biết đến Thiền, đến Tâm.
Đây là một phuơng pháp của Thiền Tông. Ai chưa tu Thiền thì không nên xem.

Trong Thiền Tông có câu "Buông tay trên vực thẳm".
Thế nào là buông tay trên vực thẳm ?
Tức là phải tự giết mình, phải tự chết đi. Ở đây nói thế không có nghĩa là đi tự tử. Tự tử còn là nhẹ. Ở đây nói tự giết mình tức là phải từ bỏ cái "bản ngã" của chính mình.
Nhìn vào sự thực : Thân ta do nhân duyên hợp thành, do tứ đại hợp thành, nó là một cái tập hợp, không phải là ta. (Người tu Thiền thì nói: Nó vốn là không). Tâm ta thì luôn chuyển biến, toàn là vọng thức, vọng niệm, không có cái gì là thường hằng, tức là không có thật.
Tình cảm ư ? biến đổi
Tư tưởng ư ? biến đổi.
quan niệm ư ? biến đổi.
Cảm xúc ư ? biến đổi.
..............................
Nói tóm lại , trong tâm không có gì là không biến đổi.
Chính vì vậy (thân vốn không, mà tâm cũng không) nên Ta (ngã) là không có thật.

Hãy ngồi xuống, xếp chân, nhắm mắt lại, và vứt bỏ tất cả những thứ trên, vứt bỏ tất cả những gì xuất hiện trong tâm, cho đến khi nào bốn phuơng, tám hướng, trên dưới đều trống trơn. Lúc đó dường như là một hố thẳm tối tăm, không đáy. Ở tình trạng này các Tổ gọi là chấp không. Nếu ngừng ở đấy thì vô phuơng cứu. Những xét lại, ta thấy rằng mặc dầu hết thảy đều trống trơn, nhưng chẳng phải là không, vì vẫn có cái "Thấy, nghe, hay, biết...". Nhận thức được điều này, gọi là "chết đi sống lại (Tuyệt hậu tái tô). Đây chính là diệu dụng của chư Phật, cũng là nguồn gốc nghiệp chướng của chúng sinh.

Tâm trống rỗng, thênh thang và bất động. Đối với kẻ mê (chúng sinh) thì nó tối đen như một hầm sâu không đáy, đối với chư Phật thì nó sáng trưng, như một bầu trời bình yên.(dù trong tâm tối đen hay sáng trưng đều là vọng. Nhưng nên biết rằng nếu không phải tâm thì không thể thấy).
Mặc dầu nó bất động, nhưng nó có nhiều tính chất :Tích chứa, thấy nghe, hay biết, tác động, chấp, phân biệt v.v...
Ở chư Phật thì tánh tích chứa trở thành "Đại viên cảnh trí", hết thảy đều bày ra đó, cho nên chư Phật muốn thấy một cảnh giới nào ở đâu hoặc lúc nào đều có thể được.
Ở chúng sanh thì nó là Tàng thức, chứa chất chủng tử, gốc nghiệp của chúng sanh.
Tánh so đo phân biệt, chấp nhặt ở chúng sanh trở thành bàn ngã.
Chư Phật không có chấp nên gọi là "Bình đẳng tánh trí"
Tánh nhận thức, suy luận ở chúng sanh gọi là ý thức.
Chư Phật quan sát mà không có so đo phân biệt nên gọi là "Diệu quan sát trí"
Các tánh thấy nghe hay biết do các giác quan đem lại , ở chúng sanh gọi là (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân)thức
Ở chư Phật gọi là "Thành sở tác trí". Chư Phật dùng trí này để tạo ra những cảnh giới dùng giáo hóa chúng sinh.

GHI CHÚ
Nếu ai chấp có tâm tức là đồng với ngoại đạo chấp có Thượng đế.
Các tổ nói : "Bắc đẩu diện nam khan"
Muốn biết sao Bắc đẩu thì nhìn về phương Nam.
Cũng vậy, ai muốn biết tâm thì phải vô ngã, vô vi như tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Èo

1. Cái này là ông lấy lý thuyết Duy Thức , Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm trộn chung vào rồi quậy quậy lên thành tả pín lù thôi chứ có gì liên quan gì đến "Thiền" đâu mà blah blah blah "tuyệt hậu tái tô" ?

2. Còn những gì ông phán về "Thiền" và người tu Thiền đều sai bét cả rồi. Kể cả việc ông nhận xét về "chết đi sống lại" cũng chẳng phải như vậy. Nói gì đến sợ người ta xem hay không xem, phỉ báng hay không phỉ báng?


3. Đừng đoán mò kiểu này nữa. Ông học lý thuyết kiểu này nhiều năm rồi , có kết quả gì đâu mà cái tật này nhất định không chịu bỏ là sao?

4. Nếu ông cứ nhất định tư duy vấn đề từ góc độ "chúng sanh" mãi như thế này thì ông chỉ cần học và hành theo nguyên lý "Hoa Nghiêm" + Duy Thức là đủ rồi.

5. Về Thiền tổ sư, đã nói là "truyền riêng ngoài Giáo", "vô môn làm pháp môn" thì làm gì có phương pháp nào đâu mà có 1 phương pháp hay 2 phương pháp như ông nói.

6. Về Thiền tổ sư, ông chỉ cần bình thản, tùy duyên mà mặc áo ăn cơm (sống), từ từ thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn, trong qua trình đó ông chiêm nghiệm sự chuyển biến trong thân tâm thì từ từ sẽ hiểu vấn đề của Thiền thôi chứ có gì đâu.

7. Còn nếu ông vẫn không thể bình thản + tùy duyên, nhưng vẫn hứng thú với Tổ Sư Thiền thì hãy cứ khán câu này đi:

Tăng: Thế nào là ý tổ sư từ Tây sang?
Triệu Châu: Cây bách trước sân.
Tăng: Xin hòa thượng đừng lấy cảnh dạy người.
Triệu Châu: Ta chưa bao giờ lấy cảnh dạy người.
Tăng: Vậy thế nào là ý tổ sư từ Tây sang?
Triệu Châu: Cây bách trước sân.

Chừng nào ông hiểu được tại sao Triệu Châu lại trả lời " cây bách trước sân", thì ông sẽ hiểu hết tất cả mọi lời lẽ của 1700 vị tổ sư.

8. Đừng có hứng thú với những khái niệm "vô ký không", "không", "vọng tưởng", "tâm", "pháp", "phàm", "thánh","ngoại đạo", "thượng đế","ngã","tứ đại ngũ uẩn" mà ông đã học mót từ người khác mấy năm nay nữa. Ông cứ loay hoay với những thứ này mãi mà vẫn còn chưa phân biệt ("thực chứng") được những khái niệm này thì làm sao mà lạm bàn về "cơ chế" hoạt động của chúng cho đúng được?

9. Vấn đề của Phật pháp hết sức đơn giản. Đầu tiên ông phải "KHỔ" cái đã. Ông đã từng "KHỔ" bao giờ chưa? Ông đã phải chịu đựng KHỔ đến mức nào rồi? và ông có thấy quậy cái nồi tả pín lù này hàng năm trời có "KHỔ" không?

10. Muốn sống lại thì phải chết đi, mà muốn chết thì phải "KHỔ đến chết" thì mới chết được. :-P .Còn không "KHỔ" thì có ai rảnh hơi nói chuyện sống chết đâu mà ông phải lo?.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền đơn giản là "Cây bách trước sân". Trực tiếp thì nó là như thế.
Nếu hiểu "cây bách trước sân" thì chẳng phải là Thiền.
Chỉ sợ là ông bắt chước Tổ sư nhiều quá, mà tâm lại chưa sáng như Tổ sư.
Không phải vấn đề là chứng tâm không, (Tâm chẳng phải có, chẳng phải không)
Mà vấn đề là chúng sanh có hiểu để thực hành hay không.
Sở dĩ tôi đề cao "Tâm không" là để cho việc thực hành dễ dàng, đưa đến gần cửa đạo mà thôi.
Khi nào ông đã biết chính xác Tâm rồi thì chẳng cần phải "Tùy duyên mặc áo, ăn cơm" (Cái này là chưa tiêu nghiệp cũ).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Lời của tổ sư là cửa để vào, cũng là quan ải để chặn lại. Tôi để ra đấy để ai đủ sức thì vào. Ông không vào nổi lại quay sang cự nự với tôi để làm gì? ông có biết "TÂM" là gì không mà đòi xét người? lại còn đòi "sáng" như tổ sư ?

Nếu ông đứng trên góc độ "chúng sanh" thì đừng nói chuyện "Thiền", vì đã là biên kiến rồi. Nói kiểu gì cũng chẳng trúng, từ... "Tâm" cho đến"cây bách trước sân".
Sửa lần cuối bởi gashipanh vào ngày 23/03/14 19:26 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Quên nói với ông :
"Tuyệt hậu tái tô" tức là chết đi sống lại.
Chết cái con người phàm và sống lại trong con người thánh.
Nó có nghĩa là sự chứng nhập vào chân tâm.
Tuy nhiên đối với người thường thì biết đến cái "dụng" của tánh không cũng đã là chết đi sống lại rồi.
Nếu ông đứng trên góc độ "chúng sanh" thì đừng nói chuyện "Thiền", vì đã là biên kiến rồi.
Vậy chỉ mình ông mới được nói Thiền ? Chắc ông là Thánh rồi.
coi chừng A Tỳ đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

binh đã viết:Quên nói với ông :
"Tuyệt hậu tái tô" tức là chết đi sống lại.
Chết cái con người phàm và sống lại trong con người thánh.
Nó có nghĩa là sự chứng nhập vào chân tâm.
Tuy nhiên đối với người thường thì biết đến cái "dụng" của tánh không cũng đã là chết đi sống lại rồi.
Nếu ông đứng trên góc độ "chúng sanh" thì đừng nói chuyện "Thiền", vì đã là biên kiến rồi.
Vậy chỉ mình ông mới được nói Thiền ? Chắc ông là Thánh rồi.
coi chừng A Tỳ đó.
~x(

Ông học chậm quá. Gì mà phàm, mà thánh? lại như vậy nữa rồi? Biên kiến thì làm sao mò mẫm ra "Ý tổ sư" được?

Ông thử "chẳng phải phàm cũng chẳng phải thánh" để nhìn thẳng vào vấn đề xem? Như vậy mới có thể trực nhận được.

Nếu ông dính chấp (trong trường hợp này là ông dính chấp vào khái niệm "chúng sanh", từ đó bị "chuyển" theo hướng khác: thị phi với chính mình và tôi") thì ngay tức khắc chẳng còn dính dáng đến vấn đề nữa.

Ở trên tôi đã nói, nếu cứ "phàm", "thánh" thì vứt Thiền đi. Học Duy Thức Hoa Nghiêm đủ rồi.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

gashipanh đã viết: Ông học chậm quá. Gì mà phàm, mà thánh? lại như vậy nữa rồi? Biên kiến thì làm sao mò mẫm ra "Ý tổ sư" được?

Ông thử "chẳng phải phàm cũng chẳng phải thánh" để nhìn thẳng vào vấn đề xem? Như vậy mới có thể trực nhận được.

Nếu ông dính chấp (trong trường hợp này là ông dính chấp vào khái niệm "chúng sanh", từ đó bị "chuyển" theo hướng khác: thị phi với chính mình và tôi") thì ngay tức khắc chẳng còn dính dáng đến vấn đề nữa.

Ở trên tôi đã nói, nếu cứ "phàm", "thánh" thì vứt Thiền đi. Học Duy Thức Hoa Nghiêm đủ rồi.
Nếu đã nói rồi mà chẳng chịu nhìn nhận, vẫn thích tham đắm thì tùy ông ấy vậy. Ai gieo nấy gặt, tự tạo tự lãnh.
Ông gashipanh cũng không nên tiếp tục vì dây đàn căng quá thì đứt, thà để kêu tẹt tẹt vậy mà cũng được gọi là dây đàn.
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 23/03/14 23:36 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Cái dây này mà căng gì, lỏng le hà. Thế mà ông Bình lại đòi "chết đi sống lại", nên tôi căng căng ra 1 chút, rồi lại sợ đứt dây nên tôi thòng cho ổng 2 lựa chọn để ổng tự quyết định, nếu ổng dũng cảm dám "chết" thì xài thứ này, ổng nhát gan không dám chết thì xài thứ kia.

Còn kêu tẹt tẹt hoài thì gây ồn ào, làm phiền cuộc sống lối xóm mà thôi.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thiền miệng thì dễ, nếu như bị bệnh ung thư hay bệnh nan y gì đó mà vẫn bình thản, không lo không rầu thì may ra học chút ít về Thiền. Hoặc là trong chiêm bao vẫn làm chủ bản thân mình như là lúc tĩnh thức thì Thiền mới có phần.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói về Tâm bên trong các ông còn có thể hiểu một chút, nói Tâm bên ngoài thì chắc chắn là hiểu sai. Đừng thấy vật gì cũng nói "là nó" nhé, đúng là "chấp có". Học được vài lời của Tổ, đụng lúc nào bí thì cũng đem lời tổ ra mà che chắn.

"Cây bách trước sân" !!! "Cây bách trước sân"
Hừ ! đúng là đuổi mồi bắt bóng.
Bảo đảm là ông chưa biết Tâm là thế nào.

Thôi tôi chỉ có mấy lời đó thôi. không thể nói thêm với ông được nữa.
Chào


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cái này gọi là càng tu thì càng gánh lên, chất lên tâm mình!
Cũng tức là chuốc phiền não, lậu hoặc.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

He he, ông nổi khùng lên rồi phải không.

Đúng vậy, tôi đem lời tổ ra làm lá khiên che chắn. Ông đủ sức thì vung tay đập cho nó tan tành đi. Còn không làm được thì đành phải ngậm bồ hòn để cho tôi cứ mặc sức làm gì thì làm thôi, chứ sao lại mở lời ấm ức như thế?

Hừ ! cây bách trước sân, cây bách trước sân. :-P :-P :D :D --->Sao mà khó nhằn thế nhỉ :-P :-P
.....
.....
"Đuổi mồi bắt bóng" ---> còn nhớ cái chuyện con cáo và chùm nho mà tôi chém ông battinh không? :-P

Bảo đảm là ông vẫn chưa biết "cây bách trước sân" là thế nào. :-P

Tôi nêu đích danh ra 3 vị: Binh, battinh và batkhong , 3 vị này rất quan tâm về thiền, thích chú giải về Thiền nhưng hễ đụng phải công án là cong đuôi bỏ chạy. Đấy là bởi vì những vị này chẳng bao giờ chính chắn khẩn thiết tham thiền! chỉ là ham thích sơ sơ, cưỡi ngựa xem hoa cho vui mà thôi!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách