Đừng Lỗi Hẹn Với Thực Tại

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đừng Lỗi Hẹn Với Thực Tại

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Có Buông Xả Mới Có Chánh Niệm
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề. Như mỗi khi có một cơn giận hay buồn lo nào, chúng ta được nhắc nhở hãy dùng chánh niệm để tiếp xúc với cơn giận ấy. Và rồi với năng lượng của chánh niệm, những khó khăn ấy sẽ được chuyển hóa.

Nhưng theo ông Andrew Alendzki điều đó có thể dẫn đến một sự hiểu lầm về chánh niệm. Vì chánh niệm không phải chỉ đơn giản là một sự chú ý đơn thuần mere attention về đối tượng của nó. Ông viết "Khi ta giận ta có thể biết rõ là mình đang giận. Nhưng cái biết ấy không hề mang lại một sự chuyển hóa nào... Bạn có thể chú ý đến cơn giận của mình cả ngày, và cho phép nó có mặt 'mà không phê phán', trong khi nó vẫn cứ thiêu đốt sâu vào con tim mình".

Chánh niệm là một tâm hành mental formation và theo ông thì muốn chánh niệm có được công năng chuyển hóa ta phải hiểu rõ về sự vận hành của nó. Xin chia sẻ với bạn về bài viết dưới đây của ông Andrew Alendzki, giới thiệu về một phương pháp sử dụng chánh niệm thế nào cho có hiệu quả để chuyển hóa khổ đau.

Hai Quan Niệm Về Chánh Niệm

"Một trong những vấn đề của chánh niệm, mà vẫn còn nhiều bàn cãi, là chúng ta có thể nào có chánh niệm về những trạng thái bất thiện lành (unwholesome states), như là sân hận và thù ghét hay chăng?"

Một quan niệm thì cho rằng ta có thể có chánh niệm về bất cứ một việc gì. Và nhờ vậy mà khi ta chánh niệm về một trạng thái bất thiện lành nào đó, ta có thể có mặt với trạng thái ấy mà không phê phán, không đè nén và cũng không bị nó sai sử.

Và có một quan niệm khác lại cho rằng, vì chánh niệm là một trạng thái thiện lành, và sân hận là một trạng thái bất thiện, mà tâm ta thì không thể nào kinh nghiệm hai trạng thái trái nghịch nhau trong cùng một giây phút tâm được (in the same mind-moment). Thế cho nên, khi ta có chánh niệm về một cơn giận, thật ra là tâm ta đang chuyển đổi thật nhanh giữa hai trạng thái ấy mà thôi - giây phút của chánh niệm và giây phút của sân hận.

Không Thể Có Hai Tâm hành Cùng Một Lúc

Theo tôi thì quan niệm thứ hai đúng hơn. Và tôi cũng muốn làm sáng tỏ thêm quan điểm này, cũng như muốn chia sẻ với bạn một phương cách rất hiệu quả, có thể giúp chúng ta chuyển hóa được những trạng thái bất thiện, và hướng tâm mình đến chấm dứt khổ đau. Thật ra thì dú ta có quan điểm nào về cơ cấu của phương cách giải thoát đi nữa, cuối cùng rồi nó cũng không quan trọng lắm. Điều thiết yếu là làm sao ta có khả năng ứng dụng được chúng vào với kinh nghiệm của chính mình, để mang lại một sự chuyển hóa.

Khi nhìn sâu sắc ta sẽ thấy rất rõ điều này, là một người không thể nào giữ hai việc trong tâm cùng một lúc được. Nếu như ta có cảm nhận như mình làm được việc ấy, thật ra ta đang sử dụng một tư tưởng toàn diện rộng lớn (peripheral thought). Ta chỉ đang tạm giữ những dữ kiện ấy trong ký ức ngắn hạn hoặc ở bên dưới phần ý thức của mình mà thôi. Vì khi nhìn sâu hơn vào kinh nghiệm ấy ta sẽ thấy rằng, nếu muốn biết được một việc gì cho thật rõ, ta phải thu hồi lại sự chú ý của mình trên những sự việc khác.

Cũng như đức Phật có dạy trong bài kinh Song Tầm. Dvedhavutakka Sutta, "Này các Thầy, một vị Tỳ kheo suy tư quán sát nhiều về sự sân hận, vị ấy từ bỏ ý nghĩ về vô sân, và tâm vị ấy có khuynh hướng thiên về sự sân hận" "If one frequently thinks and ponders upon thoughts of ill will, one has abandoned the thought of no-ill will and one's mind inclines to thought of ill will".

Chánh Niệm Không Chỉ Là Sự Chú Ý Đơn Thuần

Và một điều nữa cũng rất rõ ràng, chánh niệm là một trạng thái rất thiện lành. Nó là một tâm hành sankhara, một thái độ hay phản ứng có ý thức về một đối tượng tâm thức nào đó. Chánh niệm là một thái độ trong sáng tĩnh lặng, nó có mặt với đối tượng mà không hề có một sự ưa thích hay ghét bỏ nào. Sân và hận cũng là những tâm hành, giống như như những trạng thái bất thiện khác, nhưng chúng là những phản ứng có tính cách ghét bỏ và ác cảm. Chúng hoàn toàn khác biệt lại với chánh niệm.

Vì vậy mà một người không thể nào kinh nghiệm sự ghét bỏ và tĩnh lặng trong cùng một lúc được, chúng là hai trạng thái tâm thức khác nhau rất xa. Nhưng dù vậy, ta vẫn có thể thay đổi tới lui thật nhanh giữa hai trạng thái này, mà đó cũng là một tiến trình vận hành rất quen thuộc của tâm.

Ví dụ, khi ta nói là mình đang có chánh niệm về cái giận, thật ra là ta chỉ có ý thức về cái giận hoặc là ta đang chú ý đến trạng thái giận của mình mà thôi. Ngày nay, sự thành công của chánh niệm áp dụng vào trong lãnh vực tâm lý trị liệu và qua những khám phá mới của khoa học, cũng gây nên một sự mất mát là người ta thường nhầm lẫn chánh niệm chỉ là một sự chú ý đơn thuần mà thôi. Và theo một tâm lý học Phật giáo ngày nay, thì ta lại còn có để đem tâm chú ý đến những trạng thái bất thiện của một kinh nghiệm, và ngay cả làm việc ấy một cách có chú ý và theo một phương pháp cụ thể nữa.

Phương Cách Mà Tôi Muốn Chia Sẻ

Nhưng thật ra sự chú ý chỉ có thể trở nên chánh niệm khi nào nó vắng mặt những trạng thái tâm bất thiện. Khi ta giận ta có thể biết rõ là mình đang giận. Nhưng cái biết ấy sẽ không hề mang lại một sự chuyển hóa nào. Chúng ta chỉ có chánh niệm về cơn giận khi nào nó đã trở thành bóng dáng, tiếng vang của chính nó trong giây phút kế tiếp. Và khi đó cơn giận ấy mới có thể được quan sát như là một đối tượng của tâm, với một thái độ chú ý và không dính mắc - nói một cách khác, bằng chánh niệm.

Và đây là phương cách mà tôi muốn chia sẻ. Khi có một sự giận dữ nổi lên, ta không thể nào chuyển hóa được nó bằng cách "có chánh niệm về cơn giận của mình". Năng lượng của cơn giận quá mạnh, và xung lực cảm xúc của nó cũng rất mãnh liệt, tâm ta không đủ trong sáng trong giây phút ấy để cho phép một chánh niệm thật sự khởi lên.

Nhưng dù vậy ta vẫn có thể chú ý đến sự biểu hiện của cơn giận ấy trong thân ta - cơ thể của mình cảm thấy như thế nào khi ta nổi giận? Và khi ta nhìn sâu và khám phá những dấu hiệu này nơi thân một cách chi tiết và sâu sắc hơn, một thái độ thận trọng quan sát sẽ dần dà được phát triển. Ví dụ, bạn có thể thử ghi nhận cái sắc thái, sự co thắt của những bắp thịt ở quai hàm trên mặt đang thay đổi một cách vi tế, từ giây phút này sang giây phút kế.

Chánh Niệm Trên Đối Tượng Của Tâm

Với phương pháp này, ta có thể buông xả được cái ý nghĩ và ký ức về những gì đã làm kích động nên cơn giận ấy, và kinh nghiệm được những giây phút chánh niệm trên cơ thể của mình. Và khi ta thiết lập được một số năng lực của thiện lành, ta có thể từ từ chuyển sự chú ý của mình sang để quán sát cảm xúc của ngay chính cơn giận ấy.

Bây giờ, cơn giận không còn là một cảm xúc bừng cháy và thiêu đốt tất cả những gì nó kinh nghiệm nữa, mà đã trở thành một tư tưởng hay ký ức về cảm xúc ấy. Cơn giận lúc này đã trở thành một đối tượng của tâm, không còn là một tâm hành, và nó có thể được quán chiếu bằng sự tĩnh lặng và với chánh niệm. Cơn giận không còn trói buộc, và sai xử tâm mình nữa, mà chỉ còn là một đối tượng của sự chú ý, nằm ngoài xa mà thôi.

Có Buông Xả Mới Có Chánh Niệm

Và chỉ trong tình trạng ấy, chánh niệm mới có được năng lượng chuyển hóa. Bạn có thể chú ý đến cơn giận của mình cả ngày, và cho phép nó có mặt "mà không phê phán", trong khi nó vẫn có thiêu đốt sâu vào con tim mình. Nhưng chỉ khi nào ta có thể buông bỏ được cơn giận ấy, dù chỉ trong một giây phút ngắn, thì chánh niệm mới có điều kiện để có mặt. Và đến khi nào có chánh niệm có cơ hội thẩm định sâu xa vào thói quen, tập quán và cá tính của mình, thửa đất tâm của ta sẽ dần dà bớt nuôi dưỡng những hạt giống của sân hận, và trở nên mầu mỡ cho sự phát triển của những cây trái tuệ giác.

Và rồi ta sẽ thấy rằng, mỗi lúc một rõ rệt hơn, cái giận cũng chỉ là một trạng thái biến đổi và nó không thuộc về của ai, nó được khích động do bởi một cái tôi nhỏ nhen và đầy sợ hãi, rồi làm phát sinh lên khổ đau. Với một cái thấy ấy, những trạng thái bất thiện lành sẽ bớt khởi lên hơn và cũng trở nên bớt mãnh liệt hơn.

Sự chú ý cần phải được phát triển để trở thành chánh niệm, nếu như chánh niệm muốn được phát triển để thành tuệ giác.
  • Nước Suối Vẫn Thơm
Tạp chí Phật học Tricycle số mùa thu năm nay có đăng một bài viết của bà Linda Heuman, một biên tập viên của báo. Bà Heuman viết về một câu hỏi của bà trong một khóa tu, xin trích dịch lại đại ý của bài chia sẻ như sau:

"Mùa hè năm 2010, tôi có tham dự một khóa tu Dzogchen tại trung tâm Garrison Institute do thầy tôi, một vị lạt ma Tây Tạng nổi tiếng, hướng dẫn. Ban ngày ông ban pháp thoại và vào buổi tối chương trình được nhường lại cho những vị giáo sư chuyên môn, các học giả uy tín cũng có tham dự trong khóa tu, thuyết giảng.

Buổi sáng và xế trưa chúng tôi được nghe những lời dạy của ông về con đường đi đến giác ngộ, giải thoát. Và buổi tối chúng tôi nghe các bài thuyết trình về những lợi ích của đạo Phật đã mang lại khi du nhập vào Tây phương, như là những khám phá tiên tiến trong các lãnh vực nghiên cứu khoa học não bộ (brai-science), y học, và tâm lý học.

Một buổi tối nọ, có một vị giáo sư trình bày về những khám phá mới của y học trong phòng thí nghiệm, dựa vào những kết quả thử nghiệm trên các hành giả tập thiền. Mọi người nghe đều rất phấn khởi và hào hứng trước những chia sẻ của vị giáo sư. Có lẽ bực bội vì thời tiết nóng nực hay vì ảnh hưởng của sự giữ thinh lặng trong khóa tu, hoặc sau mấy ngày ngồi thiền với một vị thầy giỏi, không biết vì một lý do gì đó mà tôi đã phát biểu hơi táo bạo một chút. Và khi tới phần hỏi đáp, tôi giơ tay lên.

Tôi nêu câu hỏi của mình, những tiếng ồn ào trong căn phòng đột nhiên ngưng hẳn. Tôi tưởng chừng như trong một thời gian rất dài, tất cả đều hoàn toàn im lặng. Hằng trăm cặp mắt quay đổ dồn nhìn về phía tôi. Có vài người lộ vẻ khó chịu. Có tiếng ai đó bật cười.

Câu hỏi của tôi như vầy: "Nếu như chúng ta đều cho rằng, những khổ đau trong cuộc sống này rất sâu dày và chúng ta có một phương cách để giải quyết. Nếu như chúng ta đều đồng ý rằng những bài kinh chúng ta đang học đã vạch rõ ra một con đường giải thoát. Và nếu như chúng ta tin rằng vị thầy của mình, đang có mặt ngay nơi này, có thể hướng dẫn cho chúng ta đi đúng trên con đường ấy - thì tại sao chúng ta lại đem thì giờ quý báu của kiếp người này mà đi tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá xem thiền tập có làm giảm được bệnh huyết áp cao (high blood pressure) hay chăng?"

Trong số những người bạn thiền sinh trong thiền đường đang nhìn chằm chằm về phía tôi, tôi biết có người hoàn toàn không hiểu được thắc mắc ấy của tôi. Có lẽ một số nghĩ rằng họ đang đối diện với một tên Phật tử nào đó rất bảo thủ. Và có lẽ một số khác cho rằng tôi chỉ là một kẻ ngờ nghệch, thiếu hiểu biết về khoa học, hoặc là hơi thô lỗ.

Nhưng cho dù câu hỏi của tôi có vụng về đi chăng nữa, tôi chỉ muốn cố gắng cho mọi người thấy được sự bất đồng giữa những gì vị thầy Tây Tạng của chúng tôi đã giảng, với lại những gì mọi người dường như đã hiểu. Vấn đề ấy hiển lộ rõ rệt ngay ở giữa những cấu trúc của một khóa tu, ta có thể cảm nhận và sờ mó được nó trong sự phản ứng đối với câu hỏi của tôi. Và tôi nghĩ vấn đề ấy cũng rất quen thuộc trong sự thực tập hằng ngày của chúng ta.

Tôi nghĩ thật ra sẽ không có một câu trả lời dễ dàng. Nhưng có lẽ chúng ta cũng nên bắt đầu xem xét lại cái khuynh hướng suy nghĩ của mình ngày nay: cho rằng khoa học sẽ khám phá được hết tất cả, rằng sự hiểu biết của thế giới ngày nay đã vượt rất xa các thời đại trước, và ngày nay chúng ta đã có một sự hiểu biết rất chính xác về mình và cuộc sống chung quanh hơn bao giờ hết.

Hai Sự Thật

Bạn biết không, thật ra vấn đề của bà Linda Heuman nêu lên, không có nghĩa là chúng ta đừng nên tìm hiểu và khám phá trong các lãnh vực khoa học và kỹ thuật nữa. Nhưng chúng ta cần ý thức rằng thế giới quan (worldview) của chúng ta cũng chỉ là một thế giới quan như mọi truyền thống của những thời đại khác. Nó chỉ được dựa trên nhưng quy ước tương đối và không có gì là chắc chắn hoặc bền vững.

Vấn đề này đưa ta trở lại với giáo lý về Hai Sự Thật, Nhị đế. Một là sự thật tương đối, conventional truth, nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta trong cuộc sống này cùng với các đối tượng của chúng, đều khởi lên trong phạm vi giới hạn của những giả định tương đối của cuộc sống. Và khi ta ý thức rằng, cũng vì kết quả tương đối ấy, mà không có một quan điểm nào trên thế giới này có thể hoàn toàn bền vững được, và từ đó chúng ta mới nhận diện được một sự thật tuyệt đối absolute truth, Chân đế.

Cũng Có Thể Được

Có lẽ rồi sẽ có một lúc ta chợt hiểu rằng, khả năng giác ngộ, giải thoát như đã trình bày trong kinh điển không phải chỉ là những huyền thoại. Chúng là hiện thực. Lần đầu tiên ta chợt nhận thấy rằng đó là điều có thể làm được, vì nó là một sự thật.

Cũng như đời sống này đã có thể làm phát khởi nên những thành tựu về vật chất theo như nguyện vọng của chúng ta - những tòa cao ốc, Internet và những phát minh tương tự - thì có thể với một lối sống mới và những nguyện vọng khác, ta cũng sẽ có thể làm phát khởi nên những thành tựu về tâm linh, như là giải thoát và giác ngộ.

Có Đánh Mất Đi Điều Gì Chăng?

Có một vị thiền sư khi sang giảng dạy ở Tây phương đã có một nhận xét này, ông nói đùa với các thiền sư của mình: "Ở Á đông, chúng tôi bỏ công pha trà bằng những lá trà, khi du nhập vào Tây phương thì quý vị chế biến chúng thành những túi trà (tea bag) rất tiện lợi".

Tính thực tiễn đó cũng là một điều rất hay phải không bạn? Vì cuộc sống ở mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh đều khác biệt và có những nhu cầu khác nhau, nên chúng ta đôi lúc cũng cần có những phương tiện cụ thể để giúp giải quyết những khó khăn của mình. Nhưng trong sự tu học thì chúng ta cũng nên cẩn thận, vì nếu không, ta có thể vô tình đánh mất đi những gì mới thật sự là quan trọng...

Bốn Yếu Tố Thành Tựu

Ngài Thiên Thai Trí Giả có nói về bốn tiêu chuẩn đức Phật đã sử dụng để hướng dẫn người nghe đến sự giải thoát. Thứ nhất là tùy hỷ, Phật dựa trên những nhận thức phù hợp với cuộc đời này mà chỉ dạy. Thứ hai là tùy nghi, Phật tùy theo những khó khăn và thao thức của người nghe, để nói làm sao cho người ta có thể cảm thông được. Thứ ba là tùy trị, mỗi người chúng ta có một căn bệnh riêng, có những nỗi lo sợ và buồn khổ riêng, nên Phật tùy theo cái tâm bệnh của người nghe mà chữa trị. Và ba yếu tố này thuộc về lãnh vực của sự thật tương đối, conventional truth.

Tiêu chuẩn thứ tư là tùy nghĩa, những gì Phật dạy đều là chân thật và cao thượng, nó không chỉ là phương tiện tạm thời mà lại khiến người nghe dính mắc thêm, nhưng giúp ta thấy rõ được con đường giải thoát. Tiêu chuẩn sự thật tuyệt đối. absolute truth, thuộc về chân đế.

Và tôi nghĩ bất cứ phương tiện nào, dù là tùy hỷ, tùy nghi hay tùy trị đi chăng nữa, cũng phải có được tiêu chuẩn ấy; đó phải là một sự thật giải thoát.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đừng Lỗi Hẹn Với Thực Tại

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Suối Vẫn Thơm Trong

Có lần tôi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ như vầy, "Nếu ta có một tôn giáo thì rất tốt. Nhưng thật ra nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng vẫn có thể tồn tại và tự xoay xở được. Còn nếu như không có tình người thì chúng ta sẽ không thể nào tồn tại. Bản chất của mọi tôn giáo chính là từ tâm (good heart). Đôi khi tôi cũng gọi tình thương và lòng tử tế là tôn giáo của tôi".

Tôi thì đơn giản nghĩ rằng, có lẽ một tâm trong sáng với tình người cũng chính là cái tiêu chuẩn chân thật và giải thoát trên con đường tu học của mình bạn hả. Vì chúng ta có thể có hết những phương tiện rất thực tiễn, nhưng nếu như thiếu điều kiện ấy thì như đức Đạt Lai Lạt Ma nói, "chúng ta sẽ không thể nào tồn tại được"!

Lẽ dĩ nhiên tình thương phải cần có tuệ giác. Nhưng tuệ giác không thể đạt được bằng sự khôn khéo, suy tính mà là trở về với sự trong sáng ở nơi mình. Vì trong thời đại nào, hoàn cảnh nào đi chăng nữa, sự chân thật ấy bao giờ cũng có mặt.

Mà trên con đường tu học chúng ta có thật sự cần phải khôn khéo tạo tác gì thêm nữa không bạn hả, hay chỉ cần để cho nó được trong sáng tự nhiên thôi, và rồi những gì cần thiết sẽ tự chúng hiển bày...
  • Ở Yamankta
    không cần ngắt hoa cúc bỏ vào
    mà nước suối vẫn thơm.
      • Basho
    Hoàng Xuân Vĩnh dịch.
  • Chỉ Trong Một Chớp Mắt
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: "Thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ", hành trình đi xa ngàn dặm bắt đầu bằng bước chân thứ nhất. Trên con đường tu học cũng thế, khổ đau có thể sâu dày nhưng sự chuyển hóa cũng bắt đầu bằng một ý thức sáng tỏ. Và theo ông Andrew Olendzki thì đức Phật còn dạy rằng, hành trình khổ dau đến hạnh phúc của ta cũng có thể được vượt qua chỉ trong một chớp mắt. Chỉ cần chúng ta biết thay đổi thái độ của mình một chút thôi. Xin mới bạn lắng nghe những chia sẻ của ông Andrew Olendzki.
------oOo------
Từ khổ đau đến chấm dứt khổ đau cách nhau bao xa? Khoảng cách ấy ta có thể vượt qua chỉ trong một chớp mắt. Đó là lời Phật dạy trong kinh Tu Tập Căn (Indriyabhavana Sutta), bài kinh cuối của Trung Bộ Kinh, số 152.

Trong một trao đổi với môt người đệ tử của Bà la môn tên Uttara, đức Phật mở đầu bằng sự diễn tả một kinh nghiệm chung của tất cả mọi người:
  • Khi một người mắt thấy... tai nghe... mũi ngửi, lưỡi nếm... thân xúc chạm... hoặc ý suy nghĩ, trong họ sẽ có khởi lên khả ý (agreeable), bất khả ý (disagreeable), hoặc cả hai khả ý và bất khả ý.
Và có lẽ chúng ta ai cũng đều nhận thấy được việc ấy. Mỗi khi ta tiếp xúc với cuộc sống chung quanh qua những giác quan của mình, lúc nào những kinh nghiệm ấy cũng đi kèm theo với một cảm thọ: dễ chịu, khó chịu, hoặc đôi khi là dửng dưng. Mà bản chất con người của chúng ta được tạo dựng như vậy: cảm thọ là một thực chất của tất cả mọi kinh nghiệm.

Phản Ứng Theo Tập Quán Là Nguồn Gốc Khổ Đau

Nhưng có một điều là khi đáp ứng lại với cảm thọ này, và cùng khởi lên với nó, đối với những kinh nghiệm vui sướng thì tự nhiên ta cảm thấy hài lòng (khả ý), và gặp những kinh nghiệm đau đớn thì ta cảm thấy không hài lòng (bất khả ý). Và có những trường hợp, cùng một lúc, một kinh nghiệm lại có thể làm ta hài lòng cách này, mà cũng không hài lòng cách khác. Chúng ta được tiến hóa từ loài động vật lên, cho nên trong ta đã nhiễm rất sâu những tập quán và phản ứng lúc nào cũng muốn đi tìm cái vui và lánh xa cái khổ. Và vấn đề của chúng ta nằm ngay ở điểm này.

Dĩ nhiên là cũng nhờ vào những bản năng cơ bản ấy mà chúng ta còn sinh tồn cho đến ngày nay, để phát triển thêm những chức năng khác cao hơn trong bộ óc của mình. Nhưng khoa học ngày càng chứng minh cho thấy rằng, những bản năng ấy đã trở thành lỗi thời và đôi khi còn là một trở ngại cho hạnh phúc của ta nữa. Một trong những tuệ giác lớn của Phật là, cái động cơ ham muốn đẩy chúng ta nắm bắt cái này và xua đuổi cái kia ấy, lại chính là nguồn gốc của khổ đau.

Sự Chuyển Hóa Bắt Đầu Bằng Một Cái Thấy

Mà việc đó cũng tự nhiên thôi, vì bản chất cuộc đời là vậy: khổ đau có mặt. Nếu vậy thì ta có thể làm gì để chuyển hóa được những khổ đau ấy chăng? Cũng như mọi loài động vật khác, chúng ta cũng còn có những đức tính bẩm sinh tốt lành khác nữa, như là rộng rãi, thương yêu, dễ thương và hợp tác, chúng giúp ta đối trị và nhiều khi vượt thứng được những bản năng ích kỷ thấp kém kia. Quan trọng hơn nữa, chúng ta còn phát triển được thêm phần bộ não thùy trái trước trán (prefrontal cortex) nó cho ta những chức năng như là tự quan sát, tự quán chiếu và chánh niệm. Và đức Phật cũng đã khuyến khích chúng ta nên biết tận dụng những chức năng này để nhận diện được rõ những gì đang xảy ra, trong kinh ngài dạy tiếp:
  • Vị ấy thấy rõ như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta".
Cái thấy ấy mới nghe qua có vẻ rất tầm thường và không có gì đặc biệt hết, nhưng đó là một bước tiến rất lớn lao. Khi chúng ta biết mang ánh sáng ý thức ấy quay trở vào nội tâm mình, nó sẽ soi sáng hết những góc cạnh tối tăm trong tâm thức mình. Khi ta thấy được những gì khởi lên và đi qua trong tâm và thân, trong mỗi giây phút, nó sẽ khiến những kinh nghiệm của ta trở thành một cái gì cụ thể và dễ hiểu, chứ không còn là những bí mật, vô hình, hoàn toàn bị điều kiện bởi phần vô thức.

Và ý thức chánh niệm ấy cũng là một bước đầu tiên quyết và cần thiết để giúp ta bước tiếp thêm một bước chuyển hóa nữa, như lời Phật dạy, là thấy được tự tánh của các hiện tượng.
  • "Cái này khởi lên, vì là hữu vi cho nên còn thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là sự buông xả và an tĩnh". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều sẽ đoạn diệt, và chỉ có sự buông xả và an tĩnh là tồn tại.
Ta Có Một Sự Lựa Chọn

Nhìn dưới con mắt tuệ giác của đạo Phật, thì tất cả mọi kinh nghiệm của chúng ta đều bị chi phối bởi luật nhân quả. "Bất khả ý" khởi lên thật ra chỉ là một trạng thái của lòng sân, nó siết chặt lại chung quanh một cảm giác khó chịu, cùng khởi lên, khi ta tiếp xúc với một đối tượng nào đó của giác quan. Thật ra thái độ ấy chỉ là những quả trái của tánh khí của ta, tự chúng không gì khác hơn là những tập quán, thói quen phản ứng của mình, mà ta đã huân tập nhiều đới khi ứng phó với cuộc đời.

Và tuệ giác ấy sẽ mang lại cho ta một sự giải thoát ngay tức thì. Tâm ta sẽ không còn bị trói buộc bởi ước muốn nắm bắt những gì "khả ý" và xua đuổi những gì là "bất khả ý". Khi ta hiểu rằng, cảm xúc khởi lên là một chuyện, và phản ứng thương ghét của ta đối với nó lại là một chuyện hoàn toàn khác hẳn, sợi dây liên kết nhân quả sẽ bị phá tung, và tiếp theo đó là một giây phút giải thoát hoàn toàn.

Trong giây phút đó ta có thể chon lựa cho mình một lối phản ứng khác. Những khả ý và bất khả ý mà đã từng mang lại khổ đau, có thể được thay thế bằng một cái gì lớn lao hơn, có khả năng dung chứa được hạnh phúc lẫn khổ đau mà không cần phản ứng. An tĩnh, nhưng vẫn rất gần gũi với cảm xúc của mình, chúng ta an trú trong giờ phút hiện tại với một nụ cười hàm tiếu của Phật trên môi.

Chỉ Là Trong Chớp Mắt

Điều này có thể nghe như một lý tưởng rất xa vời, nhưng đức Phật dạy rằng, nó lúc nào cũng có mặt ngay bây giờ và ở đây:
  • Như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, đó là tốc độ, đó là sự mau chóng, đó là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt, và chỉ có sự an tĩnh tồn tại mà thôi.
Đức Phật nói nghe thật đơn giản làm sao. Chúng ta chỉ cần chuyển đổi thái độ của mình một chút xíu thôi, đơn giản buông bỏ những thương ghét của mình một chút, cởi mở ra và thật sự tiếp xúc với giây phút này, thay vì là với một kỳ vọng nào đó. Với chánh niệm đầy đủ, hành trình từ đau khổ đến hạnh phúc sẽ xảy ra chỉ trong một chớp mắt./.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách