PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sư hỏi Tăng:

- Công Án "Quốc Sư ba lần gọi Thị giả"(l), ý chỉ thế nào?

Tăng nói:

- Cá lội thì nước lụt.

Sư nói:

- Chớ ỉa bậy.

Tăng không mở miệng được, Sư liền đánh.
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Mã Tổ nói "Từ khi nước Hồ làm loạn, 30 năm chưa từng thiếu muối tương"(2) là thế nào?

Tăng nói:

- Tùy nhà họ phong phú hay tiết kiệm.

Sư nói:

- "Tùy nhà họ phong phú hay tiết kiệm", lời này rất tốt, nhưng chỉ là ngươi không hiểu.

Tăng do dự, Sư liền đánh.

Tăng thỉnh ích về Công án "Cảnh Giáp Sơn"(3).

Câu hỏi chưa dứt, Sư liền hét. Tăng cảm thấy mờ mịt. Sư nói:

- Ngươi hỏi gì?

Tăng muốn nói, Sư liền đánh đập hét:

- Đi ra!
ooOoo

GHI CHÚ:

(l) Công Án "Quốc Sư ba lần gọi Thị giả":

Huệ Trung Quốc Sư một hôm kêu Thị giả. Thị giả "Dạ". Như thế kêu ba lần, Thị giả "Dạ" ba lần.

Quốc Sư nói: Tưởng ta cô phụ ngươi, ai dè ngươi cô phụ ta.


(2) Công Án "Ba mươi năm chẳng thiếu muối tương":

Mã Tổ ngộ rồi, từ giã thầy là Tổ Hoài Nhượng về Giang Tây hoằng pháp. Năm sau, Hoài Nhượng sai Tăng đi khám xét thử, dặn Tăng ấy đợi khi Mã Tổ thượng đường thì ra hỏi:

- Làm cái gì?

Tăng vâng theo lời, khi đến hỏi thì Mã Tổ đáp rằng:

- Từ khi nước Hồ làm loạn, ba mươi năm chưa từng thiếu muối tương.

Tăng về trình lại. Hoài Nhượng rất khen ngợi.


(3) Công Án "Cảnh Giáp Sơn":

Giáp Sơn thượng đường rằng:

- Trước mắt không pháp, pháp ở trước mắt, không phải pháp trước mắt, chẳng phải tai mắt có thể đến, các ngươi xem thử coi?

ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Đạo chẳng cần tu, nhưng chớ ô nhiễm. Thế nào là cái đạo không ô nhiễm?

Tăng nói:

- Con không dám nói.

Sư nói:

- Tại sao ngươi không dám nói?

Tăng nói:

- E sợ ô nhiễm.

Sư lớn tiếng kêu:

- Thị giả! Đem thùng hốt rác và cây chổi lại đây.

Tăng mờ mịt, Sư liền đánh đập đuổi ra.
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Vì nhất thiết trí, trí thanh tịnh, vô nhị vô nhị phần, vô biệt vô đoạn, làm sao lãnh hội?

Tăng nói:

- "Vì nhất thiết trí, trí thanh tịnh, vô nhị vô nhị phần, vô biệt vô đoạn", con chỉ lãnh hội như thế.

Sư nói:

- Ôm con mèo lại đây.

Tăng chẳng biết nói chi. Sư liền hét:

- Đi ra!
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Còn nhớ thoại đầu chăng?

Tăng nói:

- Không nhớ.

Sư nói:

- Ngươi đến đây làm việc gì?

Liền đánh đập.
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Ngũ Tổ nói "Con chó không Phật tánh của Triệu Châu cũng hơn con mèo mười vạn lần" là thế nào?

Tăng nói:

- Gió thổi qua thì cỏ nằm rạp.

Sư nói:

- Ngươi không được nói bậy, vậy làm sao lãnh hội?

Tăng nín thinh.

Sư nói:

- Bọn bắt chước lời người khác.

Liền đánh đập đuổi ra.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sư vừa thấy Tăng vào, liền nói:

- Cụ già Thích Ca tới.

Tăng đến gần, Sư nói: "Không phải", rồi đánh đập đuổi ra.

Kế đó một Tăng vào, Sư cũng nói:

- Cụ già Thích Ca tới.

Liền chắp tay vấn tín (hỏi thăm sức khỏe) Tăng rồi đi ra.

Sư nói: Giống như chân thật.
ooOoo

Tăng mới vào, Sư liền nói:

- Chư Phật Bồ Tát, súc sinh trâu ngựa, cây bách trước sân, mè ba cân, cục cứt khô, ngươi là một thằng ăn trộm!

Tăng nói:

- Lâu nay đã biết Hòa thượng có cơ xảo này.

Sư nói:

- Ta đã vô cớ vào đám cỏ hoang mà ngươi có mùi cứt thối cũng chẳng biết.

Tăng quay đầu bỏ đi.

Sư nói:

- Khổ thay Phật đà.
ooOoo

Sư hỏi Thị giả:

- Có bao nhiêu người nhập thất (hỏi đạo và trình chỗ ngộ)? Mấy người nói được, mấy người nói không được?

Thị giả nói:

- Ông ta cứ xem thôi.

Sư bỗng giơ tay, rằng:

- Tay ta giống tay Phật chăng?

Thị giả nói:

- "Trời lạnh, xin Hòa thượng xả tay áo xuống".

Rồi định bỏ đi.

Sư liền đánh cho một gậy, rằng:

- Đây là thưởng ngươi hay phạt ngươi?
ooOoo

Tăng hỏi Sư:

- Không biết con chết rồi đi về đâu?

Sư hỏi lại:

- Ngươi hiện nay là sanh hay là tử?

Tăng nói:

- Sanh cũng không nói, tử cũng không nói.

Sư nói:

- Ngươi làm được nô lệ của Tiệm Nguyên(l).

Tăng do dự, Sư liền đánh đuổi ra.

Rồi một Tăng khác vào, Sư hỏi:

- Tăng vừa rồi đã chịu một lần bại trận, ngươi biết chăng?

Tăng nói:

- Biết.

Sư cũng đánh đuổi ra.

GHI CHÚ:

l) Công Án "Hỏi sanh tử" của Tiệm Nguyên:

Sư là Thị giả của Đạo Ngộ. Một hôm hầu thầy đi điếu một thí chủ vừa chết. Sư vổ quan tài hỏi thầy:

- Sanh ư? Tử ư?

Ngô nói:

- Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói.

Sư nói:

- Tại sao chẳng nói?

Ngô nói:

- Chẳng nói! Chẳng nói!

Khi về, ở giữa đường Sư nói:

- Bây giờ Hòa thượng phải nói cho tôi. Nếu không nói sẽ đánh Hòa thượng.

Ngô nói:

- Đánh thì cứ đánh, nói thì chẳng nói.

Sư bèn đánh.

Về đến thiền viện rồi, Ngô bảo sư đi nơi khác, e sợ tri sự biết rồi không tiện. Sư lễ bái từ giã, ẩn ở một chùa nơi thôn quê. Trải qua ba năm, khi nghe đồng tử niệm kinh Phổ Môn đến chỗ: "Người nên dùng thân tỳ kheo độ thì hiện thân tỳ kheo", bỗng nhiên đại ngộ. Liền đốt nhang lễ bái thầy rằng:

- Nay mới biết tiên sư quá từ bi. Tại mình chẳng hội lại trách tiên sư.

Khi ấy thì tiên sư đã tịch. Sư đến Thạch Sương cầu sám hối, rồi được Thạch Sương ấn chứng (Thạch Sương là đại đệ tử của Đạo Ngộ).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sư hỏi Tăng:

- Nham Đầu qua cửa Đức Sơn hỏi "Là phàm hay là thánh". Đức Sơn liền hét. Nham Đầu lễ bái. Ý là thế nào?

Tăng nói:

- Tin tức rất tốt.

Sư nói:

- Tốt ở chỗ nào?

Tăng liền hét.

Sư nói:

- Cái hét này của Ngươi còn chưa có chủ. Đi ra!
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Như thế cũng chẳng được, không như thế cũng chẳng được, như thế không như thế đều chẳng được, ngươi làm sao?

Tăng nói:

- Đều được.

Sư nói:

- Bỏ hẳn cây đào ngọt, tìm hái trái lê chua.
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Ngươi nói thiền còn thọ giáo hay không?

Tăng nói:

- Muôn dặm một cây sắt.

Sư nói:

- Nhưng mà trong Viện Quan Âm có Di Lặc.

Tăng do dự, Sư liền đánh.
ooOoo

Sư hỏi Tăng:

- Tên gì?

Tăng nói:

- Pháp Như.

Sư nói:

- Chánh điện pháp đường là như chăng?

Tăng nói:

- Như.

Sư nói:

- Lão Tăng bị ngươi khám phá.

Tăng do dự, Sư liền đánh.
ooOoo

Trưởng Lão Ô Long đi thăm Phùng Tế Xuyên. Xuyên hỏi:

- Xưa kia có ông quan hỏi "Đại Thánh Tứ Châu hà tánh" (họ gì)? Thánh đáp "Tánh Hà" (họ Hà). Quan hỏi "Trụ Hà Quốc?" (ở nước nào)? Thánh đáp "Trụ Hà Quốc" (ở nước Hà). Ý này thế nào?

Long nói:

- Đại Thánh vốn chẳng phải họ Hà cũng chẳng phải người nước Hà.

Xuyên cười rằng:

- Đại Thánh quyết định họ Hà, ở nước Hà.

Hai người cãi nhau mấy lần, rồi gửi thơ cho Sư xin phán đoán công án này.

Sư nói:

- Có sáu mươi gậy, đem ba mươi gậy đánh Đại Thánh không nên nói họ Hà, đem ba mươi gậy đánh Tế Xuyên chẳng nên nói Đại Thánh quyết định họ Hà. Còn trưởng lão Ô Long thì bảo "tự lãnh" rồi đi ra.

Sau này Sư cùng Tế Xuyên đi đến Minh Am, thấy trên vách tường vẽ bộ xương người. Tế Xuyên làm bài tụng rằng:
  • Xác ở chỗ này, nay người ở đâu,
    Mới biết nhất linh (linh tánh) chẳng ở túi da.
Sư không chịu rồi làm bài tụng khác rằng:
  • Ngay hình hài này tức là người ấy
    Nhất linh túi da. túi da nhất linh.
ooOoo

Thị Lang Trương Tử Thiệu đến gặp Sư đang thương đường. Có Tăng hỏi:

- Công Án "Đại Điện vì Hàn Văn Công đuổi Thủ tọa"(l) ý chỉ thế nào?

Sư đáp:

- Cá chim leo cây trúc, một ngày một ngàn dặm.

Tăng thưa:

- Con chưa rõ, xin Sư từ bi khai thị.

Sư nói:

- Còn muốn gáo nước thối thứ nhì sao!

Tăng hỏi:

- Cũng như thủ tọa cắn răng ba cái, lỗi ở chỗ nào?

Sư đáp:

- Lỗi ở chỗ cắn răng.

Tăng nói:

- Xin chớ báng thủ tọa.

Sư hỏi:

- Ngươi thấy lý lẽ gì mà nói như thế?

Tăng đáp: Ai biết khói dợn từ nơi xa, có chỗ riêng biệt cho suy lường.

GHI CHÚ:

(l) Công Án "Đại Điên vì Hàn Văn Công đuổi Thủ tọa":

Một hôm Hàn Văn Công đến thăm Đại Điên hỏi Sư bao nhiêu tuổi. Sư giơ sợi chuổi lên nói: Hiểu không? Công nói: không hiểu. Sư nói: Ngày đêm 108. Công không rõ liền về. Hôm sau đến nữa, gặp Thủ tọa trước cửa, đề công án hôm qua hỏi: Ý chỉ thế nào? Thủ tọa cắn răng ba cái. Công đi vào gặp Sư hỏi nữa, Sư cũng cắn răng ba cái. Công nói: Phật pháp vốn chẳng có hai thứ. Sư nói: Tại sao vậy? Công nói: Vừa mới hỏi Thủ tọa, cũng cắn răng như thế. Sư kêu Thủ tọa lại hỏi: Phải là ngươi đáp như thế chăng? Thủ Tọa nói: Phải. Sư liền đánh đập đuổi khỏi thiền viện.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sư nói:

- Ngươi chớ báng Kính Sơn (Đại Huệ) chứ.

Tăng hỏi:

- Hôm nay nếu Thị Lang hỏi Hòa thượng bao nhiêu tuổi thì thế nào?

Sư đáp:

- Nói với y một trăm hai mươi tuổi.

Tăng hỏi:

- Vậy được gọi là báng Kính Sơn chăng?

Sư đáp:

- Ngươi lại báng Thị Lang rồi.
ooOoo

Tăng hỏi Sư:

- Như người trên cây miệng cắn nhánh cây, tay chẳng nắm cây, chân chẳng đạp cây, chưa rõ còn có phần để đáp lời chăng?

Sư nói:

- Đáp lời rồi!

Tăng hỏi:

- Con hỏi lời trên cây, tại sao Hòa thượng lại đáp dưới cây?

Sư đáp:

- Chỉ vì ngươi ở dưới cây hỏi.

Tăng hỏi:

- Gạt được con mắt đại chúng chăng?

Sư đáp:

- Rõ ràng gạt không được.

Tăng hỏi:

- Nếu như cây chưa sanh chưa có tin tức gì thì Hương Nghiêm hướng vào chỗ nào mà được câu thoại đầu này?

Sư đáp:

- Hướng trong thùng sơn đen của ngươi mà được.

Tăng hỏi:

- Cũng như Hòa thượng nói "Gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái", vậy còn có chỗ để dạy người hay không?

Sư đáp:

- Không.

Tăng nói:

- Thế thì thành vọng lập.

Sư nói:

- Vọng lập.

Rồi nói tiếp:

- Như người trên cây, miệng cắn nhánh cây, tay chẳng nắm cây, chân chẳng đạp cây, dưới cây có người hỏi "Ý Tổ Sư từ Ấn Độ đến? Đáp thì bỏ thân mất mạng, chẳng đáp thì trái sự hỏi của họ". Khi Hương Nghiêm vừa đề ra như thế thì có Thượng Tọa Hổ Đầu ra trước chúng rằng "Chẳng hỏi việc trên cây, việc dưới cây xin Hòa thượng nói cho một câu đi?"

Sư kể đến đây rồi tự nói:

- Hiểm (nguy hiểm).

Rồi kể đến việc Hương Nghiêm cười ha hả, Sư cũng nói: Hiểm.

Sư nhấn mạnh rằng:

- Kính Sơn hay hiểm này, có một hiểm như trời trùm khắp, như đất hứng khắp, còn một hiểm thì lạnh lẽo chẳng dình dáng, nay có kẻ nào phân biệt được chăng? Nếu phân biệt được chẳng những đích thân thậy Hương Nghiêm (kiến tánh) cũng khiến Thượng Tọa Hổ Đầu chẳng có chỗ an thân lập mạng. Nếu không phân biệt được thì Kính Sơn đem công án đã sẵn cho các ngươi một lời chú giải "Gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CƠ DUYÊN
Truyền Châu Giáo Trung Di Quang Thiền Sư ban sơ y chỉ Viên Ngộ, kế đó đi yết kiến Phật Tâm, sau đi tham vấn Sư.

Sư hỏi:

- Cái sở đắc của ngươi lúc ở chỗ Phật Tâm nay kể ra thử xem?

Quang dáp:

- Phật Tâm kể công án của Phổ Hoá rồi nói rằng "Ta thì chẳng phải vậy! Nếu ta vừa nghe câu khi tất cả đều chẳng như thế là thế nào? thì liền đánh ngay xương sống dẫu cho phân thân khắp nơi".

Sư nói:

- Ý ngươi thế nào?

Quang nói: Con không chịu Phật Tâm thêm cái ghi chú ở sau chót.

Sư dáp:

- Ấy chính là lấy bệnh làm pháp.

Quang quả quyết không tin.

Sư nói:

- Ngươi hãy xem xét kỹ lại.

Rốt cuộc Quang cũng không chịu.

Trải qua một tuần, Quang bỗng nhớ lời của thiền sư Hải Ấn đã nói "Tiếng sét quá lớn thay, giọt mưa toàn không có", thình lình thông suốt, đến bạch Sư. Sư đem công án của Huỳnh Sa về "Lời nói chưa triệt ngộ" để hỏi Quang. Quang đáp xong, Sư nói:

- Ngươi dù được tiến thêm một bước nhưng vẫn còn chưa. Cũng như người đốn cây, hễ một dao ngay gốc cây thì mạng căn dứt liền. Ngươi lại hướng trên nhánh mà chặt thì làm sao dứt mạng căn được? Nay thiền Sư các nơi đều có kiến giải như thế, đâu có ích lợi gì! Thực ra được tâm ấn chính truyền của Dương Chi chỉ có ba bốn người mà thôi.

Quang nổi giận bỏ đi. Hôm sau, Sư hỏi:

- Ngươi còn nghi chăng?

Quang đápi:

- Không có gì để nghi.

Sư nói:

- Cũng như người xưa gặp nhau, khi chưa mở miệng đã biết hư thật, hoặc vừa nghe lời nói liền biết sâu cạn, lý này thế nào?

Quang ngơ ngác.

Sư bảo tham công án "hữu cú, vô cú".

Sư qua chùa Vân Môn, Quang theo hầu. Một hôm, Quang hỏi Sư:

- Con đến chỗ này không được triệt ngộ là bệnh ở chỗ nào?

Sư nói:

- Bệnh ngươi rất hiếm, thầy thuốc bó tay. Tại sao? Vì người khác chết rồi chẳng thể sống, nay ngươi sống rồi chưa từng chết. Muốn đến chỗ đại an lạc, cần phải chết một lần mới được.

Quang do đó càng nghi thêm.

Sau một hôm vào thất tham vấn, Sư hỏi:

- Ăn cháo rồi, rữa bát rồi, bỏ hẳn thuốc kỵ, nói ra một câu xem?

Quang đáp:

- Nứt bể.

Sư oai hùng hét rằng:

- Ngươi lại nói thiền nữa.

Quang ngay đó đại ngộ.

Sư đánh trống báo cho chúng rằng:
  • Lông rùa nhặt được thật vui thay.
    Cửa ải muôn lớp ngay đó khai.
    Cuộc đời sung sướng là hôm nay.
    Nói chi ngàn dặm gặp ta đây.
Quang cũng trình bài tụng rằng:
  • Bức bách đương cơ sấm sét cao.
    Tu Di kinh sợ dấu Bắc Đẩu.
    Làn sóng mênh mông khắp thiên hạ.
    Nhặt được lỗ mũi thất lạc khẩu.
ooOoo
Phúc Châu Tây Thiền Đỉnh Nhu Thiền Sư lúc trẻ thi đậu tiến sĩ, đến tuổi hai mươi lăm ngẫu nhiên đọc Kinh Giáo, rồi buột miệng tham "Không dè xưa nay bị cái mũi nhà Nho làm hại". Ý muốn xuất gia, người mẹ không cho nói sắp đến ngày đám cưới.

Nhu bỏ đi theo Bảo Thọ Lạc xuất gia làm Tỳ Kheo, rồi đi khắp nơi tham học với các sư sanh tiếng. Sau tự cất một cái am ở đỉnh núi Cương Phong, suốt ba năm không xuống núi.

Phật Tâm Tài mời ra làm thủ tọa ở chùa Đại Thừa. Nhu có dạy học giả về nhân duyên "tức tâm tức Phật". Lúc ấy Sư (Đại Huệ) vừa ở chùa Dương Đảo. Sư Di Quang là bạn thân của Nhu, nói với Nhu rằng "Chủ chùa cơ xảo khác với các nơi, nên đi tham vấn". Nhưng Nhu không nghe, Quang bày kế gạt Nhu đi. Khi đến, gặp lúc Đại Huệ đang cho chúng vào phòng hỏi đạo, Nhu cũng theo chúng cùng vào.

Sư hỏi:

- Lời "tức tâm tức Phật" làm sao hiểu?

Nhu trả lời.

Sư mắng rằng:

- Kiến giải của ngươi như thế mà dám làm thầy cho người sao?

Rồi đánh trống tập chúng phổ thuyết, phê bình những điểm Nhu cho là trọng yếu thảy đều là tà kiến. Nhu tự nghĩ chỗ sai lầm của mình vừa chảy nước mắt mà thầm trong bụng "Cái sở đắc của ta đã quấy vậy cái ý chỉ truyền từ Ấn Độ thực ra là thế nào?"

Một hôm Sư hỏi rằng:

- Trong không thả ra, ngoài không cho vào, chính ngay lúc đó là thế nào?

Nhu tính mở miệng, Sư đem gậy đánh luôn mấy cái trên lưng, Nhu do đó đại ngô hô to rằng:

- Hòa thượng! Đã nhiều rồi vậy.

Sư lại đánh thêm một gậy, Nhu Lễ bái. Sư cười rằng

- Hôm nay mới biết ta chẳng dối ngươi.

Rồi ấn chứng bằng một bài kệ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đương cơ nhất tạt nộ lôi hống
Kỵ khởi pháp thân tàng Bắc Đẩu
Hồng ba hạo miễu lãng thao thiên
Niêm đắc tỵ khổng thất khước khẩu.


Nghĩa

Đương cơ bức bách giận vô cùng
Sợ giấu pháp thân vào Bắc Đẩu
Sóng lớn mênh mang dâng ngập trờI
Nắm được lỗ mũi mất cái miệng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngọc Tuyền Đàm Ý thiền sư với Dục Vương Tôn Phát thiền sư đều tham học với Viên Ngộ, tự cho là đến cùng tột. Ý ra hoằng pháp tại Tường Vân, tỉnh Phúc Kiến, Phát phụ giúp, pháp hội rất hưng thịnh. Khi sư đến Phúc Kiến, biết việc họ chưa xong, sợ di hại cho người học, gửi thơ khiến họ đến. Ý đang do dự, Sư thăng tòa chỉ ra cái quấy của họ, Ý mới đến yết kiến. Sư xét sở chứng của Ý rồi nói:

- Kiến giải của ngươi như thế mà dám nối pháp của Viên Ngộ lão nhân ư!

Ý bèn về từ chức viện chủ, cùng Phát đến y chỉ Sư.

Một hôm sư hỏi Phát về công án của Tam Thánh với Hưng Hoá (hai đệ tử của ngài Lâm Tế) về lời "xuất bất xuất, vi nhân bất vi nhân" rằng:

- Ngươi nói hai ông này còn có chỗ xuất thân hay không?

Phát đánh trên đầu gối Sư một cái. Sư nói:

- Cái đánh này của ngươi là vì bênh vực cho Hưng Hoá hay cho Tam Thánh. Nói mau! Nói mau!

Phát do sự muốn nói. Sư đánh một gậy ngay sau lưng rồi nói:

- Ngươi không được quên một gậy này.

Một hôm Phát được nghe một Tăng vào phòng sư hỏi đạo. Sư hỏi Tăng:

- Đức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đánh, Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét, Tuyết Phong thấy Tăng vào cửa liền hỏi "là cái gì?" Mục châu thấy Tăng vào cửa liền nói "công án sẵn sàng: Cho ngươi ba mươi gậy". Như bốn ông lão này còn có chỗ dạy người hay không?

Tăng đáp:

- Có.

Sư nói:

- Đáp.

Tăng do dự. Sư liền hét đuổi ra. Phát nghe xong bỗng tỉnh ngộ.
ooOoo
Một hôm Ý vào phòng Sư. Sư hỏi:
- Ta muốn một người chẳng hiểu thiền làm Quốc sư.

Ý nói:

- Tôi làm được Quốc Sư rồi.

Sư hét đuổi ra.

Trải qua một thời gian, Sư nói với Ý rằng:

- Chỗ Hương Nghiêm ngộ chẳng ở bên tiếng tre, chỗ Câu Đế ngộ chẳng ở trên ngón tay.

Ý cũng tỉnh ngộ.
ooOoo
Văn Thiện Đạo Khiêm Thiền Sư ban sơ y chỉ Viên Ngộ, sau theo Sư ở chùa Tuyền Nam. Khi Sư trụ trì Kính Sơn, khiến Khiêm đem thơ đi Trường Sa cho cư sĩ Tía Nham.

Khiêm tự nghĩ "Mình tham thiền hai mươi năm còn chưa có chỗ ngộ nhập, nay lại phải đi đường xa xôi, thật uổng qua ngày tháng". Ý muốn không đi. Người bạn thân là Tôn Nguyên (đã kiến tánh) hét rằng:

- Chẳng lẽ đi đường tham thiền không được sao? Thôi ta với ông cùng đi.

Khiêm bất đắc dĩ lên đường, mà vừa đi vừa chảy nước mắt, nói với Nguyên rằng:

- Tôi tham thiền lâu năm mà không có chỗ đắc lực. Nay lại đi đường bôn ba đâu thể được tương ưng vậy?

Nguyên nói:

- Nay ông đối với những cái đã đắc được ở các nơi, những cái đã ngộ được, những lời của Viên Ngộ, Diệu Hỷ nói với ông v.v... đều đừng có màng đến. Dọc đường những việc tôi có thể làm tôi sẽ làm dùm cho ông, chỉ có năm việc làm dùm không được, ông phải tự mình ứng phó.

Khiêm hỏi:

- Năm việc nào?

Nguyên nói:

- Mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, kéo cái tử thi đi trên đường.

Khiêm ngay đó lãnh ngộ.

Khi Khiêm gởi thơ xong trở về. Sư ở trên đình Bán Sơn nhìn thấy liền nói:

- Ông này luôn cả xương tủy đều thay đổi rồi vậy.

Khiêm nghe rồi nói:

- Chỗ khám nghiệm của ông già không thua Phật Thích Ca.

Phụ lục lời khai thị của Khiêm thiền sư

Khiêm rằng:

Thời giờ trôi nhanh hãy cố gắng công phu. Công phu chẳng có gì khó, chỉ cần buông xuống là được. Chỉ đem những cái đã có trên tâm thức nhứt thời buông xuống ấy là công phu chân chính giản dị. Nếu có công phu nào khác đều là si cuồng chạy bên ngoài. Sơn Tăng thường nói "Đi đứng ngồi nằm quyết định chẳng phải, kiến văn giác tri quyết định chẳng phải, ngôn ngữ vấn đáp quyết định chẳng phải".

Thử cắt tuyệt bốn đường dây này xem. Nếu không cắt tuyệt, quyết định không thể ngộ. Nếu bốn đường dây này cắt tuyệt thì đối với những công án như Tăng hỏi Triệu Châu "Con chó có Phật tánh hay không?" Triệu Châu đáp "Không". Hoặc hỏi "Thế nào là Phật?" Vân Môn đáp "Cục cứt khô" v.v... chắc chắn sẽ ha hả cười to.

ooOoo
Tiến Phước Ngộ Bổn thiền sư y chỉ sư đã lâu mà không được ứng khả, bèn muốn bỏ đi. Sư nói với Bổn rằng:

- Ngươi hãy quyết tâm tham cứu. Nếu có sở đắc, không cần mở miệng ta đã biết rồi.

Lúc ấy có một Tăng nghe Bổn nhập thất, cố ý nói với Bổn rằng:

- Ông Bổn tham thiền nhiều năm, mỗi ngày chỉ nói được một câu "không hiểu".

Bổn giận nói:

- Cái thằng quỷ này! Tao cho mày biết, khi mày chưa sanh, tao đã ba lần từ chức trong chùa rồi.

Từ đó, Bổn thêm dũng mãnh tham công án "Con chó không có Phật tánh". Một hôm gần canh ba Bổn dựa cột chánh điện đang ngủ mê, bất giác chữ "Không" tự ra nơi miệng, bỗng nhiên đốn ngộ.

Ba ngày sau, Sư từ Châu Thành về, Bổn đến phòng trụ trì, chân vừa bước vào, chưa kịp mở miệng, Sư liền nói:

- Râu xồm Bổn! Lần này mới thật là triệt ngộ.

Kế đó Bổn qua thăm ông Khiêm nơi chùa Kiến Vương, gặp Khiêm đang kể bài tụng của thiền sư Bảo Minh về nhân duyên Ngũ Thông Tiên Nhân rằng:
  • Từ vô lượng kiếp chưa từng ngộ.
    Sao lại bất động đến tận trong.
    Chớ nói Phật pháp không có nhiều.
    Khổ thay Cồ Đàm "một thông kia".
Khiêm nói thêm:

- Ta rất thích câu "Sao lại bất động đến tận trong".

Đã là bất động thì làm sao đến? Xem bậc cổ nhân đã ngộ rồi, tùy nghi nói ra tự nhiên giải nhằm chỗ ngứa của người. Bổn nói:

- Vì sao lại nói "Khổ thay Cồ Đàm một thông kia"?

Khiêm nói:

- Khi mày chưa sanh, tao đã ba lần từ chức trong chùa rồi vậy.

Đến đây, hai người nhìn nhau cười to.

Sự vấn đáp của bạn đồng tham rất có ích lợi, cũng như ấn chứng tờ khế ước chẳng sai, cho đến trong tâm rõ ràng sáng tỏ khiến người đời sau được tưởng nhớ mô phạm ngàn xưa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Dục Vương Phật Chiếu Đức Quang Thiền Sư ban sơ y chỉ Quang Hoá Cát Thiền Sư. Một hôm Quang vào phòng trụ trì, Cát hỏi:

- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?

Quang ngơ ngác, từ đó phát khởi nghi tình, suốt đêm không ngủ.

Hôm sau đến phòng trụ trì thỉnh ích:

- Hôm qua đội ơn hòa thượng ban cho câu hỏi "Đã chẳng phải tâm, lại chẳng Phật, cũng chẳng phải vật, rốt cuộc là cái gì?" Mong hòa thượng từ bi khai thị!

Cát oai hùng rằng:

- Sa Di này! Còn muốn ta chú thích cho ngươi sao?

Liền đem gậy đánh đập đuổi ra.

Quang do đó được ngộ. Kế đó đi tham vấn các tôn túc danh tiếng, nhưng tự cảm thấy không thỏa mãn. Lúc Sư trụ trì chùa Dục Vương, Quang đi y chỉ. Sư ở trong phòng hỏi Quang:

- Gọi cây gậy thì trái, không gọi là cây gậy thì nghịch, không cho nói, không cho nín.

Quang muốn đáp, Sư liền đánh. Quang hoát nhiên đại ngộ. Tất cả sở đắc trước kia ngay đó tan rã.
ooOoo
Ngạn Sơn Năng Nhân Tổ Nguyên Thiền Sư ban sơ đi tham học Tuyết Phong Dự đều đã khế cơ. Sau y chỉ Sư nơi chùa Vân Môn. Lúc đêm đang ngồi, bỗng thấy một Tăng khơi tim đèn mới chứng ngộ triệt để, có bài kệ rằng:
  • Khơi lên tim đèn là lửa
    Nhiều kiếp vô minh chiếu phá
    Về chùa gặp được Thánh Tăng
    Thiếu chút trước mặt lướt qua
    Không lướt qua, là cái gì?
    Mười lăm năm trước tất kỳ lạ
    Chỉ là cái này y như cũ.
Sư tặng cho bài kệ rằng:
  • Vực thẳm muôn trượng dám buông thân
    Đứng dậy như trước vẫn tỉnh bơ
    Khát uống đói ăn vốn vô sự
    Đâu kể người xưa phi người xưa.
ooOoo

Tưởng Sơn Thiện Trực Thiền Sư ban sơ tham vấn Sư nơi Hồi Ngạn Phong. Một hôm Sư hỏi:

- Thượng Tọa là người xứ nào?

Trực đáp:

- Người An Châu.

Sư hỏi:

- Ta nghe người An Châu hay vật lộn phải không?

Trực bèn làm thế như vật lộn.

Sư nói:

- Người Hồ Nam ăn cá, sao lại người Hồ Bắc mắc xương.

Trực nhào lộn một cái rồi đi ra.

Sư nói: Ai dè trong tro lạnh có một hạt đậu chín nổ.
ooOoo
Bình Giang Tư Thọ Ni Vô Trước Diệu Tổng Thiền Sư là cháu gái của thừa tướng Tô Công Tụng. Khi hơn ba mươi tuổi, từ bỏ việc thế gian đi tham khắp các tôn túc, chánh tín đã đầy đủ.

Lúc Sư trụ trì Kính Sơn, Tổng đến y chỉ kiết hạ, nghe Sư thăng tòa kể công án Dược Sơn tham Thạch Đầu Mã Tổ thì hoát nhiên đốn ngộ. Khi Sư xuống tòa, Phùng Tế Xuyên theo Sư vào phòng nói:

- Tôi hiểu được công án của hòa thượng vừa kể rồi.

Sư hỏi:

- Cư sĩ hiểu như thế nào?

Xuyên đáp:

- Thế ấy cũng không được, Su Lu Sa Bà Ha, chẳng thế ấy cũng không được, tức Ly Sa Bà Ha, thế ấy chẳng thế ấy đều không được, Su Lu tức Ly Sa Bà Ha.

Sư kể lại cho Tổng nghe. Tổng nói:

- Đã thấy Quách Tượng chú thích Trang Tử. Kẻ biết được lại nói là Trang Tử chú thích Quách Tượng.

Sư thấy lời của Tổng kỳ lạ nên đề ra công án "Nham Đầu với bà già" để hỏi.

Tổng đáp bài kệ rằng:
  • Một lá thuyền nhỏ trôi mênh mông.
    Chèo ghe phân biệt tiếng âm thanh.
    Núi mây trăng nước đều buông bỏ.
    Chỉ được Trang Tử "bướm mộng" dài.
Sư liền thôi.
ooOoo
Tế Xuyên nghi sự ngộ của Tổng chưa triệt. Sau đi Vô Tích gặp Tổng hỏi về công án "Một bà sanh bảy đứa con, sáu đứa chẳng gặp tri âm. Chỉ một đứa này cũng không được, bèn bỏ trong nước", xong rồi nói:

- Thầy Đại Huệ nói Ni Sư hiểu được, không biết hiểu như thế nào?

Tổng nói:

- Những lời kể trên đều là chân thật.

Tế xuyên ngạc nhiên.

Một hôm Tổng vào phòng trụ trì, Sư hỏi:

- Người xưa không ra khỏi phòng sao lại đi ăn bánh ở xã khác được?

Tổng nói:

- Hòa Thượng tha lỗi cho Diệu Tổng, Diệu Tổng mới dám trả lời.

Sư nói:

- Ta tha lỗi cho ngươi, ngươi thử nói xem.

Tổng nói:

- Diệu Tổng cũng tha lỗi cho Hòa Thượng.

Sư nói:

- Còn việc ăn bánh mà!

Tổng hét một cái rồi đi ra.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cư sĩ Trương Cửu Thành khi chưa đậu làm quan, trong tâm ngưỡng mộ các cư sĩ đã kiến tánh, nên đi tham học với Bảo Ấn Minh, hỏi về cương yếu nhập đạo.

Minh nói:

- Việc này chỉ cần đề câu thoại đầu niệm niệm liên tục, lâu ngày thuần thục, khi thời tiết đến, tự nhiên sẽ chứng nhập.

Rồi cho công án "cây bách trước sân" bảo Thành tham mãi. Thành tham đã lâu không thấy gì, từ giã đến tham vấn Thiện Quyền Thanh Công.

Thành hỏi:

- Việc này mọi người đều có phần, mỗi mỗi đều sẵn sàng phài chăng?

Thanh Công đáp:

- Phải!

Thành hỏi:

- Tại sao tôi không có chỗ nhập?

Thanh Công lấy xâu chuỗi trong túi ra rồi chỉ xâu chuỗi hỏi:

- Cái này của ai?

Thành suy nghĩ không thể đáp.

Thanh Công bỏ chuỗi lại vào túi rồi nói:

- Của ông thì cứ lấy đi. Vừa qua suy nghĩ thì chẳng thể của ông rồi.

Thành ngơ ngác.

Một đêm đi cầu, đang đề câu thoại đầu, nghe tiếng con ếch kêu, bỗng nhiên khế ngộ, nói kệ rằng:
  • Mùa xuân đêm trăng một tiếng ếch.
    Đụng bể càn khôn chung một nhà.
    Chính ngay lúc đó ai hiểu được.
    Trên đỉnh chân đau có Huỳnh Sa


    (Huỳnh Sa qua đỉnh núi, đụng đá đau chân được ngộ).
Đến sáng đi tham vấn Pháp Ấn Nhứt, hỏi đáp rất khế hợp. Nhân đám giỗ có trai Tăng tại chùa Minh Tịnh, chủ Tăng Duy Thượng vừa gặp liền giơ hai tay, Thành liền hét, Thượng bạt tai Thành, Thành bước tới, Thượng liền nói:

- Trương Cửu Thành sao lại phỉ báng Đại Bát Nhã.

Thành nói:

- Chỗ thấy của tôi chỉ như thế. Hòa Thượng (Duy Thượng) lại là thế nào?

Duy Thượng đem công án "Mã Tổ thăng tòa, Bá Trượng cuốn chiếu" để hỏi Thành. Lời chưa dứt, Thành liền xô ngã bàn, Thượng hô to:

- Trương Cửu Thành giết người!

Cửu Thành đứng lên hỏi một Tăng kế bên:

- Ngươi lại là thế nào?

Tăng ấy ngơ ngác. Thành liền đánh rồi nhìn Thượng rằng:

- Tổ Di không xong, liên lụy con cháu.

Thượng cười to.

Thành trình bài kệ rằng:
  • Nhân duyên cuốn chiếu rất lạ kỳ.
    Các nơi nghe nói đều nhướng mày.
    Bàn ghế xô ngã, người tan rã.
    Xưa nay ngây thơ chẳng bị lừa.
Thành thi đậu Trạng Nguyên rồi đi tham vấn Thượng nữa.

Thượng nói:

- Phù Sơn Viên Giám nói "Dẫu cho ngươi vào được cửa Phần Dương rồi mới đến cửa Phù Sơn cũng chưa thể thấy được lão Tăng nữa". Vậy ông cho là thế nào?

Thành hét Tăng thị giả rằng:

- Sao không trả lời?

Tăng ấy ngơ ngác.

Thành đánh Tăng ấy một bạt tai nói:

- Trong hang con cóc quả thật không có con rồng.

Một hôm Thành đi thăm Thủ Tọa Quy. Mới gặp, Quy liền hỏi:

- Nghe nói học sĩ nghe tiếng con ếch kêu mà có chỗ ngộ nhập phải chăng?

Thành hỏi:

- Ở đâu được tin tức này?

Quy đáp:

- Công án sẵn sang, dấu làm chi!

Thành hô to:

- Lửa cháy rồi.

Quy nhìn Tăng kế bên. Thành nói:

- Cháy đến gót chân ông rồi.

Quy nói:

- Tưởng ngươi có chỗ hay, rốt cuộc chỉ có thế mà thôi.

Một ngày kia, Thành cùng Quy ngồi hơ lửa. Quy bỗng cầm đũa bếp nói:

- Không được gọi là đũa bếp, rốt cuộc gọi là gì?

Thành giựt đũa bếp rồi đá ngã lò lửa, xong đi ra. Lúc ấy Sư trụ trì Kính Sơn. Có người truyền ngữ yếu của Sư cho Thành, Thành xem rồi than rằng "Thiền tông còn có người xuất sắc. Tiếc chưa được gặp!" Năm sau Thành đến Kính Sơn tham vấn. Một hôm cùng Phùng Tế Xuyên bàn về "Cách vật", khi ấy có mặt Sư, Sư nói:

- Thành chỉ biết có cách vật mà không biết có vật cách.

Thành mờ mịt không hiểu gì. Sư cười to.

Thành hỏi:

- Sư có thể khai thị chăng?

Sư đáp:

- Trong tiểu thuyết có ghi một người nhà Đường với An Lộc Sơn mưu phản. Người ấy trước kia làm thái thú Tây Thục có để lại một bức tượng. Khi Đường Minh Hoàng đến Tây Thục, thấy bức tượng liền nổi giận, sai quan hầu dùng kếm chém đầu bức tượng. Lúc ấy thái thú ở tỉnh Thiểm Tây, đầu bỗng rơi xuống đất.

Thành nghe xong đốn ngộ ý chỉ, đề chữ trên vách rằng:
  • Tử Thiệu cách vật, Đàm Hối vật cách.
    Muốn biết nhất quán (bất nhị) hai cái ngũ bách.
Sư liền ấn chứng cho.

Một hôm khác, Thành hỏi Sư:

- Tiền bối đã đắc xong, tại sao còn muốn bàn luận về Tứ Liệu Giản của Lâm Tế?

Sư nói:

- Cái sở đắc của ông chỉ có thể nhập Phật, không thể nhập ma. Đâu thể bỏ qua Tứ Liệu Giản ư!

Thành kể chuyện Khắc Phù hỏi Lâm Tế đến chỗ nhân và cảnh đều đoạt cảm thấy vui mừng thì Sư nói:

- Ta thì không như thế.

Thành hỏi:

- Ý của Sư thế nào?

Sư nói:

- Đánh sập thành Thái Châu, giết cả Ngô Nguyên Tế.

Thành ngay đó được đại ngộ.

Thành thường nói với người ta rằng:

- Tôi mỗi lần nghe nhân duyên của ông già Kính Sơn như ngàn nhà muôn cửa, chẳng cần đá một chân thì mở ra hết. Cái đại sư cuối cùng của tôi đã nhờ ông già Kính Sơn mới được liễu triệt.

Thành với Tâm Xuân đạo nhân bàn về hai câu "Không lo niệm khởi, chỉ e giác chậm", rồi Thành có bài kệ rằng:
  • Niệm là tặc tử, giác là tặc thủ.
    Giết chết tặc thủ, tặc tử về đâu.
    Đại lộ bằng phẳng, một mình ta đi.
    Bắc Yến, Nam việt, Liêu Đông, Lũng Tây.
    Buông tay liền đến, lo gì nghi gì.
    Thần kiêm cầm tay, ánh sáng chói rọi.
    Yêu mị ma quỷ không dám nhìn tới.
    Ấy gọi Chân Giác xưa nay sẵn sàng.
Sư nói tiếp:
  • Nói giác nói niệm, trở trái làm mặt.
    Vô niệm vô giác, chỗ nào đoán mò.
    Khởi là ai khởi, giác là ai giác.
    Cửa nẻo mở toang, thái hư trống rỗng.
    Thẳng tay tiến hành, chẳng màng ai.
    Xưa nay sẵn sàng, lúc nào làm.
Thành lấy Kinh Hoa Nghiêm làm thiện tri thức chuyên tâm tu hành, chẳng lo cho con cháu.
ooOoo
Cư sĩ Lý Hán Lão ham mê Tổ Sư Thiền nhiều năm. Nghe Sư bài xích Mặc Chiếu là tà thiền, trong tâm nghi ngờ lại nổi giận, đến thăm Sư để quan sát kỹ. Gặp lúc Sư đang khai thị cho chúng, kể công án "Cây bách trước sân" của Triệu Châu, Sư nói rằng:
  • Trước sân có cây bách.
    Hôm nay nói lần nữa.
    Đập tan cửa Triệu Châu.
    Đặc biệt tìm ngôn ngữ.
Xin hỏi đại chúng "Đã lã đập tan cửa Triệu Châu tại sao lại nói đặc biệt tìm ngôn ngữ?"

Giây lâu lại nói:
  • Ban sơ tưởng là sậy ngắn dài.
    Đốt rồi mới biết đất không bằng.
Cư sĩ bỗng lãnh ngộ, nói với Sư: Nếu không có câu chót của lão Sư thì chắc phải uổng qua một đời này.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

I. THƯ ĐÁP VỀ PHÁP YẾU

THƯ ĐÁP LÝ HIẾN THẦN
1. Phật nói:
  • Nếu người muốn biết cảnh giới Phật.
    Ý căn thanh tịnh như hư không.
    Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ.
    Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.
Cảnh giới Phật chẳng phải cảnh giới có tướng Phật bên ngoài. Ấy là cảnh giới của thánh trí tự giác vậy. Nếu muốn biết cảnh giới này, chẳng nhờ trang nghiêm tu chứng mà được, phải ở nơi ý căn tẩy sạch các thứ ô nhiễm phiền não từ vô thủy đến nay khiến cho trống rỗng như hư không, xa lìa những chấp thủ trong ý thức và những vọng tưởng hư ngụy chẳng thật. Ý căn nếu như hư không thì Diệu Tâm vô công dụng này tự nhiên khắp nơi chẳng chướng ngại.

2. Đã học đạo này, trong mười hai thời, nơi tùy duyên tiếp vật không cho ác niệm tương tục, hoặc khi sơ sót khởi một niệm ác phải gấp kéo đầu trở lại. Nếu để mặc nó tương tục không dứt, chẳng những chướng đạo, cũng gọi là người không trí tuệ.

Khi xưa Quy Sơn hỏi Đại An:

- Ngươi trong mười hai thời việc làm thế nào?

An nói:

- Chăn trâu.

Sơn nói:

- Ngươi chăn như thế nào?

An nói:

- Một phen vào lúa mạ, liền kéo mũi trở về.

Sơn nói:

- Ngươi là người chăn trâu chân thật.

Người học đạo kiềm chế ác niệm nên như Đại An chăn trâu thì lâu ngày tự thuần thục vậy.

3. "Cung người, ta chớ cầm, ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ biết". Lời này dù tầm thường cũng có thể làm trợ duyên để đi vào đạo. Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm từ sáng tới tối đã làm việc gì tự lợi, lợi tha (lợi mình, lợi người)? Nếu cảm thấy hơi nghiêng một bên thì phải tự cảnh sách, chẳng nên khinh thường.

Xưa kia thiền Sư Đạo Lâm kết am trên cây tùng nơi núi Tần Vọng, người thời ấy gọi Ngài là Hòa Thượng "ổ chim". Khi Bạch Cư Dị làm quan Thị Lang ở Tiền Đường có vào núi thăm Sư. Ông thưa:

- Chỗ ở của Sư rất nguy hiểm.

Sư Nói:

- Lão Tăng có gì nguy hiểm. Thị Lang càng nguy hiểm hơn.

Dị hỏi:

- Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?

Sư đáp:

- Củi lửa lẫn lộn, tánh thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư!

Dị lại hỏi:

- Thế nào là đại ý Phật pháp?

Sư nói:

- Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành.

Dị nói:

- Con nít ba tuổi cũng biết nói như thế.

Sư đáp"

- Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được.

Dị liền lễ bái cáo từ.

Nay muốn ít phí tâm lực chớ màng đến con nít nói được hay nói chẳng được, ông già tám mươi hành được hay hành chẳng được, hễ việc ác chớ làm thì xong. Lời này tin hay không tin xin nghĩ kỹ!
ooOoo
Vô minh của người đời tuy đang hiện hành, nếu làm thiện thì phước dù chưa đến cũng hơn người không liêm sỉ mang danh thiện mà làm ác. Trong Kinh nói: "Nhân địa chẳng chơn thì chiêu quả quanh co". Hể trực tâm, trực hành, thẳng đến Vô Thượng Bồ Đề mới gọi là việc làm của đại trượng phu chân thật. Việc từ trần sa kiếp chỉ ở hiện nay, nếu hiện nay hội được thì việc trần sa kiếp tức thời tan rã. Nếu hiện nay chẳng hội thì lại trải qua trần sa kiếp nữa, cũng chỉ như thế thôi. Cái pháp như thế xưa nay thường vậy, chưa từng có một chút dời đổi.

Việc trần lao trong thế gian như mắt xích nối nhau không dứt. Hễ giảm bớt được thì cứ bớt, vì tập khí từ vô thủy đã quá quen thuộc, nếu không ra sức chống lại thì lâu ngày bất tri bất giác lún đầu xuống sâu, đến khi lâm chung ắt tay chân rối loạn. Nếu muốn khi lâm chung không rối loạn thì phải từ cuộc sống hàng ngày hiện nay làm việc gì cũng phải không rối loạn mới được.

Có một hạng người sáng thì xem kinh niệm Phật sám hối, tối thì tạo khẩu nghiệp chửi mắng người, hôm sau lễ Phật sám hối như cũ. Từ đầu năm đến cuối năm, mỗi ngày làm thời khóa như thế, ấy thực là quá ngu si. Không biết chữ sám là tiếng Phạn, chữ hối là tiếng Hán, nghĩa là phải đoạn dứt cái tâm tương tục. Hễ sám hối thì dứt hẳn, chẳng còn tạo tội nữa. Theo ý Phật nên sám hối như thế, người học đạo phải biết đúng như vậy.

Người học đạo trong mười hai thời, tâm, ý, thức thường nên yên tịnh. Lúc rảnh cũng nên yên tịnh, khiến thân tâm chẳng buông lung. Tập lâu thành quen thuộc, tự nhiên thân tâm hướng về đạo.

Nhưng yên tịnh Ba La Mật chỉ để trị bịnh vọng giác tán loạn của chúng sanh mà thôi. Nếu chấp ở nơi yên tịnh cho là cứu cánh thì sẽ bị lọt vào tà thiền Mặc Chiếu.
ooOoo
Bát Nhã là tiếng Phạn dịch là trí tuệ. Chưa có người đã thấu rõ Bát Nhã lại còn tham sân si ái, cũng chưa có người đã thấu rõ Bát Nhã mà lại còn độc hại chúng sanh, vì làm những việc này là trái nghịch Bát Nhã, đâu thể gọi là trí tuệ.
ooOoo
Hằng ngày đem việc sanh tử thường để trong niệm thì tâm trí đã chánh. Tâm trí đã chánh thì khi ứng dụng hàng ngày tùy duyên làm việc, chẳng phí sức buông bỏ tà ác. Chẳng tà ác thì chánh niệm độc thoát, chánh niệm độc thoát thì lý tùy sự biến, lý tùy sự biến thì sự đắc lý dung, sự đắc lý dung thì ít phí sức lực. Khi vừa cảm thấy ít phí sức lực tức là chỗ đắc được trong việc học đạo này. Chỗ đắc được ít phí sức vô cùng. Chỗ ít phí sức là chỗ đắc sức vô cùng.
ooOoo
Việc này cho người thông minh lanh lợi gánh vác, nhưng nếu ỷ thông minh lanh lợi thì chẳng có phần để gánh vác. Kẻ thông minh lanh lợi dù dễ nhập đạo mà khó nơi bảo nhiệm, vì chỗ nhập cạn mà sức yếu. Vì người thông minh lanh lợi vừa nghe thiện tri thức nói ra liền đem tâm ý thức lãnh hội ngay vậy. Nếu cứ lãnh hội như thế là tự làm chướng ngại, suốt kiếp không khi nào được ngộ, vì ma quỷ bên ngoài gây họa còn có thể trị, còn chính tự tâm mình chướng ngại thì vô phương trị.

Chứng Đạo Ca rằng: "Tổn pháp tài, diệt công đức, tất cả đều do tâm ý thức".

4. Học giả rộng xem nhiều sách vốn để nuôi dưỡng và lợi ích cho tánh thức. Nay ngược lại, chỉ ghi nhớ lời người xưa chứa trong bụng cho là sự nghiệp, dùng để đàm luận, mà chẳng biết ý thuyết giáo của bậc thánh. Cũng như suốt ngày đếm tiền của người khác, tự mình lại chẳng có được nửa xu. Xem đọc kinh giáo của Phật cũng vậy, nên nhìn thấy mặt trăng mà quên ngón tay, chớ nên y văn giải nghĩa.

Cổ đức nói:
  • Phật thuyết tất cả pháp
    Vì độ tất cả tâm
    Ta chẳng tất cả tâm
    Đâu cần tất cả pháp.
Kẻ có chí khí xem kinh đọc sách nên theo cách như thế mới thể hội được ít phần của bậc thánh.

5. Phật nói: "Chẳng nên ở nơi một pháp, một việc, một thân, một quốc độ, một chúng sanh mà thấy Như Lai. Nên cùng khắp tất cả nơi mà thấy Như Lai".

Phật nghĩa là giác, ở nơi tất cả chỗ thường giác. Nói thấy khắp nghĩa là thấy bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật của chính mình, không có một lúc nào, một chỗ nào, một pháp nào, một sự nào, một việc nào, một thân nào, một cõi nước nào, một chúng sanh giới nào mà không khắp. Chúng sanh mê cái này mà luân chuyển trong ba cõi (Dục, Sắc và Vô sắc giới), chịu các thứ khổ. Chư Phật ngộ cái này mà vượt khỏi ba cõi, thọ sự vui thù thắng nhiệm mầu. Nhưng khổ vui đều không có thực thể, chỉ vì có mê ngộ sai biệt mà có các đường khổ vui khác nhau đó thôi. Cho nên Ngài Đỗ Thuận (sơ tổ tông Hoa Nghiêm) nói: "Pháp thân lưu chuyển trong năm đường (trời, người, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục) gọi là chúng sanh. Lúc chúng sanh hiện thì pháp thân chẳng hiện vậy".

6. Thiện ác đều từ tự tâm sanh khởi. Thử nói xem: Lìa đi đứng ngồi nằm, suy nghĩ phân biệt ra, lấy cái gì làm tự tâm? Tự tâm từ đâu mà khởi? Nếu biết được chỗ khởi của tự tâm thì vô biên nghiệp chướng nhất thời tan rã, các thứ thù thắng không cầu mà tự đến vậy.

Thêm nữa, biết được chỗ đi chỗ đến mới gọi là người học Phật. Biết kẻ sanh tử là ai? Biết thọ sanh tử là ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai? Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp xuống, trong tâm giống như một đống lửa, lại là ai? Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ "hiểu không được" mà nhận lấy. Nếu nhận được rồi mới biết sanh tử vốn chẳng dính dáng gì cả. Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của Cổ Đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay đó chính là lúc nên dụng công phu, không được buông bỏ, ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến, tuyệt phân biệt, bặt lý lẽ. Bình thường nếu có thể nói được đạo lý, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THƯ ĐÁP HUỲNH BÁ THÀNH
Cổ đức nói:
  • Tìm trâu theo dấu tích
    Học đạo phải vô tâm
    Dấu còn thì trâu còn
    Vô tâm đạo dễ tìm.
Nói vô tâm chẳng phải như gỗ đá vô tri, ấy chỉ là gặp duyên thấy cảnh, tâm đều chẳng lay động. Đối với các pháp chẳng chấp thật, tất cả nơi trong sạch vô chướng ngại, chẳng chỗ ô nhiễm cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm. Quán xét thân tâm như mộng như huyễn cũng không trụ nơi cảnh hư vô mộng huyễn. Đến được cảnh giới này mới gọi là chân vô tâm, chẳng phải cái vô tâm của miệng nói. Nếu chưa được chân vô tâm, chỉ căn cứ theo lời nói thì so với tà thiền Mặc Chiếu đâu có khác gì!

Hễ được gốc, chớ lo ngọn. Tẩy sạch được tâm này là gốc, đã được gốc thì mỗi mỗi ngôn ngữ, mỗi mỗi trí tuệ hàng ngày tùy duyên tiếp vật. Thất điên bát đảo, hoặc giận hoặc vui, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thuận hoặc nghịch, đều là ngọn vậy. Nếu ở nơi tùy duyên được tự giữ bản giác thì chẳng thiếu chẳng dư.

Người học đạo ứng dụng hàng ngày, cảnh không thì dễ mà tâm không thì khó. Nếu cảnh không mà tâm chẳng không thì tâm bị cảnh lôi kéo. Nếu tâm không thì cảnh tự không. Nếu tâm đã không mà còn muốn khởi niệm thứ hai để không cái cảnh, ấy là tâm này chưa không, lại bi cảnh đoạt. Nếu bệnh này chẳng trừ thì sanh tử không lý nào thoát ly được.

Như Bàng Uẩn trình kệ Mã Tổ rằng:
  • Mười phương đồng tụ hội.
    Mỗi mỗi học vô vi.
    Đây là nơi tuyển Phật.
    "Tâm không" thi đậu về.
Tâm này đã không rồi thì ngoài tâm đâu còn vật gì để cần không nữa! Suy nghĩ kỹ đi.
THƯ ĐÁP LA MẠNH BÁCH
Sự chướng đạo của tâm ý thức còn quá hơn rắn độc, cọp dữ. Tại sao vậy? Vì rắn độc, cọp dữ còn có thể trốn tránh, còn những người thông minh lanh lợi lấy tâm ý thức làm hang ổ, đi đứng nằm ngồi chưa từng có khoảnh khắc xa lìa nó, lâu ngày bất tri bất giác cùng nó kết thành một khối, cũng chẳng phải muốn thành một khối vì từ vô thủy đến nay đã đi con đường này quá quen thuộc, dù bỗng khám phá được cái hại của nó nhưng muốn xa lìa cũng chẳng thễ được. Cho nên nói: "Đối với độc cọp dữ còn có thể trốn tránh nhưng với tâm ý thức thực chẳng có chỗ để trốn tránh".
THƯ ĐÁP TỪ ĐÔN LẬP
Bậc sĩ phu trí thức phần nhiều dùng cái tâm có sở đắc để cầu cái pháp vô sở đắc. Thế nào là tâm có sở đắc? Đó là tâm thông minh lanh lợi, suy nghĩ tinh toán. Thế nào là pháp vô sở đắc? Đó là cái chỗ suy nghĩ chẳng đến, tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi không có chỗ dùng. Thấy chăng? Phật Thích Ca trên hội Pháp Hoa, Xá Lợi Phất ba phen ân cần thưa hỏi mà khi đó Phật Thích Ca không có gì để mở niệng, rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có thể nói: "Pháp này chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được". Đây là cây dùi để mở cửa phương tiện, hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật Thích Ca. Xưa kia thiền sư Tuyết Phong cũng vì thiết tha về việc này mà ba phen đến Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn. Vì nhân duyên không khế hợp, sau đến thiền hội Đức Sơn.

Một hôm Phong hỏi Đức Sơn rằng:

- Tông phong từ xưa nay dùng pháp nào khai thị người?

Đức Sơn nói:

- Tông ta không có ngữ cú, cũng chẳng có một pháp để khai thị người.

Phong hỏi:

- Việc trong thiền tông từ xưa nay, người học như con còn có phần hay không?

Đức Sơn cầm gậy đánh xuống rằng:

- Nói cái gì!

Tuyết Phong ngay dưới gậy liền vỡ tung được thùng sơn đen (ngộ). Theo đó mà xem thì biết trong cửa này, thông minh lanh lợi, phân biệt tính toán một chút cũng dùng không được. Cổ đức có nói: "Bát Nhã như đống lửa lớn, gần nó ắt bị đốt cháy mặt mày, tính toán suy tư ắt rơi vào ý thức".

Chứng Đạo Ca nói:
  • Tổn pháp tài diệt công đức
    Tất cả đều do tâm ý thức.
Cho nên biết tâm ý thức chẳng những chướng đạo, mà còn khiến người điên đảo làm điều bất thiện nữa. Nếu đã có tâm muốn thấu đáo đạo này, cần phải có chí quyết định chẳng đến được chỗ đại thôi nghỉ, đại giải thoát, thề suốt đời không lui sụt.

Thực ra Phật pháp chẳng có nhiều, tu lâu khó đắc là vì việc trong trần lao của người đời như mắt xích nối nhau không dứt, kẻ ý chí hạ liệt thường cam chiụ làm bạn với chúng, chẳng hay chẳng biết bị chúng lôi kéo đi tuốt, ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chịu dứt hẳn trần lao. Chứng Đạo Ca nói: "Thực tánh của vô minh tức là Phật tánh, thân huyễn hóa này tức là pháp thân. Nếu giác được pháp thân thì chẳng có một vật, bổn nguyên là tự tánh thiên chân Phật".

Nếu suy nghĩ như thế, thình lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến, thấy được cái "vô nhất vật" của pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sanh tử của hành giả. Đoạn trước nói: "Pháp vô sở đắc chẳng thể dùng tâm có sở đắc để cầu" là nghĩa này vậy.

Bậc sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào KHÔNG. Diệu Hỷ (Đại Huệ) mỗi khi gặp thấy thì hỏi họ rằng: "Kẻ e sợ lọt vào KHÔNG này liệu có thể không như nó được chăng?" Người đời thường trăm phần trăm mịt mù không rõ vì hàng ngày cứ đem suy nghĩ tình toán làm nhà cửa, chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.

Đạo hữu Đôn Lập trước kia gặp gỡ ở Di Môn; khi ấy tuổi trẻ khoẻ mạnh, đã biết có đại sự nhân duyên này (từ NGHI đến NGỘ) nhưng vì rộng học nhiều sách, nơi kinh sử đã nhập quá mức vào quá thâm sâu, thông minh quá lố, lý lẽ quá nhiều, định lực thì quá ít, bị việc làm hàng ngày lôi kéo, nên đối với việc "dưới gót chân" (tham thiền) chẳng thể đạt đến miên mật. Nếu chánh niệm hiện tiền mãi mãi, cái tâm thống thiết việc sanh tử không biến đổi, thì trải qua ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen, chỗ quen tự thành lạ vậy.

Lại chỗ nào là chỗ quen? Ấy là thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Chỗ nào là chỗ lạ? Ấy là Bồ Đề Niết Bàn, Chân như, Phật tánh, chỗ suy tư cắt tuyệt, chỗ suy nghĩ đo lường chẳng thể đến, chỗ không thể dùng tâm sắp đặt.

Hễ khi thời tiết đến, hoặc ở nơi nhân duyên nhập đạo của Cổ Đức, hoặc khi đang xem kinh, hoặc đang làm việc hàng ngày đối với những thiện những bất thiện, những thân tâm tán loạn, những cảnh giới thuận nghịch hiện tiền v.v... đang khi ấy nếu được tâm ý thức tạm ngưng nghỉ, bỗng nhiên "đập bể ống khóa" (kiến tánh) cũng chẳng phải việc khó.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHẬT PHÁP VỚI THIỀN TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THƯ ĐÁP ĐẶNG TỬ LẬP
Gần đây các tòng lâm thường đem lời vấn đáp kỳ lạ của người xưa làm nhân duyên sai biệt để mê hoặc học giả mà không căn cứ vào thực tế. Chỗ Phật thuyết pháp chỉ e người nghe không hiểu, dẫu cho có thuyết lời vi ẩn cũng dẫn chứng thí dụ khiến chúng sanh dễ ngộ nhập.

Cũng như Tăng hỏi Mã Tổ:

- Thế nào là Phật?

Tổ nói:

- Tức tâm là Phật.

Nếu ở đây ngộ nhập thì đâu có gì sai biệt. Nếu ở đây chẳng ngộ thì ngay câu "tức tâm là Phật" này liền thành nhân duyên sai biệt.

Người tham thiền xem kinh giáo và nhân duyên vào đạo của Cổ Đức cần phải để rỗng rang cái tâm của mình, chẳng nên hướng lên trên danh tự nghĩa cú mà cầu huyền diệu, cầu ngộ nhập. Nếu khởi cái tâm này tức là tự chướng cái chánh tri kiến của chính mình, thì suốt kiếp cũng chẳng có chỗ ngộ nhập.

Bàng Sơn nói: "Ví như dùng kiếm chém hư không, không kể trúng hay không trúng, hãy chú ý nhé!"

Duy Ma Cật nói: "Pháp siêu việt nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý". Muốn triệt ngộ pháp này, trước tiên cần phải ngăn trừ nơi cửa lục căn không để cho có chút lỗi lầm. Cái gì là lỗi lầm? Đó là bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp dính mắc mà không thể xa lìa, lại ở nơi ngôn cú của cổ đức và kinh điển cầu tri kiến, tìm giải hội. Nếu như có thể ở trong kinh điển và nhân duyên vào đạo của cổ đức mà không khởi một niệm nào khác, ngay đó trở về tự tánh thì đối với cảnh giới mình, cảnh giới người đều như ý, tự tại vậy.

Đức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đập, Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét. Tôn túc các nơi gọi đó là "ngay đó nhắc nhở trước mặt, thẳng tay phó chúc". Nhưng Diệu Hỷ lại gọi là dính sơn dính sình, dẫu cho ngay nơi một gậy một hét mà toàn thân gánh vác được đã là một kẻ không phải là đại trượng phu, bị họ tạt một gáo nước thối ngay đầu rồi, huống là ở nơi một gậy một hét mà cầu kỳ lạ, tìm diệu hội ư! Ấy là kẻ trong xấu hổ lại thêm xấu hổ.
THƯ ĐÁP LỮ THUẤN NGUYÊN
Xưa kia Đô Úy Lý Văn Hòa tham vấn thiền sư Thạch Môn Từ Chiếu, ngộ được của tông chỉ của Lâm Tế, có làm bài kệ rằng:
  • Học đạo, tâm cứng như sắt
    Thẳng tay, trong lòng vững chắc
    Chụp ngay Vô Thượng Bồ Đề
    Tất cả thị phi chẳng màng.
Lành thay lời này, có thể giúp cho học vấn sáng tỏ, phát ra đại dụng vậy. Còn bảo Phật là thuốc của chúng sanh, chúng sanh bệnh lành thì thuốc cũng vô dụng. Nếu bệnh lành còn giữ thuốc thì chỉ có thể nhập cảnh giới Phật, mà chẳng thể nhập cảnh giới ma, vẫn còn là bệnh. Bệnh này với bệnh chúng sanh chưa lành đâu có khác. Hễ bệnh lành thì thuốc cũng bỏ, Phật, ma đều quét thì mới có thể đối với đại sự nhân duyên này có chút phần tương ưng.

Phật là kẻ đã liễu sự trong cõi chúng sanh, chúng sanh là kẻ bất liễu sự trong cõi Phật. Muốn được như một thì phải đem Phật với chúng sanh buông xả một lượt, vậy mới không có sự liễu với sự bất liễu.

Cổ Đức nói:
  • Hễ ở nơi sự thông vô sự
    Thấy sắc nghe tiếng khỏi mù điếc.
Con người dù biết được đạo lý thế gian hư vọng chẳng thật, song đến khi đối cảnh gặp duyên, sự thực bỗng hiện trước mắt, muốn không tùy thuận nó nhưng vẫn phải bị nó lôi kéo đi. Bởi vì tập khí từ vô thủy đến nay, chỗ quen đã quá quen, chỗ lạ thì quá lạ, nên tuy tạm biết được rõ, song đạo lực chẳng thắng được nghiệp lực.

Vậy thế nào là chỗ quen của nghiệp lực? Thế nào là chỗ lạ của đạo lực?

Thật ra đạo lực và nghiệp lực vốn chẳng cố định, chỉ cần xem chỗ hiện hành hàng ngày có tham ái hay không mà thôi. Nếu có tham ái thì nghiệp lực thắng đạo lực. Nghiệp lực thắng thì khi gặp cảnh duyên liền bị kẹt, gặp cảnh duyên bị kẹt thì chỗ nào cũng dính mắc, chỗ nào cũng dính mắc thì gặp khổ, vui đều là khổ. Cho nên Phật Thích Ca nói với Di Lặc rằng: "Nếu ngươi cho sắc, không đoạt nhau (sanh diệt lẫn nhau) nơi Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng tùy theo sắc, không mà cùng khắp pháp giới, thế nên mới có những hiện tượng gió thổi thì động, hư không thì tịnh, mặt trời hiện thì sáng, mặt trời lặn thì tối. Vì chúng sanh mê muội, bỏ bản giác theo cảnh trần, nên sanh khởi trần lao mà có tướng thế gian". Ấy là nghiệp lực thắng đạo lực.
  • LƯỢC GIẢI:

    Sắc không đoạt nhau nơi Như Lai Tạng:

    Tại sao nói sắc, không đoạt nhau? Như ban ngày thấy sáng khắp hư không, ban đêm thấy tối khắp hư không, đó là sáng tối tự sanh diệt đoạt nhau chẳng dính dáng với hư không. Hư không chưa từng sáng tối. Hư không dụ cho Như Lai Tạng. Do nghiệp lực sanh khởi trần lao mới thấy có gió động tịnh, mặt trời sáng tối v.v... lăng xăng đoạt nhau trong Như Lai Tạng mà chẳng dính dáng với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng chưa từng dính mắc trần lao.
Phật Thích Ca lại nói: "Ta có cái diệu minh bất sanh bất diệt hợp với Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng chỉ có diệu giác sáng tỏ chiếu khắp pháp giới. Thế nên một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, khắp mười phương cõi đạo tràng chẳng động, thân gồm mười phương hư không, nơi đầu sợi lông hiện Phật sát, ngồi trong hạt bụi chuyển pháp luân". Đây là chỗ hiện hành đạo lực thắng nghiệp lực.

Dù nói như thế nhưng sự thật cả hai đều là hư vọng. Nếu bỏ nghiệp lực mà chấp đạo lực thì tôi dám bảo rằng người này chẳng hội được phương tiện tùy nghi thuyết pháp của chư Phật. Tại sao vậy? Như Phật Thích Ca nói: "Nếu chấp pháp tướng tức là dính mắc ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng cũng là dính mắc ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Do đó chẳng nên chấp pháp cũng chẳng nên chấp phi pháp". Đoạn trên tôi nói: "Đạo lực và nghiệp lực vốn chẳng cố định" là nghĩa này vậy.

Nếu là bậc đại trượng phu, mượn đạo lực làm công cụ để phá trừ nghiệp lực, nghiệp lực đã trừ thì đạo lực cũng hư vọng. Nên nói: "Chỉ dùng giả danh tự dẫn dắt chúng sanh". Lúc chưa khám phá thì khó lắm, còn sau khi khám phá rồi thì có gì khó dễ đâu!

Bàng Uẩn nói:
  • Phàm phu chí lượng hẹp,
    Vọng nói có khó dễ.
    Lìa tướng, như hư không,
    Khế hợp chư Phật trí.
    Giới tướng cũng như không,
    Kẻ mê tự tác trì.
    Gốc bệnh chẳng nhổ sạch,
    Chỉ là đùa hi hi.
Muốn biết gốc bệnh chăng? Chẳng phải vật gì khác, mà chỉ là cái chấp khó chấp dễ, vọng sanh lấy bỏ đó. Cái gốc bệnh này nhổ không sạch, thì phải chìm nổi trong biển sanh tử chẳng có ngày ra.

Xưa Tú tài Trương Chuyết vừa bị bậc tôn túc điểm đúng căn bệnh, liền hội và nói:
  • Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh,
    Hướng đến Chân như cũng là tà.
    Tùy thuận thế duyên vô quái ngại!
    Niết Bàn sanh tử bằng không hoa.

    (hoa đốm trên không)
Muốn được thẳng tắt, chẳng nghi Phật, Tổ, chẳng nghi sanh tử, chỉ cần để cho tấm lòng trống rỗng, việc đến thì tùy duyên ứng phó, mà tâm định như nước trong lặng, chiếu soi như gương sáng tỏ. Nếu tướng thiện ác, xấu đẹp nào đến, trốn một mảy may không được, vậy mới tin biết cái cảnh giới vô tâm tự nhiên bất khả tư nghì.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách