Thiền trong cuộc sống

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Nói khong sai nhưng mà Tâm là truyền Tâm là làm sao thiện hữu biet khong? :)
Thời Đức Thế Tôn còn tại thế cung đâu có lập văn tự.
Kính
Văn tự gồm cả lời nói, chữ nghĩa nói chung trong giao tiếp giữa con người, mọi thứ có hình tướng đều gọi là văn tự. Bất lập văn tự không phải là không cần nói viết. Mà đạo giải thoát không thể dùng văn tự biểu tượng hết được. Chỉ một tâm lưu xuất tất cả, xưa nay chưa hề dời đổi, không có hình tướng cụ thể nào, không sanh, không diệt.

Lấy Tâm truyền Tâm chẳng phải là lấy cái gì trong Tâm này truyền sang cái Tâm kia. Đây chỉ là một cách nói cho hành giả Thiền Tông, giúp họ xoay vào bản thân mình, chẳng mãi mê bám văn tự, mà trực nhận Bản Tánh Vô Sanh, lìa mọi ngôn thuyết, không bị các tướng trạng làm cho vọng động, không có nắm giữ, không cần xả bỏ.

Tinh Thần Phật Giáo Bắc Tông là Tinh Thần Vô Sở Đắc, dù là Thiền Tông, Mật Tông hay Tịnh Độ Tông. Chỉ có khác nhau về phương tiện hành pháp mà thôi.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

BATKHONG1985 đã viết:
Văn tự gồm cả lời nói, chữ nghĩa nói chung trong giao tiếp giữa con người, mọi thứ có hình tướng đều gọi là văn tự.
Văn tự là một từ Hán Việt, Văn tự là chữ nghĩa thôi!

(Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字
Kính.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
Văn tự gồm cả lời nói, chữ nghĩa nói chung trong giao tiếp giữa con người, mọi thứ có hình tướng đều gọi là văn tự.
Văn tự là một từ Hán Việt, Văn tự là chữ nghĩa thôi!

(Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字
Kính.
Tùy duyên! cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ngôn ngữ là lời nói

言 ngôn (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn 言. Đáp hay thuật ra gọi là ngữ 語.
◎Như: ngôn bất tận ý 言不盡意 nói không hết ý.

語 ngữ (Danh) Lời nói bằng miệng

Bài kệ sau chắc chắn nhiều thiện hữu thuộc:

"Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật"

“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, là chỉ thẳng tâm người để họ thấy tánh thành Phật.

Còn cái gọi là Tâm truyền Tâm là gì? Có phải "Niêm Hoa Vi Tiếu" mà ngài tôn giả Ca Diếp miễm cười không? kinhle
Có bao giờ Đức Phật khi đang nhập định, biệt truyền cho một đệ tử khác cũng đồng thời nhập định không?

Học Phật pháp không thể giải thích ngôn từ tùy tiện, dẫn đến thấy sai (tà kiến), hệ quả khôn lường.

Đồng Nát chỉ biết vậy thì nói vậy, chắc không trách khỏi sai sót.
Kính. tangbong


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Đồng Nát đã viết:Không có Pháp hành trong các câu chuyện về Thiền, dẫu có thuộc làu các câu chuyện, tính cao siêu hấp dẫn cái trí phàm phu của chúng ta, tánh của phàm phu chỉ thích cái gì lạ, cái gì cao siêu, tính triết lý cho nên chúng ta rât thích những câu chuyện về thiền. hơn 20 năm về trước ĐN cũng thích như vậy đó nhưng mê vẫn hoàn mê, vì sao? vì chẳng có Pháp hành nào trong cách câu chuyện đó mà chỉ nói lên cái gì đó thuộc về bản chất của thiền là gì một cách chung chung. Người sơ cơ chưa thực hành các pháp theo thứ lớp, đọc xong muôn đời không đắc được gì ngoài một câu chuyện kể lại các sự việc như bao sự việc. Kỳ thực chẳng thể chứng ngộ được gì dù chỉ là từng phần, từng nấc.

Một người chưa hành thiền bao giờ thì không thể hiểu được đoạn văn sau:
"Con bưng trà cho thầy thì thầy uống. Con dâng cơm thì thầy ăn. Con chắp tay lễ thầy thì thầy gật đầu đáp lễ. Không một ngày nào chùng mõi, không phải tất cả đều chỉ bảo con sao?"

và kết luận:
"Sùng Tín nghe những lời thầy nói tức thời lĩnh ngộ được dụng tâm của thầy, bừng sáng được lý thiền, thật ra thiền không ngoài cuộc sống hàng ngày."

Đối với người sơ cơ thì họ chưa có được tri kiến thì họ không bao giờ tin rằng chân lý giác giộ ngay trong cuộc sống hiện tại, vì nếu ngay trong cuộc sống hiện tại thì ai ai cũng đã giác ngộ cả sao? Họ nghĩ "nó" ở đâu đó cao xa lắm nên mới đi tìm...Làm sao mà hiểu nổi bưng nước pha trà, dâng cơm mỗi ngày mà là tu hành, đó là Thiền được chứ, bởi vì công việc tầm thường đó ai mà chẳng làm được?

dĩ nhiên câu trả lời của sư phụ "Con bưng trà cho thầy thì thầy uống. Con dâng cơm thì thầy ăn. Con chắp tay lễ thầy thì thầy gật đầu đáp lễ" không sai một chút mảy may, vì đó là Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, nhưng mà trước dây 20 làm gì ĐN có thể hiểu được đó là "đối cảnh" trong thiền.
Câu chuyện hay thì có hay, hấp dẫn thì hấp dẫn (hấp dẫn vì cao siêu nên khó hiểu, mà càng cao siêu khó hiểu thì càng kích thích trí tưởng tượng của phàm phu chúng ta) nhưng kỳ thực chẳng co đưa ra một pháp hành nào cho người sơ cơ chúng ta đắc và ngộ . Lại thêm chấp vào đó thấy mình "cao siêu"...

Một chút suy nghĩ chủ quan cho nên không tránh "khập khiển". Xin hoan hỉ. kinhle
Chúc an lạc và đắc được chánh pháp. tangbong
Kính.

em thấy anh Đồng Nát nói có phần đúng đấy. Túm gọn lại là:
+Người mới học Phật sẽ bị kích thích với những câu truyện này, vì nó mang đậm tính triết lý cao. Mặc dù, bản thân họ chưa hiểu gì nhưng vẫn cảm thấy thích
+Qua một thời gian dài, chính bản thân họ vẫn chưa liễu ngộ gì rốt ráo mà còn tăng thêm bãn ngã nữa


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

battinh đã viết:
THIỀN TRONG CUỘC SỐNG
Thích Giác Nhường, dịch và luận
(Tạp chí Từ Bi & Trí Tuệ, Phật học Tịnh Quang, Canada)

Cuộc đời tu hành của Sùng Tín bao năm dài cũng chỉ giống như một ngày, bửa củi, nhóm lửa, gánh nước và nấu cơm. Cứ như vậy lặng lẽ làm việc và học hành. Nhưng từ trước tới nay, thiền sư Đạo Ngộ không chỉ dạy gì cho Sùng Tín, thậm chí đến một câu nửa lời cũng không có.

Một hôm, Sùng Tín đến thưa thiền sư:

- Thưa Sư phụ! Từ khi đệ tử xuất gia theo thầy tu học đến nay đã nhiều năm rồi, nhưng con chưa một lần được thầy khai thị. Xin thầy từ bi truyền dạy cho đệ tử yếu chỉ tu hành!

Thiền sư Đạo Ngộ nghe xong liền nói:

- Những lời con vừa nói, thật sự rất oan cho thầy. Con nghĩ xem, từ khi con xuất gia theo thầy, chăng phải ngày nào thầy cũng trao truyền tâm pháp tu hành cho con đó sao?

Sùng Tín ngạc nhiên hỏi:

- Đệ tử ngu muội, không biết hằng ngày thầy đã truyền cho con pháp gì?

Thiền sư Đạo Ngộ hiền từ mỉm cười bảo:

- Con bưng trà cho thầy thì thầy uống. Con dâng cơm thì thầy ăn. Con chắp tay lễ thầy thì thầy gật đầu đáp lễ. Không một ngày nào chùng mõi, không phải tất cả đều chỉ bảo con sao?

Sùng Tín nghe những lời thầy nói tức thời lĩnh ngộ được dụng tâm của thầy, bừng sáng được lý thiền, thật ra thiền không ngoài cuộc sống hàng ngày.
==Chú thích sự cảm tưởng cá nhân==
Đọc xong bài "Thiền trong cuộc sống", xem ra tu đâu có phải cần phải bay lên trời cao, xuống biển cả hay vào hang động để ẩn tu hành thiền. :)

Mà tu ngay trong cử chỉ hành động hàng ngày. Như Tam tự kinh (Nho Giáo) có dạy "Tiên học Lễ hậu học Văn" đó sao. Thanh Tịnh Đạo, Vi diệu Pháp luận rằng: Tỉnh giác trong cuộc sống...Thiểu dục, tri túc.v.v. cafene

Muốn vậy thì trước tiên, ta hiểu thế nào là Tam độc trong (thân, khẩu, ý). Muốn thanh trừ "tam độc" (= tham sân si) , thì phải tu "Thập thiện". Và thực hành các pháp môn của Phật gia dạy bảo: Tọa thiền, Hành thiền, Tụng kinh, Trì chú, Niệm Phật, Lạy Phật hay Lục thời sám hối của Tác giả vua Trần Thái Tông.v.v. tangbong

Còn nghe kinh, giảng Pháp, luận bàn cũng rất tốt, sẽ giúp trợ duyên cho hành giả khai thông huệ nhãn, có sự tinh tấn, nhẫn nại, thích thú trong văn hóa Phật giáo. Nhưng không bằng thấy tận gốc, nhổ tận gốc cái chấp ngã, cái tam độc ở thân tâm (Ngũ uẩn). :-c =D>

Tóm lại: Trong 3 chánh Pháp: Giới Định Huệ cần phải thực hành thì mới dể đạt tới mục tiệu. cafene

tn, kính
Rất cảm ơn bạn đã đăng bài "Thiền trong cuộc sống", và xin sao chép lại vào trang này.
http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... E1%BB%91ng
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 12/12/11 04:28 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền trong cuộc sống

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thien Nhan đã viết:
battinh đã viết:
THIỀN TRONG CUỘC SỐNG
Thích Giác Nhường, dịch và luận
(Tạp chí Từ Bi & Trí Tuệ, Phật học Tịnh Quang, Canada)


tn, kính
Rất cảm ơn bạn đã đăng bài "Thiền trong cuộc sống", và xin sao chép lại vào trang này.
http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... E1%BB%91ng


Hình ảnh

Cám ơn bác Thiện Nhân đã cho đường link của bài này đã được đăng lâu rồi trong: "Tự điển Đại Tạng Kinh Việt Nam..."

Tôi cũng xin chụp lại một trang trong cuốn sách Từ Bi&Trí Tuệ của Phật Học Tịnh Quang, bài viết của thầy Thích Giác Nhường (trang 39) để chứng minh sự ngay thẳng của tôi.

Kính


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.129 khách