Trí tuệ của Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hay dỡ, tối sáng không thành vấn đề, miễn có tấm lòng là được. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÌM NIỀM VUI CUỘC SỐNG

Một chú tiểu được sai đi mua dầu ăn, người đầu bếp trong chùa dặn:

- Con phải cẩn thận mới được, trong chùa chúng ta lúc này tiền bạc thiếu hụt, con tuyệt đối không được làm đổ dầu.

Chú tiểu trên đường lên núi trở về chùa, nghĩ đến lời dặn nghiêm khắc của người đầu bếp, càng nghĩ càng căng thẳng, chú tiểu thận trọng bưng bát dầu đầy từng bước một đi lên núi, không dám ngước mắt ngắm nhìn chung quanh.

Nhưng khi gần đến cửa chùa, do không nhìn đường ở phía trước, chú tiểu bị sụp lỗ trũng, tuy không bị té, nhưng lại làm đổ một phần ba lượng dầu trong bát. Chú tiểu sợ quá hai tay phát run, không thể cầm vững bát dầu, khi vào trong chùa thì dầu trong bát chỉ còn lại một nửa.

Người đầu bếp quát mắng chú tiểu một trận, chú tiểu khóc sướt mướt.

Lão hòa thượng đi đến khuyên người đầu bếp, rồi bảo riêng chú tiểu:

- Ta nhờ con đi mua dầu một lần nữa, lần này ta muốn con khi trên đường về cứ thả sức ngắm nhìn người và cảnh vật chung quanh, rồi về kể lại cho ta nghe.

Chú tiểu muốn từ chối, nhưng trước sự kiên trì của lão hòa thượng, chú tiểu đành miễn cưỡng bưng bát đi mua dầu.

Trên đường trở về, chú tiểu phát hiện phong cảnh ở hai bên đường quả thực rất đẹp. Chú tiểu vừa đi vừa ngắm nhìn phong cảnh, về đến chùa lúc nào cũng không hay, dầu ở trong bát lại không bị đổ một tí nào.

Lời bàn: Xem ra, người thật sự biết từ trong kinh nghiệm sống tìm lấy niềm vui cuộc sống, mới không cảm thấy ngày tháng của mình bao trùm nhiều áp lực và căng thẳng. Sống trong thời đại cạnh tranh đầy căng thẳng, chúng ta không ngần ngại đi tìm những niềm vui cho mình, để thân tâm được thảnh thơi thư giãn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

battinh đã viết:TÌM NIỀM VUI CUỘC SỐNG

Một chú tiểu được sai đi mua dầu ăn, người đầu bếp trong chùa dặn:

- Con phải cẩn thận mới được, trong chùa chúng ta lúc này tiền bạc thiếu hụt, con tuyệt đối không được làm đổ dầu.

Chú tiểu trên đường lên núi trở về chùa, nghĩ đến lời dặn nghiêm khắc của người đầu bếp, càng nghĩ càng căng thẳng, chú tiểu thận trọng bưng bát dầu đầy từng bước một đi lên núi, không dám ngước mắt ngắm nhìn chung quanh.

Nhưng khi gần đến cửa chùa, do không nhìn đường ở phía trước, chú tiểu bị sụp lỗ trũng, tuy không bị té, nhưng lại làm đổ một phần ba lượng dầu trong bát. Chú tiểu sợ quá hai tay phát run, không thể cầm vững bát dầu, khi vào trong chùa thì dầu trong bát chỉ còn lại một nửa.

Người đầu bếp quát mắng chú tiểu một trận, chú tiểu khóc sướt mướt.

Lão hòa thượng đi đến khuyên người đầu bếp, rồi bảo riêng chú tiểu:

- Ta nhờ con đi mua dầu một lần nữa, lần này ta muốn con khi trên đường về cứ thả sức ngắm nhìn người và cảnh vật chung quanh, rồi về kể lại cho ta nghe.

Chú tiểu muốn từ chối, nhưng trước sự kiên trì của lão hòa thượng, chú tiểu đành miễn cưỡng bưng bát đi mua dầu.

Trên đường trở về, chú tiểu phát hiện phong cảnh ở hai bên đường quả thực rất đẹp. Chú tiểu vừa đi vừa ngắm nhìn phong cảnh, về đến chùa lúc nào cũng không hay, dầu ở trong bát lại không bị đổ một tí nào.

Lời bàn: Xem ra, người thật sự biết từ trong kinh nghiệm sống tìm lấy niềm vui cuộc sống, mới không cảm thấy ngày tháng của mình bao trùm nhiều áp lực và căng thẳng. Sống trong thời đại cạnh tranh đầy căng thẳng, chúng ta không ngần ngại đi tìm những niềm vui cho mình, để thân tâm được thảnh thơi thư giãn.
Chú thích:
Truyện đời có nhiều cảnh thật éo le, Như thương một người nào, mà người đó không đáp lại thì buồn, cố nổ lực, để rồi chuốc lấy phiền nảo. Như một học sinh muốn phải thi đậu, để rồi học ngày đêm, sau đó thi đậu phải trả một giá rất đắc, mang bệnh hoặc tự cao, ngã mạn. Còn thi rớt thì sanh tâm buồn phiền. Có khi làm việc ngu dại...Nên ở đời phải chấp nhận mọi hoàn cảnh cuộc sống thì mới gọi là tu tâm dưỡng tánh.

Rất cảm ơn bạn đã đăng những bài Thiền vị, hiện tôi cũng copy và sao chép lại trên Bách Khoa Phật giáo. Trong Chuyên mục: Truyện ký Phật giáo. Dùng vào phương tiện lưu giữ trên Web Wikiphatgiao.
Xem: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... E1%BB%91ng

Có điều gì sai trái, xin bạn lượng thứ và cho biết ý kiến trực tiếp vào mail, một lần nửa thành thật cảm ơn. Và tôi cũng muốn biết thêm các bài thiền vị khác, Muốn sao chép thì tìm ở đâu?

tn, kính.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thien Nhan đã viết: Rất cảm ơn bạn đã đăng những bài Thiền vị, hiện tôi cũng copy và sao chép lại trên Bách Khoa Phật giáo. Trong Chuyên mục: Truyện ký Phật giáo. Dùng vào phương tiện lưu giữ trên Web Wikiphatgiao.
Xem: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... E1%BB%91ng

Có điều gì sai trái, xin bạn lượng thứ và cho biết ý kiến trực tiếp vào mail, một lần nửa thành thật cảm ơn. Và tôi cũng muốn biết thêm các bài thiền vị khác, Muốn sao chép thì tìm ở đâu?

tn, kính.
Hình ảnh

Cám ơn bạn đã đọc những bài viết "thiền vị" do tôi chọn lọc và đánh máy lại trong cuốn sách (xem hình). Cuốn này tôi mua tại một tiệm bán thiệp Tết và CD, DVD Phật giáo gần nhà vào dịp cuối năm.

Nếu bạn thích, không cần phải tìm kiếm đâu xa, cứ vào đây đọc và lấy về làm tài liệu. Có thể những câu chuyện trong cuốn sách trên đã được tác giả chọn lọc tại nhiều nguồn trên mạng. Sách xuất bản tại Việt Nam, đăng gần 120 chuyện, dầy 290 trang kể cả bìa, bán theo giá bên này có $9.00 đô la.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

GIÁ TRỊ CỦA TRÍ TUỆ

Có một người ngu đến trong thành, gặp một hòa thượng, hỏi:

- Ngài có thể bán trí tuệ của ngài cho tôi được không?

Hòa thượng đáp:

- Trí tuệ của ta rất quý, một câu nói đáng giá ngàn lạng bạc.

Người ngu nói:

- Chỉ cần mua được trí tuệ, bao nhiêu tiền tôi cũng bằng lòng trả!

Hòa thượng bảo:

- Khi gặp khó khăn không nên vội xử lý, phải bước tới ba bước, rồi bước lui ba bước, lui tới ba lần như vậy, người sẽ có được trí tuệ.

"Trí tuệ" đơn giản vậy sao? Người ngu nghe xong bán tín bán nghi, sợ hòa thượng lừa tiền của mình. Hòa thượng thấu rõ được ý nghĩ của người ngu, nói:

- Người trước hết hãy về đi, nếu cảm thấy trí tuệ của ta không đáng ngần ấy tiền, thì người không cần đến đây nữa. Nếu cảm thấy đáng giá, thì vấn đề tiền bạc nói sau.

Người ngu tối đến trở về nhà, trong đêm tối phát hiện vợ mình đang ngủ với một người khác ở trên giường, anh ta lập tức nổi giận, cầm lấy con dao định giết chết người kia, nhưng sực nhớ lại trí tuệ ban sáng mới mua được, thế là anh ta bước tới ba bước, rồi bước lui ba bước, lui tới ba lần. Đang bước, bỗng người đang ngủ với vợ anh ta giật mình tỉnh giấc, lên tiếng hỏi:

- Đệ đệ, đêm hôm khuya khoắc đệ lò mò làm gì vậy?

Người ngu nhận ra giọng nói của chị mình, trong lòng thầm nghĩ: "Nếu không phải là trí tuệ mua được ban sáng, thì mình đã giết nhầm chị mình rồi".

Lời bàn: Giá trị của trí tuệ thậm chí có thể cứu được tính mạng của con người, sức mạnh của trí tuệ có thể khiến người ngu trước khi làm việc gì phải nghĩ kỹ mới hành động, tránh phạm sai lầm lớn. Chúng ta gặp việc gì cũng nên đắn đo suy nghĩ kỹ, không nên hành động theo cảm tính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỂ CHO MÌNH QUAY NGƯỜI

Có một vị tăng nhân học thiền, hỏi thiền sư:

- Thiền sư! Đệ tử luôn tọa thiền, thường xuyên tụng kinh, thức khuya dậy sớm, tâm không nghĩ bậy, đệ tử nghĩ rằng trong những học trò của thiền sư không có ai dụng công bằng đệ tử, nhưng vì sao vẫn không thể khai ngộ?

Thiền sư cầm một cái hồ lô và một nắm muối hột đưa cho vị học tăng, nói:

- Người đi đựng đầy hồ lô nước, rồi bỏ muối vào trong hồ lô, làm cho nó lập tức tan ra, thì người sẽ khai ngộ!

Vị học tăng liền làm theo lời thiền sư, nhưng không lâu sau lại chạy trở vào, nói:

- Cái hồ lô miệng quá nhỏ, đệ tử bỏ muối hột vào, nhưng nó không tan, đưa đũa vào lại khuấy không được, đệ tử vẫn không thể khai ngộ.

Thiền sư cầm cái hồ lô đổ bớt một ít nước, chỉ lắc vài cái, muối đã tan hết. Thiền sư nói:

- Suốt ngày đến tối dụng công, không giữ lại một chút tâm bình thường, cũng giống như hồ lô đựng đầy nước, lắc không được, khuấy cũng không được, làm sao tan muối, làm sao có thể khai ngộ?

Vị học tăng hỏi:

- Lẽ nào không dụng công có thể khai ngộ sao?

Thiền sư đáp:

- Tu hành cũng giống như đánh đàn, dây đàn quá căng sẽ đứt, dây đàn quá chùn thì đàn không ra tiếng, giữ mức vừa phải mới là gốc của ngộ đạo.

Vị học tăng cuối cùng lãnh ngộ được đạo lý ở trong đó, luôn miệng cảm tạ thiền sư đã chỉ giáo.

Lời bàn: Có khi sự việc trên thế gian, không phải cứ một mực dụng công là có thể thành công, cố đọc sách mà không đi đôi với hành, cũng không thu được gì. Giữ lại một chút không gian để mình quay người, giữ lại một chút thời gian để mình suy nghĩ, không cấp không hoãn, không căng không chùn, đó là cánh cửa vào đạo.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỰ THUYẾT PHỤC CỦA UY LỰC

Thiền sư Tông Diễn lúc còn là du tăng, tham thiền học đạo ở thiền sư Tuấn Nhai.

Vào một hôm mùa hè nóng nực, Tông Diễn lợi dụng lúc thiền sư Tuấn Nhai ra ngoài, nằm dang tay chân ở hành lang của chùa ngủ say. Không lâu sau, thiền sư Tuấn Nhai trở về, thấy tướng ngủ chữ "Đại" ấy của Tông Diễn, thiền sư không khỏi giật mình. Lúc này nghe tiếng bước chân nên Tông Diễn cũng thức giấc, nhưng dậy không kịp nữa, đành đánh liều giả nằm ngủ tiếp.

- Xin lỗi! Xin lỗi! - Thiền sư Tuấn Nhai nói khẻ, cẩn thận bước tránh người Tông Diễn rồi đi vào trong.

Tông Diễn lúc này rất lấy làm hổ thẹn, từ đó trở đi không hề dám xao lãng, ngày đêm chuyên chú tham thiền.

Sau khi thiền sư Tuấn Nhai viên tịch, Tông Diễn dần dần trở thành nhất đạo tông sư, quản lý ba trăm học tăng tham thiền. Vì nghĩ đến lòng từ bi của sư phụ đối với mình trước đây, ngay cả việc ngủ giữa hành lang cũng không bị quở trách, nên thiền sư Tông Diễn đối đãi tăng chúng cũng luôn khoan dung.

Đến khi về già, thiền sư Tông Diễn hằng ngày vẫn phải dạy dỗ tăng chúng rất vất vả, ngày đêm thiếu ngủ, bất đắc dĩ thiền sư lợi dụng lúc tĩnh tọa chợp mắt một tí.

Một hôm, có vị học tăng lên tiếng chỉ trích:

- Thiền sư Tông Diễn sư phụ của chúng ta, hằng ngày khi tọa thiền đều có thói quen ngủ gật. Khi hỏi sư phụ vì sao trong lúc tọa thiền lại ngủ gật, sư phụ đáp: "Là ta đi gặp tiên hiền cổ quái, cũng giống như Khổng Tử nằm mộng thấy Chu Công vậy".

Lời chỉ trích ấy nhanh chóng lan truyền trong chúng tăng, thậm chí sau đó các học tăng cũng bắt chước ngủ trong lúc tọa thiền.

Thiền sư Tông diễn ra sức động viên các học tăng nỗ lực dụng công tham thiền. Các học tăng nói vẻ không phục:

- Chúng con cũng đi gặp tiên hiền cổ quái ở trong mộng, giống như Khổng Tử nằm mộng thấy Chu Công vậy.

Tông Diễn vẫn không hể tỏ ra tức giận, hỏi:

- Các ngươi đi gặp tiên hiền cổ quái, họ chỉ giáo các ngươi những gì?

Chúng tăng không biết trả lời như thế nào, nhưng cũng có phần thể ngộ được.

Lời bàn: Cảnh giới của học tăng và sư phụ không giống nhau. Thiền sư Tông Diễn nhận lấy sự yêu thương từ sư phụ, nên cũng đem sự yêu thương ban cho học tăng, nhưng trong việc giáo dục nếu chỉ ban sự yêu thương mà không có sự thuýet phục của uy lực, thì cũng khó dưỡng thành tâm tính tôn sư trọng đạo. Nhưng lòng yêu thương của thiền sư Tông Diễn, cộng thêm vị thiền, cuối cùng cũng thuyết phục được các học tăng không thể sánh bì với sư phụ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

Xin lỗi bác có nhầm chăng, không phải chữ"đại" mà là chữ "thái".


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

KHÔNG HỀ CÓ CÔNG ĐỨC

Lương Vũ Đế lúc còn tại vị, từng cho xây dựng nhiều chùa chiền và tượng Phật, sửa sang cầu cống, đường sá, phúc lợi cho bá tánh. Bấy giờ thiền sư Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc đến Trung Quốc hoằng pháp. Lương Vũ Đế thỉnh bái thiền sư, rồi hỏi:

- Ta không ngừng hành thiện như vậy, có công đức gì không?

Lương Vũ Đế trong lòng nghĩ: Ta làm nhiều việc thiện như vậy, người chẳng những không khen ngợi ta, lại còn nói không hề có công đức.

Vì vậy mà Lương Vũ Đế nảy sinh phản cảm đối cới thiền sư Đạt Ma. Lương Vũ Đế lại hỏi:

- Sao lại nói vậy?

Lương Vũ Đế hành thiện, sao lại không có công đức! Nhưng ông ta mang cái tâm cầu công đức, cho nên không có công đức. Thiền sư Đạt Ma nói "Không hề có công đức", chứng tỏ ở trong lòng thiền sư không hề tồn tại quan niệm đối lập "có và không".

Lời bàn: Lẽ thiền cho rằng công chẳng uổng không, làm việc tốt sẽ có phúc báo tốt, nhưng ấy chưa hẳn là công đức.

Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trong sách viết đúng là chữ "Đại" (nằm dang tay chân "" ngủ ờ hành lang chùa). Tôi không rành chữ Hán nên không rõ.

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

Những vị tu tập thiền do có chánh niệm, nên thấy người nằm,là người nằm. nếu muốn thấy thêm thì cái thấy phải như thật, vì dưới cái đầu hai tay hai chân, còn thêm một túi to như cái chấm. (chữ thái là chữ đại có thêm một chấm ở phía dưới.)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trí tuệ của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thấy cái đó là tùy cái thấy của bác, tôi không dám bàn. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.129 khách