Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< Chào đ/h nhi nguyen ,đọc qua bài viết cũa đ/h tôi nhận thấy phải đổi thành chũ đế là Chánh quáng chứ không phải là <bảo nhậm> kinh Phật đã nói: tất cả hàm linh điều có Tánh Gíác .như vậy hai từ bảo nhậm không cần giải thích thêm nữa ,ở đây tôi xin được nhận xét về bài viết của đ/h là khá chuẫn về sự Chánh quán < quán chiếu Bát Nhã> nếu bỏ đi phần bảo nhậm và gần đến CHÁNH TRÍ từ Chánh Trí đi đến NHƯ NHƯ còn nữa bước ,mong rằng đ/h phải biết chỗ hạ thủ công phu chúc đ/h sớm được như sau:

TÂM CẢNH MINH GIÁM VÔ NGẠI

HOÁT NHIÊN HUỲNH TRIỆT CHÂU SA GIỚI

VAN TƯỢNG SUM LA ẢNH HIỆN TRUNG

NHẤT LỎA VIÊN QUANG PHI NỘI NGOẠI

trích Chứng ĐạoCa


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Tu hành thì ko nên nhìn vào mặt thành tựu của vấn đề.
Mà nên soi lại những bất trắc và hiểm nguy rình rập !...

Muốn tiến thì phải nhìn vào điểm lùi !...

Muốn sống thì phải nhìn vào "cái chết"...

Muốn đắc đạo thì phải nhìn vào cái..... "VÔ ĐẠO"... :)) ....


kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Khi một vị đã kiến tánh thì họ ắc tự biết phải làm gì à.
Còn các biểu hiện trên là do còn có cái "tôi" nên suy diễn tầm bậy.
Kiến tánh gì đâu mà đòi Bảo Nhậm.

-Có vị Sư (kiến tánh) chủ trì chùa khá khang trang (đã quên tên),hằng ngày vẫn phải xuống ruộng làm và quét dọn chùa nhưng mọi người.
-Đệ tử Sư mới hỏi : Sao không để những việc đó cho chúng con làm
-Sư đáp : Phúc đức ta còn kém,hằng ngày dụng công chẳng dám lơ là........

Ví như người mù dẫn trâu.Xưa Trâu thường chạy hướng này hướng nọ mà phá hoại ruộng người ta mà chẳng biết.Nay sáng mắt liền lấy roi đánh cho nói đi cho đúng hướng.......


phudu
Bài viết: 1
Ngày: 06/05/15 07:34
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tp.HCM

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi phudu »

Xin chào các bạn.Tôi mới tham gia,xin được chỉ giáo.
Thường thì người đã kiến tánh không bao giờ nói họ đã thấy tánh, vậy có cách nào để biết người đó đã kiến tánh? Xin cảm ơn


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

phudu đã viết:Xin chào các bạn.Tôi mới tham gia,xin được chỉ giáo.
Thường thì người đã kiến tánh không bao giờ nói họ đã thấy tánh, vậy có cách nào để biết người đó đã kiến tánh? Xin cảm ơn
Kính đh phu du!
Đh khỏi phải lo chuyện ấy! Khi đh gặp người Kiến tánh _ tất sẽ biết.
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nhị Nguyên đã viết:Box cố ý dành cho người đã thấy Tự Tánh (đã một lần trực ngộ bổn lai)... Nhưng cũng muốn ai đó biết được để tiếp tục con đường của Tổ.
Dễ gây hiểu lầm. À, ai vô đây cũng đã Kiến Tánh (trực ngộ bổn lai như chư Tổ).

Như các DH trên đã nói: chưa Kiến Tánh, Tâm như con trâu hoang. Kiến Tánh rồi Tâm như con trâu đã được thuần hóa. Dù đến đâu, làm gì, bất luận bao nhiêu kiếp sau đó thì tâm cũng đưa đến một chỗ, chỗ mà đã trực ngộ khi mới Kiến Tánh.

Kiến Tánh rồi nghiệp cũ vẫn chưa hết, nghiệp cũ ở đây là hành động đã tạo tác ở quá khứ. Vì thế mà mới có câu: tùy duyên tiêu nghiệp cũ, ám chỉ cho quá trình sau khi đã Kiến Tánh, thẳng đến Phật Quả.

Khi mà một người đã Kiến Tánh, vào luân hồi này thì do phải trả nghiệp cũ nên thân vẫn phát sinh dục vọng nhưng chúng được định hướng và được tiêu trừ như là một điều tất nhiên ở người đó.

Hơn nữa, nhiều vị Kiến Tánh không xuất gia làm Tổ, làm Thầy mà ở ẩn hoặc làm cư sĩ tại gia, sống trà trộn ở đời để mà giáo hóa người mà họ có duyên để độ.

Năng lực riêng bản thân tự tại của các vị đã Kiến Tánh như nhau nhưng năng lực cứu độ thì chênh lệch, và khi thành Phật thì năng lực đó như nhau (cho hữu tình chúng sanh trở lên, với vô tình thì chư Phật vẫn có sai biệt về Phật Địa, tuy nhiên điều đó không có gì quan trọng với chúng ta. -Theo BK).

Để kết thúc, BK xin mạn phép tặng cho DH một câu: LY KHÔNG NƯỚC VẪN LÀ ĐẦY, LẦY ĐẦY NƯỚC VẪN LÀ THIẾU.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

KÍNH CÁC BẠN!
ĐÚNG VẬY mới đầu tôi kiến tánh thì tôi vẩn là tôi : vọng tưởng chỉ 1
sau đó ít lâu vọng tưởng tăng gấp 100, phiền não gấp 100
sáu đó nữa vẩn y thế, tham sân si, tình dục bình thường ( tôi tại gia có vợ chưa con, thân thịt thúi tôi năm nay 39 tuổi tại gia làm vườn).
sau đó nữa bồng nhiên có một ngày tình thế đổi ngược : vọng tưởng chỉ còn 0,5 mà cả triệu ông chủ nhân ông bên tôi từ sáng tới tối. vọng tưởng phiền não lắng xuống tránh xa tôi, bây giờ tôi còn ngủ riêng với vợ tôi, ngay cả món ăn khoái khẩu là tình dục tuổi thanh niên giờ đây tôi cũng dần đoạn tuyệt, không còn giận hờn ghen ghét, rửa cầu tiêu và ngồi thiền đều như nhau đều thấy ông chủ nhân ông!!! nên vợ không rửa chén tôi rửa, không nấu cơm tôi nấu, chứ trước kia tuy tôi không nói nhưng trong lòng hậm hực tức lắm đàn bà con gái gì mà cơm không nấu để chồng đi làm vô mà chưa có cơm ăn!!!
.......
tuy bây giờ tôi không phải là bồ tát gì đó nhưng cũng quá đủ! cũng quá đủ thanh thản an tâm cõi lòng, dù mơi thành phật hay 1000 năm sau cũng không quan tâm, có đi có đến.

tôi kiến tánh năm 2012, bảo nhậm từ 2012 đến 2017, tháng 3 năm 2017 tự nhiên tâm an lạc, thấy tánh gần như miên mật, tham sân si đã lặng mất. và từ nay trở đi vẩn bảo nhậm vẩn tu!
vẩn tối ngủ sáng thức, vẩn nhức răng, vẩn ăn cơm, bề ngoài chả thấy tôi tu gì cả, vợ tôi còn nói tôi chả thấy ông tu hành gì cả.
"CÁC PHẬT LƯỢNG KHOANG HỒNG NẾU CÓ
THÌ TỰ NHIÊN TÂM NỌ ĐƯỢC AN.
MỐI THÙ OÁN CHẲNG BUỘT RÀNG" _ của Thanh Sỉ.

CÁC bạn muốn biết gì cứ liên hệ với thân thịt thúi tôi : [email protected]


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

nguyenviettri đã viết: "CÁC PHẬT LƯỢNG KHOANG HỒNG NẾU CÓ
THÌ TỰ NHIÊN TÂM NỌ ĐƯỢC AN.
MỐI THÙ OÁN CHẲNG BUỘT RÀNG" _ của Thanh Sỉ.

CÁC bạn muốn biết gì cứ liên hệ với thân thịt thúi tôi : [email protected]
Kính chào bạn nguyenviettri,

Bạn vui lòng nói rõ những câu kệ mà bạn đã trích dẫn ở trên cho mọi người nghe được không? Nó thuộc Kinh điển nào vậy ?

Kính.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính chào các bạn!
chào bạn Nguyên chiếu!
(ở bên diễn đàn PHAT PHAP ONLINE Ban quản trị khóa nick tôi 1 tuần, đống chủ đề, nói tôi là ngoại đạo khi trích dẫn giáo lý không chánh đạo, cho rằng tôi truyền bá ngoại đạo một số bạn xin mở lại nick tôi để tôi viết bài- tôi cảm ơn rất nhiều)
bạn Nguyên Chiếu, những câu kệ ý nghĩa thâm sâu nhiều câu kệ chỉ thẳng tâm tánh đơn giản, mộc mạc gần gũi, đốn ngộ rất hay đối với riêng tôi. Các phật lượng khoang hồng nếu có thì tự nhiên tâm ta được an mà cả thù oán cũng đều tránh xa với tôi đó như là cách để kiểm tra lại đáp số bài toán đúng hay sai, phật lương theo tôi là công phu tham thiền (hay bất kỳ pháp môn gì) là công phu bảo nhậm sống với chủ nhân ông, mới sống với ổng thì các loài ma nó bám ta tâm ta bị nó chiếm lấy thì tâm bất an rồi, một khi mà ta và ông chủ nhân ông gần hòa làm 1, khi mà ta đã kết bạn được ới ổng thì cái gọi là KIM CANG bất hoại sẽ làm khíp vía các loài ma, chúng không dám lại gần. Tự nhiên ta cảm nhận ra chính tâm mình, lòng mình ngày một chơn chánh, xa 10 điều ác thì 10 điều thiện tự hiện ra.
lúc này ta cảm nhận được hương vị THIỀN tỏa ra ngào ngạt! (tuy chưa thành cái gì đâu! mà lúc này vọng tưởng sở đắc cũng biến mất! nhưng niềm tin thì bất thối chuyển, kiên định như núi thái sơn lớn như biển cả!).
CHÀO BẠN Nguyên Chiếu, tôi xin mạo muội trích dẫn vài câu kệ rải rác nhiều tác phẩm của ông Thanh Sỉ và ĐỨC THẦY cho bạn và các bạn thử xem sao, có duyên ắt sẽ gặp.

Trích một số câu rải rác trong các tác phẩm: LÀ PHẬT TỬ, LỜI VÀNG TRONG MỘNG, ĐƯỜNG GIẢI THOÁT, ĐỜI MẠT PHÁP, THẦN CƠ THẬT LUẬN, RẰM THÁNG 10, CON THUYỀN ĐẠI ĐẠO, TÔI KHÔNG QUÊN, vân vân:
( THANH SĨ là một đệ tử qui y phật giáo Hòa Hảo)
Là phật tử thật khâm mộ đạo
Tu từ trong tim não tu ra
….
Là phật tử tâm thu kết lại
Không để cho bừa bãi trong lòng
Hồi quang phản chiếu cho thông
Để cho ông chủ nhân ông hết buồn
Là phật tử trên đường về phật
Dìu người này lo dắt kẻ kia
Vui cùng hưởng khổ cùng chia
Làm cho cảnh Phật người về được đông
…..
Là phật tử tinh thần cứng cỏi
Không để cho mòn mỏi đức tin
Dù cho vạn tướng thiên binh
Cũng không ngăn nổi lộ trình nhà tu
……….
Là phật tử sự tu là vốn
Tu trong khi lẩn lộn với đời
Gần bùn mà chẳng tanh hôi
Tùy phương nhíp hóa cho người cùng tu
……….
Là phật tử âm thầm tưởng phật
Không nói ra chẳng phút nào quên
Mỗi khi ý quấy khởi lên
Tự mình cảm thấy rất nên thẹn thùa
Là phật tử ở chùa hay chẳng
Sự tu hành cũng vẩn như nhau
Vô vi chẳng có sắc màu
Phật đâu cũng có chỗ nào là không
Là phật tử biết lòng có phật
Cho nên không cố chấp bề ngoài
Cố làm tâm phật được khai
ấy là cần nhất của bài qui y.
…….
Là phật tử tin mình thành được
Nếu mình làm đúng mức phật khyên
Tu hành hết sức cần chuyên
Giới răn chẳng phạm giáo truyền chẳng sai
Là phật tử sanh nhai đơn giản
Không cầu kì như hạng thường tình
Nuôi thân để có tu hành
Không nuôi thân để tạo tành bất lương
……..
Là phật tử tu là tu tới
Tu cho thành thì mới nên tu
Sấu tu còn được thành cừu
Người tu sẽ đắc đạo mầu chẳng không
Là phật tử định lòng như núi
Mưa không trôi gió thổi không bay
Đứng trong bốn phía trần ai
Trần ai không thể chuyển lai được lòng
Là phật tử tưởng không chưa đủ
Tưởng rồi cần làm cụ thể ra
Làm cho rõ nghĩa phật đà
Làm cho thiết thật là nhà chơn tu.
.......
Là phật tử chẳng lìa tâm phật
Mối từ bi thắt chặt trong lòng
Đạo màu quyết được khai thông
......
là phật tử bao giờ cũng tỉnh
không để cho bị cảnh rối lòng
di đà thường niệm bên trong
dù rằng đang bận lắm công việc gì
là phật tử phải khai tâm trí
để biết rành đâu ngụy đâu chơn
là phật tử chủ tâm làm gốc
vừa dạy người vừa học nơi người
tuy rằng tiếp xúc mọi nơi
nhưng lòng không để cho đời dắt đi.
............
Là phật tử bổn tâm thường trụ
Tả không lay mà hữu không nghiên.
......................................................................................................................
Ngày đêm phải tự mình suy gẫm
Ngăn gió trần cho lặng sóng tâm
Sóng tâm còn còn thấy lạc lầm
Trời tròn lại thấy nhăn sẹo sọ.
......
Kẻ dục vọng còn nằm trong dạ
Chưa hoàn toàn phóng xả khỏi tâm
Mặc dù là ngồi giữa thiền lâm
Chưa chắc khỏi đời làm cho quải
Tâm trần tục không còn một mãi
Dù ở nơi đường cái chợ đông
Cũng như ngồi ở chỗ vắng không
Vẩn giữ được cỏi lòng thanh tịnh
Thật tâm định lúc nào cũng định
Trước phật như trước cảnh người đời
Vẩn bình tâm chẳng sự đổi dời
Người tu phải xong nơi định ấy
Định không có huệ không thể thấy
Định được rồi thì huệ đến nơi.
.......
Hữu tình chẳng bị rơi trong sắc
Có danh không tự đắc lấy danh
............
Khó khăn lục dục thất tình
Cố ngăn sẻ được cố gìn thì nên
Có điều cần nhớ chớ quên
Hơn nhau ở một chữ bền mà thôi
Nay chưa xong được thì mơi
Mơi chưa thì mốt cũng rồi chẳng không
Thích ca cũng phải dài công
Chớ đâu đạt được lục thông nhất thời.
.........
Tu bướn càng ấy là tu mê
Tu suy xét ấy là tu tỉnh
Tu mê chẳng bao giờ kiến tánh
Tu tỉnh thì chắc đặng minh tâm
Kiến tánh rồi sự vật hết lầm
Minh tâm được huyền thâm rõ thấu
Hết lầm lạc thì không trần cấu
Rõ huyền thâm chẳng bấu tục phàm
Tu niệm phải chú nơi kiến tánh
Hành đạo cần đạt đến minh tâm
Âý là điều tu sĩ kiếm tầm
Dù rằng phải hy sanh cao giá.
...........
Giác tu nhất khắc phật về
Mê tu muôn thuở cũng là phàm phu
Thế nên đồng một trường tu
Người thì phát huệ kẻ ngu suốt đời.
............
Phật đâu đi lại tại nơi nhà
Phật vốn tại lòng của chúng ta
Trí được tịnh thanh là phật ở
Tâm còn xao động phật lìa xa
Nghe lời quyến rũ lòng không nhiễm
Thấy sắc mơn man dạ chẳng tà
Đi đứng nằm ngồi cần tưởng chánh
Thường hành bình đẳng kiến ma ha.
...........
Dục thường vì xác thân khởi xướng
Tà thường vì vọng tưởng gây nên
Cả hai đều thứ mắt lòa
Lợi gần thì thấy hại xa không tường.
...............
Tâm động tịnh phải là tự thấy
Hạnh chánh ta cần phải tự minh
Tự minh tự thấy được mình
Mới là rõ Đạo mình hành đúng không!?
Tu tự thấy thì thông Đạo chánh
Tu tự minh thì chứng quả mau
Những người quả phật sớm vào
Nhờ nhiều tự thấy và nhiều tự minh.
.........
Mẹ đấy con thấy nghe đổi ngược
Nghe trong lòng thấy suốt trong lòng
Động tịnh gì điều được rõ thông
Lòng chẳng phút nào không nghe thấy
Mẹ đấy con khi lòng tưởng quấy
Liền chừa ngay không đợi làm ra
Luôn rạng lòng sạch những niệm tà
Tai mắt chẳng lãng qua một phút
Mẹ đấy con như mèo rình chuột
Hể thấy ra liền chụp bắt ngay
Trị tà tâm cũng giống thế này
Cõi lòng sẽ có ngày thanh tịnh
Mẹ đấy con trong lòng luôn rảnh
Không bận theo các cảnh trần lau.
..........
Phần đạo lý được lòng cẩn mật
Sẽ làm cho khỏi mất chơn cơ
Không hề để chỗ hở sơ
Các tà niệm khó xen vô được nào
Mổi cử động mổi rào mỗi rấp
Sẽ thường không sai thất lỗi lầm
Thận trọng đến cả tầm mắt ngó
Phòng cảnh lòng vại vọ sanh ra.
.........
Chưa cầm chắc được trong lòng dạ
Cửa mắt tai chớ có hớ hinh
Coi như là có kẻ trộm rình
Trong nhà phải thức canh nghiêm nhặt
Nếu sơ ý bị phường đạo tặc
Lẻn vào trong vét sạch của tiền
Mất của tiền chỉ bị truân chuyên
Mất thiện tánh đảo điên đời kiếp.
................
Một khi thấy trứng gà khẩy mỏ
Chẳng bao lâu sẽ nở gà con
Mẹ gà phải ấp cho tròn
Trứng kia bỏ lạnh gà con chết liền
Tăng chúng phải tham thiền đúng cách
Làm sao cho thống nhất tinh thần
Mắt tai mũi lưỡi ý thân
Đem về một chỗ thật chân như lòng
Làm thế chẳng phải trong chốc lác
Mà phải gìn cho được luôn luôn
Đến khi như nước trên nguồn
Chảy luôn không dứt là đường đạo minh
Con ơi nhớ chặt gìn lẽ ấy
Chẳng bao lâu sẽ thấy hiệu năng
Nếu còn nghĩ quấy tưởng rằng
Chấp tay ngồi mãi không ăn thua gì.
...........
Mèo rình chuột ngó trân không dứt
Người bắn cung nhắm cái hồng tim
Nhớ rằng trong lúc ngưởng chiêm
Bao nhiêu ý niệm phải im một chiều
Cứ như thế mà đeo đuổi mãi
Từ rặng non hiện thấy thái dương
Hốt nhiên sáng cả lối đường
Trên cành chim líu bên vườn hoa khai
Được diện mục bổn lai chơn tánh
Như ngủ mê vừa tỉnh thức ra
Nhận đâu thật cảnh thật nhà
Khác hơn cảnh mộng thấy qua vừa rồi
Khát gặp nước lòng người hớn hở
Đói gặp cơm được dạ hân hoan
Muốn tu có phật dẫn đàng
Lại càng quý giá muôn ngàn ớ con.
..................
Đạo phật giáo là nơi cứu khổ
Độ chúng sanh không bỏ một ai
Lòng yêu thương khắp nhân loài
Không hề muốn thấy một ai khổ đời.
...............
Càng tu càng thấy Đạo to
Nên ta không thể tự cho cao cường.
.................
Còn ĐỨC THẦY giáo chủ PHẬT GIÁO HÒA HẢO có câu:
Lòng sáu chữ niệm không có ngớt
Thì nạn tai cũng thoát như không
Khó tìm cho gặp chủ nhân ông
Còn ẩn lánh nơi vòng sanh chúng
Ai mê tâm nghe qua không phủng
Rán suy tầm đặng mở tánh linh
Lòng ngộ rồi chẳng đợi nhiều kinh
Thì cũng thấy bổn lai diện mục. -(trích trong bài thơ SA DÉC)
Và trong các tác phẩm: GIÁC MÊ TÂM KỆ, KHUYẾN THIỆN vân vân:
Tu rèn tâm trí cho minh
Tánh kia thành kiến phỉ tình chùi lau
.......
Rán trì tâm tưởng niệm canh thâu
Nằm đi đứng hay ngồi chẳng chấp
.........
Đường đạo lý chớ nên chán nản
Hãy bền lòng tầm phật trong tâm
Phật tây phương thiệt quá xa xâm
Hãy tìm kiếm ở trong não trí
..........
Tu không cần lạy cần quì
Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau
.......
Nam mô sáu chữ di đà
Từ bi tế độ vậy mà chúng sanh
Xưa nay sáu chữ lạnh tanh
Chẳng ai chịu khó niệm rành thử coi
Trì tâm thì quá ít oi
Bây giờ dùng thử mà coi lẽ nào
Rạch tim đem để nó vào
Thì là mới khỏi máu đào tuông rơi
.............
Ai ai cũng rán xét mình
Nếu còn tánh xấu thì rinh ra ngoài
............
Học đạo lý như đờn trúng điệu
Hòa bản rồi thì cứ làm theo
Lũ tam bành trong bụng còn đeo
Đoàn lục tặc ta mau sớm giết
Mài gươm trí cho tinh cho khiết
Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không
Đức di đà phật tổ ngống trông
Chờ dân chúng tìm nơi diệt khổ
............
Đức Thích Ca xưa ở lầu đài
Nghiệm tứ khổ nên ngài tầm đạo
Lo tu tỉnh mặc ai khinh ngạo
Diệt lục căn đừng nhiễm lục trần
Chữ sắc thinh chớ có hầu gần
Hương với vị xác trần nên lánh
Chữ xúc pháp treo gương hiền thánh
Tránh sáu đường cũng đặng về thần
Từ xưa nay dạy chỉ nhiều lần
Mà lê thứ không lo chẳng liệu
Nhãn thấy sắc thường hay bận bịu
Tai ưa nghe những điệu âm thinh
Mắt với tai đều chọn đẹp xinh
Còn lỗ mũi ưa mùi êm dịu
Đồ thơm tho nó ưa nó chịu
Chốn xạ hương hay lếch lại gần
Lưỡi ưa ngon là chuyện ân cần
Đồ ngọt béo nó ưa nó mến
Thân tham xướng muốn tiền của đến
Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình
Ý thì ưa sửa sắc soi hình
Với chức phận cho cao cho quí
Sáu đường ấy ở trong tâm ý
Ta mau mau dứt nó cho rồi
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi
Mượn trí đạo đuổi ra khỏi xác
Dứt được nó ấy là giải thoát
Thì xác trần mới khỏi đọa đày
............
Phải phá tan ngủ uẩn trong mình
Chữ Tham trong ý muốn mặc tình
Rán định tánh trừ cho nó tuyệt
Chữ gây gỗ là Sân hãy diệt
Cho nó đừng thấp thoáng trong lòng
Thêm chữ Si thiệt quá lòng dòng
Nên tỉnh trí tìm nơi vụt tắt
Chữ Nhân Ngã cũng là quá gắt
Ta chớ nên phân biết với người
Dẹp năm tên được mới mừng cười
Vô pháp tướng mới là thiệt tướng
Người tu hành phải trừ nghiệp chướng
Với bốn ma mới đặng an nhàn
Tửu nhiễm vào thân thể bất an
Sắc mến nó ngày kia lau khổ
Ta nghiệm xét từ đời bàn cổ
Có ai dùng mà đặng thành tiên
Mà đời nay theo nó liên miên
Chữ Tài của khổ riêng một kiếp
Bị tội cướp nào ai có tiếp
Mà đời nay nó cứ mãi làm
Chữ Khí-hùng nào chớ có ham
Mà lao lý tấm thân trần thế
.............
Mê với tỉnh nhận ra là lý
Thấy dương trần ngủ mãi ngủ hoài
Thức dậy mà tầm đạo kiếm bài
Để thi cử khỏi mang tiếng rớt
........
Tâm sáng suốt như đài nguyệt kiến
Tánh trong như nước bích mùa xuân
Nếu không tu chừng khổ cũng ưng
Đừng có trách sao không chỉ bảo.
...............
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó
Nếu lặng tâm tỏ ngộ Đạo mầu
Cảnh dương gian muôn thảm ngàn sầu
Ngó vạn vật lầu đài chẳng có
Sông với núi trước kia mắt ngó
Khi chết rồi thấy nó đặng nào
Ai biết đường hãy sớm tẩu đào
Kiếm đạo lý mà nhờ mà nhõi.
Chịu cay đắng tu hành mới giỏi
Ta thương đời len lỏi xuống trần
Đạo vô vi của Phật ân cần
Nối theo chí Thích Ca ngày trước
Câu phú quí Ngài không màng ước
Chữ bồ đề như cội bá tòng
Rán dưỡng nuôi chữ ấy trong lòng
Thì là được định chừng diệu quả
Lời thuyết pháp chẳng gì nhơn ngã
Người nào đậu có Phật tánh là
Xem kệ này như ngọc như ngà
Phải nảy nở như cơn mưa thuận
Hạp thời tiết giống kia bất luận
Thẩy mọc mầm trổ lá mới mầu.
Trông chúng sanh nghĩ tận đuôi đầu
Về cực lạc mới là hết khổ
Đạo với lý từ đây nhiều chỗ
Phải lọc lừa cho kỷ mà nhờ
Chọn nơi nào đạo chánh phượng thờ
Thì mới được thân sau cao quí
Nhìn PHẬT GIÁO mà tìm cái lý
Coi tại sao ta phải tu hành?
........
Thấy chúng sanh trau trỉa mặt mày
Chớ chẳng chịu trau tâm trỉa tánh
............
Phật Như Lai cho phép khùng troàn
Cho bổn đạo khắp nơi đặng biết
Ai chữi mắn thì ta giả điết
Đợi cho người hết giận ta khuyên
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên
Thì đâu có mang câu thù oán
Việc hung ác hễ vừa thấp thoáng
Chữ Từ bi ta diệt nó liền
Sự oán thù đáp lại chữ hiền
Thì thù oán tiêu tan mất hết
Chữ bạn tác dầu cho đến chết
Cũng keo sơn gắn chặt mới là
Bước ra đường ăn nói thiệt thà
Dầu khôn khéo cũng là giả dại
Nếu tranh đương ắt ta bị hại
Thêm sa cơ lại bị xích xiềng
...........
Mục chánh định thiệt là rất khó
Giữ tấm lòng bất động như như
Cho hồn linh yên lặng an cư
Thì mới được huờn nguyên phản bổn
Tà với chánh còn đương trà trộn
Người muốn tu phải sớm lọc lừa
Tứ Diệu Đề ai có mến ưa
Thì lão cũng kể sơ thêm nữa
Chữ Tập Đề nay đà mở cửa
Để đem vào khuôn khổ người hiền
......
Đến Diệt Đề trừu vật dục xưa
Cõi hồng trần các việc mến ưa
.....
Thì Khổ Đề phải chịu nhọc nhành
Lòng dục tu thì phải thiệt hành
Chớ đừng có ham điều sung sướng
Đức Phật Tổ nào đâu hẹp lượng
Chịu nhọc nhằn mới rõ Đạo Đề.
Thấy một đàng thẳng bẳng mà mê
Ôi chừng đó mới là mầu nhiệm!
Mùi Đạo diệu chúng dân rán kiếm
Trể thời kỳ khó gặp đặng ta
Rồi hành luôn bát nhẫn mới là
Thì muôn việc đều an bá tuế
....
Chữ thứ nhất Nhẫn Năng xử thế
Là người hiền khó kiếm trên đời
....
Chữ Nhẫn Gíai trì tâm trong trẻo
Khuyên dương trần giữ phận làm đầu
...
Nhẫn Hương Lân cùng khắp đâu đâu
Trên cùng dưới đều hòa ý hỉ
....
Nhẫn Phụ Mẫu gọi trang hiền sỉ
Phận xướng tùy chồng vợ nhịn nhau
Nhịn xóm chòm cô bác mới cao
Nhẫn Tâm nọ ngày ngày an lạc
Nhịn tất cả những người tuổi tác
Nhẫn Tánh lành yên tịnh dài lâu
Giữ tấm lòng hiền hậu mới mầu
Quanh năm cũng bảo toàn thân thể
Chữ Nhẫn Đức kể ra luôn thể
Thì trong đời vạn sự bình an
Chữ Nhẫn Thành báu quí hiển vang
Khắp bá tánh được câu hòa nhã
Câu đạo đức bay mùi thơm lạ
Muốn nếm thì phải rán sưu tầm
Các Đạo tà mưu khéo âm thầm
Dân rán tránh kẻo lâm mà khổc
Chúng nó xuống khuyên răn nhiều chổ
Dùng phép mầu lòe mắt chúng sanh
Ai ham linh theo nó tập tành
Sa cạm bẫy khó mong sống sót
Ta chẳng phải dùng lời chuốt ngót
Mà làm cho dân chúng say mê
Nẻo chánh tà biện luận nhiều bề
Cho bá tánh tìm nơi cội gốc
Lựa cho phải kèo xưa danh mộc
Đừng để lầm thợ khéo sơn da
.............................
Còn chậm chạp đạo mầu chưa tỏ
Như rừng hoang mới dọn một đàng
......
Muốn cứu thế xá chi bùn trịn
Thương quá sức nên ta bịn rịn
Quyết độ đời cho đến chung thân
Nếu thế gian còn chốn mê tân
Thì ta chẳng an vui Cực Lạc
Dạy bổn đạo lấy lời đích xác
Mà chẳng tu là bởi không ưa
Chớ nước đâu mà bị gàu thưa
Dân đông đảo lời truyền chẳng xiết
Nên phải tạm mượn cây ngòi viết
Đem Đạo mầu như hạn cho mưa
Đặng tố trần tâm ý Người xưa
Chữ thậm thâm trong kinh Phật Gíao
Nền chơn lý chúng chê rằng láo
Mà nào Ta có lợi dụng ai
Trong bá gia nhiều ít lòng chay
Để giữ trọn trong nền Phật Gíao.
.............
Gìn giới cấm sửa tâm ô tạp
Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà
Nhớ từ bi hai chữ ngâm nga
Dầu làm lụng cũng là trì chí
.......
Trong lục tỉnh ai là người trí
Mau thức thời tìm Đạo nhiệm sâu
Khuyên dân đừng chia áo rẻ bâu
Phải hợp tác gieo trồng giống quí
Coi rồi phải thân mình tự trị
Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu
Thả thuyền Từ bến Giác nâng niu
Kẻ hiểu Đạo mau mau bước xuống
Việc trải qua như mây gió cuốn
Nhìn cuộc đời ngày tháng thoi đưa
Trời sáng ra kế lại thấy trưa
Năm củ đó rồi qua năm mới
Mười hai tháng còn qua mau tới
Thì tuồng đời cũng chóng đổi thay
Chữ phù vân phú quí nay mai
Luân với chuyển dời qua đổi lại
Cõi Ta Bà mấy ai tồn tại
Sống dư trăm như tuổi Lão Bành
Đời Hạ Nguơn hay chết tuổi xanh
Như thuở trước Nhan Hồi còn trẻ
Miễn cho được ngày hai cơm tẻ
Buổi bần hàng đặng có tu thân
Nhờ ơn Trời ban bố đức ân
Xem chung cuộc Phong Thần tại thế.
........
Ra kệ này hai chữ bảo an
Cho trần thế được tâm thanh tịnh
Ngọc báu quí ẩn trong Nam đỉnh
Muốn tìm kim đáy biển gắng công
Thấy dân tình luống những ước mong
Gặp giống tốt hãy mau cày cấy
Ai có nói Ta là người quấy
Ta cũng cam nhịn chịu tiếng lời
Tỏ ít câu cầu chúc cho đời
Mong bá tánh vạn dân giải thoát.
...................................................................................................


Dứt mê tâm dứt điều hờn ghét.
Rán cần chuyên niệm Phật làm lành
.....
Đức Thích Ca từ xưa dạy bảo
Khổ ta bà nhíp lại tám phần
Bởi chúng sanh mang lấy xác thân
Khổ thứ nhất sự sanh là gốc
Vào bụng mẹ chung quanh bao bọc
Có khác nào ở chốn ngục tù
Buổi mẹ đau huyết kiệt hình thu
Lúc mẹ đói dường treo lỏng bỏng
Ta kể sơ những điều bi thống
Mẹ no cơm chậc chọi khó khăn
Khi ra đời đau đớn vô ngằn
Cất tiếng khóc nếm mùi dương thế
Đoạn Lão khổ thứ nhì xin kể
Từ trẻ thơ đến lúc thành nhân
Hết tráng cường đến lúc mòn thân
Răng lần rụng lưng cong gối mõi
Nằm đi đứng đỡ nưng chống chõi
Thử nghĩ coi lau nhọc cùng chăng
Đoạn thứ ba ma bịnh làm nhăng
Đeo hình phạt xác thân ô uế
Bởi thời thế chuyển xoay biến thể
Thêm uống ăn chẳng được điều hòa
Là nguyên nhân căn bệnh phát ra
Thân trằn trọc hôn mê nhức nhối
Cơn bệnh hoạn càng không tránh nổi
Còn mang thêm tật nọ tật kia
Rồi từ đây đến lúc chia lìa
Đoạn Tử khổ thứ tư phân giải
Trên dương thế hữu hình ắt hoại
Có sanh ra khổ ải đậu chừa
Trải bao phen dãi gió dầm mưa
Ngày kiệt sức huyễn thân tan nát
Gần hấp hối tâm thần xao xác
Trí vẩn vơ kinh sợ vô cùng
Rồi mòn lần đến lúc lâm chung
Giã cõi tạm theo đường tội phước
Nhiều phương thuốc ngừa sau ngăn trước
Mà cũng không thoát luật tuần huờn
Dù ẩn nơi cùng cốc thâm sơn
Chẳng trốn lánh tử thần cho khỏi
Đoạn thứ năm nghỉ suy tìm tỏi
Cầu chẳng thành những việc thích ham
Người trên đời ai cũng lòng tham
Muốn phước, thọ, phẩm, hàm, tiền của
Nào vợ đẹp, hầu xinh, là lụa
Không được thì bực tức ưu phiền
Cả tâm thần điêu đứng đão điên
Vậy có phải khổ hay là chẳng?
Đoạn thứ sáu biệt ly cay đắng
Người mình thương bỗng lại chia lìa
Khi khóc than nước mắt đầm đìa
Lúc trong nhớ ruột tầm chua xót
ở thế gian mấy ai thót lọt
nợ gia đình đeo đấm căn duyên
cơn nguy nghèo thân thể truân chuyên
kẻ lưu lạc người chờ trông mãi
cuộc tan hiêp, hiệp tan ân ái
đến xong đời để lại sầu ưu
cái khổ này dầu lắm trí mưu
cũng chung chịu như người tăm tối
đoạn thứ bảy khổ Oan Tắng Hội
Hễ thương nhau tất có ghét nhau
Thường tranh đua tiếng thấp lời cao
Chẳng nhẫn nhịn thành ra cừu oán
Muốn tránh xa đừng trông tâm dạng
Cứ gặp nhau mắt tựa kim châm
Làm cho người đau đớn âm thầm
Khổ như thế diễn ra mãi mãi
Đoạn thứ tám Ưu sầu lo ngại
Cuộc tan thương dâu bể cảnh trần
Nghèo thì lo một nỗi nợ nầng
Lo đau đói liệu cơn nhà rách
Buồn duyên số phận mình nhơ sạch
Rầu gia đình chúng bạn khinh cười
Giàu thì lo chen lấn với đời
Miễn cho được đầy rương đầy tủ
Của dương thế góp tom bảo thủ
Sợ gian phi trộm cướp rình mò
Lo tước quyển cho được thơm tho
Sợ kẻ khó thiếu tiền chẳng trả
Ôi! cả sang hèn chẳng ai thông thả
Sao nhơn sanh cứ mãi đấm say
Chẳng tu thân đặng dựa phật đài
Cho thông thả hưởng mùi sen báo
Thần thức nhập thai sen tinh hảo
Nên khỏi màng lo nổi khổ sanh
............
Giữ đừng cho ma vương dẫn dắt
Thường nhớ câu đại lực đại hùng
Thắng thất tình giữ vẹn đạo trung
Trừ lục dục chớ cho ô nhiễm
Thập tam ma diệt bằng trí kiếm
Rứt xong rồi vô sự thảnh thơi
Biển hồng trần lao lý diệu vơi
Xô đẩy mãi trong vòng ngũ trược
Thân hôi tanh muỗi ruồi đón rước
Thêm nhọt u, ghẻ lác, phong cùi
Đâu lúc nào toàn vẹn yên vui
Là KIẾP TRƯỢC ta xin kể trước
Dòm việc quấy ngắm điều bạo ngược
Mắt trông vào những chỗ đê hèn
Nào được xem cảnh báo đài sen
Nghĩa KIẾN TRƯỢC giải ra như vậy
Trí vẩn vở tưởng đó nhớ đây
Thiết mưu kế toan bề thắng thối
Ghi thù oán chưởng điều đáp đối
Nên ma PHIỀN NÃO TRƯỢC đấm say
Chuyển luân trong nhân vật các loài
Căn mờ ám làm điều dại dột
CHÚNG SANH TRƯỢC ta đà kể nốt
Còn thứ năm là MẠNG TRƯỢC TRUNG
Số giàu sang họa phước bần cùng
Giàu hoa nguyệt thung dung cẩu thả
Ưa đẹp mắt mến điều mới lạ
Sang oan quyền hối lộ gần xa
Nghèo a dua bợ đỡ nịnh tà
Khó trộm cướp cũng là nhơ xấu
Nguyện cùng Phật dứt duyên trần cấu
Phải trừ thêm THẬP ÁC huyễn thân
...
Ác nơi khẩu nhứt là lưỡng thiệt
Với người này dùng lời tha thiết
Đến kẻ kia đâm thọc cho gây
...
Ác thứ nhì ỷ ngôn chất chứa
Đợi cho người lầm lỗi xéo giày
Của tiền nhiều tự phụ rằng hay
Chủ ỷ thế nhiếc xài kẻ dưới
....
Tới ác khẩu thứ ba bày biện
Tiếng tục tằn thô lỗ hung hăng
Nào chữi cha mắng mẹ lăng xăng
Chẳng kể đến luân thường thảo hiếu
Hăm đánh giết những người ốm yếu
Hiếp xóm chòm cô bác chẳng kiêng
Trong gia đình chữi rủa liên miên
Hết dương thế kêu sang thần thánh
...
Ác vọng ngữ thứ tư cũng cấm
Nói thêm thùa huyễn hoặc đủ điều
Ghét người thời kiếm chuyện dệt thêu
Thương viện lẽ thấp cao bào chữa
Đời bất công mấy ai xem sửa!
...
Ác tà dâm thứ năm càng tệ
Chúa hôn mê chiếm đoạt thê thần
Làm đảo quyền tất cả quốc dân
Tôi bất chánh hoàng cung dâm loạn
...
Ác thứ sáu ấy là Đạo tặc
Lấy của người sắm ăn sắm mặc
Chẳng kể công nước mắt mồ hôi
....
Ác thứ bảy sát nhơn gây vạ
Tánh hung hăng đâm chém chặt bằm
Chất chứa điều hung dữ trong tâm
Chờ đắt thế ra tay hạ sát
Viết đến đây động lòng rào rạt
Gẫm nhiều người bội bạc thâm ân
Nào kể chi là đạo quân thần
Tôi giết chúa, còn đành sát phụ
Lúc nguy cơ tớ mong hại chủ
Trò giết thầy tội ấy đáng không?
Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng
Niềm huynh đệ cùng nhau xâu xé.
Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ
Giành của tiền cốt nhục giết nhau
Tranh lợi danh giết lẫn đồng bào
Tình nhơn loại phân chia yêm bách
Giết sanh vật đầy lòng kêu cách
Tưởng rằng mình như thế là ngoan.
....
Ác thứ tám là lòng tham hiểm
Muốn bao gồm của thế một mình
Tham nhà cao, cửa rộng, thân vinh
Tham vườn ruộng cò bay thẳng kiến
Thấy của người thèm khô nước miếng
Tính làm sao cho đặng lấy đi
Sẳn túi tham bất kể món gì
Dầu xấu tốt cũng là dồn chứa
Nhớ lời Phật khi xưa dạy sửa
Của thế trần như mật dính dao
Trẻ tham ăn kê miệng liếm vào
Chừng đứt lưỡi mới là hối hận.
Tham của tạm làm điều tàn nhẫn
Nhắm mắt rồi đâu có mang theo
Tham tiền tài thường vướng nạn eo
Tham sắc đẹp nhà tan cửa nát
Lúc tận số nằm trơ một xác
Gẫm kim tiền bội bạc bất tài
Không là cho ta được sống dai
Lại chẳng bước tiễn đưa một bước
Thà nghèo thanh hơn giàu mà trược
Lo vun trồng cội phước về sau
Muốn trừ tham phải liệu cách nào
Phải bố thí diệt lòng ích kỷ.
.....
Ác thứ chín hận sân luận tiếp
Lửa trong tâm chẳng đốt mà lừng
Nổi lôi đình đâu có đặng chừng
Cho ta biết mà toan giữ trước
Tánh sân nộ thường làm bạo ngược
Nên loài người ở cõi thế gian
Giận hờn nhau thù oán dẫy tràn
Mới có cuộc tranh tài đấu lực
Hơn tự đắc, khoe khoang dõng sức
Phải bị người hiềm khích ghét ganh
Thua hổ người làm chuyện bất lành
Gây nghiệp dữ oan oan tương báo
Trong còn giận kể gì nhơn đạo
Tỷ như con cọp dữ trên rừng
Gặp thịt toan cấu xé tưng bừng
Phân từng mãnh mới là hả dạ
Diệt được nó tâm trần thong thả
Ta thường nên tập tánh khoan dung
Thiệt hành đi đừng có ngại ngùng
Tha thứ kẻ lỗi lầm ngu xuẩn
Và nhẫn nhịn đừng ham tranh luận
Khỏi mất lòng tất cà mọi người
Tánh thuần lương vẻ mặt vui tươi
Vậy mới đáng tín đồ PHẬT GIÁO
Nay ta đã quy y cầu Đạo
Gây gổ là trái thuyết từ bi
ÁC thứ mười đoạn chót mê si
Nguyên tâm tối từ hồi vô thỉ
Màn vô minh che mờ căn trí
Nên thường khi nhận ngụy làm chơn
Lo huyễn thân vật chất kém hơn
Chẳng tìm biết tinh thần đạo đức
Dệt lưới nghi đeo điều phiền phức
Bịn rịn đời khổ cực tang thương
Khi nói làm ít chịu suy lường
Mãi phạm tội nên rằng nghiệp ác
Diệt mê si phải nương thuyền giác
Muôn việc lành trách trực không ngoan
Đừng bạ đâu tin bướng nghe càng
Làm ngu muội đọa thân uổng kiếp
Ác trừ xong hiện ra thiện nghiệp
Lóng nguồn chơn Phật tiếp dẫn cho
Trồng cây lành vị quả thơm tho
Tuy không thấy mà sau chẳng mất.
Dầu ai có cười ta khờ thật
Cũng đừng phiền xao lãng CHƠN TÂM
Mong tiếng kêu thấu đến Tòng lâm
Cùng thiện tín bá gia hưởng ứng
Muốn PHẬT GIÁO từ đây bền vững
Đừng riêng lo lợi dưỡng một mình
Nếu xuất gia thì phải hy sinh
Cả vật chất tinh thần lo Đạo
Chớ giả dối mà mang sắc áo
Mượn bồ đề chuỗi hột lòe người
Làm cho dân khinh dễ ngạo cười
Tội lỗi ấy luật nào dung thứ
Tu còn ham chay to đám bự
Đặng thế gian dưng cúng bạc tiền
Dối rằng: lo tu bổ chùa chiền
Mà làm của xài riêng cho thỏa
Bảo làm sao dân không sa ngã
Nghe lời rù tông nọ phái kia
Cả Tăng đồ trong nước chia lìa
Riêng pháp bảo, riêng chùa, riêng Phật
Trong bá tánh sầu thành chất ngất
Mãi nghi nan chẳng biết đàng nào
Lòng mến yệu chẳng nệ công lao
Mượn bút mực đôi lời trần thuyết
Tùy thiên tín hiểu Ta giả thiệt
Làm hay không chẳng dám ép nài
Nguyện mười phương chư Phật đáo lai
Đồng tiếp dẫn chúng sanh giải thoát.
.............................................................................................................................
( dạ xin mạo muội trích dẫn vài đoạn thôi. Kính!)


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

kính chào các bạn!
chào bạn Nguyên chiếu!
(ở bên diễn đàn PHAT PHAP ONLINE Ban quản trị khóa nick tôi 1 tuần, đống chủ đề, nói tôi là ngoại đạo khi trích dẫn giáo lý không chánh đạo, cho rằng tôi truyền bá ngoại đạo một số bạn xin mở lại nick tôi để tôi viết bài- tôi cảm ơn rất nhiều)
bạn Nguyên Chiếu, những câu kệ ý nghĩa thâm sâu nhiều câu kệ chỉ thẳng tâm tánh đơn giản, mộc mạc gần gũi, đốn ngộ rất hay đối với riêng tôi. Các phật lượng khoang hồng nếu có thì tự nhiên tâm ta được an mà cả thù oán cũng đều tránh xa với tôi đó như là cách để kiểm tra lại đáp số bài toán đúng hay sai, phật lương theo tôi là công phu tham thiền (hay bất kỳ pháp môn gì) là công phu bảo nhậm sống với chủ nhân ông, mới sống với ổng thì các loài ma nó bám ta tâm ta bị nó chiếm lấy thì tâm bất an rồi, một khi mà ta và ông chủ nhân ông gần hòa làm 1, khi mà ta đã kết bạn được ới ổng thì cái gọi là KIM CANG bất hoại sẽ làm khíp vía các loài ma, chúng không dám lại gần. Tự nhiên ta cảm nhận ra chính tâm mình, lòng mình ngày một chơn chánh, xa 10 điều ác thì 10 điều thiện tự hiện ra.
lúc này ta cảm nhận được hương vị THIỀN tỏa ra ngào ngạt! (tuy chưa thành cái gì đâu! mà lúc này vọng tưởng sở đắc cũng biến mất! nhưng niềm tin thì bất thối chuyển, kiên định như núi thái sơn lớn như biển cả!).
CHÀO BẠN Nguyên Chiếu, tôi xin mạo muội trích dẫn vài câu kệ rải rác nhiều tác phẩm của ông Thanh Sỉ và ĐỨC THẦY cho bạn và các bạn thử xem sao, có duyên ắt sẽ gặp.
Cám ơn bạn Nguyenviettri đã chia sẻ,

Bạn có biết không, cuộc sống trong cõi Ta bà này khổ nhiều vui ít, nên chúng ta phải học đạo để thoát ra khỏi tam giới ( tức là dục giới, sắc giới và vô sắc giới), thoát khỏi luân hồi không còn sanh lại trong tam giới nữa. Nguyên Chiếu hiện nay đang tu học theo giáo pháp của Ngài Thích Ca Mâu Ni. Bạn tu học theo giáo pháp của ngài Thanh sĩ và đức Thầy. Vậy bạn có thể nói con đường mà bạn theo có thể ra khỏi tam giới không ? Và tu học với phương pháp nào ? Đích đến của đạo mà bạn học là ở đâu ?

Kính.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính các bạn.
chào bạn Nguyên Chiếu.
Đúng là trong cõi ta bà vui ít khổ nhiều.

Tôi (Trí) sống ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp một tỉnh cũng gần An Giang là cái noi của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO. Tôi chưa quy y gì cả, cũng không theo đạo này, cả nhà tôi có mẹ và vợ thì thích và theo. Đạo này không có ràng buột gì cả, đa số là tại gia, bà con vẩn ở tại nhà làm vườn ruộng bình thường, họ đi là từ thiện nấu cơm cháu bệnh viện, xây cầu bồi lộ, học phật tu nhân, hòa quang hỗn tục, tịnh độ là chính, họ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cầu vãng sanh tịnh độ như PHẬT THÍCH CA dạy tu tịnh độ thôi, hàng ngày họ thường cúng lạy 2 thời sáng sớm và tối mỗi thời cúng lạy trước ngôi cửu huyền và tam bảo mất khoảng 10 phút thôi! rất đơn giản. Họ chỉ thờ tấm trần già màu già, tượng trưng cho ngôi tam bảo phật đài, họ không thờ tượng cốt phật. Đức Thầy dạy phật là vôi vi không sắc tướng, "trên dương thế hữu hình ắt hoại" Dạy ăn chay 4 ngày nếu ai ăn chay trường luôn thì tốt,
Rồi làm tròn TỨ ÂN: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.
Rồi cố gắng trừ thập ác: sát sanh, đạo tặc, tà dâm, lưỡng thiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ, tham lam, sân nộ, mê si.
Trừ xong 10 điều ác thì 10 điều thiện hiện ra.
Có luận về tứ diệu đế, bát chánh đạo... cũng là không ngoài giáo lý của THÍCH CA. Nói chung là ĐỨC THẦY chỉ tóm gọn lại giáo lý của THÍCH CA cho phù hạp với người nam bộ đồng bằng sông cửu long ít học, dốt nát, họ chỉ thích ca hát hò vè, nên sấm truyền là các bài thơ là nhiều.
Chỉ gói gọn 2 pháp môn: tịnh độ và thiền. Phần nhiều tín đồ họ tu theo tịnh độ, rất ít người hiểu thiền. Tuy nhiên khi hiểu ý các bài thi kệ thì cũng chỉ toàn là kiến tánh, đốn ngộ, trực chỉ chân tâm, chỉ bổn lai diện mục, chỉ cách bảo nhậm rất nhều câu đơn giản.
Mục đích tối thượng cũng là giải thoát, cũng thành phật, bồ tát. Y như giáo lý THÍCH CA MÂU NI vậy! có thể nói theo cách tôi dùng từ ngữ thì đạo phật giáo hòa hảo là đạo Thích Ca thu nhỏ ở tại làng Hòa Hảo tỉnh An Giang, đạo phật giáo hòa hảo là một công ty con, còn đạo THÍCH CA là công ty mẹ xài chung một nguồn tài chính!
cũng tông chỉ tốt đời đẹp đạo, không bài bác nói xấu các tôn giáo khác, không phân biệt chủng tộc màu gia, không chê pháp môn hay dở. Nhưng qui tụ chỉ dạy có 2 pháp môn căn bản là tu tịnh độ và tu thiền cho dể hiểu.
Sơ lược là vậy về phật giáo hòa hảo (CŨNG GIẢI THOÁT SINH TỬ, CŨNG THÀNH PHẬT LÀ QUẢ VỊ CAO NHẤT LÀ MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG NGƯỜI HỌC PHẬT)

Còn tôi, chỉ là một người dân bình thường, tôi chưa qui y đâu cả, nhưng tôi thích nghiên cứu về giải thoát, về thiền, tôi không quan trọng xuất thân ai đã chỉ mình đường đi, miễn những gì người ấy nói ra viết ra để lại, tôi có duyên đọc được nghe được, thấy thích rồi áp dụng vào chính mình để tìm kiếm CÁI GỌI LÀ KIẾN TÁNH, GIẢI THOÁT SINH TỬ.
Nhưng khi tôi trải nghiệm được có cái gọi theo cá nhân chủ quan tôi là kiến tánh, thì tôi mới thấy dù là tu thiền hay tu tịnh độ cũng như nhau,không pháp nào hay không pháp nào dở.

Nói thật với bạn, hồi trước kia tôi rất ghét đọc sấm giảng của ĐỨC THẦY, tôi rất ghét niệm a di đa phật! vì đọc sấm giảng của ĐỨC THẦY cả hàng trăm câu tôi chả thấy câu nào dạy tôi tập thiền toàn thấy tín đồ niệm phật. Tôi rất thích đọc các bài luận về thiền tông, tổ sư thiền, thiền đốn ngộ , kiến tánh của các sư, ni. Tôi rất thích đọc về công án của Tổ, chổ THÍCH CA chỉ cái nghe hằng có và cái nghe do âm trần khi LA HẦU LA gõ chuông tôi rất thích thú,...Nói chung là tôi thích đọc văn xuôi, thích đọc kinh của THÍCH CA MÂU NI, còn của ĐỨC THẦY toàn là văn vần lục bát thất ngôn trường thiên dai quá!...tôi không hề thích- (trước khi tôi "kiến tánh") .

Tôi cũng may mắn được học hành chút đỉnh có bằng đại học thực phẩm, là trí thức khoa học lẽ nào lại thích niệm lê thê a di đà phật!, điều này tôi đã kể nhiều ở diễn đàn. Nhưng khi tôi "kiến cắn-kiến tánh" thì đọc đâu cũng thấy sấm giảng của Đức Thầy chỉ rất nhiều cách kiến tánh, cách bảo nhậm! (Bây giờ hiểu ra tôi xin lỗi Đức Thầy- ông đã không còn ở tại nhà). Có nhiều tín đồ nói Đức Thầy là hóa thân của Thích Ca Mâu Ni mở đạo Phật giáo ở Việt Nam bằng ngôn ngữ dân tộc Việt.
.......
Còn ông THANH SỈ: tôi không rõ lắm về nhân thân, nghe nói ông ta đọc được quyển GIÁC MÊ TÂM KỆ của ĐỨC THẦY tỏ rõ tâm tánh, ông ta nhất định đi gặp Đức Thầy để qui y, khi gần đến chổ, Đức Thầy phát tay bảo ông về đi nói ngài hiểu ông rồi khỏi nói ra. Thế là ông Thanh Sỉ về, thời gian sau ông viết ra nhiều tác phẩm thơ thiền rất hay. Tôi đọc thơ ông rất thích thú mặc dù tôi lại ghét thơ của Đức Thầy! ( bạn có thấy tôi mâu thuẫn không? thích thơ học trò mà ghét thơ của thầy học trò!).
Thế đấy, sau khi tôi "kiến cắn-kiến tánh" thì sự ghét thơ của ĐỨC THẦY bỗng nhiên lại trở thành sự mến! (sau khi tôi "kiến tánh") thật kỳ lạ, mặc dù trước đó tôi đọc không hiểu gì cả, không thích gì cả, không hiểu chỗ nào ĐỨC THẦY dạy tu thiền, nhưng giờ chỗ nào cũng thấy là thiền! là đốn ngộ!

Đúng là kỳ quặc trên con đường mà tôi học hỏi nghiên cứu phật pháp, không thầy chỉ dạy trực tiếp, tự mình mày mò dò dẵm bước đi. khi tôi đi làm việc ở công ty thường vào ca đêm là rảnh lắm, tôi lau vào mạng tìm kiếm cái gọi là ĐẠO, CÁI GỌI LÀ TÁNH.

Cảm ơn bạn đã đọc.
Ừ bạn cũng viết cho tôi cái gì đi chứ, về cuộc sống về cách hành trì của bạn đã trải qua. Đó là những kinh nghiệm quý báo cho mọi người, cho tôi nữa.

( xin lỗi ban điều hành tôi đã làm loãng chủ đề rồi, nảy giờ tôi miên mang viết, tuy loãng nhưng có cái đặc chủ đề trong đó ạ!
dù ai đó đã kiến tánh thì sẽ bảo nhậm, mà bảo nhậm ở đâu? ở trong đời sống hàng ngày, ăn, ở, mặc, vui buồn, tin tấn, hay giải đảy, hay đang lên diễn đàn. Thì có nói gì đi nữa cũng không ngoài sự bảo nhậm ấy. Có nói gì thì đâu rời tự tánh!
Nó hằng ở đó nhìn ta viết, nghe ta nói, xem ta đọc.)

Dạ bảo nhậm không gì là ghê gớm cả, thật bình thường và tự nhiên như ăn cơm mặc áo, ngồi thiền, sống với phiền não.
Người chưa thấy tánh có bảo nhậm không? Dạ theo tôi thì cũng đang bảo nhậm rồi đó! bởi nếu ta ở tọa độ này góc độ này mà nhìn thì khác, ở tọa độ khác góc độ khác thì khác, nhưng kỳ thật bản chất vốn một thôi.
Ai thích niệm phật cứ niệm rán cho miên mật cũng giống người tu thiền thiền cho miên mật, hình như có cụm từ tôi đọc là : Tự tánh di đà duy tâm tịnh độ gì đó, hay niệm phật nhíp tâm cũng thế mà. Cũng là niệm đến thấy chỗ vắng không tuy ngồi ở chỗ không vắng, niệm được chỗ tịnh thanh mà ở chỗ hay lay động như ở giữa chợ đời buôn bán tấp nập.
Tất nhiên là rất khó.
( Theo tôi người tu bất kỳ pháp môn gì hay tu tịnh độ nếu chuyên tâm đến một mức nào đó sẽ đến được chỗ rốt ráo này, ở đó sẽ đồng nghĩa sự trải nghiệm của người tu thiền có kiến tánh đã có công bảo nhậm tâm được an lạc, nhưng hơi khác nhau tí là tịnh độ sẽ lắng phiền não dần dần từ cao tới thấp rồi đến mức tâm cũng được an lạc , còn tu thiền như thiền đốn ngộ thì một cái nhảy lên cao ắt sẽ dễ rơi té đau với phiền não bật dạy trả đòn tấn công gấp bội lúc này ta phải bình tỉnh kiên trì chến đấu chớ nhận giặc làm con hoài hết lần này đến lần khác, cũng chớ ngờ vựt chính mình, nếu không hỏng mất sức lực đã nhảy quá cao!.)

Tất nhiên đi đến đây chưa phải là đích đến, chỉ cõi lòng được thanh tịnh chưa thể dừng mà phải tiến lên nữa với lòng tin sắt đá. đích đến là nước phật quả!

" là phật tử tu là tu tới
tu cho thành thì mới nên tu" -tác phẩm LÀ PHẬT TỬ -Thanh Sỉ
hay:
"không tin thì Đạo không siêu
Dễ tin quá cũng khó tiêu nghiệp trần" - tác phẩm ĐƯỜNG GIẢI THOÁT-Thanh Sỉ
Bốn câu thơ trên đã sách tấn lòng tin tôi như núi thái sơn, tôi tin chính mình.
Tất nhiên sở đắc phải vứt bỏ: vọng tưởng thành phật gì đó chính là giặc! không phải là con.Tôi cứ tin cứ hành trì không sợ gì, đem gạo vo lên nấu mà sợ gì không có cơm ăn, cúp điện thì nấu củi vậy! Nếu cơm không thành thì chí ít cũng có cháo ăn!
Dạ có phải không các bạn!?

Thôi viết nhiều quá rồi, tôi xin chào các bạn, chào bạn NGUYÊN CHIẾU.


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn nguyenviettri,

Những bài viết của bạn sẽ rất có ích lợi cho nhiều người. Cho nên cứ tiếp tục như vậy mà tiến bước. Ít nhất thì cũng trong lúc diễn đàn không xóa bài của bạn hay khóa nick của bạn. :-P Trong diễn đàn có thể có nhiều người không chấp nhận được bạn nhưng ít nhất thì cũng có một KKT "ấn chứng" cho bạn! ;)

Xin mời bạn một tách trà! :)

cafene tangbong tangbong tangbong

Nói đến trà lại nhớ đến mấy câu thơ Thiền này:

贈君千里遠
笑把一瓶茶

Tặng quân thiên lý viễn
Tiếu bả nhất bình trà

Tiễn chân anh dặm đường xa
Mỉm cười nâng một bình trà tặng anh

cafene tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách