Vẻ đẹp của Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VẺ ĐẸP CỦA THIỀN

Chúng ta vì quá bận rộn với công việc hàng ngày, bận rôn với danh lợi, với nhan sắc, với thù hận, nên rất ít khi chúng ta ghé đến cửa Thiền. Lại càng ít hơn nữa khi chúng ta thưởng thức được vẻ đẹp của Thiền. Một cái đẹp của sự giản dị mà sâu thẳm, một cái đẹp của sự tỉnh giác, của sự thanh bình trong nội tâm, một cái đẹp mênh mông, man mác v.v… Hãy xem những bài thơ dưới đây:

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc Ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sàu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Diễn Nghĩa

Trăng tà, mặt trời chưa mọc
Đèn chài chiếu hắt lên rặng phong ở bờ sông, buồn da diết.
Chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô
Nửa đêm tiếng chuông vọng đến thuyền khách

BÌNH
Chúng ta chỉ là khách, dạo chơi qua cõi đời này.
Chúng ta đang ở trong dòng lưu chuyển.
Ôi cuộc đời nặng nhọc và buồn bã.
Có một ngôi chùa thường trụ ở bên ngoài thế sự.

Bong, tiếng chuông chùa vọng đến thuyền.
Boong.
Tiếng chuông đánh thức những ai còn ngủ.
Boong…..
Tiếng chuông cảnh tỉnh những ai đang thức
Boong !!! …
Tiếng chuông lan xa, nhẹ nhàng tan loãng vào không gian.
Vô thường lắm ai ơi.
Boong !!!!!
Tiếng chuông ngân như tiếng vọng của tâm thức, than vãn về cuộc đời vô thường.
Boong …………..
Tiếng chuông chùa như là tiếng vọng của Chân Như. Nhẹ nhàng, tha thiết, lay tỉnh con người đang đắm chìm trong giấc Đại mộng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn đạo

Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn sư thái dược khứ
Chỉ tại thử sơn trung
Vân thâm bất tri xứ

Nghĩa

Dưới thông hỏi chú tiểu đồng.
Rằng thày hái thuốc nên không có nhà
Núi này quanh quất không xa
Nhưng mây che khuất biết đâu là chốn đi.

BÌNH

Sư thái là vị y vương. Kẻ có bịnh mới tìm đến sư thái.
Nhưng chú tiểu đồng đã bảo rằng :
Sư thái đi hái thuốc, không có nhà.

Con người ta lăn lộn trong ba cõi, sáu đường. Chịu đựng bao nhiêu đau khổ, không biết đường ra. Vì thân tâm mê muội, nên mới tìm đến vị đại y vương (chân tâm) .

Nhưng tìm đến cửa chùa thì không gặp. Hỏi chú tiểu giữ chùa , tuy chú vẫn thường gặp sư thái, nhưng chú cũng không biết phải chỉ làm sao.
Vẫn biết rằng sư thái (chân tâm) ở đâu đó quanh đây mà thôi, nhưng sáu nẻo u minh mờ mịt,
Tâm hồn bị vô minh che khuất, chân tâm ở đâu đó trong đây, nhưng vọng thức tầng tầng lớp lớp như mây kia che phủ, nên không thể thấy được chân tâm.

Vậy ta phải là sao ?
Nếu quay đi thì trăm kiếp, ngàn đời cũng vẫn ở trong vòng luân hồi mà thôi.
Nếu chúng ta kiên trì tìm khiếm, thì thời khắc đến, mặt trời lên cao. Mây mù sẽ tan, chúng ta sẽ gặp được sư thái.

Mong sẽ đến ngày đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Du Sơn Tây Thôn - Lục Du

Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn
Phong niên lưu khách túc kê đồn
Sơn trùng thuỷ phức nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn
Tiêu cổ truy tùy xuân xã cận
Y quan giản phác, cổ phong tồn
Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt
Trụ trượng vô thì dạ khấu môn

Nghĩa

Đi chơi thôn phía tây

Thiệt thà rượu mới nhà nông
Được mùa lợn béo gà rông thiếu gì
Núi non khuất nẻo đường đi
Chợt lòe hoa thắm, xanh rì liễu thôn
Tế xuân sáo giục, trống dồn
Áo xiêm mộc mạc, đời còn nếp xưa
Rày mai trăng sáng mấy mùa
Tay vin gậy trúc tới nhà đầu thôn

Cả bài là cảnh ngày xuân đi chơi đến làng khác thời trước.
Nhưng hai câu :

Sơn trùng thuỷ phức nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn

Lại thích hợp với tình trạng của những người tu Thiền.

“Sơn trùng thủy phức nghi vô lộ”
có nghĩa là
Ở cái nơi mà núi núi trùng điệp, sông suối giao cắt nhau, tưởng rằng chẳng còn con đường nào nữa. Thì bỗng nhiên :

“liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”
Cái nơi mà cỏ cây tranh tối tranh sáng đó, bỗng có một ngôi làng quê, dân dã.

Cũng có nơi viết là :
Sơn cùng thủy tận, nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.

Nghĩa là
Ở cái nơi cuối cùng, sơn cùng thủy tận, không còn đường đi nữa.
Cái nơi cây cối rậm rạp, tranh tối tranh sáng đó,
Bỗng nhiên có một ngôi làng quê.

Cũng thế, người tu Thiền khán công án, khán thoại đầu, ngày này qua năm khác, đã dụng tận công phu, mà chẳng thấy một tia hy vọng nào, tâm đã cùng, sức đã kiệt, giống như kẻ đến đường cùng, không nơi đặt chân, thì bỗng nhiên phía trước chợt lóe sáng, và kẻ ấy bước vào một thế giới mới vô cùng sáng lạng Satory !!! Satory !!!
Nam mô A Di Đà Phật !!!

Có một câu kệ diễn tả tình trạng đó

Đường đi chợt hết bước,
Dẫm ngược sóng là nước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THẾ SỰ

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa...

Nghĩa

Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay...

(Đặng Dung)


Đời là như thế.
Vì vậy chư Phật mới nói “cuộc đời vô thường”, nó thay đổi không chừng.
Nay thế này, mai thế khác.

Ai theo thuyết của kinh dịch thì nói là thời thế nó như thế.
Ai Theo Phật pháp thì nói Nhân quả trả vay.

Vì thế các nhà đạo học nói

“Phù thế nhước đại mộng”
“Hồ vi lao kỳ sinh”

Nghĩa là

Trần thế như một giấc mộng lớn
Việc gì mà phải sống vất vả.

Và thái độ của các nhà Đạo học là

“Thế sự thăng trầm, quân mạc vấn”
“Yên ba thâm xứ hữu ngư châu”

Nghĩa

Việc thế sự thăng trầm, đừng nói tới
Sâu trong cõi sông nước, có chiếc thuyền câu.

Còn ai theo đạo Phật thì nói rằng

Pháp giới không hoa
Nhân thân mộng huyễn
Nhất thiết chư pháp
Tất thuộc vô thường
Vô khả thị hổ

Nghĩa

Pháp giới như hoa đốm trong hư không
Thân người chỉ là mộng huyễn
Hết thảy các pháp
Đều thuộc vô thường,
Không thể tin cậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lời nhạc Trịnh

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì ? Em biết không ?
Để gió cuốn đi ! Để gió cuốn đi !

Đó là lời bài hát hay nhất mà tôi từng nghe.

Sống trên đời cần cái gì ? Tất nhiên là có nhiều người trả lời : Cần tiền, cần nhà để ở, cần cơm để ăn, cần quần áo để mặc, cần xe để đi v.v…
Nếu chỉ là những thứ đó thì người này có thể sống với chúng trên một hòn đảo.
Nếu bạn chỉ sống với những nhu cầu, thì bạn chỉ tồn tại mà không gọi là sống.
Sống ngoài việc tồn tại về hình thức, còn có sự trao đổi về tinh thần, về tình cảm, về tư tưởng. Cho nên sống trên đời tức là sống với xã hội.

Nhưng sống sống với xã hội là sống với những người khác. Mà sống chung với những người khác là sống với những khác biệt của mỗi con người, của mỗi số phận khác nhau, thì cần phải có một tấm lòng.

Thế nào gọi là có tấm lòng ? Tấm lòng ở đây có nghĩa là lòng nhân hậu, là biết quan tâm đến người khác, là biết chia xẻ, giúp đỡ người khác khi họ ở trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ.

Là con người phải có lòng nhân đạo, biết thương yêu, giúp đỡ người khác, đó mới là con người. Nếu chỉ đối xử với nhau theo luật mạnh được yếu thua thì có khác gì con vật.

Trong một xã hội, nếu mọi người chỉ biết đến những nhu cầu của mình, thì xã hội đó không phải là xã hội của con người. Nhưng nếu mỗi người đều quan tâm đến người khác, mỗi người đều có một tấm lòng thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Cho nên “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” .

Nhưng từ câu thứ hai mới là cái hay, cái tuyệt vời của bài hát.
“Để làm gì ? Em biết không ?”
“Để gió cuốn đi ! Để gió cuốn đi !”

Giúp đỡ người khác là chuyện hiển nhiên, thường gặp. Nhưng giúp người mà không mong cầu gì, không cần biết rằng người đó có biết hay không, có nhớ ơn mình không, đó mới là vấn đề.
Giúp được như thế là hành động của bậc Bồ tát. Giúp mà như không giúp, làm mà như không làm. Vì sao thế ?
Vì đó là bản chất của bậc Bồ tát, của lòng từ thiện tuyệt đối. Bản chất là từ thiện rồi, nên thấy ai hoạn nạn thì giúp, vậy thôi.
Vì vậy nên sau khi làm những việc từ thiện, giúp đỡ người khác rồi, xem như bổn phận, không cần tri ân, không cần báo đáp, công lao đó chỉ “để gió cuốn đi”

Cái Tâm như vậy nhà Phật gọi là “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”
Không cần một nhân duyên gì cả mà vẫn có lòng từ, là “Vô duyên đại từ”
Thương xót người khác như thương xót chính mình là “đồng thể đại bi”.

Tôi còn nhớ, khi còn bé, tôi có một bài “học thuộc lòng” như vầy :

Thương người như thể thương thân (đề bài)

Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
Thấy người già yếu,ốm ròm
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân
Người mà có đức muôn phần vinh hoa.

Tiếc thay những bài như vậy bây giờ không ai cho học nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vẻ đẹp của Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đắc thọ phàn chi mạt túc kỳ
Huyền nhai tán thủ trượng phu nhi
Thuỷ hàn dạ lãnh ngư nan mích
Lưu đắc không thuyền tải nguyệt qui.
(Xuyên Thiền sư)

Dịch nghĩa:

Níu nhánh chuyền cây chẳng phải tài
Dốc đứng buông tay mới trượng phu
Nước lạnh đêm khuya câu chẳng có
Thuyền không chỉ chở bóng trăng về

Tâm thức thay đổi nhanh như con vượn.
Phải dùng phương tiện khiến tâm thức đứng im như người đứng trên đầu vực thẳm sâu ngàn trượng, không dám nhúc nhích.

Chờ đợi và chờ đợi ! Chờ đợi điều gì ?
Đợi thời cơ đến !
Buông tay trên dốc thẳm.
Chết đi rồi sống lại.

Chẳng được cái gì cả.
Chỉ là “Mãn thuyền không tải nguyệt minh qui”.
Đầy thuyền không chở ánh trăng về.

Đây là hình ảnh ẩn dụ.
Đúng ra phải nói :
“Mãn tâm không , chở Tánh không về”

Trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói :
- Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của Diệu Tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất có một Diệu Tâm sáng tỏ, tròn đầy, chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà ở khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu mẩy lông hiện ra một cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp tánh giác, nên hiện ra tánh chơn như sáng tỏ của Diệu Tâm.


Tánh chẳng sanh diệt của Diệu Tâm sáng tỏ, tức là Tánh Không
Hợp với Như Lai Tạng, tức là nhập vào Tâm không, nhập vào Pháp giới.

Tâm không mà chứa Tánh không, cũng vẫn là Không. Nhưng cái không này kỳ diệu vô cùng trong đó: một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà ở khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu mẩy lông hiện ra một cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách