Xin hướng dẫn ngồi thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

bandsawsk5 đã viết:Cháu chào mọi người ạ !
Cháu 17 tuổi , muốn học ngồi thiền Phật giáo :)
Cháu nghe nói thiền phật giáo chia làm 2 loại là : thiền chỉ và thiền quán .
Thiền chỉ tức là chỉ chú ý vào hơi thở , không suy nghĩ gì cả . Nên cháu muốn học thiền chỉ :)
Nhưng mà cháu không biết cách ngồi thiền chỉ , hơn nữa cháu đọc trên mạng thấy có nhiều người thiền không đúng cách nên bị tẩu hỏa nhập ma , rối loạn hơi thở ; thiền không phải là không suy nghĩ + nhắm mắt + ngồi . Vậy nên mọi người hướng dẫn cháu ngồi thiền chỉ đúng phương pháp với ạ :)
Bác binh và bác Thánh_Tri xem giúp cháu với ạ
Chào bạn bandsawsk5
xin phép Vm được trò chuyện cùng.
Bình thường khi bạn nhìn thấy đám đông trong bữa tiệc cười xin, ma chay , các trò vui ... bạn thường có cảm xúc tâm trạng như thế nào? ,
Lúc ở một mình bạn thấy sao ?


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm .
Xin phép ban VM đưa ra quan điểm cá nhân của mình.
Không phải cố gắng làm cho tâm trống rỗng mà tâm trống rỗng là kết quả của một quá trình.
Không phải nghĩ về cái không mà trong những trạng thái đó các tri kiến đánh giá đều rất dễ liên hệ đền từ không. Và mặc dù do trực nhận đó mà nói Cái không đó nhưng không phải nói cái không đó là của trí tuệ :) .
Điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm : Trước khi đến chỗ tâm có suy niệm hay không có suy niệm thì lúc tâm có suy niệm vẫn có thể thấy được các trạng thái trên : Tâm trông rỗng và Không.
Như vậy cho nên chúng ta phải tập trung vào 1 việc , cụ thể là lúc ngồi thiền thì tập trung vào hơi thở . Vậy lúc ngủ hay lúc nghỉ ngơi thì chúng ta tập trung vào việc gì ạ ? Chẳng lẽ không nghĩ cái gì cả ?
VM nghe nói có những vị thường xuyên khi ngủ được an giấc lúc nghỉ ngơi thường được an lạc. .
Thân kính.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lục Tổ nói: "Đạo do tâm ngộ bất tại tọa".

Tâm không ngộ thì 10 kiếp ngồi đạo tràng (trong kinh pháp hoa) mà cũng không thành chánh giác. Bởi đá không thể mài thành gương, ngồi không thể thành Phật (Câu chuyện giữa Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng và Mã Tổ Đạo Nhất)

Dĩ nhiên tôi biết ông nhỏ tuổi, mới tìm đến Phật Pháp mà tôi nói toàn lời cao. Nhưng không sao, mục đích là muốn ông nghiên cứu đạo nầy ngay từ đầu xem khế hợp không, để khỏi phải lạc đường từ lúc ban đầu.

Ông nên đọc tin nhắn tôi đã gữi ông.

Chúc an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
jamihp
Bài viết: 1
Ngày: 08/08/14 00:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hai phong

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi jamihp »

Gửi bạn.
- Bạn có thể ngồi theo thế bán già cũng được , trên mạng có rất nhiều tư thế có thể tham khảo, không nên quá nặng nề về hình thức, lúc đầu chưa quen thì ngồi để 1 chân lên chân kia thôi
- Lúc ngồi thiền, ban đầu mới tập đừng nặng nề về suy nghĩ, đừng gò bó mình, " đừng buông suy nghĩ" (bạn chưa có cơ sở để định mà buông là hỏng đấy, rất dễ hôn trầm). Đơn giản đếm theo hơi thở, hay tập trung suy nghĩ ở đầu mũi cũng đều được cả
Chúc bạn mau tinh tấn!


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Ý nghĩa khoa học của tư thế hoa sen:


Điều cơ bản nhất của quá trình hành thiền là luôn tỉnh giác, quan sát, để biết được điều gì đang xảy ra nơi thân và tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộc sống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thường không dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp, thì việc dành ra những thời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa thiền với tư thế kiết già (hoa sen) cũng là một trợ duyên có nhiều ý nghĩa.

Về mặt khoa học, những thí nghiệm về yoga cho thấy chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ/giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ/giây. Nhịp alpha là sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn, tâm lý ổn định. Điều này có ý nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh, một yếu tố quan trọng dể dẫn dắt người tập dễ đi đến tình trạng thư giãn, nhập tĩnh.

Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt tam âm giao, khi biết rằng ở tư thế kiết già xương mác của một chân đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí của huyệt tam âm giao của chân còn lại. Điều này có ý nghĩa là trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt tam âm giao liên tục được kích hoạt. Ở những người thường ngồi tư thế này, sức ép tạo ra một dấu ấn trên mặt da tại vùng huyệt trông giống như một vết thương cũ đã lành. Huyệt tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày. Đối với người có tầm vóc trung bình, huyệt ở trên mắt cá chân khoảng 6 đến 6,5cm. Được gọi là tam âm giao vì huyệt là giao điểm giao hội của ba đường kinh âm: túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận và túc quyết âm can. Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương đông, một tạng hoặc một phủ khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của đường kinh đi qua nó. Ngược lại ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trên đường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Ở đây là can thận chủ hạ tiêu, tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt tam âm giao ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trình chuyển hóa, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng “dưỡng âm kiện tỳ” và “sơ tiết can khí” của huyệt. tác dụng này giúp tái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hòa thần kinh giao cảm. Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành thiền.

Việc kính hoạt vào huyệt tam âm giao của tư thế kiết già còn làm sáng tỏ thêm một nghi vấn khác. Đó là ở tư thế này chân hữu chồng lên chân tả hay ngược lại, chân tả phải chồng lên chân hữu? Trên thực tế, hệ thống kinh lạc ở hai bên thân thể, bên phải và bên trái có tính tương đồng và đối xứng nhau. Do đó, thì ngồi cách nào thì một trong hai huyệt, hoặc tam âm giao phải hoặc tam âm giao trái sẽ được tác động. Hơn nữa, tam âm giao là một trong số ít các huyệt vị có tính tự điều chỉnh rất cao. Dù kích thích vào huyệt theo cách nào, lâu hay mau, bên phải hay bên trái, thì hiệu ứng mang lại vẫn là cải thiện, là điều chỉnh để tiến tới hòa hợp và cân bằng. Do đó, tùy theo sở thích hoặc thói quen của mỗi người, cả hai cách ngồi trên đều mang lại kết quả tốt cho việc hành thiền.

Đánh máy: Cư sĩ T. Mai (Theo Khoa học phổ thông) Phoquang
(Nguồn: nguoiphattu.com)


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Kinh Quán Niệm Hơi Thở
(Tương ưng hơi thở vô, hơi thở ra)
HT Thích Minh Châu dịch
—————-
1) Tại Sàvatthi…

2) Lúc bấy giờ Thế Tôn nói như sau:

3) Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo, niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra.

5) Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”.
Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”.

6) “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

7) “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

8) “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

9) “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

10) “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

11) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
———————————-
Kinh Quán Niệm Hơi Thở có nhiều bản. Bản dài nhất là kinh thứ 118 thuộc Trung Bộ Kinh.

Bản được trình bày trên đây là bản ngắn thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V, Thiên Đại Phẩm, Chương X, Phẩm Một Pháp, do HT Thích Minh Châu dịch.


PS: Giai đoạn đầu bạn chỉ cần tập các phần 4,5,6 trong vài năm. Mỗi lần công phu, thời gian ngồi thiền phải được ít nhất là 30 phút. Kinh điển chỉ ghi rất đại cương vắn tắt nhưng đó là nền tảng trong phương pháp hành thiền chuẩn mực của Phật! tangbong


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Xin chia sẻ cách của Khach_lang_du

Thân thể : Ngồi trong tư thế bán già , lưng thẳng và thả lỏng và thở Thiền đều
Tâm trí : đọc
"Thân - Tâm ta là vạn vật thế giới
Cả thế giới hiển hiện trong ta
Sáu căn vốn Không tự tính - Nhân duyên giả hợp
Vạn vật vốn Không tự tính - Nhân duyên giả hợp "

để thoải mái , những ý niệm trôi chảy tự nhiên , không nắm bắt , không đuổi theo , tự nó sinh tự nó diệt . Dần dần nó lắng xuống như cát trong ly nước để yên

Sau đó thiền niệm với bài Bát Nhã Tâm Kinh ( tiếng Phạn hay tiếng Việt cũng được )



Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc,Vì không có sở đắc, khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nầy Xá Lợi Tử, tướng khôngcủa các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Không biết khach-lang-du tìm bài tâm kinh nầy ở đâu mà dịch sai.

Phải nên dịch là "Các pháp Không Tướng" mới đúng. Nguyên văn chữ hán là "Thị Chư Pháp Không Tướng".

Chính bởi các pháp KHÔNG TƯỚNG nên không có sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm không bớt.

Nếu dịch là TƯỚNG KHÔNG thì đối lại với TƯỚNG CÓ, bởi có cái tướng không để thấy, có tướng không thì đối lại phải có tướng có, quanh quẩn hai đầu. Thành ra có sinh diệt, tức trái ý kinh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

dạ ,cháu copy đỡ trong wikipedia vậy thôi . Với lại cháu dốt chữ nghĩa Hán Việt
Cám ơn chú Thánh Tri đã chỉ dẫn chỗ sai


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
macrofied
Bài viết: 1
Ngày: 28/05/15 11:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Arizona, USA

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi macrofied »

Kính gửi bạn,
Ngoài những phương pháp của các Thiền nhân đi trước đã nêu trên, kể cả những thông tin mà bạn đã hoan hỉ tham khảo, bạn cũng hãy quan sát và tìm hiểu thêm các đạo lý trong Phật giáo bạn nhé. Vì những điều đó rất hữu ít cho việc điều tâm trong những lúc bạn không đang ngồi thiền. Sau một thời gian dài, bạn sẽ bắt đầu xây lên những viên gạch đầu tiên trong công phu của bản thân mình. Kiên nhẫn và minh mẫn bạn nhé.
Chúc bạn an vui.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Xin hướng dẫn ngồi thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính chào các bạn!
các cách NGỒI thiền mà các bạn viết ở trên là rất hay rất đúng.
nhưng bạn biết không, thuyền bè chỉ hữu dụng ở dưới NƯỚC!
TỊNH CHỈ HỮU DỤNG Ở NƠI ĐỘNG!
thật thiền thật nếm được mùi vị thiền chỉ nói đến những người đạt đạo.
còn bằng chưa thì chỉ tập bơi thiền trên cạn ( giống ở sân khấu đôi khi có để chiếc xuồng mô tả cảnh sông nước...)
người đã ĐẠT ĐẠO, ĐÃ KIẾN TÁNH, thì họ không còn câu chấp vào cái thân thẳng lưng ngồi kiết già bán già nữa, mà đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh đều thiền! nói chuyện cũng đang thiền! ( điều này người chưa kiến tánh không thể làm), đang thuyết trình cũng thiền trong lòng, không chỉ có đến giờ công phu đốt nhang khói mới tu! mà tu trong mọi lúc.
THẬT LÀ THIỀN KHI THIỀN ĐƯỢC TRONG ĐỘNG TRONG NƯỚC.

" thật tâm định lúc nào cũng định
dù ở nơi đường cái chợ đông
hay là ngồi ở giữa thiền môn
vẩn giữ được cõi lòng thanh tịnh
người tu phải xong nơi định ấy" - của THANH SỈ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách