Tỉnh giác
Điều hành viên: binh
Tỉnh giác
Theo Thiền Vipassanā định nghĩa thì
Tỉnh giác có nghĩa là "Đi thì biết là đi, thở thì biết là thở, thấy thì biết là đang thấy, nghe thì biết là đang nghe v.v..."
Phật không bảo rằng "Thấy cái bàn thì biết là cái bàn, thấy cái ghế thì biết là cái ghế v.v..."
Như vậy thì Thiền Vipassanā cũng giống như Thiền của Bắc Tông thôi.
Vì sao ?
Thiền Bắc Tông chủ yếu là phát minh ra tâm dịa của chính mình. Khi đó thì sẽ hiểu rằng "Thấy, nghe, hay biết, v.v..." mọi cử chỉ hành động, nói năng đều là dụng của Tâm.
Nhận thức có hai phần: năng và sở. Trong đó phần năng là dụng của tâm.
Cho nên các Thiền sư sau khi phát minh ra tâm địa thường trụ tâm vào cái dụng này để "sống với tâm" (vì Tâm thể vốn không nên không thể nhận biết được).
Chính vì vậy mà Thiền Vipassanā và Thiền Bắc tông đều hành trì giống nhau.
Vậy mới biết "Phật pháp vốn không hai".
Tỉnh giác có nghĩa là "Đi thì biết là đi, thở thì biết là thở, thấy thì biết là đang thấy, nghe thì biết là đang nghe v.v..."
Phật không bảo rằng "Thấy cái bàn thì biết là cái bàn, thấy cái ghế thì biết là cái ghế v.v..."
Như vậy thì Thiền Vipassanā cũng giống như Thiền của Bắc Tông thôi.
Vì sao ?
Thiền Bắc Tông chủ yếu là phát minh ra tâm dịa của chính mình. Khi đó thì sẽ hiểu rằng "Thấy, nghe, hay biết, v.v..." mọi cử chỉ hành động, nói năng đều là dụng của Tâm.
Nhận thức có hai phần: năng và sở. Trong đó phần năng là dụng của tâm.
Cho nên các Thiền sư sau khi phát minh ra tâm địa thường trụ tâm vào cái dụng này để "sống với tâm" (vì Tâm thể vốn không nên không thể nhận biết được).
Chính vì vậy mà Thiền Vipassanā và Thiền Bắc tông đều hành trì giống nhau.
Vậy mới biết "Phật pháp vốn không hai".
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: Tỉnh giác
Bác binh tu học lâu rồi mà vẫn còn lầm lẫn.binh đã viết:Theo Thiền Vipassanā định nghĩa thì
Tỉnh giác có nghĩa là "Đi thì biết là đi, thở thì biết là thở, thấy thì biết là đang thấy, nghe thì biết là đang nghe v.v..."
Phật không bảo rằng "Thấy cái bàn thì biết là cái bàn, thấy cái ghế thì biết là cái ghế v.v..."
Như vậy thì Thiền Vipassanā cũng giống như Thiền của Bắc Tông thôi.
Vì sao ?
Thiền Bắc Tông chủ yếu là phát minh ra tâm dịa của chính mình. Khi đó thì sẽ hiểu rằng "Thấy, nghe, hay biết, v.v..." mọi cử chỉ hành động, nói năng đều là dụng của Tâm.
Chính vì vậy mà Thiền Vipassanā và Thiền Bắc tông đều hành trì giống nhau.
Vậy mới biết "Phật pháp vốn không hai".
Đi biết đi, ngồi biết ngồi là dùng cái biết của vọng thức.
Còn người đã kiến tánh rồi thì dùng Trí Bát Nhã của Tự Tánh chiếu soi, nên thấy rõ thật tướng các pháp "Như Thị" tức là thấy cái bàn đúng như bản chất của nó mà không phải qua lăng kính của vọng thức.
1. Hai cái một đằng là vọng thức, một đằng là Trí Bát Nhã, cách xa nhau một trời một vực mà lại gán ép cho là giống nhau thì sao được!
2. Hơn nữa đi biết đi, ngồi biết ngồi là lúc còn đang tu hành chưa minh tâm kiến tánh.... còn núi sông vẫn là núi sông thì đã kiến tánh rồi, một bên là phàm một bên là thánh cách xa nhau một trời một vực mà lại gán ép cho là giống nhau thì sao được!
3. Kinh Niết Bàn có nói Thế Lưu Bố Tưởng và Trước Tưởng. Người phàm nói cái ghế thì dùng vọng thức mà thấy rồi nhận thức và phân biệt cái ghế (có chấp trước nên gọi là trước tưởng). Kẻ thánh thì chỉ là Thế Lưu Bố Tưởng thôi nghĩa là thế gian cho là cái ghế thì bậc thánh cũng dùng từ cái ghế mà không có chấp thủ vướn mắt trong đó, bởi không còn sống bằng vọng thức nữa mà bằng tự tánh trí huệ. Một đằng là Trước Tưởng, một đằng là Thế Lưu Bố Tưởng cách xa nhau một trời một vực mà lại gán ép cho là giống nhau thì sao được!
Hiểu sai.Nhận thức có hai phần: năng và sở. Trong đó phần năng là dụng của tâm. Cho nên các Thiền sư sau khi phát minh ra tâm địa thường trụ tâm vào cái dụng này để "sống với tâm" (vì Tâm thể vốn không nên không thể nhận biết được).
Hễ có năng sở là vọng tâm là tương đối. Chân tâm thì tuyệt đối nên chẳng có năng sở.
Các vị đã kiến tánh thì nghĩa là trở về bản tâm tự tánh. Mà bản tâm tự tánh thì Vô Sở Trụ. Tại sao nói là trụ?
Bản Tâm Tự Tánh nếu là không thể nhận biết thì lẽ ra không có Trí Tuệ Bát Nhã, như gổ đá vô tri vô giác. Nhưng kỳ thật lại là Chánh Biến Tri (cái biết chân chính cùng khắp). Tu hành mà đến vô tri vô giác như gổ đá thì tu làm gì nữa! Đó là tà kiến sai lầm của người chấp không đoạn diệt.
Bản Tánh tự sáng, không phải đợi nhân đợi duyên nào rồi mới sáng. Đã tự sáng thì sao bảo rằng không biết? Rồi còn bảo là phải trụ năng sở mới biết. Đó lại càng sai lầm.
Có năng sở bản tánh liền bị che mờ, càng mù mịt chứ sao lại sáng suốt. Dù cho có sáng suốt cũng là sáng suốt của vọng thức tình phàm mà thôi. Người đời gọi là kẻ thông minh lanh lợi. Đối với Đạo toàn trái.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Tỉnh giác
- LỢI ÍCH TỈNH GIÁC
Tỉnh giác gồm có bốn loại là lợi ích tỉnh giác, thích nghi tỉnh giác, giới vực tỉnh giác và chánh kiến tỉnh giác. Lợi ích tỉnh giác là sự hiểu biết rõ ràng về lợi ích của việc làm. Thích nghi tỉnh giác là sự hiểu biết rõ ràng về sự thích nghi của công việc. Giới vực tỉnh giác là sự hiểu biết rõ ràng về giới vực. Đối với chư Tăng hay thiền sinh, giới vực tỉnh giác là Tứ Niệm Xứ. Chánh kiến tỉnh giác là sự hiểu biết rõ ràng về bản chất đích thực của đối tượng. Như vậy, chánh kiến tỉnh giác chính là trí tuệ. Hai loại tỉnh giác đầu có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và tất cả bốn loại tỉnh giác đều phải được áp dụng khi thiền tập.
Bất cứ làm việc gì cũng phải thấy có lợi ích thì mới làm. Có như vậy mới được kết quả lợi lạc, an vui ngay trong cuộc sống. Đó là lợi ích tỉnh giác. Loại lợi ích này có thể áp dụng cho đời thường cũng như vào nếp sống tu hành. Ví dụ, các Phật tử đang ngồi nghe pháp ở đây đã biết rõ nghe pháp rất lợi lạc nên dù xa xôi cũng cố gắng đến đây để nghe pháp vào giờ này. Trước khi quyết định làm việc gì, ta nên suy nghĩ, cân nhắc cho thấu đáo về lợi ích của công việc rồi mới làm.
Bản thân Sư cũng có một chuyện đáng nhớ về lợi ích tỉnh giác này. Sư học và hành đạo ở Ấn Độ mười bảy năm trong những điều kiện rất thiếu thốn, khó khăn của xứ sở này so với đời sống sung túc ở Mỹ. Năm 1980, Hội Phật Tử Việt Mỹ lo xong được thủ tục bảo lãnh cho Sư sang Mỹ. Trước khi qua Mỹ, Sư quyết định đi hành hương chiêm bái bốn chỗ động tâm ở Ấn Độ xong rồi qua Miến Điện để viếng thăm các vị thầy tổ mà Sư đã từng theo học đạo.
Sư ghé tham quan trung tâm của Ngài Mahasi và của Ngài Tuangpulu. Khi được Ngài Tuangpulu tiếp kiến, Sư mới bạch chuyện với Ngài là Sư đã hành đạo bên Ấn rất lâu mà cảm thấy đường tu chưa được đầy đủ và bây giờ lại đang có cơ hội sang Mỹ để hoằng pháp. Sư đang phân vân giữa hai lựa chọn là nên qua Mỹ ba năm rồi về lại Miến Điện hành thiền hay nên hành thiền trước ở Miến Điện rồi qua Mỹ sau? Một bên là lợi ích cho thế gian, còn một bên là lợi ích cho chính mình. Và Sư xin Ngài cho ý kiến.
Ngài Tuangpulu trả lời ngay là Sư nên qua Miến hành thiền trước. Chỉ một câu đó thôi mà Sư chuyển ý liền. Sư trở về Ấn lo giấy tờ sang Miến mặc dù lúc ấy phải khó khăn lắm mới được Tòa Đại Sứ Mỹ chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ.
Sư đến hành thiền ở trung tâm Mahasi và gặt hái được rất nhiều kết quả thật lợi lạc cho cuộc đời tu hành của Sư. Đó cũng là nhờ Sư áp dụng được lợi ích tỉnh giác cho phần tâm linh.
Cầu Tòa bảo chứng, trang 150-152. Sẽ đăng sau khi thân tứ đại được bình hòa và đủ duyên.
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Tỉnh giác
Người đời gọi là kẻ thông minh lanh lợi, vào đạo rồi chuyển hóa cái thông minh lanh lợi đó thành trí tuệ sáng ngời!Thánh_Tri đã viết:Có năng sở bản tánh liền bị che mờ, càng mù mịt chứ sao lại sáng suốt. Dù cho có sáng suốt cũng là sáng suốt của vọng thức tình phàm mà thôi. Người đời gọi là kẻ thông minh lanh lợi. Đối với Đạo toàn trái.
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Re: Tỉnh giác
Xem kỹ rồi hẵn nói.
Tất nhiên là khi tu phải dùng vọng thức (đi thấy đi, đứng thấy đứng v.v...)
chứ người phàm trí bát nhã đâu mà sử dụng ?
Đúng là ông Thánh dạy người phàm.
Tất nhiên là khi tu phải dùng vọng thức (đi thấy đi, đứng thấy đứng v.v...)
chứ người phàm trí bát nhã đâu mà sử dụng ?
Đúng là ông Thánh dạy người phàm.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: Tỉnh giác
Bởi vì tất cả những thứ do thấy, nghe, hay, biết v.v... mà biết được (do thức biết) thì đều do nhân duyên hội hợp mà thành, nên chúng đều không thật có.
cho nên :
Cái thấy biết được là cái không thật.
Cái chân thật là cái không thể thấy biết.
(Tâm)
cho nên :
Cái thấy biết được là cái không thật.
Cái chân thật là cái không thể thấy biết.
(Tâm)
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Tỉnh giác
Là cái ông "Vô" thường hay nói
Nhưng ông không thấy nó ở đâu!?
Nhưng ông không thấy nó ở đâu!?
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Re: Tỉnh giác
chào các bạn.Phật đã dạy"mê từ sáu căn,...nhưng ngộ cũng từ sáu căn..."Vậy trên con đường nầy nếu dụng công mà tâm không dính mắc vào cảnh,bạn là người tỉnh giác.Còn nếu chỉ bàn luận suông mà không công phu miên mật bạn chỉ uổng công thôi.Xin cho tôi hỏi giả sử khi đối cảnh,một niệm xuất hiện thì niệm kế có khởi lên?Nếu có bạn có thể chuyển
thành niệm pháp để định tâm lại?Nếu không bạn đã vào trạng thái vô niêm.Và ngay nơi đó diệu dụng từ sáu căn xuất
hiện.Có cảnh có tâm là người mê
Có cảnh vô tâm là người tỉnh giác.
thành niệm pháp để định tâm lại?Nếu không bạn đã vào trạng thái vô niêm.Và ngay nơi đó diệu dụng từ sáu căn xuất
hiện.Có cảnh có tâm là người mê
Có cảnh vô tâm là người tỉnh giác.
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Tỉnh giác
Tôi chỉ là một đóa hoa thôi
Lớn lên tôi đẹp nhất trên đời
Hương sắc tàn phai theo năm tháng
Tôi vẫn lặng thinh, trước mắt người!
Lớn lên tôi đẹp nhất trên đời
Hương sắc tàn phai theo năm tháng
Tôi vẫn lặng thinh, trước mắt người!
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Re: Tỉnh giác
Vì đóa hoa "vô ngã".battinh đã viết:Tôi chỉ là một đóa hoa thôi
Lớn lên tôi đẹp nhất trên đời
Hương sắc tàn phai theo năm tháng
Tôi vẫn lặng thinh, trước mắt người!
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: Tỉnh giác
Nhận giặc làm con !battinh đã viết:Tôi chỉ là một đóa hoa thôi
Lớn lên tôi đẹp nhất trên đời
Hương sắc tàn phai theo năm tháng
Tôi vẫn lặng thinh, trước mắt người!
Re: Tỉnh giác
Nhận giặc làm cha !binh đã viết:Vì đóa hoa "vô ngã".battinh đã viết:Tôi chỉ là một đóa hoa thôi
Lớn lên tôi đẹp nhất trên đời
Hương sắc tàn phai theo năm tháng
Tôi vẫn lặng thinh, trước mắt người!
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 22 khách