TUYỆT QUÁN LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược thử thuyết giả, tức nhất thiết chúng sinh bổn lai giải thoát ?
Đáp viết : Thượng vô hệ phược, hà hữu giải thoát nhân !


Hỏi: Nếu nói như trên, tức tất cả chúng sanh xưa nay đã giải thoát?
Đáp: Còn không có trói buộc, đâu có người giải thoát.

Giải thích:
Kinh Kim Cang nói “Chúng sanh vốn đã Như, đâu thể lại Như nữa”.
Người đã giác ngộ thì thấy toàn thể là chơn, người chưa giác ngộ thì toàn thể đều là trong mê.


Vấn viết : Thử pháp hà danh ?
Đáp viết : Thượng vô hữu pháp, hà huống hữu danh .


Hỏi: Pháp này tên gì?
Đáp: Còn không có pháp, huống nữa có tên.

Giải thích:
Pháp này là pháp nào ? Phật nói rằng : “Như vị lương y, tùy bệnh mà cho thuốc”, làm gì có thuốc chữa bách bệnh ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược thử thuyết giả , ngã chuyển bất giải.
Đáp viết : Thực vô giải pháp, nhữ vật cầu giải ?


Hỏi: Nếu nói như trên, con càng chẳng hiểu?
Đáp: Thật không pháp hiểu, ông chớ cầu hiểu.

Giải thích:
Hiểu được tức chẳng phải pháp chân thật. Pháp chân thật tức là Tâm. Ngộ được tâm thì hiểu mọi pháp.


Vấn viết : Vân hà cứu cánh ?
Đáp viết : Vô thủy chung !


Hỏi: Rốt ráo thế nào?
Đáp: Không có đầu và cuối.

Giải thích:
Sau cùng thế nào ?
Làm gì có khởi đầu và sau cùng ? Vì lúc nào cũng Như.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Khả vô nhân quả da ?
Đáp viết : Vô bản tức vô mạt.


Hỏi: Có phải không nhân quả chăng?
Đáp: Không gốc tức không ngọn

Giải thích:
Không đầu không cuối, không gốc không ngọn. Gọi là “Như”.
Nếu thấy có nhân quả tức chưa được “Như”.


Vấn viết : Vân hà thuyết chứng ?
Đáp viết : Chân thực vô chứng thuyết.


Hỏi: Làm sao nói chứng?
Đáp: Chân thật không lời nói chứng.

Giải thích:
Có pháp để chứng tức chẳng phải chân thật.
Chân thật thì lúc nào cũng Như, đã Như rồi còn chứng gì nữa ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Vân hà tri kiến ?
Đáp viết : Tri nhất thiết pháp Như, kiến nhất thiết pháp Đẳng.


Hỏi: Làm sao thấy biết?
Đáp: Biết tất cả pháp như, thấy tất cả pháp bình đẳng.

Giải thích :
Hành xử hợp với đạo là : “Biết tất cả pháp như, thấy tất cả pháp bình đẳng”


Vấn viết : Hà tâm chi tri ? Hà mục chi kiến ?
Đáp viết : Vô tri chi tri, Vô kiến chi kiến !


Hỏi: Tâm nào biết? Mắt nào thấy?
Đáp: Không biết mà biết, không thấy mà thấy.

Giải thích:
Tâm đã Như thì đâu cần mắt mới thấy, đâu cần ý mới biết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Thùy thuyết thị ngôn ?
Đáp viết : Như ngã sở vấn.


Hỏi: Ai nói lời này?
Đáp: Như điều ta hỏi.

Giải thích:
Đã Như thì chẳng có ai.


Vấn viết : Vân hà như ngã sở vấn ?
Đáp viết : Nhữ tự quán vấn, đáp diệc khả tri.


Hỏi: Thế nào là như điều ta hỏi?
Đáp: Ông hãy tự quán lại lời hỏi, có thể biết câu Đáp.

Giải thích:
Ai hỏi ? hãy tự quán lấy.


Ư thị Duyên Môn tái tư, tái thẩm, tịch nhiên vô ngôn dã.
Nhập Lý tiên sinh nãi vấn viết :
- Như hà dĩ bất ngôn ?
Duyên Môn đáp viết :
- Ngã bất kiến nhất pháp như vi trần hứa nhi khả đối thuyết .
Nhĩ thời Nhập Lý Tiên sinh tức ngữ Duyên Môn viết :
- Nhữ kim tự kiến “Chân thực lý” dã.


Khi ấy, Duyên Môn nghĩ đi xét lại, lặng lẽ không nói. Thầy Nhập Lý bèn Hỏi:
- Cớ sao ông chẳng nói?
Duyên Môn Đáp:
- Con chẳng thấy một pháp như mảy bụi có thể đối nói.
Bấy giờ, Thầy Nhập Lý liền nói với Duyên Môn:
- Nay ông tợ thấy lý chân thật.

Giải thích:
Chẳng thấy một pháp tức thấy Pháp thân. Chỉ là chưa thể chứng nhập.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN XV


Duyên Môn vấn viết :
Vân hà tự kiến phi chính kiến hồ ?
Nhập Lý viết :
Nhữ kim sở kiến, vô hữu nhất pháp giả, như bỉ ngoại đạo tuy học ẩn hình, nhi vị năng diệt ảnh vong tích.


Duyên Môn hỏi:
Thế nào tợ thấy, chẳng phải chánh thấy sao ?
Nhập Lý Đáp:
Nay chỗ thấy của ông, không có một pháp, như ngoại đạo kia tuy học ẩn hình mà chưa thể dứt bóng quên dấu.

Giải thích:
Mặc dầu chỗ thấy của ông không một pháp, nhưng chỉ là cái hiểu biết Chưa chứng nhập Pháp thân thì chưa thể dụng được. Như ngoại đạo học ẩn thân, tuy người thường không nhìn thấy hình nhưng có thể thấy bóng, thấy dấu vết để lại.

Duyên Môn vấn viết :
Vân hà đắc hình ảnh câu vong ?
Nhập Lý đáp viết :
Bản vô tâm cảnh, nhữ mạc khởi sinh diệt chi kiến.


Duyên Môn hỏi:
Làm sao được hình và bóng đều dứt?
Nhập Lý Đáp:
Vốn không tâm cảnh, ông chớ khởi cái thấy sanh diệt.

Giải thích:
Hỏi làm sao được hình và bóng đều dứt là đã sai, là chấp trước.
Vốn là không tâm, không cảnh, sao lại khởi cái thấy ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Phàm phu sở dĩ vấn , Thánh nhân sở dĩ thuyết ?
Đáp viết : Hữu nghi cố vấn, vị quyết nghi cố thuyết dã.


Hỏi: Phàm phu do đâu hỏi, Thánh nhân do đâu Đáp?
Đáp: Vì có nghi nên hỏi, vì quyết nghi nên Đáp.

Giải thích:
Đều là phương tiện để giáo hóa chúng sanh, hỏi và đáp đều là huyễn.


Vấn viết : Ngô văn Thánh nhân vô vấn nhi tự thuyết. Hà quyết dã ? Thị hữu pháp khả thuyết da ? Vi thị huyền kiến tha nghi da ?
Đáp viết : Giai thị đối bệnh thí dược dã. Như Thiên Lôi thanh động tất hữu sở ứng.


Hỏi: Tôi nghe Thánh nhân không hỏi mà tự nói, thì giải quyết cái gì? Là có pháp có thể nói chăng? Hay là thấy trước điều nghi của người?
Đáp: Đều là đối bệnh cho thuốc, như trời nổi sấm tiếng vang động, hẳn có chỗ Đáp ứng.

Giải thích:
Các pháp không hỏi mà tự thuyết là do chư Phật thương xót chúng sinh không biết mà hỏi, nên tự nói ra để chỉ dạy. Thí dụ như Pháp môn Tịnh độ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Đại Thánh Như Lai ký vô hữu tâm sinh, duyên hà hiện thế ?
Đáp viết : Phù thái bình chi thế. Thụy thảo duyên sinh.


Hỏi: Bậc Đại Thánh Như Lai đã không có tâm sanh, duyên gì mà hiện ra đời?
Đáp: Đời thái bình thì cỏ lành duyên đó mà sanh.

Giải thích:
Chư Phật ra đời chỉ vì một nhân duyên : Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho chúng sanh. Là do lòng vô duyên từ (lòng từ không phải có nhân duyên mới khởi) mà xuất thế.


Vấn viết : Như Lai ký phi mệnh tận, vân hà hiện diệt ?
Đáp viết : Cơ hoang chi thế, ngũ cốc duyên diệt dã.


Hỏi: Như Lai đã chẳng phải mạng hết, vì sao hiện diệt?
Đáp: Đời đói kém thì năm giống lúa duyên đó mà diệt.

Giải thích:
Hết duyên thì diệt. Sự giáo hóa đã đầy đủ, không còn nhân duyên gì lưu lại nữa, nên hiện tướng diệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Ngô văn Thánh nhân, ai tùng định khởi, bi hóa quần sanh, Vô ngại đại thông, khởi đồng thụy thảo dã ?
Đáp viết : Định vị pháp thân, báo thân tứ đại nhục thân dã, phân biệt tiền cảnh ứng khởi vị hóa thân, Pháp vô nhân hệ, Hóa vô duyên lưu, xuất một hư thông, cố viết vô ngại dã.


Hỏi: Con nghe Thánh nhân cảm thương mà từ định dậy, xót thương mà giáo hóa quần sanh, rất thông suốt không ngại, đâu đồng với cỏ lành?
Đáp: Định gọi là Pháp thân, Báo thân là nhục thân tứ đại, phân biệt cảnh trước mà ứng khởi ra gọi là hóa thân. Pháp thân thì không có nhân để trói buộc, Hóa thân thì không có duyên giữ lại, ra vào rỗng suốt, nên gọi là không ngại.

Giải thích:
Pháp thân thì thường hằng, bất biến, như như chẳng động, nên nói Định là Pháp thân, Cái thân máu thịt do cha mẹ sinh ra, do quả báo các đời trước mà có nên gọi là báo thân. Hóa thân (Khi giác ngộ rồi mới có) do Pháp thân huyễn hóa ra, nên không có gì ngăn ngại, trói buộc được.
Cỏ cây, pháp giới cũng là do Pháp thân huyễn hóa ra, nó chẳng phải Pháp thân mà cũng chính là Pháp thân.


Vấn viết : Vân hà ngôn BI ?
Đáp viết : Đản vị Hóa thân vô lự, thể hợp chân không, nhân vật vô tâm, bỉ nhược vị chi BI.


Hỏi: Thế nào là nói bi?
Đáp: Chỉ do Hóa thân không lo nghĩ, thể hợp chân không, thương vật mà không tâm, gượng gọi đó là Bi.

Giải thích:
Bi là thương xót, Ở Phật tánh gọi là “Đồng thể đại bi”. Vì biết hết thảy chúng sanh và mình cùng một thể tánh, nên thương xót mà cứu vớt như thương xót chính bản thân mình.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Chúng sinh hà thời tu Đạo đắc tự Như Lai ?
Đáp viết : Nhược bất liễu giả, ư hằng sa kiếp tu đạo, chuyển chuyển bất cập. Sơ nhược liễu giả, chúng sinh đương thân tức thị Như Lai. Hà luận đắc tự bất tự.


Hỏi: Chúng sanh chừng nào tu đạo mới được giống Như Lai?
Đáp: Nếu người chẳng rõ thấu, hằng sa kiếp tu đạo càng chẳng bì kịp. Nếu người ban đầu đã rõ thấu, thì chính ngay thân chúng sanh tức là Như Lai, đâu thể luận là giống, chẳng giống.

Giải thích:
Không kể thời gian, hễ lúc nào giác ngộ được chơn tâm, thể nhập chơn thường , thì ngay lúc đó là Phật, ở ngay thân hiện tại.


Vấn viết : Nhược như thuyết giả, Như Lai tức thị dị đắc. Vân hà ngôn tam đại kiếp tu ?
Đáp viết : Thậm nan dã.


Hỏi: Nếu nói như vậy thì Như Lai tức dễ được, làm sao nói tu hành ba đại kiếp ?
Đáp: Rất khó.

Giải thích:
Nguyên tắc thì như thế, nhưng muốn thành Phật cũng phải tu hành ba đại kiếp, vì bị cản trở bởi những chấp trước, nghiệp chướng từ vô thỉ đến nay.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược bất chuyển tức thân thị, vân hà danh nan ?
Đáp viết : Khởi tâm dị, diệt tâm nan; thị thân dị, phi thân nan; hữu tác dị, vô tác nan. Cố tri huyền công nan hội, diệu lý nan hợp, Bất động tức chơn, tam Thánh hy cập.


Hỏi: Nếu chẳng chuyển tức ngay thân này (là Phật), làm sao gọi khó?
Đáp: Khởi tâm dễ, diệt tâm khó; là thân dễ, chẳng phải thân khó; có làm dễ, không làm khó. Cho nên biết, công phu sâu xa khó lĩnh hội, lý nhiệm mầu khó khế hợp, chẳng động tức chân, ba bậc Thánh ít bì kịp.

Giải thích:
Biết rằng tâm rỗng không, chẳng chuyển thì ngay thân này là Phật. Nhưng tâm chẳng chuyển là một việc vô cùng khó. Đức Phật bảo rằng “Nếu cột được tâm lại một chỗ, không việc gì chẳng xong”.


Ư thị Duyên Môn trường thán, thanh mãn thập phương. Hốt nhiên vô âm, khoát nhiên đại ngộ. Huyền quang tĩnh trí, phản chiếu vô nghi. Thủy tri học đạo kỳ nan, đồ hứng mộng lự. Nhi tức cao thanh thán viết :

Khi ấy, Duyên Môn thở dài, tiếng đầy khắp cả mười phương. Chợt im lặng, rỗng toang đại ngộ, trí tuệ thanh tịnh sẵn có tự bao giờ, soi trở lại không nghi ngờ. Mới biết, học đạo rất khó, luống dấy lên điều lo nghĩ trong mộng, liền to tiếng khen ngợi:


Thiện tai! Thiện tai! Như tiên sinh vô thuyết nhi thuyết, ngã thực vô văn nhi văn. Văn thuyết nhất hợp, tức tịch mịch vô thuyết. Bất tri tiên sinh hướng lai vấn đáp, danh thùy hà pháp ?

Lành thay! Lành thay! Như thầy không nói mà nói, con thật không nghe mà nghe. Nghe và nói hợp nhất, tức lặng yên không lời. Chẳng biết điều đối Đáp của thầy từ trước đến đây, gọi là pháp gì?

Giải thích:
Tất cả những điều Nhập Lý tiên sinh nói ra đều là chỉ Tâm. Mà Tâm thể của nó vốn trống rỗng, chẳng thể chỉ. Phương pháp tu hành, chỉ cần buông bỏ vọng tưởng, chẳng khởi tâm, cũng là chẳng làm gì cả. Cho nên nói mà như không nói, nghe mà như không nghe.

Ư thị Nhập Lý tiên sinh thân an bất động, mục kích vô ngôn, cố thị tứ phương, ha ha tức tức. Nhi vị Duyên Môn viết: Phù chí lý u vi, vô hữu văn tự. Nhữ hướng lai sở vấn, giai thị lượng khởi tâm sinh. Mộng vị đa đoan, giác dĩ vô vật. Nhữ dục lưu thông ư thế,ký vấn giả danh, thỉnh nhược thi tụng. Cố danh TUYỆT QUÁN LUẬN.

Liền đó, thầy Nhập Lý thân yên chẳng động, nhìn chăm chăm không nói; rồi ngó khắp bốn phía, cười ha ha nói với Duyên Môn:
- Lý tột thì sâu xa vi diệu, không có văn tự. Điều ông hỏi từ trước đến đây đều là lượng khởi tâm sanh. Trong mộng cho là có nhiều thứ, tỉnh rồi không một vật. Ông muốn truyền rộng ở đời, thì tạm mượn lời hỏi xoay ngược tên trở lại, hãy nên thu hết dấu vết. Vì vậy, gọi là Tuyệt Quán Luận.

Giải thích:
Đặt tên là “Tuyệt quán luận” có nghĩa là : Luân về “Không còn cái quán và cái để quán”.


Duyên Môn luận nhất quyển. Chí Trừng Xà Lê các chấp nhất bản giảo khám vật.

Duyên Môn luận một quyển, Sa môn Chí Trừng mỗi người một quyển, xem xét đến cuối.

HẾT


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.120 khách