THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

xinloi2011
Bài viết: 3
Ngày: 25/05/11 19:14
Giới tính: Nam
Đến từ: Lai Vung Đồng Tháp

THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi xinloi2011 »

LỜI CHÀO THÂN ÁI!

Đầu bài viết tôi xin được nói lên lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ban điều hành diễn đàn, đến tất cả các đạo hữu gần xa, đến tất cả các bạn.
Được vào diễn đàn này quả thật tôi hoan hỉ và rất vinh dự rất hạnh phúc. Qủa thật cuộc đời đã cho tôi và không những riêng tôi một cái duyên lành với phật pháp, với riêng diễn đàn này.

Kính thưa các bạn đây là chủ đề đầu tiên và cũng là chủ đề duy nhất tôi lập ra trên diễn đàn này. Kính mong quý vị hưởng ứng, bổ sung đính chính và giúp đỡ tôi cũng như bất kỳ ai có nhân-duyên.
Tôi mới có duyên với phật pháp, chân ướt chân ráo lên diễn đàn. Nên có rất nhiều điều muốn học hỏi mong quý vị chỉ giáo cho.
Tôi vô cùng cảm ơn quý vị! CUNG KÍNH PHẬT, CUNG KÍNH PHÁP, CUNG KÍNH TĂNG!
.......

CHO PHÉP TÔI HỎI NHIỀU CÂU HỎI:
1/ Thiền là tên khác của Tâm? (thiền=tâm=đạo=chân tâm=hòn ngọc=chất kim cang...?)
2/ Phật thành là thành cái gì? cái gì thành? (vì thân tứ đại ta là giả trước sau cũng hoại! thì cái gì thành?
3/ Thế nào là tu? Tu pháp gì hợp lý nhất hợp khế cơ khế lý nhất? Mau chứng nhất?
4/ Thật ra có chứng đắc gì không? chứng là chứng cái gì? đắc là đắc cái gì? cái gì ở đó biết cái chứng đắc? - (vì trong khi thân tứ đại đang tan hoại từng phút giờ!)
5/ Tìm phật ở đâu? trong thân ngoài thân này? phật tại tâm? Vậy sao có kinh nói 6 con quỹ dữ là 6 đứa giặc trần : mắt tai mũi lưỡi thân ý! phải xem nó là giặc, là quỹ, chớ nhận giặc làm con đúng không?
6/ Chân tâm tìm ở đâu trong thân tứ đại này? Khi thấy được nó thì ai thấy? trạng thái ấy gọi là thấy tánh? kiến tánh?
7/ Vậy khi kiến tánh thì vẩn ăn uống vẩn còn vọng tâm? (nghĩa là vẫn còn giận vui, đau bệnh và vọng tâm có sự giảm rõ rệt - bỏ ác về lành!) Bảo nhậm là gì?
8/ 84 ngàn pháp tu, vậy tu pháp gì bây giờ? niệm phật hay thiền? (mà thiền là tâm rồi!?) người xuất gia số ít còn tại gia rất nhiều, nếu vậy phải tu pháp gì cho hợp với một người tại gia? một nhân viên văn phòng? một kỹ sư?
9/ Kiến tánh khởi tu cũng đồng nghĩa với bảo nhậm? mà tu miên mật tức là để chỉ người đã thấy tánh gìn giữ tánh ấy trong tứ oai nghi: đi đứng nằm ngồi, nói chuyện làm toán, đánh máy, lên diễn đàn?
10/ Vậy có nghĩa là khi đã thấy tánh rồi thì lúc nào cũng thấy tánh gìn giữ tánh ấy gọi là tu miên mật? lúc này công phu đã thành khối? thật ra lúc này không còn pháp gì tu nữa? vì đi đứng nằm ngồi nói năng làm toán, diễn thuyết cũng thấy cái tánh kia, cũng thấy nó sờ sờ trước mắt! vậy thì dù có quỳ lạy, hay ngồi niệm Phật, hay ngồi (tọa) thiền cho thẳng cái lưng, cho trang nghiêm cái thân giả tạm tứ đại có ích gì đâu có phải vậy không? Chính vì vậy mà Lục Tổ Huệ Năng chủ trương không có thiền ngồi( tọa thiền, tọa niệm phật...) bởi cái gọi là Phật tánh luôn có ở chúng sanh từ vô thỉ rồi, có ở trong thân phóng quang ra sau cửa (sáu đưá giặc trần:mắt tai mũi lưỡi thân ý) mà cũng nhờ sáu cửa trần này Phật mới chứng được đạo quả;
Cho nên tóm lại dù làm gì ở đâu, thức cũng như ngũ, đi cũng như ngồi, im lặng cũng như đang thao thao bất tuyệt tranh luận dù tư thế nào tu cũng được? Vậy khi hiểu đến đây tu pháp gì nữa đây? vì khi đã thấy tánh rồi thì mới vỡ lẽ ra không còn dùng pháp gì nữa, vì pháp là bè, là ngón tay để chỉ trăng thôi!?
Hóa ra mới hiểu "tu mà không tu" "chứng mà không chứng", "pháp bổn vô pháp", nghĩa là nói dùng pháp tu cũng đúng mà không dùng pháp gì để tu cũng đúng, nhưng thật ra phải tùy vào giai đoạn mới đi hay đã lên thuyền, đã qua được sông!
Hóa ra mới hiểu thật ra không tu sửa, mà tu là tìm lại cái chân tâm ấy!
...tạm hết!
(Trên là những điều của một người mới vào cửa phật, học phật sơ cơ , mong quý vị giải thích chỉ dạy thêm cho kẻ ít hiểu biết cạn duyên phật pháp này nhé! Rất mong được sự hoan hỉ của các bạn.)

DẠ XIN ĐƯỢC HỎI DIỄN DÀN 10 câu trên. Tôi không có ý gì phấn khích hay bắt bẻ, chỉ nêu ra những điều còn gút mắt khó hiểu, khó thấy, những điều còn hồ nghi.
Không biết có đạo hữu nào có cảm nghĩ như tôi, vả chăng đó chỉ là những thắc mắc ấu trĩ kém cõi rất mong có sự tùy duyên.
..
..
Có câu :" Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng"


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tôi không thể trả lời hết 10 câu hỏi của bạn, vì tôi hiện giờ đang là phàm phu vẫn còn phiền não.
Xin tặng bạn bài thơ này:

Ai ơi trèo núi lên cao
càng leo càng thấy lao đao bít bùng
Leo lên cho tới tận cùng
Thảnh thơi ngồi tựa gốc tùng ngắm chơi.


xinloi2011
Bài viết: 3
Ngày: 25/05/11 19:14
Giới tính: Nam
Đến từ: Lai Vung Đồng Tháp

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi xinloi2011 »

cảm ơn tinhnghia


xinloi2011
Bài viết: 3
Ngày: 25/05/11 19:14
Giới tính: Nam
Đến từ: Lai Vung Đồng Tháp

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi xinloi2011 »

cho mình hỏi tinhnghia nhá, bạn leo tới đỉnh núi chưa?


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

MHBN tuy chưa đầy đủ công đức, nhưng cũng cố gắng mạn phép trả lời trong sự hiểu biết hạn hữu của mình:

1. Trước khi hiểu Thiền xin hỏi bạn tâm là gì (trong sự hiểu biết về tâm - cả thực hiểu bản thân và trên kinh sách). Thiền thì có rất nhiều nghĩa, nhiều phương diện nhiều lĩnh vực, tâm cũng vậy muốn hiểu cũng phải tùy người tùy pháp mới trả lời được. Định nghĩa chung chung rất khó.

2. Thành Phật tức là hiểu rõ hết thải tri kiến thế gián là xuất thế gian.

3. Thế nào là chẳng tu, xin định nghĩa rõ hơn về chẳng tu của bạn trước rồi hãy tìm đến hiểu tu. Pháp nhanh nhất là pháp hợp với căn tánh mình nhất.

4. Chứng đắc chính là hiểu được chưa từng chứng đắc (như lai), còn những gì hữu vi giới hạn đều chẳng thật. Nếu có gì đó chứng đắc đều chẳng phải chứng đắc, bởi chơn chứng đắc vốn chưa từng đắc.

5. Nếu tìm Phật phải tìm được chơn tâm, nếu đã rõ chơn tâm Phật vốn vô hạn lượng thì chẳng có trong ngoài. Lục Căn là sáu giặc, nhưng cũng là 6 của để nhập đạo, nếu tìm cách đoạn diệt các căn tức đóng cửa vào đạo. Chỉ có thuần dưỡng căn thì mong bước vào đạo. Chẳng nhận giặc làm con chứng là bạn trưởng dưỡng căn thanh tịnh đừng để nhiễm trần.

6. Chân tâm chẳng phải trong chẳng phải ngoài tứ đại, mà khắp cùng đều là chơn tâm, chỉ có nhận ra được nó hay không mà thôi. Thấy được chân tâm chính là tự nó nhận ra nó, nếu ngoài nói nhận ra nó thì cái nhận ra có phải tâm không? Khi nhận ra tự biết tâm vốn chẳng thuộc sở hữu của riêng ai cả, tự sẽ biết ai nhận ra. Thấy tánh chỉ là khái niệm tìm lại chơn tâm, thật sự thấy chơn tâm xưa nay ai cũng thấy cả. Không đợi đến khi hiểu ra mới thấy.

7.Nếu nhận ra tánh thì tâm chẳng viên theo trần vọng, chẳng sanh lục thức để chạy theo thì lấy cái gì yêu giân hờn ... Khi ăn biết rõ ăn, khi ngủ biết rõ ngủ... Chẳng vì tham đắm ăn ngủ mà sanh phiền não, phiền não sanh tức tâm nhiễm trần, tức phiền nào sanh ra. Khi đó bất giác bổn tâm rồi. Bảo nhậm dành cho người đã tìm được chơn tâm thanh tịnh vô nhất vật, do căn thức đã vốn bị nhiễm trần theo tập khí, cần bảo nhậm để mọi mọi thời đều giác chân tâm không bị duyên trần khuấy nhiễu nữa, khi đã thành khối chẳng thể bất giác nữa thì thành tựu.

8. 84 ngàn pháp môn tức có 84 ngàn căn cơ, tùy bệnh cho thuốc không cố định , nếu biết pháp phù hợp mình nhất khi ít tạo tác hay không cản trở nhiều nhất trong hoàn cảnh của mình đã biết được pháp môn của mình.

9. Chưa kiến tánh cũng cần khởi tu, khởi đầu là tu các pháp lực đọ giữ hành trì trong các hạnh lành. Kiến tánh khởi tu chỉ nói đến bảo nhậm (đây là công phu chứ chưa gọi tu hoàn chỉnh). Khi đã thành tự bảo nhậm thì tự khế hợp Lục độ trước khi kiến tánh và tiếp tục hành trì. Khi đã bảo nhậm thành tựu thì tự tác pháp đều là Lục Độ cả, đến khi đó tu như chẳng tu, vì mọi mọi tác tạo đều ứng với lục độ một cách tự nhiên không phải là sự thức ép để tu.

Đến đây tự oai nghi tế hạnh tự sẳn dùng, không có cái giữ gìn thúc ép.

10.Đến đây sẽnhhận lại tất cả các pháp, khi chưa nhập là phương tiện, khi nhập rồi thì các pháp vốn đều rốt ráo, vì thế chẳng có cái gọi phương tiện, chẳng có chỗ rốt ráo, tùy duyên nghiệp ứng dùng.

Lục Tổ không chủ trương nào cả chỉ có ứng duyên tùy tâm cho pháp.

Không tu và tu chẳng khác tùy duyên mà dùng, nếu không dùng hay dùng mà chơn tâm bất giác đều mắc quả báo. Đến đây thì nhân quả rõ ràng mọi mọi tạo tác đều biết rõ nhân quả, không phải muốn làm gì cũng được.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

1/ Thiền là tên khác của Tâm? (thiền=tâm=đạo=chân tâm=hòn ngọc=chất kim cang...?)
• CÂU NẦY CHÍNH XÁC.

2/ Phật thành là thành cái gì? cái gì thành?
• PHẬT VỐN TỰ THÀNH, KHÔNG DO CÁI GÌ THÀNH.

3/ Thế nào là tu? Tu pháp gì hợp lý nhất hợp khế cơ khế lý nhất?
• VÌ KHÔNG BIẾT LỔI NƠI TÂM NÊN MỚI HỌC ĐỂ TU ( SỮA LỖI ), NẾU TỰ BIẾT LỖI NƠI TÂM MÀ TU LÀ PHÁP KHẾ HỢP VÀ MAU CHỨNG ĐẮC, đó là người mê , người Ngộ TỰ TOẢ SÁNG TÂM MÌNH là con đường ĐỐN NGỘ.

4/ Thật ra có chứng đắc gì không? chứng là chứng cái gì? đắc là đắc cái gì? cái gì ở đó biết cái chứng đắc? –
*NGƯỜI MÊ CÓ TU CÓ CHỨNG ( tu tới đâu chứng tới đó ).
*NGƯỜI NGỘ TỰ CHỨNG PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ nơi sắc thân năm uẩn .
* ĐẮC LÀ ĐẠT ĐẠO ( Ngộ Tánh ).
* trong khi CHỨNG ĐẠO CÓ VÔ LUỢNG NHƯ LAI ĐỒNG CỘNG CHỨNG.

5/ Tìm phật ở đâu? trong thân ngoài thân này? phật tại tâm?
• TỨC TÂM TỨC PHẬT tìm Phật chỉ cần tìm TÂM ( THÂN ) NGOÀI THÂN TÌM PHẬT LÀ PHẬT PHẬT CỦA NGƯỜI KHÁC ( ngoài Tâm không Phật,
• ngoài Phật không Tâm )

6/ Chân tâm tìm ở đâu trong thân tứ đại này? Khi thấy được nó thì ai thấy? trạng thái ấy gọi là thấy tánh? kiến tánh?
*Câu nầy giống câu 5. KIẾN TÁNH LÀ NGỘ TÁNH LÀ THẤY THẬT TƯỚNG ( VÔ TƯỚNG QUANG TRUNG THƯỜNG TỰ TẠI ).

7/ Vậy khi kiến tánh thì vẩn ăn uống vẩn còn vọng tâm? (nghĩa là vẫn còn giận vui, đau bệnh và vọng tâm có sự giảm rõ rệt - bỏ ác về lành!) Bảo nhậm là gì?
*KIẾN TÁNH VẪN ĐÓI ĂN KHÁT UỐNG, MỖI NIỆM ĐỀU LÀ” CHƠN NHƯ TỰ NIÊM” ( tự soi tự chiếu ).
* mỗi người đều có Tánh Giác tức là đã có Bảo Nhậm. NGƯỜI NGỘ TÁNH THÌ THƯỜNG THẤY TÁNH tức là ĐI,ĐỨNG, NẰM, NGỒI ĐỀU LÀ THIỀN CẢ.

8/ 84 ngàn pháp tu, vậy tu pháp gì bây giờ?
• TÁM VẠN BỐN NGÀN PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ ĐỐI TRỊ VỚI TÁM VẠN BỐN NGÀN PHIỀN NÃO. Mỗi người tự chọn phương tiện theo sự PHIỀN NÃO của mình hoặc nhờ Thiện TRI THỨC hướng dẫn.
• LỤC TỔ đã dạy : MUỐN LO TOAN ĐỘ THẾ, PHƯƠNG TIÊN PHẢI SẲNG SÀN. ĐỪNG ĐỂ HỌ NGHI HOẶC. TÁNH HỌ MỚI MINH QUANG.

9/ Kiến tánh khởi tu
*kiến tánh khởi tu là của Thích Thanh Từ nói Bạn tìm ổng mà hỏi?
*THIỀN TÔNG CHỈ NÓI KIẾN TÁNH KHÔNG NÓI KHỞI TU.

10/ Vậy có nghĩa là khi đã thấy tánh rồi thì lúc nào cũng thấy tánh gìn giữ tánh ấy gọi là tu miên mật?
• KHI ĐẶNG THẤY TÁNH THÌ LÚC NÀO ,Ở ĐÂU CHO ĐẾN ĐI VỆ SINH VẪN THẤY TÁNH , PHÁP NGỮ THIỀN TÔNG GỌI LÀ”””” VÔ TU VÔ CHỨNG “”””NGAY ĐẾN SANH TỬ CŨNNG CHẲNG LIÊN CAN.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

xinloi2011: cho mình hỏi tinhnghia nhá, bạn leo tới đỉnh núi chưa?
Chưa. Tôi chưa leo tới đỉnh núi Tu Di.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

@TPH:

1. Sai. (Nếu ông thấy khác thì cứ nói).

2. Phật chưa từng Thành, thế thành thì khi nào hoại? Phật chưa từng đổi thì còn hiểu chứ nói tự thành nghe hơi..kẹt cho ông Phật của ông!

3. Tự sáng tâm thì oan nghi tế hạnh đầy đủ, không khoa trương, không nổ văng nhà lồng.

4. Vậy sắc thân 5 uẩn là gì của Pháp Thân Thường Trụ?

5. Câu này càng thấy rõ sai trầm trọng, Thiên Hà Đại địa đều là tâm, thế có phật trong thân và ngoài thân sao?

6. Nếu lấy câu trên làm trả lời câu dưới càng thấy lỗ hỏng bự chảng chà bá, Kiến Tánh tức kiến tánh thường trụ vạn pháp dùng sắc tướng hay vô tướng đều là bổn tánh vô sanh. Không phải chỉ có thật tướng vô tướng là thấy tánh, thấy tánh này chưa trọn vẹn.

7. Bậy nếu thấy tánh rồi không rõ nhân quả rồi niệm ác tâm, ông kéo Tánh Phật của ông vào địa ngục luôn à?

8. Hèn chi hiểu chưa tới thành ra nói bậy hơi nhiều.

9. Vậy TPH chỉ đoán mò tánh, chưa thấy tánh.

10. Thế trong 3 thân của ông thân nào liên can sanh tử? Pháp thân thì không nói, thế Hóa Thân của ông Báo thân của ông thì thế nào, muốn nói 3 thân là một thì chẳng bàn vì chúng vốn đồng PTTT, nhưng chỉ muốn rõ hơn 2 thân kia của ông có bị sanh tử không?

Mấy bài trước thấy còn kẹt định sửa những thôi, bởi TPH cứ cho mình đúng nên không sửa, những đến đây thì thấy nói hơi quá nên sửa cho hợp lý chủt.

TPH có buồn không dậy, nêu buồn nói buồn nhà đừng làm ra vẻ TS nói chẳng buồn thì thôi... MHBN không nói nữa.


kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

xinloi2011
Tôi nhớ không lầm đạo hữu giáo chủ hoà hảo này bị bannick rồi mà.
Định vào vô gián địa ngục hà.....? Mô Phật
"Buông......quay đầu là bờ"


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy đạo hữu Tiecphuocchung nói hợp lý.

Đạo hữu MHBN nên xem lại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thì ĐH TT cứ phân tích... Nói thật TT hiểu những kiến giải của TPH đúng với MHBN khoảng vài năm trước, bây giờ MHBN có chỗ hiểu lại khác - mới hơn đôi khi thấy hay quá chừng (đúng là thậm thâm vi diệu pháp)... Nhưng không biết phải diễn tả ra sao... TT & TPH nên xem lại... lời MHBN. Hãy đặc câu hỏi tại sao?

Tu học phải biết chỗ tiến còn vẫn biết hoài với một chỗ kiến giải ... thì nên xem lại.


Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM!?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

tangbong

Nếu ĐH (xinloi2011) tin chắc là mình Kiến Tánh, thì củng nên đi tìm các vị sư ở chùa để đi tham vấn coi có đúng thật sự vậy không ? Nếu không thì nên coi lại mình hiểu lầm chổ nào rồi xét lại ; nếu thật sự đã Kiến Tánh thì củng nên nghe, hay tìm đọc " Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật " để hành cho tới nơi luôn .


@ĐH (xinloi2011) không dùng văn tự trả lời câu này nha phải tự ĐH không mượn lời các Tổ ah hihihi


Thiền là gỉ ?



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sửa lần cuối bởi Cai Gi -Doc Sao Nua vào ngày 26/05/11 17:07 với 1 lần sửa.


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]16 khách