Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Đáp: Chỉ có pháp quán tâm nhiếp hết các pháp là chóng tắt nhất.

Hỏi: Vì sao một pháp nhiếp được hết các pháp?

Đáp: Vì tâm là nguồn cội của vạn pháp, hết thảy pháp đều từ tâm sanh.
Nếu tỏ được tâm thì vạn pháp đều đủ. Cũng như cây to, cành lá hoa quả
sum suê đều từ gốc cây. Khi trồng cây phải chú ý săn sóc ở gốc thì cây mới
được sanh sôi. Đốn cây cũng cứ đốn ở gốc thì toàn thân cây đều chết.

Nếu tỏ tâm mà tu thì dụng lực ít mà thành công dễ; chẳng tỏ tâm mà tu phí công
vô ích. Nên biết tất cả thiện ác đều từ tâm, lìa tâm mà tìm Đạo là việc luống
công. (theo sách luận phá tướng).

Hi :) theo câu hỏi mà không đọc thêm phần post bài thì chúng ta chỉ trả lời tùy theo sở thích cá nhân: Niệm Phật nhanh nhất, tham thoại đầu nhanh nhất, hay tụng kinh trì chú nhanh hơn...
Nhưng luận phá tướng chỉ nói nhiếp được tâm là cách tu nhanh tắt nhất. Thế thì tâm là gì?
Nếu không biết tâm thế nào thì làm sao để nhiếp phục nhỉ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hỏi: Vì sao quán tâm gọi là cứu cánh?


Đáp: Bực Đại Bồ-Tát khi thâm nhập vào pháp đại trí huệ, biết được tứ đại vốn rỗng không vô ngã. Thấy được tự tâm khởi dụng hai mặt khác nhau: một là tâm nhiễm, hai là tâm tịnh.

Hai mặt tâm pháp này tự nhiên vốn đầy đủ. Tuy nhờ duyên hợp, nhưng hai tướng vẫn làm nhân đối đãi cho nhau. Tâm tịnh thích làm nhân lành, tâm nhiễm thường ưa nghiệp ác.

Nếu chẳng thọ nhiễm thì gọi là thánh, thoát ly các khổ, chứng cái thật yên vui.
Nếu đọa vào tâm nhiễm thì tạo nhiệp chịu trói buộc, gọi là phàm; trôi lăn trong ba cõi, chịu muôn điều thống khổ.


Vì sao thế?
- Vì tâm nhiễm trái chướng với thể Chơn Như. Nên kinh Thập Ðịa nói: Trong thân chúng sanh có tánh Phật
Kim Cang tròn sáng như mặt trời, rộng lớn không bờ mé. Vì bị mây năm ấm che khuất như đèn bị chậu úp, sáng không hiện được.
- Lại trong kinh Niết Bàn có nói: Hết thảy chúng sanh đều có tánh Phật, vì bị vô minh che khuất nên chẳng được giải thoát, tánh Phật tức là tánh giác đó!

Chỉ tự giác và làm cho kẻ khác giác ngộ. Giác ngộ rõ suốt thì gọi là giải thoát.
Nên biết tất cả việc thiện đều lấy "giác" làm gốc.
Nhờ giác mới có thể hiển hiện các cội công đức, đức quả Niết Bàn cũng nhân đây mà thành tựu. Quán
tâm như thế gọi là "liễu". (theo sách luận phá tướng)

~x( ~x( ~x( không hiểu...!?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hỏi: Như trên đã nói, tánh Phật chơn như, tất cả công đức đều nương nơi giác làm gốc, chẳng hay cái tâm vô minh lấy đâu làm gốc?

Đáp: Cái tâm vô minh tuy có 84.000 phiền não tình dục và hà sa các điều ác đều nhân ba độc làm gốc, ba độc là tham sân si đó. Cái tâm ba độc này tự nó đủ tất cả khả năng làm ác; cũng như cội cây to chỉ có một, nhưng có biết
bao cành lá.

Căn cội của ba độc, trong mỗi một cái rễ sanh ra các nghiệp ác vô lượng vô biên không thể tỷ dụ. Tâm ba độc như thế từ trong bản thể ứng hiện ra sáu căn, cũng gọi là sáu kẻ giặc, tức là sáu thức đó!


Do sáu thức nầy ra vào các căn tham đắm trần cảnh, tạo thành nghiệp ác trái chướng với nhơn thế, nên gọi là sáu kẻ giặc.
Tất cả chúng sanh đều bị ba độc và sáu kẻ giặc nầy làm mê loạn thân tâm, chìm đắm trong sanh tử, luân hồi trong sáu nẻo chịu các đều đau khổ. Cũng như sông rộng mênh mông, bắt nguồn từ khe suối nhỏ chảy mãi không ngừng, lần ra đến sóng cuộn ba đào, mịt mờ muôn dặm. Nếu có người lấp được tận nguồn thì dòng suối đều dứt. Người cầu giải thoát nếu có thể chuyển ba độc làm ba tụ tịnh giới, chuyển sáu kẻ giặc làm sáu Ba-la-mật, tự nhiên lìa dứt tất cả nghiệp khổ.(theo sách luận phá tướng)
================
Hi, tangbong , trong sách lại một lần nữa, chúng ta muốn cầu đạo cho mau chóng,... phải tìm cội nguồn vô minh, cội nguồn của vô minh tức từ trong 3 độc mà sanh, (có vô biên, vô lượng chướng ngại.) 84000 chướng ngại.

Ngày nay, chúng ta rất có nhiều phương tiện để cầu đạo mau chóng thành, liễu ngộ. Theo thời đại vật chất, mạng Internet, kinh sách có đầy. Giảng dạy đủ pháp môn, tông phái.v.v. Nhưng cội nguồn ô nhiểm phải hiểu tận cùng chỉ do 3 độc (tham sân si) tạo thành. Hi hi, còn mê ngủ :) Khi đã hết mê rồi, tánh Phật chơn như, tất cả công đức đều nương nơi giác làm gốc.

Thân.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hỏi: Sáu nẻo ba cõi rộng lớn mênh mông, nếu chỉ quán tâm làm sao
thoát khỏi biển khổ vô cùng?

Đáp: Ba cõi nghiệp báo chỉ từ tâm sanh, nếu được vô tâm, tuy ở trong ba
cõi nhưng liền thoát ly ba cõi. Ba cõi tức là ba độc đó.

Tham là cõi Dục, sân là cõi Sắc, si là cõi Vô Sắc, nên gọi là ba cõi.

Từ ba độc này tạo nghiệp nhẹ nặng, thọ báo chẳng đồng, chia ra sáu nẻo nên gọi là sáu thú.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hỏi: Sau gọi là nhẹ nặng chia làm sáu nẻo?

Đáp: Chúng sanh chẳng rõ nhân chánh, quên tâm, tu nghiệp thiện vẫn chưa
khỏi ba cõi, sanh về ba nẻo nhẹ.

=

Hỏi: Sao gọi là ba nẻo nhẹ?

Đáp: Vì là mê lầm tu mười điều thiện, vọng cầu khoái lạc chưa khỏi cõi tham, sanh về đường Trời. Mê giữ năm giới, vọng khởi ghét yêu, chưa khỏi cõi sân nên sanh về đường người. Mê chấp theo hữu vi, tin tà cầu phước, chưa khỏi cõi si, nên sanh về nẻo A-tu-la. Ba loại như thế gọi là đường nhẹ.

=

Hỏi: Sao gọi là ba đường nặng?

Đáp: Nghĩa là từ tâm ba độc, chỉ tạo nghiệp ác bị đọa vào ba đường nặng. Nếu nghiệp tham nặng thì đọa vào đường ngạ quỷ, nghiệp sân nặng thì đọa vào đường địa ngục, nghiệp si nặng thì đọa vào đường súc sanh. Ba đường nặng này thông đồng với ba đường nhẹ, cộng thành sáu đường. Nên biết tất cả nghiệp khổ đều từ tâm sanh. Nếu có thể nhiếp tâm, lìa tất cả ác thì cái khổ trong ba cõi sáu đường tự nhiên tiêu diệt, lìa khổ là được giải thoát.(theo sách luận phá tướng)

Hi hi, các câu hỏi này thì dễ rồi đó, còn hành động ở tâm thì hàng ngày không phải lên xuống 6 cõi, mà có hơn 10 cõi..!?

1. Có Bao nhiêu cõi thường sống chung với cõi người, hiện nay? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

KÍNH CHÀO CÁC BẠN!
ĐỐN NGỘ LÀ NHANH NHẤT.
Thật ra không có nhanh hơn với các pháp tiệm tu như trì chú hay niệm phật v.v
sao mâu thuẫn phải không! người tu sĩ dù hành pháp gì rồi điểm chung đích giữa chừng là kiến tánh ví như trăm con đườn giao nhau ở 1 nút giao thông nhưng nút đó chưa phải tới đích mà còn một chặng đường xa nữa mới tới nơi.
.......
kiến tánh, ngộ đạo, thấy tánh, gặp chủ nhân ông, thấy tâm...
đạo gì cũng ở thế gian, cũng tối ngủ, sáng dậy làm việc học tập, lao động, đối duyên xúc cảnh, gặp biết bao phiền nảo vui buồn thỉ nộ cuộc đời...
Tôi sẽ làm một phép SO SÁNH KẺ TIỆM TU VÀ NGƯỜI TRỰC CHỈ TÂM ĐỐN NGỘ:
1/ tiệm tu niệm 6 chữ a di đà phật: nếu ta tin pháp này thì phải tin tuyệt đối, cứ việc niệm lục tự di đà, niệm ngày niệm tháng niệm năm, quên rồi nhớ, nhớ rồi quên...niệm chừng nào cảm thấy vọng tâm ít đi tạp niệm ít đi chừng đó cũng ít gì vài năm may ra mới có thể nhất tâm bất loạn tức ngộ ĐẠO tức KIẾN TÁNH, tức gặp chủ nhân ông! ( cũng như tu thiền )
2/đốn ngộ: ví như tôi 2012 kiến tánh ( xin lỗi cho tôi là kiến cắn cũng được!) thì sau 5 năm đến nay 2017 tạp niệm mới lắng xuống hết, ban đầu vẩn thấy tánh vẩn thấy chủ nhân ông nhưng mỗi ngày chỉ vài giây còn lại hơn 5000 giây/ngày là quên chủ nhân ông.
vậy đấy, vẩn diễn ra bình thường hàng ngày tôi vẩn đi làm công ty (tôi là kỹ sư thực phẩm ) vẩn có vợ, chưa con, vẩn có mẹ già, vẩn buồn vui, nhưng lúc một mình tỉnh tâm thì dễ thấy tánh, hễ đối duyên xúc cảnh là mất tánh ngay.tôi phải kiên trì như vậy thậm chí còn hồ nghi pháp phật dạy sai hay là mình đã nhầm! không ngờ sau 5 năm đến nay 2017 khoảng hơn tháng trước bỗng nhiên tâm tịnh vô cùng tịnh ở chỗ động hàng ngày ở giữa chợ đông, khi nói chuyện, khi làm việc, khi tưới vườn nhãn bằng máy phát cỏ 2 thì nổ điếc cả tai mà vẩn hằng thấy cái ẤY lồ lộ trước lòng minh lúc ấy vui thâm trầm lắm. Rất an nhiên rất bình tâm.
ví như ngay lúc này đây ngay lúc tôi gõ máy tính câu này vẩn cứ thấy cái TÁNH ấy trước lòng tôi tâm tôi như thường, vẩn thấy hơi thở đều đặng.
không quên chủ nhân ông, không quên mình theo vật.
KHI ĐÃ KIẾN TÁNH rồi thì không sợ tu bị chậm, càng chậm càng hay càng công đức sâu dầy...
khi đã gặp chủ nhân ông rồi thì không còn pháp gì để tu : khi chưa thấy tánh người tu tịnh độ còn niệm lục tự, khi thấy tánh rồi niệm hay không niệm a di đà phật cũng vậy mà thôi.
bởi ÔNG CHỦ NHÂN ÔNG đã gặp rồi thì cái thân tứ đại này là giả, bắt nó niệm phật cũng tốt, niệm lên 1 tiếng A DI ĐÀ PHẬT là phát ra 1 vọng tâm, tất nhiên các bạn đừng nhầm là tôi đang bác pháp môn tịnh độ nha, không phải vậy, người kiến tánh rồi vọng nào phát ra cũng biết nó phát ra!
.........
trở lại hai so sánh trên, người tu tịnh độ ban đầu là giới luật trước, như ăn chay niệm phật, làm lành,
còn người tu thiền tông, chỉ nhắm trước cái đốn, lúc này họ có thể còn đang ăn mặn, đang làm ác.
nhưng khi người tu thiền tông nhờ minh sư chỉ cho thấy tánh thì còn phải quay đầu lại học hết các pháp lành của phật, vừa tự độ và độ người, thì lúc này cũng giống như người tu tịnh độ ban đầu.
ví dụ: một gã ma cô ăn nhậu chốn lầu xanh được minh sư chỉ cho kiến tánh, thì khi anh ta kiến tánh cũng như chưa kiến tánh mà thôi, thấy cái tánh, cái tâm cái ông chủ nhân ông đó sờ sờ. nhưng nếu không chịu làm theo các pháp lành của phật không cải tà bỏ ăn nhậu bỏ gái gú, học phật tu nhân làm lành thì ông ta cũng bị quỷ dắt đi như thường.
bởi đạo mà không ở trong đời thì đạo điệt vong, học tu, học phật cái học ấy chỉ ở nơi thâm tâm chẳng lộ ra ngoài đời giúp đỡ ai chẳng ích lợi gì cho nhân gian thì cái ĐẠO ấy dùng vào đâu, ví như có gạo thơm thái mà cứ cất vô lu cho mốc hết thì ích gì thà gạo 504 còn mới mà vo lên nấu khô khô ăn với muối xả cũng ngon !
.......
bạn có nhớ chuyện của tổ sư xưa nọ không, có 1 vị đệ tử cầu đạo với tổ sư theo hầu hạ tổ sư mấy năm rồi mà thầy chả chỉ truyền phật pháp gì cả, một hôm anh này bức xúc quá chả lẽ theo thầy học đạo đại thừa bồ đề mà tối ngày mấy năm nay chỉ nấu cơm giặt áo bửa cũi mấy cái việc trẻ con việc đàn bà thì tu hành gì nữa chứ, nam nhi chi chí phải không các bạn?
ấy khi anh ta hỏi tổ sư: sao thầy không chỉ con đạo pháp mấy năm qua. tổ sư bảo rằng ta chưa từng không chỉ nhà ngươi, hàng ngày ta đều chỉ ngươi tại người không thấy đó thôi!
khi người dưng cơm thì ta nhận, khi ta kêu thì ngươi đáp, khi ta bảo đi nguơi đi bảo ngồi ngươi ngồi chả có gì mà không có đạo THƯỢNG THỪA BỒ ĐỀ Ở TRONG ĐÓ!
đây cũng là một công án khó!
đúng vậy các bạn ạ! khi KIẾN TÁNH RỒI thì LÀM VIỆC GÌ CŨNG LÀ ĐANG TU, Ở ĐÂU CŨNG HÀNH MIÊN MẬT, Ở ĐÂU CŨNG THẤY CHỦ NHÂN ÔNG.
BIẾT thì dễ không biết dù cả đời vẩn chưa được và nhà tổ, ví như các bạn đang đọc dòng chữ tôi đang gõ này, nếu người nào kiến tánh rồi thì vẩn thấy tánh khi đang đọc câu này, vẩn tu trong khi đọc khi đánh máy khi suy nghĩ trả lời vẩn tu trong khi chê khen hay mến mộ.
còn chưa kiến tánh, dù bạn có ngồi lạy cả 1000 hay niệm phật cả 1000 tiếng, hay ngồi thẳng lưng kiết già thì cũng chả ăn thua gì đến diệu ý phật pháp như lục tổ nói trong PHÁP BỬU ĐÀN KINH toàn chỉ thẳng thấy tánh cho người mộ đạo có căn cơ sâu thẳm kể trí mới lãnh ngộ nổi pháp đốn của tổ.

.....
tất nhiên dạ thưa các bạn không phải pháp đốn của tổ là hay là cao hơn pháp tu tịnh độ đâu.
bệnh giả phải nhờ thuốc giả mà, khi hết bệnh còn cần thuốc giả hay thật làm gì miễn hết bệnh thì thôi.
.....
TÓM LẠI: ai thích gì tu cái đó thích gì làm đó, thích niệm phật cứ niệm hoài, thích thiền định cứ định( nhớ rằng định được ở trong chổ động như giữa chợ nới thiệt là định của lục tổ, của phật)
KHÔNG CÁCH NÀO NHANH HƠN : BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, nhẫn, nhịn, hòa nhã, ăn chay , làm tất cả việc lành, độ người mà học ở người, biết tu làm gì cũng đang tu, việc nhỏ như lượm rác rửa cầu tiêu hay đang đốt nhanh trong lễ đài đều như nhau lòng vẩn thanh tịnh vẩn chuyện trò độc thoại cùng bạn CHỦ NHÂN ÔNG thì dù có ở đâu trong trái đất này dù có đi đâu gặp ai ban ngày hay đêm, chỗ vắng hay đông người thì ĐỀU TU TU TU...
TU NHƯ VẬY MỚI MAU CHÓNG. còn bằng không chỉ ngồi kiết già mà định được, trong thời công phu còn ra ngoài thời gian công phu mà quên mất thì ví như nấu CƠM ĐIỆN nhắc lên bắt xuống làm sao chín cơm.
nhắc lên bắt xuống thì bị vỏng tưởng kéo đi hoài, càng đi càng xa nhà tổ.
ví dụ thực tế: nếu bạn đang ngồi thiền đang định có người chạy xe ngay té cái rằm, bạn sẽ ngồi yên sao? người kiến tánh ngồi cũng định được, thì khi bước ra đỡ cái xe ngã kia cũng định được, xong xuôi trở vào thánh thất cũng ngồi lại vẩn thấy ông chủ nhân ông y như trước! có gì khác đâu.
còn người chưa kiến tánh nói rằng khi tu sĩ bước chân ra khỏi kiết già khỏi thánh thất mà đi cướu anh kia té xe là lúc mất định, lúc xuất thiền rồi! lúc này là làm việc phước, việc thiền quên đi mất!
dạ đúng vậy đó bạn, chỗ khác nhau giữa người kiến tánh và không kiến tánh, việc tu như nhau bên ngoài cũng đồng thời đi cướu anh té xe kia nhưng bên trong lòng khác nhau, kẻ quên người nhớ chủ nhân ông. người quên mình theo vật, người nhớ mình nhớ vật!
tuy biết anh té xe kêu la thảm thiết cầu cướu là vọng trần cuốn lôi nhưng kẻ kiến tánh không bị lầm không bị giặc là vọng trần là âm thinh kêu cướu kia làm mê loạn tâm thức, không bị lầm.
.......
tôi không xem kinh THÍCH CA nhiều, ví như tôi có một đoạn trong kinh PHÁP BỬU ĐÀN nói đoạn có tu sĩ đã đọc cả 1000 biến kinh pháp hoa mà chưa lãnh hội được ý chỉ phật pháp là tại sao ? THÍCH CA trả lời là nhà ngươi chỉ đọc thôi, bị kinh lôi cuốn mất theo âm thinh, ngươi đã quên mình theo vật( vât là KINH) QUÊN CHỦ NHÂN ÔNG RỒI!
đọc kinh mà không hiểu nghĩa, không làm theo kinh thì ích gì. đó chỉ là con két.
DẠ XIN TẠM NGƯNG, mình viết nhiều quá mất hay. hẹn khi khác.
KÍNH.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.69 khách