VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào Bác Thánh Tri tangbong :D

Em vẩn còn nhớ trong kinh Lăng Nghiêm có chép "Như Lai thọ thực thì Như Lai no; Như Lai thọ thực có lẻ nào thầy Ananda lại no được" Một thí dụ đơn giản nhưng thâm sâu vô cùng kinhle

À ha! Em rất thích cách giải kinh A Di Đà của Bác Thánh Tri. Nói rất hay tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính Chào Đạo Hửu Kim Cang tangbong

Đạo Hửu vẩn khỏe chứ :D

Cách giải Vãng sanh = Thành Phật của Đạo Hửu nói củng rất hay tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết:Chào Bác Thánh Tri tangbong :D

Em vẩn còn nhớ trong kinh Lăng Nghiêm có chép "Như Lai thọ thực thì Như Lai no; Như Lai thọ thực có lẻ nào thầy Ananda lại no được" Một thí dụ đơn giản nhưng thâm sâu vô cùng kinhle

À ha! Em rất thích cách giải kinh A Di Đà của Bác Thánh Tri. Nói rất hay tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle
Ừ thì Kinh A Di Đà là nói về Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ mà. Do vậy dạy Chấp Trì Danh Hiệu nghĩa là bảo Niệm Vô Niệm mới được thoát vòng samsara của ý thức trở về Chân Tâm Cực Lạc mới được. Chứ đâu có chỗ nào Cực an Cực Lạc hơn là Tâm Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên nơi mình sẵn có!

Câu: "Vãng Sanh Đồng Nghĩa Thành Phật hay Vãng Sanh Tức là Thành Phật" thì chính là ý nói trở về với Pháp Thân Phật Tánh nơi mình.

Thấy tánh là thành Phật. Cho nên khi trở về được Pháp Thân Phật Tánh nơi mình thì tức là Phật, bởi Phật là giác.

Ngoài Pháp Thân Phật Tánh ra không có Phật nào khác.

Các hóa thân, báo thân chỉ là ứng hóa hiện, không phải thật.

Như khởi ý niệm về Phật A Di Đà, thì hóa thân Phật A Di Đà hiện, khởi niệm về Phật Thích Ca thì hóa thân Phật Thích Ca hiện. Cho đến khởi niệm về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời người, a tu la, thanh văn, duyên giác, bồ tát thì cả 10 pháp giới đều ứng hiện.

Nếu không khởi ý niệm về 10 pháp giới, thì 10 pháp giới cũng chẳng có chẳng hiện, lấy đâu ra 10 pháp giới chúng sanh?

Chính ngay khi ấy, pháp thân cũng chẳng có lấy chi nói dày dòng rằng pháp thân là thế nầy thế nọ.

Ấy tạm gọi là Nhất Tâm, cũng gọi là Chân Như.

Chỉ một tâm nầy là Phật gọi là Nhất Tâm Chân Như.

Nhưng tâm vốn là Phật thì chẳng cần phải gọi Phật. Phật vốn là tâm thì cũng chẳng cần phải gọi tâm. Bởi gọi phật gọi tâm thành ra có hai sao?

Thôi nói nhiều quá, an vui nhé :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kính DH Hieule
Cách giải Vãng sanh = Thành Phật của Đạo Hửu nói củng rất hay tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle
Không phải KC giải mà là trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật Phẩm Mười Tâm Thù Thắng Đức Phật giảng như sau:
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh Độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh Chúng cho tới khi thành tựu Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ...người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh Chúng, thành tựu vô lượng ba-la-mật thâm nhập tam muội tổng trì môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển pháp luân vô thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là bất thối chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ trí lực, mười tám pháp bất cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng đà-ra-ni, vô số tam muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ...đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng :

Vãng Sanh Đồng Ý Nghĩa Với Thành Phật, Vì Vãng Sanh Tức Là Thành Phật.
Đặc biệt là đoạn Kinh văn sau đây:
Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh Độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh Chúng cho tới khi thành tựu Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Lời dạy trên thật là rất quan trọng bởi vì nếu hành giả chưa Chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn thì là còn là Phàm Phu còn bị nghiệp sanh tử dẫn đi như vậy mà nói muốn cứu độ chúng sanh thì lấy năng lực gì mà cứu độ chúng sanh?

Các Tổ Thiền Tông tu hành Kiến Tánh đó là do nhiều đời tu tập nhân duyên chín mùi nên đời đó liền đạt ngộ chứ không phải là chỉ mới tu hành một đời này.

Tu hành là phải biết tùy hỷ căn lành của chúng sanh người ta hợp căn cơ nào pháp môn nào thì mình theo đó mà giảng giải.

Trong Kinh Phật dạy người căn tánh Thanh Văn mà dạy Pháp Bồ Tát là có lỗi, người căn tánh Bồ Tát mà dạy Pháp Thanh Văn là có lỗi bởi vì dạy mà người ta thực hành không được chẳng lợi ích mà có hại.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết: Danh từ "Đới Nghiệp Vãng Sanh" là sau nầy do Trung Hoa bài ra. Tôi cho đó là sai lầm.
DH không nên viện hai từ "Hàng Giả" mà phỉ báng các Tổ Tịnh Độ. Phàm Phu vãng sanh thì gọi là Đới Nghiệp Vãng Sanh. DH nói vậy chẳng khác gì nói rằng "Phàm Phu không thể sanh ở Cực Lạc" chính là phỉ báng Tịnh Độ Tông.
Thứ Nhứt: Kinh A Di Đà dạy mình phải "Chấp Trì Danh Hiệu" nghĩa là phải miên mật niệm Vô Niệm, chứ không phải trì cái danh tự tên Phật.
Thiệt uổng cho Thánh_Tri học Tịnh Độ mấy năm nay, niệm Danh Hiệu Phật khác mà cầu sanh CỰC LẠC thì làm sao được? Đức Thích Ca Mâu Ni dạy chấp trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà là vì trong 48 nguyện có nguyện tiếp dẫn qua danh hiệu.
Thứ Hai: Kinh A Di Đà ví dụ A Di Đà Phật cho Tâm Tánh Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang nơi mỗi người sẵn có. Vãng sanh có nghĩa là diệt ý thức phân biệt khiến mình khổ đau ta bà, nên Chân Tâm Tự Tánh Cực Lạc hiện tiền, tạm gọi là vãng sanh.
Phàm Phu vẫn vãng sanh được, và mục tiêu của pháp môn Tịnh Độ là độ Phàm Phu chúng ta đây chứ không phải là Bậc Thánh đã diệt sạch ý thức phân biệt.
Thứ Ba: Đem cái nghiệp thức thuộc cảnh giới sanh diệt vào cảnh giới bất sanh bất diệt thì không thể được. Kinh Lăng Nghiêm nói đem "Nhân Sanh Diệt tu hành mà đòi Quả Vô Sanh thì không bao giờ được, như nấu cát mà muốn thành cơm."

Muốn vãng sanh Cực Lạc Chân Tâm thì phải sạch nghiệp thức, tức là đập nát mối đầu niệm khiến cho ta luân chuyển trong sáu đường. Hễ ngày nào còn nghiệp thức thì ngày đó còn ở trong vòng samsara (luân hồi) rồi ra khỏi được.

Chính chư Tổ Thiền Tông và ngay cả Phật Thích Ca tham thiền đến khi "Sát Na Lìa Ý Thức" mới hoàn toàn Triệt Ngộ, giải thoát.
CỰC LẠC có đầy đủ các cảnh giới, Phàm có cảnh giới của Phàm nhưng vẫn là cảnh trang nghiêm thù thắng, Thánh có cảnh giới của Thánh,.... Thâu nhíp tất cả. Rốt cuộc đều là giải thoát tại đó.
Thứ Tư: Không thể nhờ người khác trợ niệm mà vãng sanh được, vì phá bỏ luật nhân quả của Phật. Bởi Không ai có thể ăn cho mình no được. Không ai có thể uống nước cho mình đở khác được. Không ai có thể làm cho tâm mình thanh tịnh ngoài chính mình!
Đã gọi là "trợ niệm" thì nghĩa là hổ trợ về cảnh duyên, thay vì khoc loc thì người ta niệm Phật hổ trợ cho người chết được nhất tâm chí nguyện vãng sanh. Vãng sanh hay không phải do người lâm chung phát tâm ra sao.
Thứ Năm: Cõi Cực Lạc mà Kinh nói là ẩn dụ cho Tâm Thanh Tịnh. Chỉ có Tâm thanh tịnh mới gọi là Cực Lạc được thôi. Nếu là một thế giới hình tướng như cõi Ta Bà thì cũng phải có thành trụ hoại không, thế thì sao gọi là Cực Lạc được!
Cực Lạc là một thế giới mà Đức Phật, cách ta bà 10 tỉ thế giới. Người ngộ thì trong một niệm liền tới, người Phàm thì Phật và Bồ Tát đến rước đi.

Khi Đức A Di Đà nhập diệt thì cõi CỰC LẠC đổi thành một thế giới trang nghiêm hơn nữa.
Ai cũng ham cái vui cái đẹp, ai cũng muốn lìa bỏ cái khổ cái xấu, mà không chịu gieo nhân cho đúng để được cái quả cho đúng. Chỉ biết tham lam quá độ! Tại sao tham lam? bởi không muốn ra sức tu hành mà đòi giải thoát, không muốn đi làm việc mà đòi có tiền sài! Đó là chuyện ảo tưởng không bao giờ được!

Ùng ùng đi tìm cái nào dễ, khỏi phải nhọc sức tu hành mà được quả vui tuyệt diệu. Đó là lòng tham mù oán của con người hiện tại.
Muốn sanh Cực Lạc để được hưởng thụ như hưởng thụ ngũ dục thì những người này không có Chánh Tín, dĩ nhiên khi lâm chung liền điên đảo không được vãng sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đới Nghiệp Vãng Sanh
ý nghĩa sâu xa không phải chỉ nói là hết Nghiệp trong 3 cõi sanh tử.

Bồ Tát tu hành đến Bát Địa hết dứt hết nghiệp quả cho nên nói Đới Nghiệp Vãng Sanh là nghĩa này.

Cõi Cực Lạc Thanh Tịnh Mầu Nhiệm chỉ có Bồ Tát trong Thập Địa mới có thể Tùy Nguyện Vãng Sanh còn các bậc dưới đều là phải nương sức đại nguyện của Đức Phật A Di Đà.

Bồ Tát tu đến Bát Địa mới dứt hết Niệm Phân Biệt cho nên nói tu hành phải biết Lý Sự viên dung.

Kiến Tánh Thành Phật của Thiền Tông là nói khi mà viên mãn

Mật Tông nói Tam Nghiệp Tương Ứng Hiện Thân Thành Phật cũng là nói khi mà viên mãn.

Chưa viên mãn thì chỉ là nói Phật Nhân chưa phải là Phật Quả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

BATKHONG1985 đã viết:
Thánh_Tri đã viết: Danh từ "Đới Nghiệp Vãng Sanh" là sau nầy do Trung Hoa bài ra. Tôi cho đó là sai lầm.
DH không nên viện hai từ "Hàng Giả" mà phỉ báng các Tổ Tịnh Độ. Phàm Phu vãng sanh thì gọi là Đới Nghiệp Vãng Sanh. DH nói vậy chẳng khác gì nói rằng "Phàm Phu không thể sanh ở Cực Lạc" chính là phỉ báng Tịnh Độ Tông.
Rõ ràng phỉ báng đã nhiều lần, ngay trong Box Tịnh Độ, vậy sao BĐH không làm theo những gì BĐH đã đưa ra?


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính chào quý Đạo Hửu tangbong

Đề mục này nếu mình nhớ không lầm là do một Đạo Hửu tu theo pháp môn Tịnh Độ post lên để mọi người cùng bàn luận chứ không phải do Đạo Hửu Thánh Tri khởi xướng. Do đó nếu nói Thánh Tri đi quá lố thật sự thiếu tánh thuyết phục.

Đạo Hửu Thánh Tri trước đây củng đã có tu theo pháp môn Tịnh Độ và niệm Phật cầu vãng sanh. Vì lý do box Thiền Tông thiếu người giúp hiểu biết chánh pháp giúp đở các Đạo Hửu khác mới vào đạo nên Đạo Hửu Thánh Tri có thông báo trên diển đàn rằng Đạo Hửu Thánh Tri sẻ qua bên Thiền Tông để giúp một tay.

Kính thưa Đạo Hửu Pucaquynhnga tangbong

Mình đã có đọc qua các bài viết của Thánh Tri về đề mục này. Thánh Tri luôn tôn trọng các môn phái khác nhau trong Phật Pháp trong lúc post bài. Đạo Hửu Pucaquynhnga chắc vì nhạy cảm hơn người khác nên cho rằng Đạo Hửu Thánh Tri đi quá lố.

Mình củng là người theo môn phái Tịnh Độ nhưng mình thấy các bài viết của Thánh Tri rất bình thường. Do đó nếu nói Thánh Tri đi quá đà trong lúc bàn luận hay phỉ báng gì đó thì không có căn cứ rỏ ràng. Vậy nhé. :)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thảo luận cốt để làm sáng tỏ rõ ràng sự tu học không phải dành hơn thua cao thấp.

Nếu có nghi ngờ thì nương Kinh Luận của Phật Tổ.

Ngài Long Thọ vị Tổ thứ 12 của Thiền Tông nói như sau trong Luận Thập Địa (Tỳ Bà Sa Luận)

Nếu người muốn thành Phật
Xưng niệm A Di Đà
Ứng thời vì hiện thân
Nên nay con quy mạng.


Do sức nguyện Phật kia
Mười phương Chư Bồ Tát
Đến nghe pháp cúng dường
Nên con cúi đầu lễ.

Các Bồ Tát cõi ấy
Đầy đủ những tướng hảo.
Thân đẹp tự trang nghiêm
Nên con lạy quy y.

Chư Bồ Tát Cực lạc
Mỗi ngày trong ba thời
Cúng dường Phật mười phương
Nên con cúi đầy lạy.

Nếu người trồng căn lành
Nghi thì hoa không nở
Kẻ lòng tin thanh tịnh
Hoa nở được thấy Phật.


Hiện tại Phật mười phương
Dùng các thứ nhân duyên
Khen công đức Di Đà
Nên con quy mạng lễ.

Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp
Mầu nhiệm hơn thiên cung
Công đức rất sâu dầy
Nên con lễ chân Phật.

Ngài Long Thọ vị Tổ thứ 12 của Thiền Tông nói Pháp Môn Niệm Phật là Dị Hành Đạo.

Ngài Long Thọ vị Tổ thứ 12 của Thiền Tông giảng Lý Tánh Không sâu xa mà vẫn xưng tán Tịnh Độ.

Bài kệ trên Tổ xưng tán Đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc là nói nói Sự Tướng không nói Lý Tánh.

Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ thì phải chừng nào Chứng Như Tổ Long Thọ rồi mới thấy được.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hieule đã viết: Mình đã có đọc qua các bài viết của Thánh Tri về đề mục này. Thánh Tri luôn tôn trọng các môn phái khác nhau trong Phật Pháp trong lúc post bài. Đạo Hửu Pucaquynhnga chắc vì nhạy cảm hơn người khác nên cho rằng Đạo Hửu Thánh Tri đi quá lố.

Mình củng là người theo môn phái Tịnh Độ nhưng mình thấy các bài viết của Thánh Tri rất bình thường. Do đó nếu nói Thánh Tri đi quá đà trong lúc bàn luận hay phỉ báng gì đó thì không có căn cứ rỏ ràng. Vậy nhé. :)
QN đã viết ra một đoạn thật dài, có đầy đủ cc, nhưng đã không post lên. Tự mỗi người có thể tự cảm nhận thấy mà. Đôi khi suy nghĩ có nên nói ra hay không?!


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Các đ/h thông cảm, đ/h Thánh Tri tu Thiền Tông, mới đến được "Chơn không" chứ chưa đến được "Diệu hữu".
Trong tâm đ/h Thánh Tri mới thấy tất cả đều là do Tánh không biến hiện, nên thấy mọi pháp đều là không, và giải nghĩa theo hướng đó.
Người nào hiểu sâu hơn thì mới có thể tin vô quải ngại vào cõi Cực Lạc. (Tức là vừa tin "nhất thiết pháp giai không", mà vẫn không chướng ngại sự hiện hữu của các pháp).
Thánh Tri đi chưa tới chứ không phải đi lạc.
Còn phần lớn người tu Tịnh độ, chỉ tin theo tâm thành thật của mình (ắt cảm đến chư Phật) nên nghe Thánh Tri nói thấy chướng.

Xin lỗi mọi người. Khẩu nghiệp !!! tội lỗi !!! tội lỗi!!!

sám hối tội lỗi !!!


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: VÃNG SANH ĐỒNG NHĨA VỚI THÀNH PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

binh đã viết:Các đ/h thông cảm, đ/h Thánh Tri tu Thiền Tông, mới đến được "Chơn không" chứ chưa đến được "Diệu hữu".
Trong tâm đ/h Thánh Tri mới thấy tất cả đều là do Tánh không biến hiện, nên thấy mọi pháp đều là không, và giải nghĩa theo hướng đó.
Người nào hiểu sâu hơn thì mới có thể tin vô quải ngại vào cõi Cực Lạc. (Tức là vừa tin "nhất thiết pháp giai không", mà vẫn không chướng ngại sự hiện hữu của các pháp).
Thánh Tri đi chưa tới chứ không phải đi lạc.
Còn phần lớn người tu Tịnh độ, chỉ tin theo tâm thành thật của mình (ắt cảm đến chư Phật) nên nghe Thánh Tri nói thấy chướng.
“Nhất thiết pháp giai không” – đây là một sự thật mà ai cũng phải tin nhận, mặc dù đã ngộ được hay là chưa. Là một sự thật mà chỉ có Phật mới thấu rõ hết chân tướng.

Là sự thật, tuy nhiên việc nhận ra được nó thì vô cùng khó, chứ nếu không khó, thì chúng ta đâu có lặn hụp trong luân hồi từ vô lượng kiếp đến nay? Và muốn nhận ra nó thì cần phương pháp, những phương pháp là những pháp môn tu học, tùy nhân duyên của mỗi người.

Thiền Tông – thì từ “cửa không” mà vào. Còn Tịnh Độ thì đi từ “sự có”. Hai bên theo những Tông chỉ riêng. Chẳng thể bàn về Tịnh Độ mà cứ lôi lý Thiền ra mà nói. Việc này chỉ càng làm thêm sự tranh cãi vô ích, không điểm dừng, lại làm chướng ngại đến sự tín tâm đến người sơ cơ.

Tu Tịnh Độ thì đa phần TIN và nương nơi nguyện lực của đức Phật A Di Đà, NGUYỆN Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc, và sau đó là HÀNH niệm Phật. Khi hành giả Tịnh độ niệm Phật đạt đến một công phu nhất định, thì tự tâm thanh tịnh, lắng đọng, thì tự dần dần nhận ra được cái gọi là “Duy Tâm Tịnh Độ”, cái gọi là "Vạn pháp giai không"..... Và việc nhận ra này, cũng từ do nơi công phu niệm Phật ban đầu mà có. Đằng này ĐH TT phán cho một câu xanh rờn “Đới nghiệp vãng sanh do trung quốc địa ra” thì bó tay rồi, từ đó khiến cho hàng sơ cơ mất tín tâm, mất sự hành trì, mất sự tu tập, thì pháp thân huệ mạng càng xa vời.

Nếu trong Box nào cũng thõa thích nói theo ý của mình, quan điểm của mình, tư tưởng pháp mình đang tu thì chỉ có… LOẠN. Như kiểu ông nói gà, bà nói vịt, chẳng có điểm tương đồng. Vậy diễn đàn lập những Box riêng Thiền – Tịnh – Mật làm gì? Lợi ích gì cho hành giả?

QN thấy, box nào đã lập ra, khi vào đó mọi người phải có ý thức trao đổi, luận bàn thì phải lấy “Tông chỉ của pháp đó làm cơ sở thảo luận”, thì mới có lợi ích, thì mới tránh được việc tranh cãi lộn xộn không điểm dừng.

Các chú bác làm ĐHV, thấy việc ĐH TT phát ngôn những câu đậm chất “phỉ báng Tịnh Độ” (mọi người tự đọc thấy) là có hợp lý hay không? Nếu mọi người tự thấy rất hợp lí, và lợi ích, thì QN chẳng có gì nói thêm. Nếu tự mọi người tự thấy đó là tư tưởng sai lầm đối với Tịnh Độ, khiến cho người sơ cơ mất đi sự tín tâm, thì tại sao lại không có phương pháp gì?

Phải nghĩ cho người đi sau nữa chứ.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách