Vượt luân hồi vào Tịnh Độ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vượt luân hồi vào Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"anhshipga"]
1.Thế cái thân của ông đang sống phải gọi là gì đây? Nếu Sinh tử = Vọng tưởng, thì chính ông đang vọng tưởng!
Gọi là cái tâm hư vọng. Chính tôi đang vọng tưởng nên mới có cái thân hư vọng nầy.
Sinh là sống, Tử là chết. Sinh tử là là 2 vấn đề đối đãi về bản chất, vì chấp vào đối đãi rồi khởi tâm phân biệt mà sinh ra tình cảm ham sống sợ chết, rồi từ đó mà phải chịu đau khổ . Nếu nhìn nhận Sinh chỉ là sống, tử chỉ là chết thì ...................cứ vô tư mà sống đi!
Ngay cái thân, không thể phủ nhận nó, cũng không thể chối bỏ nó, cũng không thể dùng ý thức lập luận sinh là sinh, tử là tử mà có thể vô tư sống còn. Bởi làm gì thì cũng thuộc ý thức, không ngoài nó được. Đã không vượt ngoài ý thức thì làm sao mà vô tư sống còn? Bởi vừa khởi cái ý niệm "sinh chỉ là sống, tử chỉ là chết" thì vừa sinh lại tử. Rồi lại khởi ý niệm đó nửa lại vừa tử lại sinh.

Nếu thật là người trong Tông Môn thì ngay chỗ "Sanh từ đâu tới? Chết đi về đâu?" mà hướng tới. Trong khi hướng tới hai chữ "sanh tử" cũng chẳng từ đâu mà có được, thì không cần phải bàn tới. Há chẳng tốt hơn sao?

2.Thức chẳng lìa tâm. Ông làm cách nào để lìa đây? Tôi bảo đảm ông luyện đến khi nào 1 hớp uống cạn nước sông Giang Tây thì lúc đó ông sẽ lìa.
Như trên vừa nói. Hay ở trên Sanh Tử mà hướng tới thì hai chữ sanh tử cũng chẳng từ đâu mà có, sanh tử là chẳng lập thì còn bàn gì tới Tâm thức. Vậy thì còn hỏi cách nào để lìa để làm gì? Nếu sanh tử đã chẳng lập thì đòi lập Thức Tâm để làm gì? Há chẳng phải đầu mọc thêm sừng, tuyết rắc thêm sương hay sao?

Vừa nói người ta nhiễm nặng thì chính mình lại nhiễm càng nặng, bởi ở trên ngữ ngôn của chư Tổ chẳng buông mà còn lôi vào.
3. Ông bị nhiễm nặng cái nghĩa "chết đi sống lại" của tổ sư tông Lâm Tế. Rồi vác cái lý luận đó đi khắp diễn đàn, gượng ép áp đặt vô tất cả mọi thứ. Nếu ông thâm sâu về yếu chỉ tông Lâm Tế thì hãy nói xem "đầu sào trăm thước" làm thế nào để bước thêm bước nửa? ( câu hỏi này của Từ Minh chứ không phải của tôi).
Người không hiểu thì bài muôn ngàn việc. Người biết rồi quy ngàn việc về một việc. Nhưng chính cái một việc ấy vốn tự không thì cũng chẳng phải là một việc, chỉ tạm nói mà thôi. Thế thì đâu phải tôi gượng ép vào tất cả việc, chỉ là đem tất cả việc thâu về một việc mà thôi. Pháp Hoa nói "Không có tam thừa, chỉ có một thừa duy nhứt ấy là Phật Thừa".

Mặt dù là đời 44 dòng Lâm Tế Chính Tông, nhưng tôi tự thẹn sức mình kém cỏi, chưa thể đảm đang trọng trách huyết mạch tổ sử, nhưng chỉ cố gắng hành được tới đâu thì nói tới đó mà thôi, để thấp lên một ngòn đèn mờ loe lét giữa đêm khuya bảo tồn huyến mạch tổ sư. Trong mong kẻ sĩ thượng thừa mười phương có thể thấy được mà phát huy làm rạng ngời Pháp Yếu. Đầu sào trăm thước há dễ tới được ư? Đang đi trên cây trúc để tới đầu sào, còn chưa tới làm sao nói đến việc bước qua?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vượt luân hồi vào Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

TT không nên đưa những khai thị nhà Thiền, cũng như những kiến giải của ĐH về Thiền vào các bài viết trong box Tịnh Độ.
Đọc bài của TT, thanhtinhtam thấy ĐH ngộ về Tự Tánh còn chưa ngộ huống gì là chứng chân.
Nếu ĐH không nghe lời của TTT thì tiếc lắm. Đã tự mình lầm lại chỉ sai đường làm người khác lầm theo, khiến cho những người sơ cơ tu Tịnh Nghiệp tín tâm chao đảo. Nếu không sửa thì tương lai muốn ra khỏi địa ngục A Tỳ do tâm ĐH biến hiện cũng khó lắm. Khổ đến cùng cực không nói ra lời.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Vượt luân hồi vào Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

1.Thế cái thân của ông đang sống phải gọi là gì đây? Nếu Sinh tử = Vọng tưởng, thì chính ông đang vọng tưởng!

Gọi là cái tâm hư vọng. Chính tôi đang vọng tưởng nên mới có cái thân hư vọng nầy.
Sinh là sống, Tử là chết. Sinh tử là là 2 vấn đề đối đãi về bản chất, vì chấp vào đối đãi rồi khởi tâm phân biệt mà sinh ra tình cảm ham sống sợ chết, rồi từ đó mà phải chịu đau khổ . Nếu nhìn nhận Sinh chỉ là sống, tử chỉ là chết thì ...................cứ vô tư mà sống đi!
Ngay cái thân, không thể phủ nhận nó, cũng không thể chối bỏ nó, cũng không thể dùng ý thức lập luận sinh là sinh, tử là tử mà có thể vô tư sống còn. Bởi làm gì thì cũng thuộc ý thức, không ngoài nó được. Đã không vượt ngoài ý thức thì làm sao mà vô tư sống còn? Bởi vừa khởi cái ý niệm "sinh chỉ là sống, tử chỉ là chết" thì vừa sinh lại tử. Rồi lại khởi ý niệm đó nửa lại vừa tử lại sinh.

Nếu thật là người trong Tông Môn thì ngay chỗ "Sanh từ đâu tới? Chết đi về đâu?" mà hướng tới. Trong khi hướng tới hai chữ "sanh tử" cũng chẳng từ đâu mà có được, thì không cần phải bàn tới. Há chẳng tốt hơn sao?
1. Leo sào được vài thước thì lại bị lọt vào hang ổ bởi vì phàm tình dễ dẹp, thánh giải khó trừ ! ./..,.,

Cho nên Bàng Uẩn mới nói:

Khó, khó, khó, Trăm tạ dầu mè treo trên cây vuốt.

2. Thức chẳng lìa tâm, Phật cũng chẳng tách nó ra được. Ông lại còn đòi vượt đòi lìa đòi trừ. Ông trừ được tức là trừ luôn cả chân tâm, liền lọt vào "không". Ông chỉ cần ngay ở trong đó mà xoay chuyển là được.

Há không nghe Vĩnh Gia nói

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tánh tức phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân.
2.Thức chẳng lìa tâm. Ông làm cách nào để lìa đây? Tôi bảo đảm ông luyện đến khi nào 1 hớp uống cạn nước sông Giang Tây thì lúc đó ông sẽ lìa.
Như trên vừa nói. Hay ở trên Sanh Tử mà hướng tới thì hai chữ sanh tử cũng chẳng từ đâu mà có, sanh tử là chẳng lập thì còn bàn gì tới Tâm thức. Vậy thì còn hỏi cách nào để lìa để làm gì? Nếu sanh tử đã chẳng lập thì đòi lập Thức Tâm để làm gì? Há chẳng phải đầu mọc thêm sừng, tuyết rắc thêm sương hay sao?

Vừa nói người ta nhiễm nặng thì chính mình lại nhiễm càng nặng, bởi ở trên ngữ ngôn của chư Tổ chẳng buông mà còn lôi vào.
Như trên vừa nói. Hay ở trên Sanh Tử mà hướng tới thì hai chữ sanh tử cũng chẳng từ đâu mà có, sanh tử là chẳng lập thì còn bàn gì tới Tâm thức. Vậy thì còn hỏi cách nào để lìa để làm gì? Nếu sanh tử đã chẳng lập thì đòi lập Thức Tâm để làm gì? Há chẳng phải đầu mọc thêm sừng, tuyết rắc thêm sương hay sao?
1. Thế cái thân ông đang sống do đâu mà có? Thế ông được sinh ra từ mẹ ông hay là trứng đá ở Hoa quả sơn? 2 chữ sanh tử chẳng đâu mà có tại sao từ điển lại có?

2. Ông học luận điệu phủ nhận Tâm Kinh mà chẳng thấu hiểu Tâm Kinh. Sắc tức thị không không tức thị sắc...Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức....loạn chưởng cả lên.

3. Việc lừa chưa qua việc ngựa lại đến ./..,.,

Trên đầu mọc sừng tạm gác qua 1 bên, trên tuyết thêm sương ông phân biệt được đâu là sương, đâu là tuyết chăng? không phân biệt được thì đừng nên nói lý lẽ trên tuyết thêm sương.
3. Ông bị nhiễm nặng cái nghĩa "chết đi sống lại" của tổ sư tông Lâm Tế. Rồi vác cái lý luận đó đi khắp diễn đàn, gượng ép áp đặt vô tất cả mọi thứ. Nếu ông thâm sâu về yếu chỉ tông Lâm Tế thì hãy nói xem "đầu sào trăm thước" làm thế nào để bước thêm bước nửa? ( câu hỏi này của Từ Minh chứ không phải của tôi).
Người không hiểu thì bài muôn ngàn việc. Người biết rồi quy ngàn việc về một việc. Nhưng chính cái một việc ấy vốn tự không thì cũng chẳng phải là một việc, chỉ tạm nói mà thôi. Thế thì đâu phải tôi gượng ép vào tất cả việc, chỉ là đem tất cả việc thâu về một việc mà thôi. Pháp Hoa nói "Không có tam thừa, chỉ có một thừa duy nhứt ấy là Phật Thừa".
1.Người không hiểu cũng chẳng ai bài việc gì. Người biết rồi cũng chẳng qui ngàn việc về một việc. Chỉ có ông loạn chưởng kinh sách rồi ban ngày nói mớ.

2. Vừa nói - "chính cái một việc ấy vốn tự không" rồi lại nói "một thừa duy nhứt ấy là Phật Thừa". ???? "Phật Thừa" là "không" chăng"??

- "chẳng phải là một việc" thì là cái gì? là "không" chăng? "không" là cái gì????

Vì vậy người xưa cũng như ông, nhưng tự biết chẳng an ổn nên mới hỏi:
- Vạn pháp qui về 1, 1 qui về đâu?
- Lúc ở Thanh Châu tôi có may 1 cái áo vải nặng 7 cân !
Tại sao Triệu Châu lại trả lời như vậy? Ý tại chỗ nào? Là tạm nói hay là thị hiện toàn chân?

Nhắc nhở riêng ông, lời lẽ tổ sư chẳng bao giờ tạm nói, chẳng bao giờ thí dụ, ẩn dụ...ngay đó đều giúp người ngộ nhập, khác hẳn với các tông phái khác. Phải như vậy mới gọi là đặc trưng "trực chỉ".

3. Cái lỗi của ông là đọc kinh sách, tạm hiểu sơ sơ rồi gượng ép đem tất cả mọi thứ chắp vá lại với nhau nhưng chẳng thể nào liền lạc được. Cần phải chứng nhập rồi mới làm được việc này.

Chính cái câu foot note của ông " tri kiến lập tri tức vô minh bổn". Tại sao nói được mà làm chẳng được?

Mặt dù là đời 44 dòng Lâm Tế Chính Tông, nhưng tôi tự thẹn sức mình kém cỏi, chưa thể đảm đang trọng trách huyết mạch tổ sử, nhưng chỉ cố gắng hành được tới đâu thì nói tới đó mà thôi, để thấp lên một ngòn đèn mờ loe lét giữa đêm khuya bảo tồn huyến mạch tổ sư. Trong mong kẻ sĩ thượng thừa mười phương có thể thấy được mà phát huy làm rạng ngời Pháp Yếu. Đầu sào trăm thước há dễ tới được ư? Đang đi trên cây trúc để tới đầu sào, còn chưa tới làm sao nói đến việc bước qua?
1. Ham tìm lý lẽ trong kinh điển
2. Ham y kinh giải nghĩa
3. Thối chí lui sụt

Những thứ này là đại kị học thiền. 1 và 2 là chung, 3 là riêng trong tông môn Lâm Tế :gia phong tông Lâm Tế đặc trưng là tính mạnh mẽ, đòi hỏi người học phải dũng mãnh như con sư tử. Con sư tử dù nhỏ hay lớn bản chất vẫn là con sư tử. Khi sơ cơ, tức là con sư tử con, khi chưa biết gầm rống thì vẫn mạnh bạo. Khi đã tham cứu thâm sâu thì gầm rống hiển hiện oai phong. Nếu không thể như thế thì không thể nhảy khỏi đầu sào, một hét ngộ nhập.

Phải trang bị được những hạnh này thì mới leo sào không bị tuột xuống, mới đủ điều kiện căn bản để cho ngọn đèn của ông có thể được thắp sáng từ ngọn đèn Lâm Tế. Theo lời lẽ của ông, có lẽ hợp với gia phong Tào Động hơn là Lâm Tế.

Chúc ông leo sào vui vẻ vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vượt luân hồi vào Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hiện tại người người nói pháp như mưa phùng mùa xuân. Người tầm đạo đều ngơ ngát không biết phải nghe lời nào, ai mà không sót dạ thương tình cho được? Bởi ai cũng chấp dính vào pháp mình cho là đúng, chẳng thấy được trời cao, Kinh Kim Cang dạy "pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp", nhưng đã là vọng thức tình phàm thì làm sao mà đúng được? Bởi thế Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói "nếu chưa thành bậc A La Hán thì chớ có tin tâm mình".

Căn tánh chúng sanh mỗi mỗi bất đồng, biết làm sao hơn? Mưa nước lớn ngập chết bụi cây ngọn cỏ, nhưng rừng thọ cổ thụ được mát mẻ sanh tươi. Lại như đưa giấy cuổi vào lửa tức cháy thành tro bụi, đưa sắc đồng thì nung thành tuyệt khí. Nước chẳng tội tình chi, bình đẳng ngập khắp mười phương. Lửa chẳng tội tình gì, bình đẳng đốt cháy cả thế giới.

Pháp Nhất Thừa cũng thế, ở nơi tất cả chúng sanh mỗi mỗi bình đẳng. Đại Đạo khắp cả chúng sanh đâu phân biệt thượng trung hạ, phàm thánh. Lỗi do nơi chúng sanh tự ngăn cách bởi vọng nghiệp tình phàm từ vô thủy, chứ đâu phải lỗi do Pháp có bất bình, Đạo có cao thấp ư!?

Do vậy ở nơi thánh chẳng tăng, ở nơi phàm chẳng giảm. Ở nơi Thiền không phải là cao thượng, ở nơi Tịnh không phải là thấp hèn. Nếu người hiểu rõ thì Tịnh chính là Thiền bởi tịnh là tịnh tâm, Thiền chính là Tịnh bởi thiền là tịnh lự. Tịnh Tâm và Tĩnh Lự hoàn toàn tương đồng. Chỉ là một pháp mà hai cách nói thôi. Thiền và Tịnh cũng chỉ là một thể Chân Tâm. Đã nhận ra và hiểu được rõ ràng thì đã không phải dễ nhưng tương đối là dễ. Còn muốn đến được và sống được với Chân Tâm thì đòi hỏi thực hành tức không phải dễ. Xong Tổ nói "Chí đạo vô nan duy hiềm giản trạch". Chỉ cần dung nghệ thuật đánh lừa vọng thức bằng câu thoại đầu thì mới có thể vượt thoát sanh tử, vãng sanh tịnh độ. Bởi sinh tử là ô nhiễm tâm, lăng xăng tâm. Niết Bàn là thanh tịnh tâm (Tịnh Độ), tĩnh lự tâm (Thiền). Được như thế rồi thì lo gì không được Tịnh Độ, được thấy Di Đà, Thiền Tịnh Nhất Như như một vần trăng sáng tỏ.

Chúc tinh tấn công phu để có ngày triệt ngộ!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách