Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGƯỜI NIỆM PHẬT ĐƯỢC MƯỜI LỢI ÍCH HIỆN ĐỜI
(Do phái Chân Tông Nhật Bản lập ra)

1. Minh chứng hộ trì: Minh chứng là các đấng ở trong u minh, mắt trần không trông thấy, tức là các đấng Phạm thiên, Đế thích, Tứ thiên vương, Long, Thần, Bát bộ hộ trì cho người niệm Phật.

2. Chí đức cụ túc: Chí đức là những công đức tuyệt vời ở trong danh hiệu Phật, người niệm Phật chỉ dùng một niệm Kim cương Tín tâm mà phát huy ra được hết mọi công đức ấy, nó đầy dẫy sung túc khắp cả tâm mình. (Vô Lượng Thọ và Luận Tịnh Độ)

3. Chuyển ác thành thiện: Khi đã được một niệm Kim cang Tín tâm và chí đức đầy đủ rồi, thì tự khắc chuyển hết những tội ác rất nặng trong ba đời thành ra thiện căn Bồ đề cả.

4. Chư Phật hộ niệm: Hết thảy chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương đều phù hộ và thương nhớ người niệm Phật. (Phật thuyết A Di Đà Kinh và tập Tuyển Trạch)

5. Chư Phật xưng tán: Chư Phật ngợi khen người niệm Phật. Người niệm Phật là hoa Phần đà lợi trong loài người. Hoa này quí nhứt, ở Ấn độ gọi là Pundarika. Ý Phật nói người niệm Phật thường thơm sạch trắng trong, tươi cười và đẹp như hoa. (Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ)

6. Tâm quang chiếu hộ: Ánh sáng ở trong tâm đại từ bi của Phật soi suốt vào người niệm Phật. (Kinh Quán Niệm Pháp Môn)

7. Tâm đa hoan hỉ: Người niệm Phật giống như vị Hoan Hỉ Địa Bồ tát, quyết định sau này sẽ thành Phật, tâm thường hoan hỉ vui mừng, không hề gián đoạn.

8. Tri cụ báo đức: Người niệm Phật, thân thể đầy đủ mọi công đức tuyệt vời, được nhiều lợi lớn, thời biết thân này thực là cái thân để báo đền ơn Phật.

9. Thường hành đại bi: Người niệm Phật có tín tâm nhờ ở sức Phật, đem lòng tự tin của mình ấy mà khuyên người tin theo, thế là tự thân mình đã thường thực hành được tấm lòng đại bi của Phật. (Đại Bi Kinh)

10. Nhập chánh định tu: Vào cảnh thiền định chân chính tu tập. Trong tâm quyết định thành ngôi Phật, thì gọi là "chánh định tu" hay gọi là ngôi bất thối. Người niệm Phật thường đem một niệm tín tâm vào ngôi ấy mà quyết định sau này tất thành Phật. (Luận Tịnh Độ).

(Sách: Pháp Môn Giải Thoát, Tịnh Độ Trích Yếu, chùa Đức Viên, California, USA)

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT

Trong kinh nói: Người nào chí tâm niệm Phật được mười công đức lợi ích như sau:

1. Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, đức Phật A Di Đà phóng quang nhiếp thọ.

2. Thường được hai mươi lăm vị Bồ tát như đức Quán Thế Âm thủ hộ.

3. Ngày đêm thường được chư Thiên cùng đại lực thần tướng ẩn mình ủng hộ.

4. Tất cả dạ xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.

5. Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia cùng các thứ chết dữ.

6. Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.

7. Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.

8. Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.

9. Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kỉnh Phật.

10. Khi mạng lâm chung không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tam thánh Tây phương tiếp dẫn sanh về Tịnh độ hưởng sự an vui không cùng.

Trong kinh lại nói: "Chí tâm niệm một câu A Di Đà tiêu diệt được tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp". (Quán Kinh)

MUỐN ĐƯỢC VÃNG SANH PHẢI DỰ BỊ TRƯỚC

Phải làm sao lúc lâm chung được chánh niệm. Chúng ta cần phải nhờ sức tụng niệm ở thời gian mạnh khỏe. Vậy, khi còn mạnh khỏe, chúng ta lại phải lo dự bị một tư lương đầy đủ - nói ngay ra tức là chúng ta phải niệm Phật thật nhiều và niệm cho chắc thiệt - muốn niệm nhiều và niệm cho chắc thiệt phải bắt đầu bằng sự niệm ít và phải giữ cho có chừng. Vả chăng ngoài sự niệm Phật có thời khóa ở bàn Phật ra, khi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm Phật được. Tùy theo hoàn cảnh thời giờ của mỗi người. Ai cũng có thể niệm được, không riêng gì người xuất gia, cư sĩ hay giàu nghèo, trí ngu nào cả.

Thế thì đủ biết rằng pháp môn niệm Phật rất phổ thông đúng như lời Hòa thượng Trí Tịnh đã nói: "Tất cả người trong các giới ở xã hội đều có thể tu theo và được thành tựu cả". (Liên Hữu Văn Tập của thầy Tịnh Đức)

HAI MƯƠI CHÍN THỨ TRANG NGHIÊM

Căn cứ theo quyển Vô Lượng Thọ Luận, trong hai mươi chín thứ trang nghiêm phân làm hai loại thanh tịnh: Một là khí thế gian thanh tịnh, hai là chúng sanh thế gian thanh tịnh.
  • A. KHÍ THẾ GIAN THANH TỊNH
Có mười bảy loại:

1. Cảnh trí của cõi Cực Lạc đặc biệt hơn tam giới.

2. Cõi Cực Lạc rộng lớn như hư không, không có ngằn mé.

3. Cõi ấy có ra là do lòng đại từ bi và xuất thế thiện căn của các vị Bồ tát.

4. Cõi Cực lạc trong sạch sáng suốt, trang nghiêm đầy đủ.

5. Ở đây có đủ vật trân báu thứ nhứt và xuất sanh nhiều vật quí kỳ diệu.

6. Ánh sáng trong sạch ở Cực Lạc thường chiếu ở thế gian.

7. Báu vật ở Cực Lạc mềm nhuyễn, người chạm đến thì sanh lòng ưa thích vui vẻ.

8. Ở Cực Lạc có áo báu nhiều hoa sen tốt đẹp, có cung điện, lầu gác và đủ thứ cây báu nhiều màu chiếu ánh các thế giới cùng với vô lượng mành lưới quí trùm cả hư không, có treo linh báu thường phát ra tiếng Phật pháp.

9. Trên hư không tự nhiên thường tuôn các thứ hoa, các thứ áo và hương thơm trang nghiêm bay xông khắp.

10. Quang minh của trí huệ Phật chiếu soi trừ hết các thứ si ám.

11. Từ nơi hoa sen của Như Lai mà hóa sanh.

12. Tiếng Phật khai ngộ nghe xa cả mười phương.

13. Đức Phật A Di Đà là Vô thượng pháp vương dùng sức lành mà trụ trì cõi Cực Lạc.

14. Ưa thích mùi vị Phật pháp và lấy Thiền tam muội làm thức ăn.

15. Khỏi hẳn các khổ của thân tâm mà thọ hưởng sự vui mãi.

16. Không nghe tên của Nhị thừa, nữ nhơn và người thiếu ăn.

17. Chúng sanh có ưa muốn gì đều được vừa ý.
  • B. CHÚNG SANH THẾ GIAN THANH TỊNH
Có mười hai loại:

1. Tòa của Phật là một thứ đài hoa bằng vô lượng thứ trân bửu đặc biệt.

2. Thân của Phật trang nghiêm bởi nhiều tướng tốt, vô lượng quang minh sáng chói.

3. Đức Phật có vô lượng biện tài ứng theo cơ nói pháp, đầy đủ sự thanh bạch làm cho người nghe vui thích, dễ hiểu ngộ, lời nói không hư dối.

4. Chơn như trí huệ của Phật như hư không, chiếu suốt cả tổng tướng và biệt tướng của các pháp mà tâm không phân biệt.

5. Trời người không lay động.

6. Phật thành tựu quả vị vô thượng. Quả ấy không ai sánh kịp.

7. Phật là bậc Trượng phu, Điều ngự sư của người, được đại chúng cung kính làm lễ.

8. Bổn nguyện lực của Phật rất trang nghiêm, trụ trì các công đức khiến cho người gặp gỡ không bỏ qua và có thể mau thành tựu tất cả công đức.

9. Các vị Bồ tát ở cõi Cực Lạc không cần cử động thân mình mà có thể đi khắp mười phương ứng hóa nhiều thân để tu hành đúng pháp mà làm Phật sự.

10. Các vị Bồ tát như thế ứng hóa trong các thời mà không trước không sau, chỉ trong một niệm mà phóng quang minh lớn chiếu khắp mười phương thế giới giáo hóa chúng sanh. Dùng đủ thứ phương tiện mà tu hành và trừ diệt tất cả khổ não cho tất cả chúng sanh.

11. Quang minh các vị Bồ tát này chiếu đến đại hộ của chư Phật trong tất cả thế giới và dùng vô lượng sự cúng dường cung kinh cùng tán thán vô lượng công đức của Như Lai không còn sót.

12. Trong mười phương tất cả thế giới chỗ nào không có Tam Bảo thì các vị Bồ tát này đến chỗ đó trụ trì, trang nghiêm đại hảo công đức của Phật, Pháp, Tăng mà chỉ dạy cho chúng sanh hiểu và tu hành đúng pháp.

Trong mười hai loại trên chia làm hai phần: Tám loại đầu thuộc về chư Phật. Bốn loại sau thuộc về chư Bồ tát. Ở trên nói khí thế gian, tức là Y báo là cảnh giới Cực Lạc. Nói chúng sanh thế gian tức là chánh báo, là đặc điểm của Phật, Bồ tát vậy. (An Lạc Tập).

(Sách: Pháp Môn Giải Thoát, Tịnh Độ Trích Yếu, chùa Đức Viên, California, USA)

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Người tu tịnh nghiệp rất kỵ nay vầy mai khác. Gặp người luận nghị thì muốn học văn học luận, gặp nhà tu thiền thì mong tham mong cứu, gặp người trì luật thì hâm mộ Khất sĩ, trì bát... Như vậy thì ắt không rồi việc gì, trong tâm lăng xăng đủ thứ.

Chẳng ngờ niệm Phật A Di Đà thành thục thì tam tạng giáo lý gồm trong đó, một nghìn bảy trăm công án cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó; ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh cũng không ra ngoài câu Phật.

Kinh A Di Đà có bốn chữ "Chấp trì danh hiệu", tức là cầm nắm một danh hiệu, không cần cầm nắm món nào khác. (Lời giải của Hòa Thượng Trí Tịnh).

Người chân thật niệm Phật:

Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là đại Bố thí; không sanh lòng tham, sân, si là đại Trì giới; chẳng chấp thị phi nhân ngã là đại Nhẫn nhục; niệm Phật không gián đoạn là đại Tinh Tấn; vọng tưởng không mống khởi là đại Thiền định; không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là đại Trí huệ.

(Sách: Pháp Môn Giải Thoát, Tịnh Độ Trích Yếu, chùa Đức Viên - USA)

Nam cố gắng đem ra Bố thí,
Pháp lẫn tài vô úy chớ quên.
Đức từ mở rộng khắp miền,
Nhỏ như hột cát không riêng chút lòng.

tịnh hạnh người hòng Trì giới,
Chớ ố hoen mà phải hư hèn.
Lòng bi nào kể xuống lên,
Một câu thanh bạch cũng nên đạo mầu.

A vô lượng nhớ câu Nhẫn Nhục,
Hãy nhu hòa un đúc chân nguyên.
Không màn những chuyện não phiền,
Đớn đau, tủi hổ, dữ hiền cần chi.

Di tiến bước hằng khi Tinh Tấn,
Chớ kêu nài mỏi cẳng, mệt hơi.
Khá xem các Phật rạng ngời,
Danh truyền thiên cổ cũng thời tịnh chuyên.

Đà quang đảng soi miền Chánh Định,
Vẫn an nhiên thanh tịnh bình thường.
Keo sơn gắn bó luôn luôn,
Một mai giác ngộ mười phương tỏ tường.

Phật toàn giác khai hương Bát Nhã,
Ánh nguyệt quang buông tỏa chín từng.
Rõ thông diệu lý siêu quần,
Hoàn toàn thiện ý tâm trưng Niết bàn.

Hành Lục Độ lo toan bữa bữa,
Chớ than van kéo nhựa, kéo dây.
Hiểu rằng cõi Phật gần đây,
Di Đà, Thế Chí với rày Quán Âm.

(Kinh Nhật Tụng)

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hỏi: Cực Lạc thuộc về cõi nào trong Tam giới?

Đáp: Thể chất của cõi Cực Lạc thù thắng nhiệm mầu, siêu việt hơn thế gian (nên không thuộc về cõi nào trong Tam giới). Tam giới là ba cõi: Dục, Sắc giới và Vô sắc giới; đây chẳng qua là cái nhà sanh tử tối tăm của phàm phu. Tuy rằng khổ vui có khác, tu tập chẳng đồng nhưng tổng quát mà xem thì đều như cái bến phiền não rộng dài. Ở trong đó chúng sanh nương dựa nhờ nhau, tuần hoàn không ngằn mé, trụy lạc lung tung, dìm sâu trong bốn thứ điên đảo!(*). Nào nhân, nào quả rồi tập cho nhau những thứ hư ngụy v.v... thật đáng nhàm! Thế nên cõi Cực Lạc không thuộc về ba cõi. Vả lại, y theo luận Trí Độ giải:

Vì quả báo ở Tịnh Độ không có "Dục", nên không thuộc về cõi Dục trong ba cõi.

Vì Cực Lạc kiến lập trên đất liền (đất vàng), nên không phải là cõi "Sắc" (vì cõi Sắc thì kiến lập ở hư không).

Vì cõi Cực Lạc có hình sắc, nên không phải là cõi "Vô sắc". Tuy nói là cõi đất, kỳ thật thì đặc biệt thù thắng và trong sạch.

Bởi thế trong Luận Thiên Thân đã khen:

  • Quán tưởng thế giới kia
    Thắng hơn cả ba cõi
    Rốt ráo như hư không
    Rộng lớn không ngằn mé
    Trong Đại kinh lại khen:
    Cõi mầu rộng lớn không ngằn mé
    Thất bảo tự nhiên hợp lại thành
    Phật xưa nguyện lực, trang nghiêm tốt
    Nhiếp thọ xin cho chút lòng này!
    Thế giới sáng choang càng quí đẹp
    Vui vẻ an nhiên, chẳng tứ thời
    Tự lợi, lợi tha hầu viên mãn
    Qui mạng trang nghiêm khéo sắp bày.

Phụ giải:

Tam giới là ba cõi: Dục, Sắc và Vô sắc.

- Gọi là Dục vì ở cõi này chúng sanh còn cần có và đòi hỏi dâm dục cùng thực dục (ăn uống).

- Gọi là Sắc vì ở cõi này chúng sanh rời khỏi được hai thứ dục kia và ở trên cõi Dục. Tuy rằng cũng có cung điện, thân hình bằng sắc chất, nhưng có phần trong sạch và tinh hảo.

- Gọi là Vô sắc vì cõi này không có một sắc, một vật gì có hình chất, không thân thể cũng chẳng cung điện hay quốc độ có thể thấy được. Chúng sanh ở đây chỉ dùng tâm thức mà trụ nơi cảnh thiền định thâm diệu.

Hai cõi Sắc và Vô sắc đây là cõi của chư Thiên (các vị trời) đều kiến lập trong hư không.

GHI CHÚ:

(*) Bốn thứ điên đảo:

- Đời là khổ cho là vui.
- Là không cho là có.
- Là vô thường cho là thường.
- Là vô ngã cho là bền chắc.


(Sách đã dẫn ở trên).

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
KIM CO MAT TICH
Bài viết: 116
Ngày: 22/11/11 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Người niệm Phật được mười lợi ích hiện đời

Bài viết chưa xem gửi bởi KIM CO MAT TICH »

Niệm Phật có 10 lợi ích hiện đời?!

Chỉ vậy thôi sao, chỉ 10 lợi ích thôi sao!

Có ai biết thêm lợi ích nào không? Chia sẻ cho đại chúng biết?!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.70 khách