Tủ Sách Tịnh Độ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

em_lanh
Bài viết: 217
Ngày: 05/06/09 20:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi em_lanh »

Tủ Sách Tịnh Độ


Kính xin admin đưa bài này lên đầu trang cho ai có nhu cầu thì vào lấy những gì họ cần không phải chạy loanh quanh tìm kiếm. Tôi thiết nghĩ bộ sưu tập này không ít thì nhiều bao quát được hầu hết những nguồn tài liệu về Tịnh Độ Tông. Còn thiếu những gì sau này tôi xin bổ sung thêm.

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh

Bộ sưu tập này là điều tôi ấp ủ bấy lâu nay. Lý do tôi làm bộ sưu tập này là vì:

1. Giải quyết mối nghi trong lòng ĐH về Tịnh Độ qua các bài thuyết pháp của các Tổ Như Tổ Ấn Quang, Tổ Thiện Đạo, cư sĩ Lý Bỉnh Nam và các phương thức tu tập

2. Có đôi lúc nhìn lại giữa Thiền và Tịnh như thế nào? Giống chỗ nào và khác chỗ nào? Để từ đó không có sự phân biệt chấp trước nặng nề giữa Thiền và Tịnh tránh những tranh cãi vô ích về Thiền và Tịnh do kiến thức không đủ hoặc nghi vấn mà không biết hỏi ai. Rồi đôi khi tranh cãi, có những lúc là buông lời ra không kiểm soát mà mang tội phỉ báng Pháp, khinh chê Tổ. Chi bằng hãy lắng nghe những gì giảng trong những đĩa mp3 sau mà tự rút ra kết luận. Nhất là trong bộ Thiền và Tịnh Độ của Tổ Ấn Quang giảng hay Thiền Tịnh Quyết Nghi do HT Thích Phước Nhơn và Thích Thiện Huệ giảng giải.

3. Mỗi người có một cái sở đắc hay là cái “hợp” với các vị thầy khác nhau. Có người hợp với thầy Trí Tịnh. Có người hợp với Tổ Ấn Quang. Có người hợp với HT Tịnh Không. Do hợp mà nghe pháp các thầy các tổ giảng mà khai ngộ. Ngộ được thì mới hành được. Hành thì mới chứng đắc được. Do đó quí Đh sẽ mệt mỏi bôn ba tìm kiếm các pháp ngữ khác nhau để mà nghe. Kiếm làm gì?Tìm làm chi?Chi bằng ghé qua “Tệ Xá” của tôi với “Tủ Sách Tịnh Độ” này. Quí Đh tha hồ mà lựa. Thích thì lấy về mà nghe. Nghe thích thì chép đĩa ra tặng hay phổ biển cho mọi người cùng nghe.

4. Và điều cuối cùng tôi làm trên đây cũng chỉ nhằm mục đích là tạo tất cả phương tiện cho quí Đh cận kề chánh pháp, tinh tấn trong tu học. Dù được giải thoát hay không thì tôi không biết cũng tùy mức độ tu tập của Quí Đh nhưng ít ra cũng có dịp nhìn lại mình. Coi lại những lỗi lầm gì trong quá khứ để sám hối. Sám ăn nan, hối là ngưng không tạo nữa để từ đó có quãng đường đời còn lại tốt hơn, an lạc hơn và làm chủ được số mạng của mình hơn trước kia.

Trong bài này kính mong quí Đh nào chưa biết cái download pháp âm hoặc biết cách download mà download chậm quá nên không muốn download hoặc download rồi về thấy 1 cục đuôi định dạng .rar mà không biết làm gì để mở ra nghe. Thì xin viếng thăm blog tôi tôi đã hướng dẫn cặn kẽ bằng hình ảnh tại nơi đây.

Nếu có công đức nào kinh đem hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh trọn tin, hiểu và thực hành Phật Pháp và sớm được giải thoát.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ tát.
Nam Mô kim Cang Tạng Bồ tát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Giới thiệu về bộ Sưu Tập:


13 vị tổ tịnh độ
Link: http://www.mediafire.com/?f21qvc7d5qobt95

Ấn quang Đại Sư Gia ngôn Lục (2CD)
CD1: http://www.mediafire.com/?2a98yogvp1m458o
CD2: http://www.mediafire.com/?wdraby7aufzsmtt

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

Gồm 4 tập sách đầy đủ
Book: http://www.mediafire.com/?w79fptyk41x1c4h#1

Và 2 CD audio book.
Audio
CD1: http://www.mediafire.com/?5a2th5z3hwnhdbt
CD2: http://www.mediafire.com/?19ywtknclky44d5

LÁ THƯ TỊNH ĐỘ (gồm sách và mp3)
CD1: http://www.mediafire.com/?r3t7tobnp73fc99
CD2: http://www.mediafire.com/?ju1n145ga1d6gb8#1

Khai Thị Ấn Quang Đại sư file word:
http://www.mediafire.com/?xempf5wmmjo13nq

Thiền với tịnh Độ:(gồm sách và mp3)
http://www.mediafire.com/?fs243bxvv67i5gz

Ân Quang Ðại Sư Khai Thị Hô Quốc Tức Tai Thượng Hải
http://www.mediafire.com/?0m82b2vbaesv5f4

Thiền Tịnh Quyết Nghi
Thích Phước Nhơn giảng
http://www.mediafire.com/?hao9120vzfc7s17
TT Thích Thiện Huệ giảng
http://www.mediafire.com/?2fgo9r7tshko5qk



Cẩm nang tu đạo -HT Quãng Khâm (gồm sách và mp3)
CD1: http://www.mediafire.com/?ga4n6b3u7dj1333
CD2: http://www.mediafire.com/?clwsfel7fnm0pus

Con đường Tây Phương- Tịnh Sĩ (gồm sách và mp3)
http://www.mediafire.com/?i2j1fiq23wjyfyg

Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ
Chú Giải 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà
http://www.mediafire.com/?awkzc0erjxw9i4e

Thơ nhắc nhở người niệm Phật (gồm sách và mp3)
http://www.mediafire.com/?j9vuu2ao3158u5d

Kinh Vô Lượng Thọ chú giải (6CD)
http://www.mediafire.com/?icqitz9dfvjm6mk
http://www.mediafire.com/?x7kd37b0t5rcyy5
http://www.mediafire.com/?21619x67ofd5zkf
http://www.mediafire.com/?8j08vcxm08i08p9
http://www.mediafire.com/?p29qxy1a8rx2k50
http://www.mediafire.com/?81igpq0aa5bq5q5


HT Thích Trí Tịnh
Xin bấm vào liên kết sau để qua bài khác vì danh mục rất dài

viewtopic.php?f=59&t=5220

HT Tinh Không
Xin bấm vào liên kết sau để qua bài khác vì danh mục rất dài

viewtopic.php?f=59&t=5012



Khuyên phát đồ đề tâm (Tỉnh Am Thiền sư)
http://www.mediafire.com/?tbcxjt3p170v2ua

Kinh niệm Phật Ba-la-mật 9HT.Thích- Thiền-Tâm dịch )
http://www.mediafire.com/?vny2aakwd2mcnjd

Sách đọc Tịnh Độ;
An Lạc Tập
Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu
KHUYÊN TU TỊNH ĐỘ
KINH BAT CHU TAM MUOI
Kinh bon Sanh
Kinh Dai phuong Dang Dai Tap Hien Ho Bo Tat
Kinh Kim Quang Minh
Luan bao vuong Tam Muoi
MẤY ĐIỆU SEN THANH
Niệm Phật Thập Yếu
Niệm Phật Vô Tướng
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Thập Vãn Sanh kinh
Tịnh Độ Hoặc Vấn
Thơ nhắc nhở người niệm Phật
Tịnh Từ Yếu Ngữ
Yếu Giải 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

1 file duy nhất: http://www.mediafire.com/?ictaj4go371l97i


Kinh tụng-Thích Trí Thoát
Xin bấm vào liên kết sau để qua bài khác vì danh mục rất dài

viewtopic.php?f=59&t=5334


Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam
Tuyết hư lão nhân Tịnh Độ
Quy Tắc trợ niệm lúc lâm chung
http://www.mediafire.com/?or515t27635yf41 (1CD)

Ngẫu Ích Đại Sư
Kinh A Di Đà yếu giải
Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ (file word)
Pháp Ngữ (mp3)
1 link duy nhất: http://www.mediafire.com/?of8nz5hrpknd2gz


Nhũng chuyện niệm Phật cảm ứng
http://www.mediafire.com/?j7clya8rueu27dd

Niệm PHật chỉ nam-Cư Sĩ Mao Dịch Viên
http://www.mediafire.com/?xjhujgy7lvxxedi

Niệm Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Ðảm Vãng Sanh
CD1: http://www.mediafire.com/?mdd9ldwc6ea5d5a

CD2: http://www.mediafire.com/?de5gm7qb6a3gdm6#1

Sách đọc: http://www.mediafire.com/?04o1kwm8kuu772g#1

Hương quê Cực Lạc
Niệm Phật thập yếu
Thiền với Tịnh Độ
1 link duy nhất : http://www.mediafire.com/?451zqoupcsvex


Tây Phương Xác Chỉ-Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
http://www.mediafire.com/?5763xzrfc8tt2fn

Tịnh Độ Thập Nghi Luận- Trí Giả Đại Sư
http://www.mediafire.com/?qll7x0doq30mnzt

Tổ Thiện Đạo- Niệm Phật Cảnh
http://www.mediafire.com/?5ov5fgmae3evxln

Triệt ngộ đại sư khai thị
http://www.mediafire.com/?c3okkrnpecdwms4

Nếu quí DDH nào chưa biết cách download pháp âm từ những đường dẫn sau hoặc muốn download với tốc độ nhanh hơn cải tiến hơn xin bấm vào đây sẽ biết cách.

Nếu quý vị nào chưa biết cách download tại trang mediafire, vui lòng xem hướng dẫn tại đây...

http://vn.360plus.yahoo.com/baconoi2003 ... ew=1&mid=2

Đừng nản quí ĐH, con đường nào đi cũng có cái khó nhưng có cái hay. Mỗi bước chân chúng ta đi là sẽ khám phá ra một cái thú vị mới.

Chúc quí ĐH luôn an lạc tinh tấn.

CÓ GÌ THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ TÔI QUA EMAIL: [email protected] hoặc nick chat : appricot8 nhé. Tôi rất hoan hỹ

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình đại diện của người dùng
Liên Hoa Tịnh Độ
Bài viết: 46
Ngày: 21/04/11 01:47
Giới tính: Nam

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Liên Hoa Tịnh Độ »

A ĐI ĐÀ PHẬT!

Mình rất hoan hỷ và ủng hộ việc làm này của em_lanh, mong Liên Hữu cố gắng hết mình phụng sự Phật Pháp làm cho ai ai cũng kính tin Tam Bảo, thực hành Pháp môn Tịnh Độ, liễu thoát sinh tử ngay hiện đời Liên Hữu nhé! siết chặt tay bạn!

A DI ĐÀ PHẬT!
tangbong tangbong tangbong


Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà
Niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ!
em_lanh
Bài viết: 217
Ngày: 05/06/09 20:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi em_lanh »

Dạ. Mình sẽ cố gắng phục vụ Phật Giáo bằng mọi phuơng tiện nào có thể. Cảm ơn Đạo Hữu đã ủng hộ mình. Cũng xin siết chặt tay bạn.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

TAM QUY Y

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »





"QUY Y PHẬT - NHỊ TÚC TÔN", chữ nhị là chỉ trí huệ và phước đức. Phật thuyết Pháp cho chúng sanh đặc biệt chú trọng phước đức, đây cũng là ứng cơ thuyết pháp, vì hết thảy chúng sanh chẳng có ai không mong cầu phước báo. Phước báo khi chưa kiến tánh thì nhất định phải dựa vào tu đức; sau khi kiến tánh thì là ‘tánh tu bất nhị’ (tánh đức và tu đức chẳng hai). Cho nên đối với phần lớn người ta mà nói thì tu phước vô cùng quan trọng. Ðịa phương nào có nhiều người tu phước thì nhất định sẽ quốc thái dân an, đời sống sung túc. Lời dạy tu phước trong Kinh rất nhiều, phải thể hội kỹ càng, hiểu rõ triệt để thì sẽ biết làm thế nào tu học mới có thể đạt được quả báo vừa ý. Trong nhà Phật thường nói ‘Có cầu ắt ứng’, lời này chân thật chẳng giả dối. Nhưng cầu thì có lý luận và phương pháp để cầu, đúng như lý như pháp mà cầu thì nhất định sẽ được thâu hoạch; nếu chẳng tương ứng với lý luận và phương pháp của sự cầu thì chẳng thể mãn nguyện.

Phước báo cùng người hưởng là phước báo chân thật, phước báo hưởng riêng một mình rất dễ biến thành họa hại. Cổ đức hiểu rõ đạo lý và sự thật này cho nên lúc tạo ra chữ Họa (禍)và Phước (福)làm hình tướng của hai chữ này rất giống nhau, là hy vọng chúng ta có thể cảnh giác, đừng biến phước thành họa. Cổ thánh tiền hiền tuy đã cảnh cáo nhưng trong lịch sử Trung Quốc rất nhiều chuyện phước biến thành họa xảy ra; hiện nay trên thế giới những chuyện thật như vậy chẳng thể nào đếm hết, người thật sự có tâm cảnh giác vẫn chẳng nhiều, đúng như lời trong Kinh nói chúng sanh ngu muội, vô tri, chẳng những coi Kinh chẳng hiểu, nghe giảng giải chẳng hiểu, chân tướng sự thật bày trước mặt cũng chẳng hiểu. Phật giảng về ‘tam chuyển pháp luân’ gồm có: thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển; chứng chuyển tức là đem chân tướng sự thật bày trước mặt chúng sanh, nếu vẫn chẳng hiểu thì Phật cũng chẳng có cách chi hết. Người như vậy trong Kinh gọi là ‘nhứt xiển đề’, tức là người chẳng có Thiện Căn.

Hiện nay những người chẳng có Thiện Căn rất nhiều, vả lại họ đều là người có phước báo, có phước báo mà chẳng có Thiện Căn, phước sẽ biến thành họa hại. Họa hại thì không chỉ có người này chịu nạn mà thôi, rất nhiều người khác phải chịu chung, Nghiệp Chướng của họ tạo càng nghiêm trọng thì quả báo càng dễ sợ. Người học Phật tin sâu nhân quả tuy nhìn thấy rất rõ ràng nhưng cũng chẳng làm gì được, vì ngay cả Phật cũng chẳng làm gì được, chúng ta đương nhiên chẳng có cách chi. Ngay lúc này việc chúng ta duy nhất làm được là tự độ, tự mình giúp mình thoát ly cảnh khổ nạn, đây là người thông minh. Ðây cũng là những gì Phật, Bồ Tát dạy chúng ta.

"QUY Y PHÁP - LY DỤC TÔN". Dục tức là Ngũ Dục Lục Trần. Chẳng thể tiêu trừ trần duyên trong tâm tức là chướng ngại to lớn. Những việc chẳng vừa ý do trần duyên đem đến là căn nguyên của hết thảy tai họa, cho nên Phật dạy chúng ta phải xa lìa trần duyên. Xa lìa không phải là chẳng muốn, Kinh Ðại thừa nói khi Chư Phật, Bồ Tát giảng Kinh thuyết Pháp có thiên nhân cúng dường, ca múa, giống y như người thế gian. Thế nên chúng ta phải hiểu Phật dạy chúng ta xa lìa nghĩa là xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ðã đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì sự hưởng thọ Ngũ Dục Lục Trần là tùy duyên; vọng tưởng, phân biệt, chấp trước còn chưa đoạn trừ mà hưởng thọ là phan duyên. Chư Phật, Bồ Tát tùy duyên, nếu có thiên nhân đến cúng dường thì rất tốt, Bồ Tát biến hóa đến cúng dường cũng rất tốt, tuyệt chẳng có tơ hào lưu luyến, đây là sự hưởng thọ chân chánh, sự hưởng thọ như vậy tuyệt đối chẳng có tai nạn.

Cái gọi là ‘sáu căn thanh tịnh, mảy trần chẳng nhiễm’ là lúc cảnh giới hiện tiền, Sáu Căn cũng thanh tịnh, chẳng phải là lúc xa lìa trần duyên Sáu Căn mới thanh tịnh, đây là phương pháp tu học của Tiểu Thừa. Lúc tiếp xúc cảnh giới thì tâm lại loạn lên, lại khởi vọng niệm, như vậy là chẳng có công phu. Khi đối diện với cảnh giới mà có thể tập thành ‘thanh tịnh chẳng nhiễm’ đòi hỏi có trí huệ cao độ. Kinh Kim Cang nói: ‘Phàm những gì có tướng đều là hư vọng’, câu này phải thường nhớ đến, đây là công phu quán chiếu. Khi gặp cảnh giới vừa khởi tâm động niệm liền nhớ câu ‘Phàm những gì có tướng đều là hư vọng’ thì tâm sẽ bình trở lại. Gặp cảnh thuận chẳng khởi tâm tham luyến, gặp cảnh nghịch chẳng khởi tâm sân khuể, biết tất cả đều là giả hết. Cho nên phải bắt chước Phật, Bồ Tát du hý thần thông trong thế gian, mục đích là giúp cho hết thảy chúng sanh giác ngộ, giúp người khác tức là giúp chính mình, mình và người không hai (tự tha bất nhị). Tu phước phải bắt đầu từ những chỗ này.

"QUY Y TĂNG - CHÚNG TRUNG TÔN". Chúng là đoàn thể. Tăng đoàn là đoàn thể đáng được tôn kính nhất trong thế gian và xuất thế gian. Vì đây là đoàn thể tu học Phật Pháp; Phật là đại giác, Pháp là ly dục, ly dục là xa lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cho nên chẳng có đoàn thể nào có thể hơn được. Chúng ta phải hiểu, phải học tập, phải làm cho bằng được! Giới điều của Lục Hòa Kính là Kiến Hòa Ðồng Giải, Giới Hòa Ðồng Tu, Thân Hòa Ðồng Trụ, Khẩu Hòa Vô Tránh, Ý Hòa Ðồng Duyệt, Lợi Hòa Ðồng Quân, đây là Phật chế định ra cho những người chẳng triệt để hiểu rõ, chẳng chịu làm thực sự. Người có thể triệt để hiểu rõ, thực sự dụng công tu học thì tự nhiên phù hợp với Lục Hòa Kính và sẽ chẳng cần những giới điều này. Nếu chúng ta chẳng đạt đến trình độ hiểu rõ triệt để thì Lục Hòa Kính đối với chúng ta vô cùng quan trọng, có thể làm tăng thượng duyên cho chúng ta, giúp chúng ta đi trên con đường ngay thẳng, đây là từ bi và thiện xảo phương tiện của đức Phật, chúng ta nhất định phải y giáo phụng hành.

http://huevienlotus.blogspot.com/2011/0 ... mment-form


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
em_lanh
Bài viết: 217
Ngày: 05/06/09 20:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi em_lanh »

Tủ sách nói Tịnh Độ

Vừa qua mình đã tạo một bộ sưu tập về sách nói Tịnh Độ cho quí vị nào muốn tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ. Các bạn có thể tìm ở link trên. Tủ sách nói này là cầu nối cho quí vị nào muôn nghiên cứu nhưng cầm quyển sách dầy cui lên mà thờ dài ngao ngán hoặc chư vị nào lớn tuổi mắt không rỏ được hoặc bị mù chữ hoặc mù chẳng hạn thì vẫn có khả năng nghe. Tủ sách nói này cũng là phương tiện cho chư vị nào bận rộn không có thời gian lên Internet để nghe trực tiếp hoặc là lúc lái xe đến sở làm hoặc lúc đi shopping hoặc bất kì thời gian rãnh rồi nào có thể tranh thủ nghe pháp đều có thể nghe được. Và cuối cùng là chư vị nào phát tâm đại bồ tát muốn chép đĩa pháp âm đem cho những vùng nông thôn xa nơi người dân quê nghèo chất phát muốn tu học nhưng thiếu phương tiện đều có thể lấy về mà chép đĩa đem tặng.

Hôm nay tôi kính bổ sung them vài bộ sách nói rất hay và thiết nghĩ không thể thiếu cho người nghiên cứu Tịnh Độ đó là:
Tịnh Độ Cảnh Ngữ
http://www.mediafire.com/?sdrn38og23q2vai


Tịnh Độ Vựng Ngữ
http://www.mediafire.com/?qwu6gjgpq87w59h


Niệm Phật tông yếu Pháp nhiên Thượng nhân
http://www.mediafire.com/?prds9z2e70pybbw


Phù Trợ Người Lâm Chung
http://www.mediafire.com/?jy0j04dbwvvg6j3


Kinh Bách Dụ
http://www.mediafire.com/?81vubdrqqbc4gke

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương
http://www.mediafire.com/?220c3cncmf0nv01


Mấy Điểm Trọng Yếu Cho Người Niệm Phật
http://www.mediafire.com/?k3iq8ybcgcoicqw

Nhơn Trung Hiếu Nghĩa.rar
http://www.mediafire.com/?6rjj4d2912c3k30


Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư
http://www.mediafire.com/?pw88uiorfqsri2d


Niệm PHật chỉ nam
http://www.mediafire.com/?xjhujgy7lvxxedi


Niệm Phật Sám Pháp
http://www.mediafire.com/?enxhn34fknt9701

Quà tặng cuộc đời thiền sư Ayya
CD1.rar
http://www.mediafire.com/?dsydaavuu43an4u
CD2.rar
http://www.mediafire.com/?tkbq52gr1p4h9qb


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »


THUẬT NHI BẤT TÁC

TÍN NHI HÁO CỔ



1. QUY TẮC TU HỌC

2. ĐỆ TỬ QUY

3. THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

4. VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN ÂM CHẤT VĂN

5. LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

6. LUẬN NGỮ (TRÍCH LỤC)

7. A NAN VẤN PHẬT SỰ CÁT HUNG KINH

8. PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH

9. NGUYỆN SANH KỆ

10. GIA NGÔN LỤC

11. TÂM YẾU ĐẠI NGUYỆN

12. VÃNG SANH TRUYỆN





__________________

" Thanh Tịnh,Từ Bi !
Không tranh với người
Không cầu với đời,
Lão thật niệm Phật
Cầu sanh tịnh độ "

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (PDF - DA Diệu Bảo)

Tịnh Tông Nhập Môn

http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=7664

QUY TẮC TU HỌC

Lời khai thị của ẤN QUANG ĐẠI SƯ



Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi đứng nằm ngồi ăn mặc, từ sáng đến tối từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.

Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Cư sĩ Bùi Dư Long dịch

http://www.thondida.com/V-QuyTacTuHoc.php


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

ĐỆ TỬ QUY

LỜI TỰA

Khổng Lão Phu Tử là một nhà giáo dục cũng là một vị thầy vĩ đại, đối với văn hóa của Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất sâu. Tư tưởng của Ngài lưu truyền cho đến nay đã khắp trên thế giới. Ngài tin sâu nền giáo dục đạo đức, kỷ luật và phẩm đức là nền tảng giáo dục của nhi đồng, từ lúc nhỏ thì đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày của thời thơ ấu. Không giống như hiện nay cha mẹ phản đối xử phạt, thời xưa ở Trung Quốc các bậc cha mẹ còn cảm ơn và khích lệ thầy giáo trách phạt khi con cái của họ không ngoan. Vào thời xưa các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, trước hết phải đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho con cái của mình cho đàng hoàng, sau đó mới có thể tiến thêm một bước học tập những khoa mục khác. Nếu không có đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho đàng hoàng, mà học tập những khoa mục khác thì cũng uổng công. Mục đích sự cầu học của cổ nhân là chí tại Thánh Hiền, vì muốn phục vụ cho nhân dân, không vì danh văn lợi dưỡng.


Mấy ngàn năm nay, quyển sách nhỏ này là tiêu chuẩn của người làm học trò, cũng là sự chỉ dẫn đạt đến hạnh phúc mỹ mãn của đời người. Nếu theo tiêu chuẩn này dùng trong thời đại hiện nay thì hình như rất nghiêm khắc, nhưng cổ nhân nghĩ rằng từ thuở nhỏ phải có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức, đó mới là điều quan trọng. Nếu không có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức thì khi con cái lớn lên sẽ không có thành tựu. Thí như nói nếu trẻ em từ nhỏ không biết hiếu thuận cha mẹ và không biết tôn kính sư trưởng, sau khi con cái trưởng thành thì làm sao biết được tuân theo lễ phép. Hiện nay trong gia đình không phải là con cái nghe lời cha mẹ, mà là cha mẹ phải nghe lời con cái. Thầy giáo cũng không dám dạy dỗ và xử phạt học sinh, bởi vì thầy giáo sợ trái với nhân quyền nhi đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật, cũng sợ bị cha mẹ của học sinh tố cáo.


Con người sanh trong thời đại loạn thế, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa người và hoàn cảnh, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa quân và thần (người lãnh đạo và người bị lãnh đạo) đã hoàn toàn tan rã. Cha mẹ không giống cha mẹ, con cái không giống con cái.Giữa người với người không còn chú trọng luân lý đạo đức. Tâm lý của chúng ta bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh. Chế độ gia đình của chúng ta đã bị phá vỡ. Tình trạng ly dị đã đạt đến mức độ cao. Địa cầu đã bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh, cũng có thể rất mau thì không thích hợp cho nhân loại sinh sống. Làm bậc cha mẹ và thầy giáo đối với tương lai đời sau của con em mình đều cảm thấy lo âu. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể cung cấp cho mọi người làm tham khảo để làm phương châm chỉ dẫn cho chúng ta hầu mong giúp được tương lai đời sau đạt đến thế giới xã hội hòa bình. Vào thời xưa ở Trung Quốc coi trọng phái nam, chỉ có con trai mới có thể đi học. Vì vậy trong quyển sách nhỏ này có rất nhiều danh từ đều dùng cho phái nam. Thế nhưng đối với xã hội hiện nay, quyển sách nhỏ này rất thích hợp cho tất cả các em nhi đồng cũng bao gồm cả phái nam và phái nữ đều có thể học tập.

Ban phiên dịch Tịnh Tông Học Viện Úc Châu




ĐỆ TỬ QUY. THÁNH NHÂN HUẤN.
THỦ HIẾU ĐẠO. THỨ CẨN TÍN

Đệ tử quy. Thánh nhân dạy.
Trước hiếu thuận. Sau cẩn tín.

Dịch nghĩa: Quyển sách Đệ Tử Quy này là lời dạy của cổ thánh tiền hiền Trung Quốc. Trước hết là dạy cho chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ và tôn kính thương yêu anh em chị em của chúng ta. Sau đó dạy cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đối xử với người, đối xử với việc, đối xử với vật phải làm sao giữ cho tâm mình luôn luôn cẩn thận, phải làm thế nào để cho mọi người tin tưởng chúng ta. Chúng ta cũng tin tưởng lời dạy của cổ thánh tiên hiền.

PHIẾM ÁI CHÚNG, NHI THÂN NHÂN.
HỮU DƯ LỰC, TẮC HỌC VĂN.

Thương chúng sanh, học đạo đức.
Có dư thời, siêng học tập.

Dịch nghĩa: Kế đến là dạy cho chúng ta phải bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh. Phải thân cận với những vị có lòng nhân từ và đức hạnh, đi theo họ học tập. Trước hết chúng ta nhất định phải làm hết trách nhiệm bổn phận của mình. Nếu còn có dư thời gian và sức lực, lại tiến thêm một bước nghiên cứu học tập nghệ thuật văn học, để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình.

NHẬP TẮC HIẾU

Chương thứ nhất

Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ



PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN.
PHỤ MẪU MẠNG, HÀNH VẬT LÃN.

Cha mẹ gọi, lập tức vâng.
Cha mẹ sai, phải làm ngay.

Dịch nghĩa: Khi cha mẹ gọi chúng ta, thì chúng ta phải lập tức trả lời. Cha mẹ sai bảo chúng ta làm việc gì, chúng ta phải tức khắc làm ngay.

PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH.
PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA.

Cha mẹ dạy, cung kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.

Dịch nghĩa: Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung kính lắng nghe.

Khi cha mẹ quở trách, thì chúng ta phải thật sự thừa nhận và phải nỗ lực tự sửa đổi hết.

ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH.
THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH.

Lạnh làm ấm, nóng làm mát.
Sáng quan tâm, tối an lòng.

Dịch nghĩa: Mùa đông chúng ta phải làm thế nào cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an cha mẹ, tức là chúng ta tỏ ra quan tâm cha mẹ, buổi tối chúng ta phải để cho cha mẹ ngủ được ngon giấc.

XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN.
CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN.

Đi cho hay, về cho biết.
Ở cố định, không đổi nghề.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái của mình. Sau khi về đến nhà thì liền gặp cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đã về rồi. Cũng là khiến cho cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy cũ. Làm việc cũng phải nhẫn nại vững bền, không nên tùy ý thay đổi ý chí của mình.

SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI.
CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY.

Việc không hợp, chẳng nên làm.
Nếu đã làm, thì bất hiếu.

Dịch nghĩa: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm. Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp.

VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG.
CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG.

Vật tuy nhỏ, không tự cất.
Nếu tự cất, cha mẹ buồn.

Dịch nghĩa: Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự mình cất giấu để làm của riêng. Nếu tự mình cất giấu đồ vật này, khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.

THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ.
THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ.

Cha mẹ thích, tận lực làm.
Cha mẹ ghét, phải trừ bỏ.

Dịch nghĩa: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp. Trong phạm vi hợp lý, nếu như đối với người, đới với việc, đới với vật làm cho cha mẹ chán ghét, thì chúng ta phải hết lòng cẩn thận trừ bỏ ngay.

THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU.
ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU.

Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức hạnh kém, cha mẹ tủi.

Dịch nghĩa: Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ.

THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN.
THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN.

Cha mẹ thương, dễ hiếu thuận.
Cha mẹ ghét, vẫn hiếu kính.

Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì chúng ta hiếu thuận cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp cái hạnh tiêu chuẩn hiếu thuận của thánh hiền.

THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH.
DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH.

Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên.
Tỏ ra vui, lời nhu hòa.

Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có lỗi lầm, chúng ta phải hết lòng khuyên bảo họ sửa lỗi. Lúc chúng ta khuyên cha mẹ sửa lỗi, nên tỏ ra thái độ dịu dàng, lời nói phải nhu hòa.

GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN.
HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN.

Khuyên không được, vẫn phải khuyên.
Thì nên khóc, đánh không giận.

Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ không tiếp nhận chúng ta khuyên bảo, chúng ta phải có tâm nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì chúng ta lại đến khuyên họ. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng phương cách đau lòng đến khóc để khiến cho cha mẹ biết sửa lỗi. Cho dù có bị cha mẹ mắng hay đánh đi nữa, tâm chúng ta cũng không bao giờ có oán trách họ.

THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG.
TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG.

Cha mẹ bịnh, nếm thuốc trước.
Thường chăm sóc, không lìa khỏi.

Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có bịnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước. Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được lìa khỏi họ.

TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT.
CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT.

Tang ba năm, nhớ ơn mãi.
Không vui chơi, tiệc ăn uống.

Dịch nghĩa: Sau khi cha mẹ vãng sanh, nhất định phải để tang cha mẹ 3 năm, chúng ta phải thường nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà cảm thấy đau lòng xót xa. Trong thời gian để tang cha mẹ, chúng ta phải xếp đặt trong nhà cho có không khí thương tiếc, không nên tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình.

TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH.
SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH.

Trọng tang lễ, lòng thành kính.
Đối người mất, như sanh tiền.

Dịch nghĩa: Tang lễ của cha mẹ, chúng ta phải làm đúng theo nghi lễ, đến ngày cúng giỗ, chúng ta phải dùng tâm chí thành cúng tế cha mẹ. Chúng ta phụng thờ cha mẹ đã vãng sanh cũng phải cung kính như lúc họ còn sống không khác.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

XUẤT TẮC ĐỆ

Chương thứ hai

Nguyên tắc tiêu chuẩn của người làm em lúc ra ngoài




HUYNH ĐẠO HỮU, ĐỆ ĐẠO CUNG.
HUYNH ĐỆ MỤC, HIẾU TẠI TRUNG.

Anh thương em, em biết kính.
Anh em hòa, là hiếu kính.

Dịch nghĩa: Làm anh phải thương mến các em của mình, các em cũng biết kính trọng anh của mình. Anh em chị em có thể sống chung hòa thuận, đó là hiếu kính cha mẹ.

TÀI VẬT KHINH, OÁN HÀ SANH.
NGÔN NGỮ NHẪN, PHẨN TỰ MẪN.

Coi nhẹ tiền, thì không oán.
Lời nhịn nhường, diệt oán hận.

Dịch nghĩa: Khi anh em chị em hiểu được coi trọng tình nghĩa hơn cả tài vật, bỉ thử không vì tranh giành tài vật mà sanh lòng oán hận. Nếu bỉ thử biết cẩn thận lời nói, có tâm nhẫn nại, có thể bao dung nhịn nhường, thì lòng oán hận sẽ tự nhiên tiêu mất.

HOẶC ẨM THỰC, HOẶC TỌA TẨU.
TRƯỞNG GIẢ TRÊN, ẤU GIẢ HẬU.

Lúc ăn uống, ngồi hay đi.
Nhường người lớn, ta theo sau.

Dịch nghĩa: Bất luận lúc ăn uống, hoặc là ngồi hay đi. Chúng ta phải nhường cho người lớn trước, người trẻ đi theo sau.

TRƯỞNG HÔ NHÂN, TỨC ĐẠI KHIẾU.
NHÂN BẤT TẠI, KỶ TỨC ĐÁO.

Người lớn gọi, giúp gọi giùm.
Nếu không có, liền cho hay.

Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối gọi người, chúng ta nghe được thì phải lập tức đi gọi giùm. Nếu người không ở đó, thì liền trở về báo cho họ biết, đợi xem bậc trưởng bối có sai bảo gì không, chúng ta phải hết lòng giúp đỡ cho họ.

XƯNG TÔN TRƯỞNG, VẬT HÔ DANH.
ĐỐI TÔN TRƯỞNG, VẬT KIẾN NĂNG.

Kính người lớn, không gọi tên.
Trước người lớn, không khoe tài.

Dịch nghĩa: Y theo cổ lễ của Trung Quốc, cách xưng hô đối với bậc trưởng bối không được gọi tên của họ. Ở trước mặt bậc trưởng bối, không nên tự mình khoe khoang tài năng.

LỘ NGỘ TRƯỞNG, TẬT XU ẤP.
TRƯỞNG VÔ NGÔN, THOÁI CUNG LẬP.

Gặp người lớn, phải kính chào.
Người chưa nói, đứng cung kính.

Dịch nghĩa: Chúng ta đang đi trên đường gặp bậc trưởng bối quen biết, thì phải mau đến cung kính chào hỏi. Nếu trưởng bối không nói điều gì với chúng ta, thì chúng ta lui đứng một bên cung kính để cho họ đi qua.

KỴ HẠ MÃ, THỪA HẠ XA.
QUÁ DO ĐÃI, BÁ BỘ DƯ.

Liền xuống ngựa, phải xuống xe.
Đến thăm hỏi, rồi mới đi.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta đang cỡi ngựa đi trên đường, mà gặp bậc trưởng bối quen biết, chúng ta phải xuống ngựa đến cung kính chào hỏi. Nếu chúng ta đang ngồi trên xe ngựa, thì phải dừng xe lại, xuống xe đến chào hỏi, sau đó mời họ lên xe, đưa họ muốn đến nơi nào. Chúng ta trên đường đi gặp bậc trưởng bối quen biết đang đi đến, chúng ta phải cung kính đứng một bên chờ. Đợi khi nào họ đi xa rồi thì chúng ta mới có thể quay mình đi.

TRƯỞNG GIẢ LẬP, ẤU VẬT TỌA.
TRƯỞNG GIẢ TỌA, MẠNG NÃI TỌA.

Người lớn đứng, ta không ngồi.
Người lớn ngồi, ta mới ngồi.

Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối còn đang đứng, chúng ta không được ngồi xuống. Phải đợi sau khi họ ngồi xuống, họ bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi.

TÔN TRƯỞNG TIỀN, THANH YẾU ĐÊ.
ĐÊ BẤT VĂN, KHƯỚC PHI NGHI.

Khi nói chuyện, tiếng nhỏ nhẹ.
Nếu quá nhỏ, thì không rõ.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện với bậc trưởng bối, lời nói phải nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ thì nghe không rõ, phải nói rõ ràng không lớn không nhỏ.

TIẾN TẤT XU, THOÁI TẤT TRÌ.
VẤN KHỞI ĐỐI, THỊ VẬT DI.

Khi gặp mặt, lúc rời khỏi.
Đang trả lời, phải nhìn thẳng.

Dịch nghĩa: Khi đi gặp trưởng bối phải đi mau một tí, đến lúc cáo từ thì phải chậm một tí lui ra. Khi trưởng bối có hỏi, chúng ta trả lời mắt phải nhìn thẳng vào trưởng bối.

SỰ CHƯ PHỤ, NHƯ SỰ PHỤ.
SỰ CHƯ HUYNH, NHƯ SỰ HUYNH.

Kính chú bác, như cha mẹ.
Anh em họ, như ruột thịt.

Dịch nghĩa: Chúng ta đối xử với chú bác của mình, phải cung kính đối xử như cha mẹ của mình vậy. Đối xử với anh em họ bên nội và bên ngoại, cũng như đối xử với anh em ruột của mình vậy.

CẨN

Chương thứ ba

Phải cẩn thận hành vi trong cuộc sống hằng ngày




TRIỀU KHỞI TẢO, DẠ MIÊN TRÌ.
LÃO DỊ CHÍ, TÍCH THỬ THỜI.

Thức dậy sớm, tối ngủ trễ.
Khi tuổi già, quí thời gian.

Dịch nghĩa: Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải thức dậy sớm hơn cha mẹ, buổi tối phải đợi cho cha mẹ ngủ trước thì chúng ta mới đi ngủ. Khi chúng ta phát giác thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, mỗi năm so với một năm cảm thấy mau già, thì nên biết trân quí thời gian trước mắt của chúng ta.

THẦN TẤT QUÁN, KIÊM THẤU KHẨU.
TIỆN NỊCH HỒI,TIẾP TỊNH THỦ.

Sáng rửa mặt, phải đánh răng.
Vệ sinh rồi, liền rửa tay.

Dịch nghĩa: Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, trước hết phải rửa mặt và đánh răng. Sau khi đại tiểu tiện xong phải liền rửa tay sạch sẽ.

QUÁN TẤT CHÁNH, NỮU TẤT KẾT.
MIỆT DỮ LÝ, CÂU KHẨN THIẾT.

Mũ ngay ngắn, gài nút kỹ.
Mang giầy vớ, phải chỉnh tề.

Dịch nghĩa: Đội mũ nhất định đội cho ngay ngắn, mặc áo gài nút phải đàng hoàng, mang giầy vớ cũng chỉnh tề.

TRÍ QUÁN PHỤC, HỮU ĐỊNH VỊ.
VẬT LOẠN ĐỐN, TRÍ Ô UẾ.

Mũ quần áo, đặt cố định.
Không lẫn lộn, tránh dơ bẩn.

Dịch nghĩa: Mũ và quần áo phải để một nơi cố định. Không nên lẫn lộn, để tránh dể làm dơ bẩn quần áo và đồ vật.

Y QUÝ KHIẾT, BẤT QUÝ HOA.
THƯỢNG TUẦN PHẦN, HẠ XƯNG GIA.

Quần áo sạch, không cần đắt.
Hợp thân phận, hợp tập quán.

Dịch nghĩa: Mặc quần áo phải sạch sẽ, áo đắt tiền không quan trọng. Ăn mặc phải thích hợp cho địa vị và thân phận của mình, ở nhà mặc theo hợp với truyền thống tập quán.

ĐỐI ẨM THỰC, VẬT GIẢN TRẠCH.
THỰC THÍCH KHẢ, VẬT QUÁ TẮC.

Khi ăn uống, đừng chọn lựa.
Ăn vừa no, chớ quá nhiều.

Dịch nghĩa: Đối với việc ăn uống, không nên kén chọn. Phần ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.

NIÊN PHƯƠNG THIẾU, VẬT ẨM TỬU.
ẨM TỬU TÚY, TỐI VI XÚ.

Lúc còn trẻ, không uống rượu.
Uống rượu say, rất xấu xa.

Dịch nghĩa: Chúng ta tuổi còn trẻ, không nên học uống rượu. Uống rượu say, thì hình tướng vô cùng xấu xa.

BỘ TÙNG DUNG, LẬP ĐOAN CHÁNH.
ẤP THÂM VIÊN, BÁI CUNG KÍNH.

Đi thong thả, đứng đoan nghiêm.
Lúc vái chào, phải cung kính.

Dịch nghĩa: Chúng ta đi chân bước thong thả, khoan thai vững vàng, lúc đứng thân thể đoan trang ngay thẳng. Lúc vái chào thân thể phải cúi sát, lúc lễ bái phải cung kính.

VẬT TIỄN VỰC, VẬT BẢ Ỷ.
VẬT KY CỨ, VẬT DIÊU BỆ.

Qua ngạch cửa, đừng nghiêng mình.
Ngồi không duỗi, không run đùi.

Dịch nghĩa: Khi đến nhà người khác, chân không nên đạp lên ngạch cửa, lúc đứng thân thể không nên nghiêng về một bên. Lúc ngồi hai chân không nên dạng ra hoặc duỗi ra, cũng không run đùi.

HOÃN YẾT LIÊM, VẬT HỮU THANH.
KHOAN CHUYỂN LOAN, VẬT XÚC LĂNG.

Khi kéo màn, không tiếng động.
Đi trong phòng, phải chú ý.

Dịch nghĩa: Lúc kéo màn cửa phải chậm rãi nhẹ nhàng, không nên tạo ra tiếng động. Lúc đi trong nhà phải để cho mình có đủ khoảng trống, khi quay mình có thể tránh khỏi đụng chạm vào những góc cạnh.

CHẤP HƯ KHÍ, NHƯ CHẤP DOANH.
NHẬP HƯ THẤT, NHƯ HỮU NHÂN.

Bưng đồ vật, phải cẩn thận.
Vào nhà trống, như có người.

Dịch nghĩa: Khi bưng đồ nhẹ trong tay (bình bông không có nước), phải chú ý cẩn thận như bưng đồ nặng không khác. Chúng ta đi vào nhà trống, phải nghĩ rằng cũng có người đang ở trong nhà.

SỰ VẬT MANG, MANG ĐA THÁC.
VẬT ÚY NAN, VẬT KHINH LƯỢC.

Lúc làm việc, không hấp tấp.
Đừng sợ khó, không coi thường.

Dịch nghĩa: Lúc làm việc không nên vội vàng hấp tấp. Hễ hấp tấp thì tránh không khỏi sai lầm. Đối với những công việc khó khăn không nên sợ làm không được, nhưng cũng không nên nghĩ rằng công việc rất dễ làm mà coi thường nó, rồi làm qua loa cho xong chuyện.

ĐẤU NÁO TRƯỜNG, TUYỆT VẬT CẬN.
TÀ PHÍCH SỰ, TUYỆT VẬT VẤN.

Chỗ tranh cãi, đừng đến gần.
Chuyện thị phi, không nên hỏi.

Dịch nghĩa: Những chỗ tranh cãi hoặc đánh nhau chúng ta phải lánh xa. Những chuyện thị phi tà ác tuyệt đối không hỏi không nghe (giữ cho tâm thanh tịnh).

TƯƠNG NHẬP MÔN, VẤN THỤC TỒN.
TƯƠNG THƯỢNG ĐƯỜNG, THANH TẤT DƯƠNG.

Đến nhà người, phải hỏi trước.
Bước vào nhà, cho người biết.

Dịch nghĩa: Khi đến cổng nhà của người ta, trước hết chúng ta phải hỏi trong nhà có ai không. Muốn bước vào trong nhà, chúng ta phải cất tiếng lớn để cho người trong nhà biết có khách đến.

NHÂN VẤN THÙY, ĐỐI DĨ DANH.
NGÔ DỮ NGÃ, BẤT PHÂN MINH.

Nếu người hỏi, liền xưng tên.
Thưa là tôi, cho rõ ràng.

Dịch nghĩa: Nếu người trong nhà có hỏi thì chúng ta liền cho biết tên của mình. Thưa là tôi phải trả lời cho rõ ràng, nếu không thì họ không biết chúng ta là ai.

DỤNG VẬT NHÂN, TU MINH CẦU.
THẢNH BẤT VẤN, TỨC VI THÂU.

Dùng đồ người, phải hỏi trước.
Nếu không hỏi, thành trộm cắp.

Dịch nghĩa: Chúng ta muốn mượn đồ của người khác để dùng, trước tiên nhất định phải được sự đồng ý của họ cho mượn. Nếu chúng ta không hỏi mà tự lấy dùng, thì cũng như trộm cắp không khác.

TÁ NHÂN VẬT, CẬP THỜI HOÀN.
HẬU HỮU CẤP, TÁ BẤT NAN.

Mượn đồ vật, phải nhớ trả.
Sau có cần, mượn không khó.

Dịch nghĩa: Chúng ta mượn đồ vật của người khác, phải nhớ hoàn trả cho đúng ngày. Sau này nếu có cần đến, thì mượn lại sẽ không khó.

TÍN

Chương thứ tư

Phải làm một người đáng được cho người khác tin




PHÀM XUẤT NGÔN, TÍN VI TIÊN.
TRÁ DỮ VỌNG, HỀ KHẢ YÊN.

Khi nói năng, trước tín nhiệm.
Không lừa gạt, không nói dối.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện, trước tiên phải lấy chữ tín làm đầu. Làm sao có thể nói lời lừa gạt gian trá vọng ngữ được sao?

THOẠI THUYẾT ĐA, BẤT NHƯ THIỂU.
DUY KỲ THỊ, VẬT NỊCH XẢO.

Nói nhiều lời, không bằng ít.
Phải nói thật, không nói giả.

Dịch nghĩa: Nói nhiều lời, không bằng nói ít vài câu. Phải nói lời chân thật, không nên bóp méo sự thật.

GIAN XẢO NGỮ, UẾ Ô TỪ.
THỊ TỈNH KHÍ, THIẾT GIỚI CHI.

Nói gian trá, lời dơ bẩn.
Tập khí xấu, phải trừ bỏ.

Dịch nghĩa: Lời nói gian trá xảo quyệt, là lời dơ bẩn của kẻ lưu manh tiểu nhân bất lương. Đó là tập khí không tốt, nhất định phải trừ bỏ.

KIẾN VỊ CHÂN, VẬT KHINH NGÔN.
TRI VỊ ĐÍCH, VẬT KHINH TRUYỀN.

Tự không thấy, không nên nói.
Chưa hiểu rõ, đừng tuyên truyền.

Dịch nghĩa: Nếu không phải chính mắt mình trong thấy, không nên vội vàng nói cho người khác biết. Khi chưa chắc chắn hiểu rõ sự việc, đừng nên vội vàng tuyên truyền cho mọi người biết.

SỰ PHI NGHI, VẬT KHINH NẶC.
CẨU KHINH NẶC, TIẾN THOÁI THÁC

Việc không tốt, đừng nhận lời.
Nếu nhận lời, thì sai lầm.

Dịch nghĩa: Ta cảm thấy việc này không tốt thì đừng nhận lời. Nếu ta nhận lời, làm cũng sai không làm cũng sai.

PHÀM ĐẠO TỰ, TRỌNG THẢ THƯ.
VẬT CẤP TẬT, VẬT MƠ HỒ.

Lúc nói năng, chỗ chủ yếu.
Đừng nói nhanh, phải rõ ràng.

Dịch nghĩa: Lúc nói năng đến chỗ chủ yếu, phải nói cho rõ ràng minh bạch. Không nói quá nhanh, cũng không nói mơ hồ không rõ.

BỈ THUYẾT TRƯỜNG, THỬ THUYẾT ĐOẢN.
BẤT QUÁN KỶ, MẠC NHÀN QUẢN.

Kẻ nói dài, người nói ngắn.
Không quan hệ, không xen vào.

Dịch nghĩa: Người khác nói chuyện thị phi, nếu không có liên quan với mình thì không nên xen vào.

KIẾN NHÂN THIỆN, TỨC TƯ TỀ.
TUNG KHỨ VIỄN, DĨ TIỆM TÊ.

Người hành thiện, ta học theo.
Dù kém xa, cố theo kịp.

Dịch nghĩa: Nhìn thấy người làm việc thiện, chúng ta phải lập tức học theo họ. Cho dù chúng ta vẫn còn kém họ rất xa, nhưng bây giờ chúng ta bắt đầu dần dần sẽ theo kịp họ.

KIẾN NHÂN ÁC, TỨC NỘI TỈNH.
HỮU TẮC CẢI, VÔ GIA CẢNH.

Kẻ hành ác, ta phản tỉnh.
Có thì sửa, càng cảnh giác.

Dịch nghĩa: Chúng ta nhìn thấy kẻ khác tạo tác ác nghiệp, tự mình phải biết phản tỉnh. Nếu chúng ta có phạm lỗi lầm như vậy, thì liền cải chính, còn như không có chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác.

DUY ĐỨC HỌC, DUY TÀI NGHỆ.
BẤT NHƯ NHÂN, ĐƯƠNG TỰ LỆ.

Hạnh đạo đức, và tài nghệ.
Không bằng người, phải nỗ lực.

Dịch nghĩa: Nếu như đạo đức, phẩm hạnh, học vấn và tài năng của chúng ta không bằng người, thì chúng ta phải tự khích lệ cố gắng cải tiến.

NHƯỢC Y PHỤC, NHƯỢC ẨM THỰC.
BẤT NHƯ NHÂN, VẬT SANH THÍCH.

Nếu quần áo, việc ăn uống.
Không bằng người, không nên buồn.

Dịch nghĩa: Còn như về quần áo và sự ăn uống của chúng ta không bằng người khác, không nên vì những thứ này mà sanh lòng buồn rầu xấu hổ.

VĂN QUÁ NỘ, VĂN DỰ LẠC.
TỔN HỮU LAI, ÍCH HỮU KHƯỚC.

Chê thì giận, khen thì vui.
Kẻ xấu đến, bạn tốt xa.

Dịch nghĩa: Như có người phê bình chúng ta, thì ta liền nổi giận. Lại có người khen ngợi chúng ta, thì ta cảm thấy vui mừng. Như vậy thì bạn xấu sẽ tìm đến, bạn tốt thì xa lìa chúng ta.

VĂN DỰ KHỦNG, VĂN QUÁ HÂN.
TRỰC LƯƠNG SĨ, TIỆM TƯƠNG CẬN.

Khen thì sợ, phê thì vui.
Người đạo đức, đến thân cận.

Dịch nghĩa: Như có người khen ngợi chúng ta, thì ta liền lo sợ. Khi nghe người khác phê bình, ngược lại ta cảm thấy vui mừng. Những người có đạo đức học vấn họ thành thật thông cảm chúng ta, cũng sẽ dần dần đến thân cận chúng ta.

VÔ TÂM PHI, DANH VI THÁC.
HỮU TÂM PHI, DANH VI ÁC.

Vô ý phạm, cũng là sai.
Cố ý phạm, là tạo ác.

Dịch nghĩa: Nếu ta vô ý đã phạm lỗi lầm, đó là một lỗi lầm. Nhưng nếu ta cố ý phạm, đó thì là tạo ác nghiệp.

QUÁ NĂNG CẢI, QUY Ư VÔ.
THẢNG YỂM SỨC, TĂNG NHẤT CÔ.

Nếu sửa lỗi, thì hết tội.
Hễ che giấu, càng thêm tội.

Dịch nghĩa: Nếu ta đã phạm lỗi lầm mà biết sửa lỗi không tái tạo, thì tội nghiệp không còn nữa. Còn nếu ta đã phạm lỗi lầm mà không chịu thừa nhận, lại còn che giấu lỗi lầm của mình, thì tội nghiệp càng nặng thêm.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

PHIẾM ÁI CHÚNG

Chương thứ năm

Bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh




PHÀM THỊ NHÂN, GIAI TU ÁI.
THIÊN ĐỒNG PHÚC, ĐỊA ĐỒNG TẢI.

Phàm là người, đều phải thương.
Chung một cõi, một địa cầu.

Dịch nghĩa: Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau. Chúng ta nhờ có bầu trời che chở, cùng sống chung trên quả địa cầu này.

HẠNH CAO GI Ả, DANH TỰ CAO.
NHÂN SỞ TRỌNG, PHI MẠO CAO.

Người đạo đức, có tiếng tăm.
Được coi trọng, không bởi tướng.

Dịch nghĩa: Những người mà có lý tưởng cao thượng đức hạnh vẹn toàn, dĩ nhiên là danh vọng của họ tự nhiên cao cả. Được mọi người kính trọng, không phải do tướng mạo tốt xấu bề ngoài của họ.

TÀI ĐẠI GIẢ, VỌNG TỰ ĐẠI.
HÂN SỞ PHỤC, PHI NGÔN ĐẠI.

Người xuất chúng, danh vọng lớn.
Mọi người phục, không khoác lác.

Dịch nghĩa: Những người có tài năng xuất chúng thì danh vọng của họ tự nhiên lớn. Mọi người đều kính nể phục tùng, họ tuyệt không có khoác lác.

KỶ HỮU NĂNG, VẬT TỰ TƯ.
NHÂN HỮU NĂNG, VẬT KHINH TÍ.

Có khả năng, đừng ích kỷ.
Người khác giỏi, không hủy báng.

Dịch nghĩa: Nếu tự mình có khả năng tài cán, khả năng tài cán của mình không nên dùng để hưởng thụ riêng, phải đem nó phục vụ cho quần chúng. Nếu khả năng tài cán của người khác giỏi hơn mình, cũng không nên khinh thường hủy báng họ.

VẬT SIỂM PHÚ, VẬT KIÊU BẦN.
VẬT YỂM CỐ, VẬT HỶ TÂN.

Không nịnh giàu, không khinh nghèo.
Không bỏ bạn, tìm bạn mới.

Dịch nghĩa: Chúng ta không nịnh hót những người giàu có, cũng không khinh thường kẻ bần cùng khốn khổ. Không nên chán bỏ bạn cũ, chỉ thích giao du với bạn mới.

NHÂN BẤT NHÀN, VẬT SỰ GIẢO.
NHÂN BẤT AN, VẬT THOẠI NHIỄU.

Người đang bận, đừng quấy nhiễu.
Người không yên, không làm phiền.

Dịch nghĩa: Khi người khác đang bận việc, không nên đến làm quấy nhiễu họ. Hoặc là trong lòng họ không được yên, chúng ta không nên nói những gì khiến cho họ càng thêm buồn phiền.

NHÂN HỮU ĐOẢN, THIẾT MẠC YẾT.
NHÂN HỮU TƯ, THIẾT MẠC THUYẾT.

Khuyết điểm người, đừng bươi móc.
Chuyện riêng tư, không nên nói.

Dịch nghĩa: Khuyết điểm của người khác chúng ta đừng bươi móc. Chuyện riêng tư của họ không muốn cho ai biết thì chúng ta không nên nói ra.

ĐẠO NHÂN THIỆN, TỨC THỊ THIỆN.
NHÂN TRI CHI, DŨ TƯ MIỄN.

Khen làm lành, đó là thiện.
Người khác biết, càng khích lệ.

Dịch nghĩa: Chúng ta khen ngợi người khác làm việc thiện, tức là tự mình đã làm việc thiện. Người khác biết được bởi lời khen của mình thì họ càng cố gắng thêm làm việc thiện.

DƯƠNG NHÂN ÁC, TỨC THỊ ÁC.
TẬT CHI THẬM, HỌA THẢ TÁC.

Nói người ác, là việc ác.
Tổn hại nhiều, tự chuốc lấy.

Dịch nghĩa: Chúng ta tuyên truyền người khác làm việc ác, tức là tự mình đã làm việc ác. Nếu chúng ta chỉ trích họ quá đáng làm cho họ tổn hại nặng nề, ngược lại tự mình chuốc lấy tai họa.

THIỆN TƯƠNG KHUYẾN, ĐỨC GIAI KIẾN.
QUÁ BẤT QUY, ĐẠO LƯỠNG KHUY.

Khuyên hướng thiện, hành đạo đức.
Nếu không khuyên, thì sai lầm.

Dịch nghĩa: Chúng ta khuyến khích mọi người làm việc thiện, bỉ thử đều có thể xây dựng đức hạnh tốt đẹp. Bạn bè có lỗi lầm, nếu chúng ta không khuyên bảo họ, thì đức hạnh của chúng ta và bạn bè đều khiếm khuyết.

PHÀM THỦ DƯ, QUÝ PHÂN HIỂU.
DƯ NGHI ĐA, THỦ NGHI THIỂU.

Cho hoặc lấy, phải rõ ràng.
Cho ra nhiều, lấy vào ít.

Dịch nghĩa: Bất luận là lấy hoặc là cho, phải phân minh rõ ràng. Tài vật cho người khác phải bố thí nhiều, còn mình nhận lấy tài vật của người khác thì nên ít hơn một tí.

TƯƠNG GIA NHÂN, TIÊN VẤN KỶ.
KỶ BẤT DỤC,TỨC TỐC DĨ.

Ta cầu người, trước hỏi mình.
Mình không muốn, không nên cầu.

Dịch nghĩa: Chúng ta có việc muốn nhờ người khác làm, trước tiên phải tự hỏi mình, mình tức là họ, có bằng lòng giúp hay không. Nếu mình không muốn làm thì chúng ta không nên đến cầu người làm.

ÂN DỤC BÁO, OÁN DỤC VONG.
BÁO OÁN ĐOẢN, BÁO ÂN TRƯỜNG.

Muốn báo ơn, phải quên oán.
Báo oán ngắn, báo ơn dài.

Dịch nghĩa: Chúng ta thọ ơn của người khác, nhất định phải luôn nhớ đáp đền. Còn như họ đã kết oán thù với chúng ta, chúng ta phải xóa bỏ quên hết. Mối oán thù không nên kéo dài thời gian càng ngắn càng tốt, còn lòng thọ ơn đáp đền phải lâu dài.

ĐÃI TÌ BỘC, THÂN QUÝ ĐOAN.
TUY QUÝ ĐOAN, TỪ NHƯ KHOAN.

Đối đầy tớ, phải nghiêm trang.
Tuy nghiêm trang, nhưng hiền hòa.

Dịch nghĩa: Đối xử với những người làm trong nhà, tự mình phải có phẩm cách đoan chánh. Phẩm cách đoan chánh rất quan trọng, đối xử với họ phải có lòng độ nhân hậu.

THẾ PHỤC NHÂN,TÂM BẤT NHIÊN.
LÝ PHỤC NHÂN, PHƯƠNG VÔ NGÔN.

Cậy quyền thế, họ không phục.
Dùng lý khuyên, họ mới phục.

Dịch nghĩa: Nếu chúng ta cậy quyền thế cưỡng ép người khác phải tuân theo mình, tuy bề ngoài họ không dám cãi lời, nhưng tâm họ không phục. Nên dùng đạo lý để cảm hóa họ thì mới khiến cho họ tâm phục khẩu phục, không oán trách chúng ta.

THÂN NHÂN

Chương thứ sáu

Thân cận người có đức hạnh và nhân từ theo họ học tập



ĐỒNG THỊ NHÂN, LOẠI BẤT TỀ.
LƯU TỤC CHÚNG, NHÂN GIẢ HI.

Đồng con người, khác tánh tình.
Phàm phu nhiều, nhân từ hiếm.

Dịch nghĩa: Chúng ta tuy cũng là con người, nhưng sự khác biệt tánh tình của con người không đồng. Hạng phàm phu tục tử thì rất nhiều, còn người có đạo đức phẩm hạnh thì rất hiếm hoi.

QUẢ NHÂN GIẢ, NHÂN ĐA ÚY.
NGÔN BẤT HÚY, SẮC BẤT MỊ.

Người nhân đức, mọi người kính.
Họ không dối, không nịnh hót.

Dịch nghĩa: Người thật sự có đạo đức phẩm hạnh, thì được mọi người cung kính. Họ không bao giời nói dối, cũng không bao giờ nịnh hót kẻ khác.

NĂNG THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẢO.
ĐỨC NHẬT TIẾN, QUÁ NHẬT THIỂU.

Được thân cận, rất lợi ích.
Tăng đức hạnh, ít lỗi lầm.

Dịch nghĩa: Nếu chúng ta được thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh, chúng ta theo họ học tập sẽ được sự lợi ích vô cùng. Đức hạnh của chúng ta mỗi ngày tự nhiên tiến bộ, lỗi lầm của chúng ta mỗi ngày cũng sẽ giảm thiểu.

BẤT THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẠI.
TIỂU NHÂN TIẾN, BÁ SỰ HOẠI.

Không thân cận, sẽ tai hại.
Tiểu nhân đến, phá hoại nhiều.

Dịch nghĩa: Nếu chúng ta không chịu thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh thì chúng ta sẽ bỏ mất cơ hội là điều vô cùng tai hại. Kẻ tiểu nhân sẽ đến gần với chúng ta, đến lúc đó chúng ta muốn làm việc gì cũng không được thành tựu.

DƯ LỰC VĂN HỌC

Chương thứ bảy

Công việc bổn phận của mình đã làm xong, lại nên nghiên cứu học tập văn học nghệ thuật để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình


BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN.
TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN.

Không thực hành, Chỉ biết học.
Không thật chất, thành người gì.

Dịch nghĩa: Chúng ta đã học Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Phiếm Ái Chúng và Thân Nhân mà không nổ lực thực hành, chỉ biết nghiên cứu văn học. Như vậy thì không thật chất, làm sao trở thành một người hữu dụng.

ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN.
NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN.

Chỉ thực hành, không học tiếp.
Tự tin mình, thì không hiểu.

Dịch nghĩa: Còn nếu chúng ta chỉ chú trọng về mặt thực hành mà không chịu nghiên cứu học tập thêm, chỉ nhờ vào kiến giải của mình cho là đúng, vậy thì chúng ta đối với chân tướng sự thật không thấu hiểu.

ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO.
TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU.

Cách đọc sách, phải tập trung.
Tâm mắt miệng, tín quan trọng.

Dịch nghĩa: Phương cách đọc sách nhất định phải tập trung vào ba điểm. Phải chú tâm, mắt xem, miệng đọc, đối với lời dạy của thánh hiền, chúng ta phải tin sâu mà y giáo phụng hành, điều này rất quan trọng.

PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ.
THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI.

Khi đọc sách, đừng nghĩ khác.
Chưa đọc xong, không đọc khác.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta đọc quyển sách này, không nên nghĩ đến quyển sách khác. Hoặc là chưa đọc xong quyển sách này, lại muốn đọc quyển sách khác, chúng ta đọc sách nhất định phải đọc từ đầu đến cuối.

KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG.
CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG.

Thời gian dài, gắng dụng công.
Công phu đủ, liền thông đạt.

Dịch nghĩa: Chúng ta học tập cần phải có thời gian dài là để chuẩn bị khi dụng công phải dốc hết toàn lực. Mãi cho đến công phu được thành thục, thì tự nhiên thông suốt tất cả.

TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ.
TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA.

Có nghi hoặc, phải ghi chú.
Gặp người hỏi, cầu giải thích.

Dịch nghĩa: Chúng ta học tập nếu trong tâm có nghi vấn, thì phải lập tức ghi chú. Xin thỉnh giáo với người có học vấn, cầu họ giải thích một cách chính xác.

PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH.
CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIÊN CHÁNH.

Phòng yên tịnh, tường vách sạch.
Bàn ngay ngắn, bút mực gọn.

Dịch nghĩa: Trong phòng học phải yên tịnh, tường vách cũng phải giữ gìn cho sạch sẽ. bàn học của mình sắp đặt ngay ngắn, bút mực phải để cho gọn gàng.

MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN.
TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH.

Cây mực nghiên, tâm không chánh.
Chữ viết thảo, tâm không định.

Dịch nghĩa: Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoái quá, thì tâm không được định.

LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ.
ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ.

Phân kinh sách, cho thứ tự.
Đọc sách xong, để chỗ cũ.

Dịch nghĩa: Kinh điển sách vở phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự nơi vị trí cố định. Sau khi đọc sách xong phải để lại chỗ cũ.

TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ.
HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI.

Dù có gấp, cũng xếp kỹ.
Sách có rách, phải tu bổ.

Dịch nghĩa: Khi đang xem sách đột nhiên có việc gấp, nhưng cũng phải xếp lại để vào trong kệ sách cho ngay ngắn. Nếu thấy có chỗ nào hư rách, thì phải lập tức tu bổ lại.

PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ.
TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ.

Sách vô ích, không xem đọc.
Hại thông minh, hư tâm chí.

Dịch nghĩa: Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông minh trí huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta.

VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ.
THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ.

Đừng cam chịu, không thua kém.
Thành thánh hiền, đều đạt được.

Dịch nghĩa: Chúng ta đừng cam chịu đọa lạc, cũng không thua kém. Chỉ cần thật sự y giáo phụng hành thì chúng ta cũng có thể thành bậc thánh hiền.

http://www.thondida.com/V-DeTuQuy.php


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

Lê Anh Minh dịch




KHAI KINH

Thái Cực Chân Nhân tụng viết: Thái Thượng thùy huấn Cảm Ứng chi thiên. Nhật tụng nhất biến, diệt tội tiêu khiên. Thọ trì nhất nguyệt, phúc lộc di kiên. Hành chi nhất niên, thất tổ thăng thiên. Cửu hành bất đãi, danh liệt chư tiên.

DỊCH

Thái Cực Chân Nhân bảo rằng: Thái Thượng rủ lòng thương mà dạy [người đời] thiên Cảm Ứng này. Mỗi ngày [con người] đọc thuộc một lần thì dứt tuyệt mọi tội lỗi. Thọ trì [hay trì tụng] một tháng thì phúc lộc càng bền. Tụng một năm thì thất tổ siêu thăng [cõi trời]. Trì tụng không bê trễ thì tên [của người tụng] sẽ được ghi vào sổ bộ chư tiên.


KINH TỤNG


1. MINH NGHĨA

Thái Thượng viết: Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu.Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình.

DỊCH ĐIỀU 1

Thái Thượng nói: Họa và phúc không có cửa nẻo [nhất định] mà do con người triệu vời đến cho mình. Sự báo ứng của điều thiện và điều ác [bám sát lấy con người] như cái bóng đi theo thân hình.


2. GIÁM SÁT

Thị dĩ,thiên địa hữu Tư Quá chi Thần, y nhân sở khinh trọng dĩ đoạt nhân toán. Toán giảm tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn, nhân giai ố chi, hình họa tùy chi, cát khánh tị chi, ác tinh tai chi. Toán tận tắc tử.Hựu hữu Tam Thai, Bắc Đẩu Thần Quân tại nhân đầu thượng, lục nhân tội ác, đoạt kỳ kỷ toán. Hựu hữu Tam Thi Thần tại nhân thân trung, mỗi đáo Canh Thân nhật, triếp thướng nghệ Thiên Tào, ngôn nhân tội quá. Nguyệt hối chi nhật, Táo Thần diệc nhiên. Phàm nhân hữu quá, đại tắc đoạt kỷ, tiểu tắc đoạt toán. Kỳ quá đại tiểu hữu sổ bách sự. Dục cầu trường sinh giả, tiên tu tị chi.

DỊCH ĐIỀU 2

Cho nên trời đất có [đặt ra] các vị thần trông coi tội lỗi của người đời. Căn cứ vào tội nặng nhẹ mà giảm bớt tuổi thọ của họ. Giảm thọ ắt phải nghèo khổ, hao tổn, thường gặp hoạn nạn, sầu khổ. Rồi mọi người đều ghét bỏ kẻ ác. Hình phạt và tai họa đeo bám theo kẻ ác. Những sự hạnh phúc vui vẻ đều không xảy đến cho họ. Ác tinh [sao chủ về điều ác] gieo tai họa cho họ. Tuổi thọ hết ắt phải chết. Lại có Thần Tam Thai [coi về tuổi thọ] và Thần Bắc Đẩu [xem xét tội lỗi người đời] ở trên đầu con người và ghi chép tội ác của người đời để trừ bớt tuổi thọ của họ. Lại có Thần Tam Thi trong thân thể con người, mỗi khi đến ngày Canh Thân tức thì lên thẳng đến Thiên Tào báo cáo tội lỗi người đời. Đến ngày cuối tháng âm lịch, Táo Quân cũng có phận sự giống như vậy. Người đời tội lớn thì bị giảm thọ 12 năm, lỗi nhỏ thì bị giảm thọ 100 ngày. Tội lỗi lớn nhỏ của con người tính ra có đến hàng mấy trăm. Cho nên muốn sống lâu thì trước tiên phải tránh xa tội lỗi.


3. TÍCH THIỆN

Thị đạo tắc tiến, phi đạo tắc thoái. Bất lý tà kính. Bất khi ám thất. Tích đức lũy công. Từ tâm ư vật. Trung, hiếu, hữu, đễ. Chính kỷ hóa nhân. Căng cô tuất quả. Kính lão hoài ấu. Côn trùng thảo mộc, do bất khả thương. Nghi mẫn nhân chi hung. Lạc nhân chi thiện. Tế nhân chi cấp. Cứu nhân chi nguy. Kiến nhân chi đắc như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất như kỷ chi thất. Bất chương nhân đoản, bất huyện kỷ trường. Át ác dương thiện. Thôi đa thủ thiểu. Thụ nhục bất oán. Thụ sủng nhược kinh. Thi ân bất cầu báo. Dữ nhân bất truy hối.

DỊCH ĐIỀU 3

Đường đúng thì đi tới, đường sai thì tránh lui. Không đi đường tắt lối nhỏ sái quấy. Không được khinh thường nhà tối. Phải tích lũy công đức. Phải có lòng từ bi lân mẫn đối với muôn loài. Phải hết lòng với người, có hiếu với cha mẹ, anh em thương nhau. Tự sửa mình rồi hãy dạy người. Thương xót cứu giúp cô nhi và quả phụ. Kính trọng người già và an ủi vỗ về trẻ nhỏ. Không tổn hại côn trùng và cây cỏ. Phải thương hại kẻ ác [vì họ u mê]. Phải vui mừng chia sẻ với người hành thiện. Cứu giúp người bị nguy cấp. Thấy người được [thì vui] như mình được. Thấy người mất mát [thì buồn] như mình mất mát. Không phô bày sự kém cỏi của người. Không khoe khoang cái hay của mình. Ngăn chận người sắp làm điều ác. Biểu dương người làm điều thiện. Khi phải chia chác đồ vật, nhường người phần nhiều và giữ cho mình phần ít. Gặp nhục không oán. Được sủng ái phải sợ. Giúp người chớ mong báo đáp. Cho ai vật gì rồi thì đừng nghĩ lại mà hối tiếc.


4. HIỆN BÁO

Sở vi thiện nhân, nhân giai kính chi, thiên đạo hựu chi, phúc lộc tùy chi, chúng tà viễn chi, thần linh vệ chi, sở tác tất thành, thần tiên khả ký.Dục cầu thiên tiên giả, đương lập nhất thiên tam bách thiện. Dục cầu địa tiên giả, đương lập tam bách thiện.

DỊCH ĐIỀU 4

Người [được xem là] thiện lương thì ai ai cũng kính trọng. Trời giúp đỡ họ. Phúc lộc đi theo bên họ. Mọi tà quái tránh xa họ, [vì họ được] thần linh hộ vệ. Mọi việc họ làm đều thành công. Họ có thể hy vọng trở thành thần tiên: muốn trở thành thiên tiên thì phải làm 1300 điều thiện, muốn trở thành địa tiên thì phải làm 300 điều thiện.


5. CHƯ ÁC (THƯỢNG)

Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, bối lý nhi hành, dĩ ác vi năng, nhẫn tác tàn hại, âm tặc lương thiện, ám vũ quân thân, mạn kỳ tiên sinh, bạn kỳ sở sự, cuống chư vô thức, báng chư đồng học, hư vu trá ngụy công yết tông thân, cương cường bất nhân, ngận lệ tự dụng, thị phi bất đang,hướng bối quai nghi, ngược hạ thủ công, siểm thượng hy chỉ, thụ ân bất cảm, niệm oán bất hưu, khinh miệt thiên dân, nhiễu loạn quốc chính, thưởng cập phi nghĩa, hình cập vô cô, sát nhân thủ tài, khuynh nhân thủ vị, tru hàng lục phục,biếm chính bài hiền, lăng cô bức quả, khí pháp thụ lộ, dĩ trực vi khúc, dĩ khúc vi trực, nhập khinh vi trọng, kiến sát gia nộ, tri quá bất cải, tri thiện bất vi, tự tội dẫn tha, ung tắc phương thuật, sán báng thánh hiền, xâm lăng đạo đức, xạ phi trục tẩu, phát trập kinh thê, điền huyệt phúc sào, thương thai phá noãn, nguyện nhân hữu thất, hủy nhân thành công, nguy nhân tự an, giảm nhân tự ích, dĩ ác dịch hảo, dĩ tư phế công, thiết nhân chi năng, tế nhân chi thiện, hình nhân chi xú, yết nhân chi tư, hao nhân hóa tài, ly nhân cốt nhục, xâm nhân sở ái, trợ nhân vi phi, sính chí tác uy, nhục nhân cầu thắng, bại nhân miêu giá, phá nhân hôn nhân, cẩu phú nhi kiêu, cẩu miễn vô sỉ, nhận ân thôi quá, giá họa mại ác, cô mãi hư dự, bao trữ hiểm tâm, tỏa nhân sở trường, hộ kỷ sở đoản, thừa uy bức hiếp, túng bạo sát thương, vô cố tiễn tài, phi lễ phanh tể, tán khí ngũ cốc, lao nhiễu chúng sinh, phá nhân chi gia thủ kỳ tài bảo, quyết thủy phóng hỏa dĩ hại dân cư, văn loạn qui mô dĩ bại nhân công, tổn nhân khí vật dĩ cùng nhân dụng, kiến tha vinh quý nguyện tha lưu biếm, kiến tha phú hữu nguyện tha phá tán, kiến tha sắc mỹ khởi tâm tư chi, phụ tha hóa tài nguyện tha thân tử, can cầu bất toại tiện sinh chú hận, kiến tha thất tiện tiện thuyết tha quá, kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi, kiến tha tài năng khả xưng nhi ức chi,...

DỊCH ĐIỀU 5

Nếu như ai mà hành động những điều phi nghĩa trái đạo lý (như sau đây)...

(1) Lấy thủ đoạn độc ác làm tài năng của mình, (2) Nhẫn tâm làm điều tàn ác độc hại, (3) Lén hại người lương thiện, (4) Thầm khinh cha mẹ, (5) Khinh khi thầy dạy, (6) Phản bội nơi mình phục vụ, làm việc, (7) Lừa bịp người không hiểu biết, (8) Chê bai bạn học, (9) Dối trá lật lọng, công kích họ hàng thân tộc, (10) Hung bạo không thương người, (11) Tự có những thủ đoạn độc ác, (12) Chẳng cần biết đúng sai phải quấy, (13) Tráo trở ngược xuôi, (14) Bạo ngược đối với kẻ dưới để lập công, (15) Nịnh bợ cấp trên, đón ý để trục lợi, (16) Nhận ơn ai, chẳng biết cảm động, (17) Luôn ôm lòng oán hận không dứt, (18) Khinh bỉ Trời và dân chúng, (19) Gây rối loạn chính trị trong nước, (20) Khen thưởng kẻ phi nghĩa, (21) Trừng phạt kẻ vô tội, (22) Giết người cướp của, (23) Lật đổ người khác để chiếm địa vị của họ, (24) Giết kẻ đầu hàng, (25) Giáng chức người ngay, bài trừ người hiền, (26) Lăng nhục cô nhi, bức hại góa phụ, (27) Bỏ qua pháp luật để ăn hối lộ, (28) Lấy thẳng làm cong, lấy cong làm thẳng, (29) Tội người nhẹ mà làm cho nặng thêm, (30) Thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận, (31) Biết lỗi mà không sửa, (32) Biết điều thiện mà không làm, (33) Mình có tội, làm liên lụy kẻ khác, (34) Cản trở tài năng người khác, (35) Chê bai báng bổ thánh hiền, (36) Phá hỏng đạo đức, (37) Săn bắt chim thú, (38) Phá lỗ hang loài vật, làm kinh động chỗ chim đậu, (39) Lấp lỗ hang và lật úp tổ chim, (40) Phá thai hại trứng, (41) Mong cho người khác thất bại, (42) Hủy bỏ sự thành công của người khác, (43) Làm người khác lâm nguy để cho mình yên ổn, (44) Làm người khác hao tốn để cho mình ích lợi, (45) Xem điều ác là điều tốt, (46) Vì việc riêng tư mà phế bỏ việc công, (47) Trộm cắp tài năng của người khác, (48) Che lấp việc tốt của người khác, (49) Phố bày tướng xấu và điều xấu của người khác, (50) Xoi bói chuyện riêng của người khác, (51) Làm cho người khác hao tốn tài vật, (52) Chia rẽ tình cốt nhục của người khác, (53) Xâm phạm tình yêu của người khác, (54) Giúp người khác làm điều quấy, (55) Phô trương uy quyền cho phỉ lòng, (56) Lăng nhục người khác để giành phần thắng, (57) Làm thất bại việc cày cấy của người khác, (58) Phá hoại hôn nhân của người khác, (59) Mới giàu có chút đỉnh đã kiêu căng, (60) Chạy tội, không biết xấu hổ, (61) Mạo nhận ân huệ, chối biến tội lỗi, (62) Gieo họa cho người khác, (63) Mua bán danh hão, (64) Chất chứa lòng dạ sâu hiểm, (65) Ém tài và cản trở tài năng người khác, (66) Bảo vệ chỗ non kém của mình, (67) Cậy quyền thế bức hiếp người khác, (68) Dung túng kẻ bạo ngược để giết hoặc gây thương tích người khác, (69) Không có lý do chính đáng mà cắt xén tỉa bỏ vật gì, (70) Không có lễ lạc mà giết mổ súc vật, (71) Vung vãi bỏ đi ngũ cốc, (72) Làm chúng sinh lao nhọc, phiền nhiễu, (73) Phá hoại gia cang người khác, (74) Giữ lấy tài vật quý báu của người khác, (75) Phá đê điều và đốt nhà làm hại dân cư, (76) Làm loạn phép tắc để cộng người khác bị thất bại, (77) Phá hư dụng cụ, đồ nghề của người khác khiến họ không còn gì để dùng, (78) Thấy người vinh hiển phú quý thì mong cho họ bị giáng chức và lưu đày, (79) Thấy người giàu có thì mong cho họ hao tán của cải, (80) Thấy vợ hay con gái người ta xinh đẹp thì nảy lòng muốn tư thông, (81) Thiếu nợ người tiền bạc của cải thì mong cho họ chết, (82) Mong cầu địa vị bổng lộc mà không toại nguyện thì sinh lòng oán hận chưởi rủa, (83) Thấy người thất lợi thì rêu rao lỗi lầm của họ, (84) Thấy người khác hình hài tướng tá không toàn vẹn thì chê cười, (85) Thấy người tài giỏi, bề ngoài thì tán dương nhưng trong lòng thì tìm cách đè nén họ,...


6. CHƯ ÁC (HẠ)

Mai cổ yếm nhân, dụng dược sát thụ, nhuế nộ sư phó, để xúc phụ huynh, cưỡng thủ cường cầu, háo xâm háo đoạt, lỗ lược trí phú, xảo trá cầu thiên, thưởng phạt bất bình, dật lạc quá tiết, hà ngược kỳ hạ, khủng hách ư tha, oán thiên vưu nhân, ha phong mạ vũ, đấu hiệp tranh tụng, vọng trục bằng đảng, dụng thê thiếp ngữ vi phụ mẫu huấn, đắc tân vong cố, khẩu thị tâm phi, tham mạo ư tài, khi võng kỳ thượng, tạo tác ác ngữ, sàm hủy bình nhân, hủy nhân xưng trực, mạ thần xưng chính, khí thuận hiệu nghịch, bối thân hướng sơ, chỉ thiên địa dĩ chứng bỉ hoài, dẫn thần minh nhi giám ôi sự, thí dữ hậu hối, giả tá bất hoàn, phận ngoại doanh cầu, lực thượng thi thiết, dâm dục quá độ, tâm độc mạo từ, uế thực ủy nhân, tả đạo hoặc chúng, đoản xích hiệp độ, khinh xứng tiểu thăng, dĩ ngụy tạp chân, thái thủ gian lợi, áp lương vi tiện, mạn mạch ngu nhân, tham lam vô yếm, chú thư cầu trực,thị tửu bột loạn, cốt nhục phẫn tranh, nam bất trung lương, nữ bất nhu thuận, bất tri kỳ thất, bất kính kỳ phu, mỗi háo căng khoa, thường hành đố kỵ, vô hạnh ư thê tử, thất lễ ư cữu cô, khinh mạn tiên linh, vi nghịch thượng mệnh, tác vi vô ích, hoài hiệp ngoại tâm, tự chú chú tha, thiên tăng thiên ái, việt tỉnh việt táo, khiêu thực khiêu nhân, tổn tử đọa thai, hành đa ẩn tịch, hối lạp ca vũ, sóc đán hiệu nộ, đối bắc thế thóa cập niệu (nịch), đối táo ngâm vịnh cập khốc, hựu dĩ táo hỏa thiêu hương, uế sài tác thực, dạ khởi lõa lộ, bát tiết hành hình,thóa lưu tinh, chỉ hồng nghê, triếp chỉ tam quang, cửu thị nhật nguyệt, xuân nguyệt liệu lạp, đối bắc ác mạ, vô cố sát qui đả xà.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tủ Sách Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

DỊCH ĐIỀU 6

(86) Chôn bùa ếm hại người, (87) Dùng thuốc để hại cây cối, (88) Oán giận thầy dạy chữ và dạy nghề, (89) Xung đột với cha và anh, (90) Lấy ngang cướp đoạt của ai, (91) Thích xâm lấn chiếm đoạt của ai, (92) Cướp bóc để trở nên giàu có, (93) Xảo trá cầu thăng quan tiến chức, (94) Thưởng phạt không công bằng, (95) Dâm dật hưởng lạc không kiềm chế, (96) Hà khắc ngược đãi thuộc hạ, (97) Đe dọa ai làm cho họ phải sợ, (98) Oán trời hận người, (99) Mắng gió chưởi mưa, (100) Tranh đấu kiện tụng, (101) Kéo bè kết đảng để làm điều quấy, (102) Nghe lời vợ mà không nghe lời dạy của cha mẹ, (103) Có mới nới cũ, (104) Miệng nói phải, lòng nói trái, (105) Tham lam mạo nhận tiền của, (106) Khinh thường, khuất lấp đối với bề trên, (107) Nói lời ác độc, (108) Gièm siểm người khác, (109) Hại người, tự cho mình ngay thẳng, (110) Chưởi rủa thần thánh, tự xưng mình ngay thẳng, (111) Bỏ thuận theo nghịch, (112) Phản bội thân thuộc, đi theo người ngoài, (113) Chỉ trời chỉ đất để làm chứng cho lòng dạ xấu xa, (114) Gọi thần minh chứng giám cho việc quấy, (115) Trước tặng cho người, sau hối tiếc, (116) Mượn vay không trả, (117) Chồng bỏ bê nhà cửa, (136) Vợ không biết trọng chồng, (137) Thích kiêu căng khoác lác, (138) Thường ganh ghét đố kỵ, (139) Chồng không đức hạnh đối với vợ con, (140) Vợ không lễ phép với cha mẹ chồng, (141) Khinh thường tổ tiên đã khuất, (142) Vi phạm mệnh lệnh của bề trên, (143) Làm chuyên tầm phào vô ích, (144) Âm thầm sinh lòng khác, (145) Rủa mình, rủa người, (146) Ghét yêu thiên vị, (147) Bước qua giếng và bếp lò, (148) Nhảy qua thức ăn, nhảy qua thân mình người khác, (149) Tổn hại con cái, phá thai, (150) Hành vi ám muội, (151) Ngày cuối tháng, cuối năm ca múa, (152) Ngày đầu tháng đầu năm cầu mong quá phận mình, (118) Cố hết sức mưu cầu phú quý, (119) Dâm dục quá mức, (120) Lòng dạ sâu hiểm nhưng bề ngoài ra vẻ hiền lành, (121) Đưa thức ăn dơ cho người ăn, (122) Dùng bàng môn tả đạo để bịp đời, (123) Dùng thước non thước thiếu để đo đạc cho người, (124) Cân nhẹ, thăng non, (125) Lấy sự gian trá làm hỗn loạn chân lý, (126) Tuyển chọn gian lợi, (127) Đè nén người lương thiện để họ nghèo mạt, (128) Khinh khi gạt gẫm kẻ khờ khạo, (129) Tham lam khống biết chán, (130) Trước thần linh thề láo cho mình là ngay thẳng, (131) Ham nhậu nhẹt quậy phá, (132) Anh em ruột thịt giận nhau tranh giành nhau, (133) Trai không trung lương, (134) Gái không nhu thuận, (135) óc la giận hờn, (153) Day về hướng bắc khóc, hỉ mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, (154) Trước ông Táo ngâm vịnh, khóc lóc, hoặc đốt nhang trong bếp lò, (155) Củi dơ nấu ăn, (156) Đêm tối lõa lồ, (157) Ngày bát tiết thi hành hình phạt, (158) Khạc nhổ về phía sao băng, (159) Tay chỉ cầu vồng, (160) Thường chỉ trỏ nhật nguyệt tinh, (161) Nhìn lâu mặt trời mặt trăng, (162) Mùa xuân đốt rừng săn bắn, (163) Day về hướng bắc chưởi rủa độc địa, (164) Không có lý do mà đánh giết rắn rùa.


7. ÁC BÁO

Như thị đẳng tội, Tư Mệnh tùy kỳ khinh trọng, đoạt kỳ kỷ toán. Toán tận tắc tử. Tử hữu dư trách, nãi ương cập tử tôn. Hựu chư hoạnh thủ nhân tài giả, nãi kế kỳ thê tử gia khẩu đang chi, tiệm chí tử tang, nhược bất tử tang, tắc hữu thủy hỏa đạo tặc, di vong khí vật, tật bệnh khẩu thiệt chư sự, dĩ đang vọng thủ chi trực. Hựu uổng sát nhân giả, thị dịch đao binh nhi tương sát dã. Thủ phi nghĩa chi tài giả, thí như lậu phụ cứu cơ, trấm tửu chỉ khát, phi bất tạm bão, tử diệc cập chi.

DỊCH ĐIỀU 7

Như những tội ấy, thần Tư Mệnh tùy theo nặng nhẹ mà bớt tuổi thọ của kẻ gây tội. Tuổi thọ hết thì chết, nhưng nếu chết mà chưa hết tội thì con cháu sẽ gánh chịu tai ương. Lại như có kẻ cướp giật ngang ngược tiền tài của người khác thì vợ con và toàn gia đình hắn cũng gánh chịu, dần dần cho đến chết; nếu không chết thì cũng bị tai họa nước lửa hoặc trộm cướp, mất mát đồ vật, tật bệnh, mắc lời ăn tiếng nói, v.v. coi như là cái giá phải trả cho thói cướp giật ngang ngược. Lại có kẻ giết oan người khác rồi đây cũng bị giết trở lại giống như đổi gươm giáo mà giết nhau. Còn kẻ ôm giữ tiền của phi nghĩa, giống như dùng thịt độc và rượu độc để khỏi đói khát, chẳng no lòng tí nào mà cái chết thì cận kề vậy.


8. CHỈ VI

Phù tâm khởi ư thiện, thiện tuy vị vi nhi cát thần dĩ tùy chi. Hoặc tâm khởi ư ác, ác tuy vị vi nhi hung thần dĩ tùy chi.

DỊCH ĐIỀU 8

Hễ tâm dấy khởi một điều thiện (thiện niệm) thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi. Hoặc tâm dấy khởi một điều ác (ác niệm) thì tuy điều ác chưa làm nhưng ác thần đã đi theo mình rồi.


9. HỐI QUÁ

Kỳ hữu tằng hành ác, hậu tự cải hối, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, cửu cửu tất hoạch cát khánh, sở vị chuyển họa vi phúc dã.

DỊCH ĐIỀU 9

Đã từng làm ác mà sau đó tự hối cải, không làm mọi điều ác nữa, (tuân theo luật nhân quả) làm mọi điều thiện. Được thế, lâu ngày ắt có sự tốt lành. Đó gọi là chuyển họa thành phúc vậy.


10. LUẬT ĐỊNH

Cố, cát nhân ngứ thiện, thị thiện, hành thiện, nhất nhật hữu tam thiện, tam niên thiên tất giáng chi phúc. Hung nhân ngứ ác, thị ác, hành ác, nhất nhật hành tam ác, tam niên thiên tất giáng chi họa. Hồ bất miễn nhi hành chi?

DỊCH ĐIỀU 10

Vậy cho nên, người hiền lành nói điều lành, xem điều lành, và làm điều lành. Mỗi ngày làm ba điều lành thì ba năm trời ban phúc cho. Còn người ác nói điều ác, xem điều ác, và làm điều ác. Mỗi ngày làm ba điều ác thì ba năm trời giáng họa cho. Tại sao lại không cố gắng mà làm điều lành đi?

VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN ÂM CHẤT VĂN



Lê Anh Minh dịch






Đế Quân viết: Ngô nhất thập thất thế vi sĩ đại phu, thân vị thường ngược dân khốc lại, tế nhân chi nan, cứu nhân chi cấp, mẫn nhân chi cô, dung nhân chi quá, quảng hành âm chất, thượng cách thương khung. Nhân năng như ngã tồn tâm, Thiên tất tứ nhữ dĩ phúc. (Ta 17 kiếp hóa thân làm sĩ đại phu, chưa hề ngược đãi dân chúng và nha lại; ta giúp người lúc khốn khó, cứu người khi khẩn cấp, khoan dung lầm lỗi của người, thi hành âm chất khắp nơi, nên được đặc cách lên cõi trời. Ai biết giữ lòng gìn tâm như ta, Trời sẽ ban phúc cho.)

Ư thị huấn ư nhân viết: Tích Vu công trị ngục đại hưng tứ mã chi môn; Đậu thị tế nhân cao chiết ngũ chi chi quế; cứu nghĩ trúng trạng nguyên chi tuyển; mai xà hưởng tể tướng chi vinh. (Thế nên ta dạy người đời rằng: Ngày xưa có Vu công [hiền từ] giữ ngục, về sau con [là Vu Định Quốc] nên thừa tướng; [đời Tống có Tống Giao] cứu bầy kiến khỏi chết đuối mà đỗ trạng nguyên; người họ Đậu [tức Đậu Yên Sơn] do cứu người mà sau thành văn quan cao tột;có kẻ chôn xác rắn mà sau nên tể tướng vẻ vang.)

Dục quảng phúc điền, tu bằng tâm địa, hành thời thời chi phương tiện, tác chủng chủng chi âm công, lợi vật lợi nhân, tu thiện tu phúc. (Muốn rộng mở ruộng phước phải cậy trông tấm lòng của mình, luôn thi hành những tiện ích cho đời, tạo muôn việc âm đức, lợi cho muôn vật và con người, làm thiện làm phước.)

Chính trực đại Thiên hành hóa, từ tường vị quốc cứu dân. (Hãy ngay thẳng thay Trời hành đạo và giáo hóa dân, thương xót bao dung vì nước cứu dân.)

Trung chủ hiếu thân, kính huynh tín hữu, hoặc phụng chân triều đẩu, hoặc bái phật niệm kinh, báo đáp tứ ân, quảng hành Tam giáo. (Trung với vua, hiếu với cha mẹ, kính trọng anh, tin cậy bạn bè, hoặc thờ phụng tiên gia và triều kiến sao Bắc Đẩu, hoặc lạy Phật niệm kinh, báo đáp bốn ân, thi hành rộng khắp giáo lý của Tam giáo là Nho-Thích-Đạo.)

Tế cấp như tế hạc triệt chi ngư, cứu nguy như cứu mật la chi tước. (Giúp kẻ nguy cấp như thể [giúp] con cá nằm trong vết xe khô cạn nước, cứu kẻ lâm nguy như thể [giúp] con chim sẻ đang vướng lưới dầy.)

Căng cô tuất quả, kính lão lân bần, thố y thực chu đạo lộ chi cơ hàn, thi quan quách miễn thi hài chi bộc lộ. (Thương xót cô nhi và quả phụ, kính trọng người già, thương người nghèo khó, xếp đặt y phục và lương thực để chu cấp kẻ lỡ đường đói lạnh, bố thí quan tài để tránh cho kẻ chết khỏi bị phơi bày thi thể.)

Gia phú đề huề thân thích, tuế cơ chẩn tế lân bằng, đấu xứng tu yếu công bình, bất khả khinh xuất trọng nhập, nô bộc đãi chi khoan thứ, khởi nghi bị trách hà cầu. (Nhà giàu thì cùng chia sớt với người thân thích, năm đói kém phải cứu giúp hàng xóm và bạn bè, cái đấu cây cân phải cho công bằng, không thể cân đo cho người thì nhẹ mà cân đo cho mình thì nặng, đối đãi tôi tớ khoan dung, sao lại phải trách móc và đòi hỏi khe khắt nơi họ?)

Ấn tạo kinh văn, sáng tu tự viện, xả dược tài dĩ chửng tật khổ, thí trà thủy dĩ giải khát phiền. (In ấn kinh sách, sáng lập và tu bổ chùa chiền, đem tiền bạc và thuốc men cứu vớt kẻ khổ đau bệnh tật, bố thí nước trà giúp người giải cơn khát.)

Hoặc mãi vật nhi phóng sinh, hoặc trì trai nhi giới sát, cử bộ thường khán trùng nghĩ. (Hoặc là mua loài vật để phóng sinh, hoặc ăn chay để tròn giới cấm sát sanh, bước chân đi thường xem kỹ kẻo đạp nhầm con sâu cái kiến.)

Cấm hỏa mạc thiêu sơn lâm; điểm dạ đăng dĩ chiếu nhân hành, tạo hà thuyền dĩ tế nhân độ, vật đăng sơn nhi võng cầm điểu, vật lâm thủy nhi độc ngư hà, vật tể canh ngưu (Cấm lấy lửa đốt núi rừng; hãy đốt đèn soi đường cho người đi đêm tối, làm tàu thuyền trợ giúp người vượt sông, chớ lên núi giăng lưới bắt chim chóc, chớ xuống nước dùng thuốc độc bắt cá tôm, chớ giết trâu cày.)

Vật khí tự chỉ, vật mưu nhân chi tài sản, vật đố nhân chi kỹ năng, vật dâm nhân chi thê nữ, vật toa nhân chi tranh tụng, vật hoại nhân chi danh lợi, vật phá nhân chi hôn nhân, vật nhân tư thù sử nhân huynh đệ bất hòa, vật nhân tiểu lợi sử nhân phụ tử bất mục, vật ỷ quyền thế nhi nhục thiện lương, vật thị phú hào nhi khi cùng khốn. (Chớ vất bỏ giấy có chữ, chớ mưu chiếm tài sản của người, chớ ganh tỵ tài năng của người khác, chớ gian dâm với vợ và con gái của người, chớ xúi dục người khác tranh chấp và kiện tụng, chớ phá hoại thanh danh và quyền lợi người khác, chớ phá hoại hôn nhân của người, chớ vì tư thù mà làm cho anh em người khác bất hòa, chớ vì mối lợi vặt mà làm cha con người khác nghịch nhau, chớ cậy quyền thế mà làm nhục người lương thiện, chớ cậy mình là phú hào mà khi rẻ kẻ khốn cùng.)

Thiện nhân tắc thân cận chi, trợ đức hạnh ư thân tâm; ác nhân tắc viễn tỵ chi, đỗ tai ương ư mi tiệp; thường tu ẩn ác dương thiện, bất khả khẩu thị tâm phi. (Hãy thân cận người hiền đức, họ sẽ trợ giúp thêm đức hạnh cho ta; hãy lánh xa kẻ ác, nhờ đó ta tránh được tai ương trước mắt; hãy luôn tuyên dương điều thiện và ngăn trừ điều ác của người; chớ có bằng mặt mà chẳng bằng lòng.)

Tiển ngại đạo chi kinh trăn, trừ đương đồ chi ngõa thạch, tu sổ bách niên kỳ khu chi lộ, tạo thiên vạn nhân vãng lai chi kiều, thùy huấn dĩ cách nhân phi, tổn tư dĩ thành nhân mỹ, tác sự tu tuần thiên lý, xuất ngôn yếu thuận nhân tâm. (Chặt bớt cây cối gai góc cản trở đường đi, dẹp bỏ gạch ngói nằm giữa đường, tu sửa đường gập ghềnh khúc khuỷu mấy trăm năm, xây cầu kiều cho muôn vạn người qua lại, để lời khuyên nhủ nhằm sửa lầm lỗi của người, chịu hao tốn tài của để người khác được tốt đẹp, làm việc gì cũng noi theo lẽ trời, lời nói thì phải hợp lòng người.)

Kiến tiên triết ư canh tường, thận độc tri ư khâm ảnh, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, vĩnh vô ác diệu gia lâm, thường hữu cát thần ủng hộ. (Ngưỡng mộ các bậc hiền triết thuở xưa dường như các ngài luôn hiển hiện trước mắt, thận trọng khi ở một mình và không hổ thẹn với chính mình; chớ làm các điều ác, hãy làm mọi điều thiện, vĩnh viễn sao xấu không chiếu vào vận mệnh [của mình], các thiện thần thường ở bên cạnh và bảo vệ cho.)


Cận báo tắc tại tự kỷ, viễn báo tắc tại nhi tôn, bách phúc biền trăn, thiên tường vân tập, khởi bất tùng âm chất trung đắc lai giả tai! (Báo ứng gần thì nơi bản thân mình, báo ứng xa thì nơi con cháu, trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về, đó chẳng phải là từ âm chất mà có được hay sao?)


http://www.thienlybuutoa.org/LAM/amchatvan.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Người Niệm Phật có bệnh nên nhất tâm chờ chết

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Người Niệm Phật có bệnh nên nhất tâm chờ chết. Nếu tuổi đời chưa tận sẽ nhanh chóng lành bệnh. Đem toàn thân buông xuống để niệm Phật, tiêu nghiệp rất hay, nghiệp tiêu thì bệnh lành. Nếu chẳng buông xuống được, cứ mong được khỏe lại; nếu chẳng được khỏe lại chắc chắn không cách chi được vãng sanh vì chẳng nguyện sanh. Chẳng hiểu rõ đạo lý này còn mong cậy vào Phật từ lực nữa ư?

Các hạ chỉ nên sanh Tín tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, chẳng nên khởi lên những ý niệm nào khác. Nếu thật sự làm được như vậy, nếu tuổi thọ chưa hết sẽ mau được lành bệnh. Do công đức chuyên nhất chí thành niệm Phật liền diệt trừ được ác nghiệp đời trước, khác nào mặt trời rạng rỡ đã mọc sương tuyết liền tiêu. Tuổi thọ đã hết sẽ liền được vãng sanh, vì tâm không có niệm nào khác nên cảm ứng đạo giao với Phật, vì thế được Phật tiếp dẫn vãng sanh. Nếu các hạ tin được lời này thì sống cũng được đại lợi ích, mà chết cũng được đại lợi ích.

Người phàm mắc bệnh thì dùng thuốc để trị, nhưng cũng không nhất quyết phải dùng đến thuốc. Bệnh chẳng thể dùng thuốc trị thì dù có tiên đan cũng vô dụng, huống hồ là thuốc của thế gian? Chẳng cần biết là bệnh có trị được hay không đều nên dùng thuốc A Già Đà. Thứ thuốc này tuyệt đối chẳng hại người, uống vào, dù thân hay tâm đều kiến hiệu liền.

Kinh dạy: “Chí tâm niệm Phật một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Dạy người niệm Phật một tiếng hơn bố thí bảy báu suốt trăm năm. Chỉ cần chí tâm niệm Phật thì không bệnh nào chẳng lành.

Thầy thuốc dù giỏi cũng chỉ trị được bệnh, không trị được nghiệp. Như Tử Trọng, ruột bị loét nặng, thầy thuốc bảo không giải phẫu không xong. Bà thím Tư chẳng đành lòng nên chẳng chữa, cùng Đức Chương liều mạng niệm Phật, niệm kinh Kim Cang. Năm ngày khỏi bệnh. Bệnh này đáng kể là cực nặng, cực nguy hiểm nhưng chẳng chữa, sau năm ngày liền lành. Bệnh điên của Tử Tường thuộc về túc nghiệp, bà thím Tư của ông do chí thành lễ tụng, nửa năm liền khỏi.

Niệm Phật tu trì giống như uống thuốc. Nếu hiểu rõ giáo lý giống như biết cặn kẽ nguồn gốc căn bệnh, dược tánh, mạch lý, rồi sẽ uống thuốc thì có thể gọi là “tự lợi, lợi tha”, không chi tốt lành bằng. Nếu không được như thế, trước hết chỉ chịu uống thuốc A Già Đà đã được đức Phật thay ta bào chế sẵn thì bệnh cũng được lành. Cũng có thể đem thuốc này cho hết thảy mọi người uống để được lành bệnh. Chỉ mong sao lành bệnh, không cần phải buồn lòng vì chẳng biết nguồn gốc căn bệnh, dược tánh, mạch lý.

Bệnh và ma đều do túc nghiệp mà thành. Ông chỉ nên chí thành, khẩn thiết niệm Phật thì bệnh tự thuyên giảm, ma tự rời xa. Chỉ chí thành, khẩn thiết niệm tự nhiên nghiệp chướng tiêu mà phước huệ hết thảy đều tăng trưởng.

Nghiệp chướng nặng, tham sân mạnh mẽ, thân yếu đuối, tâm khiếp nhược thì chỉ nên nhất tâm niệm Phật, lâu ngày các bệnh sẽ tự lành

http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=7860


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]26 khách