Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

Thánh_Trí viết:
"Dĩ nhiên tu pháp môn nào trong Phật Pháp cũng cần "Tinh Tấn" mới thành tựu được.

Tùy mỗi căn cơ của chúng sanh, chứ không phải ai cũng học một quyển kinh là hiểu được Phật Pháp. Tôi xin thưa, tôi không thể tìm hiểu học đọc một quyển Kinh là hiểu được Phật Pháp.

Nhưng mà từ khi tôi học nhiều Kinh tôi mới hiểu "À thì ra là vậy, thì ra Kinh nầy nói câu nầy là nghĩa như vậy, thì ra kinh kia là nghĩa như vậy". Các kinh bồi đắp xuyên suốt cho nhau. Và thấy được yếu chỉ của Phật Pháp, tức là một việc duy nhứt như Kinh Pháp Hoa dạy "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

Thời xưa, các vị Thiền Sư cũng khi tham học khắp nơi, mới hiểu đạo tu đạo và ngộ đạo.
Thời xưa, các vị Tổ Tịnh Độ cũng đi tham học khắp nơi, ngài Ấn Quang 30 năm đọc cả Đại Tạng ở Tàng Kinh Các ở núi Phổ Đà.

Ngài Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm cũng phải đi tham học với nhiều vị Thiện Tri Thức.

Các Tổ đi trước còn học nhiều như vậy, huống chi là tôi hay sao!"
Thánh_Trí nói cũng có lý, mà HT Tịnh Không nói cũng không sai. Sở dĩ HT khuyên chúng ta "Thâm nhập một môn" là do kinh nghiệm của HT đã từng trãi qua. Không muốn chúng ta phải theo gót HT uổng công phí sức một thời gian dài mới ngộ được câu "Thâm nhập một môn, trường kỳ huân tu". Ngay cả Liên Trì ĐS, hay Ấn Quang ĐS cũng điều trãi qua cái kinh nghiệm này nên mới khuyên thế hệ sau như vậy. Sở dĩ các Ngài khuyên như vậy là vì các Ngài biết được rằng muốn được khai ngộ thì trước hết phải cầu "căn bản trí" trước, tức là cần phải tu tâm thanh tịnh trước. Có căn bản trí trước thì mới có "hậu đắc trí" (như HT nói "hậu đắc trí là diệu dụng của căn bản trí"). Vì nếu không có căn bản trí mà muốn có hậu đắc trí trước thì sẽ trở thành "sở tri chướng" hoặc là "thế trí biện thông", tức là nói rất hay, thuyết pháp đến hoa có thể rơi nhưng tâm lại không thanh tịnh (còn nhiều phiền não), chấp trước còn rất nhiều. Nếu thật tin lời HT khuyên và dũng mảnh tinh tấn thì ắc sẽ thành tựu hơn người tạp tu rất nhiều. Có thể là biết tất cả mọi thứ thì không nhiều bằng tạp tu nhưng tâm thanh tịnh thì sẽ đạt được cao hơn (nói chung chung). Có bạn lại cho là nếu học nhiều kinh điển là tâm không thanh tịnh hay sao? Ở đây mình chỉ nói một cách chung chung vì đa số căn cơ trong thời mạt pháp rất thấp, nếu học nhiều môn sẽ bị phân tâm chi phối, thay vì chuyên tâm một môn thì khả năng đạt nhất tâm sẽ cao hơn. Cũng như bạn A đang chuyên học bác sĩ, còn bạn B thì học bác sĩ lẫn kỹ sư lẫn kế toán cùng một lúc vậy.

Còn Thánh_Trí nói cũng có lý là nói đến phần đa số chúng ta trong thời mạt pháp này, đa số là phiền não nhiều, tâm duyên lự thì nhiều, đang học thấy thứ này hay nhưng cũng thấy thứ kia hay, như đứng núi này mà cứ ngóng dòm núi kia thì tâm sẽ bị chi phối. Đương nhiên là biết nhiều nhưng thanh tịnh thì ít. Đối với người sơ cơ, nếu chịu y theo lời HT nói thì hiệu quả rất cao, nhưng phần đa số là thích biết nhiều trước hơn là cần tu tâm thanh tịnh. Thế mới chướng ngại. Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí (minh tâm kiến tánh), sau đó mới đi học tham vấn 53 Thiện Tri Thức (hậu đắc trí). Nói vậy không có nghĩa là mọi người phải học đến minh tâm kiến tánh đâu, vì căn cơ chúng ta không thể so bì với Thiện Tài Đồng Tử được, nhưng từ ví dụ trong kinh cũng đã khuyên chúng ta như vậy.

Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì càng phải tuân theo điều này (thâm nhập một môn, nói cho vi tế hơn là phải "chuyên") vì mục đích tối quan trọng của chúng ta là phải mua được tấm vé vãng sanh trước. Tới Cực Lạc (Đạo Tràng không thối chuyển) rối thì muốn học môn gì chẳng được (gặp được Di Đà lo gì không khai ngộ). Cho nên chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh là thiết yếu, nghiên cứu kinh luận là phụ mà thôi. Nếu tinh chuyên thì niệm Phật, tụng một kinh trong ngũ kinh là đủ lắm rồi. Nhưng phần đa số thì ít làm vậy, ngay cả mình cũng tạp tu luôn, thật là hổ thẹn. Như những ông bà lão ăn trầu già thường cầm chuổi niệm Phật, ngoài ra họ không nghiên cứu cái gì khác. Hỏi ra thì họ không biết gì hết ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, thế mà cơ hội vãng sanh của họ lại rất cao so với chúng ta.

Nếu thực hiện lời khuyên của HT thì sẽ đạt được lợi ích rất lớn, nhưng phần đa số là khó đạt được (mình cũng trong một số này). HT cũng có đề nghị nếu nghiên cứu kinh điển thì nên trãi quả một thời gian dài (vài ba năm) chuyên nghiên cứu một kinh, đến khi có thể thuộc lòng và hiểu rõ được yếu nghĩa trong kinh hoặc có thể giảng cho đại chúng nghe thì mới nghiên cứu kinh thứ hai.

Cuối cùng ý mình muốn nói thì như đã nói trên nhưng nếu chỉ y theo ngữ mà không y theo nghĩa thì cũng đành chịu vậy.
Sửa lần cuối bởi natcao vào ngày 22/01/11 04:52 với 1 lần sửa.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Natcao :D

ĐH Natcao...Theo ĐH thì mấy ông lão bà lão cơ hôi. cao hơn nhưng theo tôi nhớ kinh "Vô Lương. Tho." có nói "Người thường xuyên đoc. kinh điễn Đai. Thừa; chắc đươc. vãng sanh" ĐH tu theo môn Tinh. Đô. chắc có đoc. qua kinh Vô Lương. Tho. chứ :D

Tới Cưc. Lac. thì hoc. môn gì cũng đươc. Hoàn toàn đúng...nhưng ĐH nếu tu theo pháp môn Tinh. Đô. chắc biết "Đới Nghiêp. Vãng Sanh" :D

Kinh Phât. là bất khã tư nghì; vươt. ngoài giới han. thời gian và không gian theo ý niêm. thông thường cũa chúng ta. Như kinh Duy Ma Cât. nói Đức Từ Thi. Di Lăc. Bồ Tát đươc. tho. ký chĩ cần môt. kiếp thì thành Phât. Theo ĐH NLT thì ý trong kinh Duy Ma Cât. kiếp đó là kiếp gì, tăng hay giãm, tiễu hay trung, trung hay đai., hay là vô lương. vô biên a tăng kỳ kiểp, hay là bẫy ngày??? :D

Tôi cũng theo pháp môn Tinh. Đô. nhưng tôi lai. hay đoc. Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Kim Cang, kinh Pháp Cú, và kinh Vô Ngã Tướng.

Nếu đoc. kinh nhiều như vây. có thêm "sỡ tri chướng ngai." không????

Pháp môn Tinh. Đô. là chuyên niêm. Phât. nhưng theo ĐH NLT tai. sao chĩ có chon. "Hoa Nghiêm" và "A Di Đà Tiễu Bỗn"? Chẵng lẽ kinh "Niêm. Phât. Ba La Mât." không bằng "Hoa Nghiêm"????

Kinh A Di Đà tai. sao lai. coi là tiễu bỗn mà phãi triễn khai thêm Vô Lương. Tho.? Kinh A Di Đà dư sức nói cãnh giới cõi Phât. "thât. báu trang nghiêm đô." ngắn gon. hơn kinh Hoa Nghiêm mà chê à!!! :D

Theo quý ĐH, thế nào là Niêm. Phât.? Chẵng lẽ như mấy cái máy niêm. Phât. đễ ỡ mấy nhà quàn cũng goi. là niêm. Phât.?

Hoc. nhiều kinh là đễ bỗ túc cho nhau đễ nhân. ra ý trong kinh; phãi biết cái kêu là "trach. pháp".

Còn nếu bưng nguyên xi môt. bô. kinh mà nói thì tôi nghĩ đa số chúng ta phãi thua mấy cái IPOD hoăc. hard disk cũa computer hoăc. mấy cái CD có thễ tung. nguyên môt. bô. kinh mà không sai sót môt. chữ. :D :D

Tôi không biết nhiều nhưng hình như "Minh Tâm Kiến Tánh" chĩ có Đức Phât. mới có còn đa số thì chĩ có "Kiến Tánh" mà thôi. :D

Góp ý chơi thôi. Xin quý vi. nghe xong bõ qua. tangbong :D :D

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

Cám ơn sự góp ý của ĐH Hieule rất nhiều, ĐH đã làm cho mình cần phải tinh tấn chuyên tâm niệm Phật nhiều hơn nữa.

A Di Đà Phật.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

natcao tangbong tangbong tangbong
Nhưng mình cũng có 1 số ý :">
natcao đã viết:Nếu thật tin lời HT khuyên và dũng mảnh tinh tấn thì ắc sẽ thành tựu hơn người tạp tu rất nhiều. Có thể là biết tất cả mọi thứ thì không nhiều bằng tạp tu nhưng tâm thanh tịnh thì sẽ đạt được cao hơn (nói chung chung).
Không Tâm thanh tịnh hiện ra rồi thì Trí Huệ tự nhiên sẽ mở mang gọi là thông 1 Kinh thì thông tất cả Kinh, cái này còn tùy thuộc vào Tâm Thanh Tịnh của bạn đến mức nào nữa.
natcao đã viết:Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí (minh tâm kiến tánh), sau đó mới đi học tham vấn 53 Thiện Tri Thức (hậu đắc trí). Nói vậy không có nghĩa là mọi người phải học đến minh tâm kiến tánh đâu, vì căn cơ chúng ta không thể so bì với Thiện Tài Đồng Tử được
Không đâu. Để mình ghi lại lời PS Tịnh Không giảng về ý cho mong bạn xem qua:
Thiện là nhiều Thiện căn, Tài là nhiều Phước Đức. Thiện Tài là người có nhiều Thiện căn, và Phước đức. Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm chính là đại biểu cho những người gặp được Phật pháp, gặp được pháp môn Tịnh Độ giống như chúng ta vậy. Kinh A Di Đà dạy: "Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà muốn sanh về cõi ấy". Thế thì bạn biết được Thiện căn là những người có thể tin, có thể hiểu, có thể tiếp thọ những người như vậy gọi là người nhiều thiện căn, phước đức tức là y giáo tu hành. 2 thứ này chúng ta đều có. Còn chúng ta có 1 chỗ kém Thiện Tài đó là nhân duyên. Bạn mà có được nhân duyên thù thắng thì bạn thành tựu không kém gì Thiện Tài đâu. Duyên đó chính là:


http://www.dieuamucchau.com/pstinhkhong ... Week45.mp3


Thì bạn nhất định vãng sanh Thượng Thượng Phẩm


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule này:
Hieule đã viết:Pháp môn Tinh. Đô. là chuyên niêm. Phât. nhưng theo ĐH NLT tai. sao chĩ có chon. "Hoa Nghiêm" và "A Di Đà Tiễu Bỗn"? Chẵng lẽ kinh "Niêm. Phât. Ba La Mât." không bằng "Hoa Nghiêm"????

Kinh A Di Đà tai. sao lai. coi là tiễu bỗn mà phãi triễn khai thêm Vô Lương. Tho.? Kinh A Di Đà dư sức nói cãnh giới cõi Phât. "thât. báu trang nghiêm đô." ngắn gon. hơn kinh Hoa Nghiêm mà chê à!!!
nguynlinhtam không có chê Kinh nào hết Hieule trích dẫn xem đoạn nào nguynlinhtam nói như vậy.

Nếu nói như Đạo Hữu thì Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển Phật cần gì tóm gọn trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật lại tóm gọn trong Bát Nhã Tâm Kinh. Đạo Hữu cứ muốn đọc nhiều thì đọc nhiều đi nguynlinhtam có nói gì đâu :)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Pháp Môn Tịnh Độ Chỉ Là Trong 6 Chử Nam Mô A Di Đà Phật.

Kinh Thì Nói Chi Tiết Nhưng Thật Ra Cốt Tủy Là Ơ Nơi 6 Chử Hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

nguynlinhtam đã viết:natcao tangbong tangbong tangbong
Nhưng mình cũng có 1 số ý :">
natcao đã viết:Nếu thật tin lời HT khuyên và dũng mảnh tinh tấn thì ắc sẽ thành tựu hơn người tạp tu rất nhiều. Có thể là biết tất cả mọi thứ thì không nhiều bằng tạp tu nhưng tâm thanh tịnh thì sẽ đạt được cao hơn (nói chung chung).
Không Tâm thanh tịnh hiện ra rồi thì Trí Huệ tự nhiên sẽ mở mang gọi là thông 1 Kinh thì thông tất cả Kinh, cái này còn tùy thuộc vào Tâm Thanh Tịnh của bạn đến mức nào nữa.
natcao đã viết:Như trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí (minh tâm kiến tánh), sau đó mới đi học tham vấn 53 Thiện Tri Thức (hậu đắc trí). Nói vậy không có nghĩa là mọi người phải học đến minh tâm kiến tánh đâu, vì căn cơ chúng ta không thể so bì với Thiện Tài Đồng Tử được
Không đâu. Để mình ghi lại lời PS Tịnh Không giảng về ý cho mong bạn xem qua:
Thiện là nhiều Thiện căn, Tài là nhiều Phước Đức. Thiện Tài là người có nhiều Thiện căn, và Phước đức. Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm chính là đại biểu cho những người gặp được Phật pháp, gặp được pháp môn Tịnh Độ giống như chúng ta vậy. Kinh A Di Đà dạy: "Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà muốn sanh về cõi ấy". Thế thì bạn biết được Thiện căn là những người có thể tin, có thể hiểu, có thể tiếp thọ những người như vậy gọi là người nhiều thiện căn, phước đức tức là y giáo tu hành. 2 thứ này chúng ta đều có. Còn chúng ta có 1 chỗ kém Thiện Tài đó là nhân duyên. Bạn mà có được nhân duyên thù thắng thì bạn thành tựu không kém gì Thiện Tài đâu. Duyên đó chính là:


http://www.dieuamucchau.com/pstinhkhong ... Week45.mp3


Thì bạn nhất định vãng sanh Thượng Thượng Phẩm
Bạn nguynlinhtam nói đúng với lý của Tâm Thanh Tịnh, có nghĩa là đối với Tâm Thanh Tịnh của bật Thánh Nhân, tức là đã minh tâm kiến tánh (hay kiến tánh) thì trí huệ sẽ được khôi phục lại. Nhưng ở đây mình chỉ nói tới mức độ thanh tịnh của phàm phu chúng ta, nên Thanh Tịnh điều có nhiều mức độ khác nhau. Có thể là mình dùng không đúng chữ, sorry. Hay là dùng từ "tâm an lạc" mà diễn đạt vậy. Cho nên đối với người chuyên tinh thâm nhập một môn và giải hành tương ưng thì sẽ đạt được lợi ích chân thật.

Còn Thiện Tài Đồng Tử đã đắc được căn bản trí trước khi đi tham vấn là do HT Tịnh Không giảng, tuy mình không còn nhớ là bài thuyết pháp nào nhưng chắc chắn mình đã nghe qua. Suy nghĩ lại thì rất đúng, vì hội Hoa Nghiêm là Phật Thích Ca thuyết pháp khi còn ở trong định, nếu là phàm phu thì làm sao mà vào trong định của Ngài để nghe pháp hay thị hiện trong hội Hoa Nghiêm được.

Phật pháp thời nay người biết nhiều về kinh điễn thì cũng khá nhiều, nhưng số người chân thật tu hành thì không được bao nhiêu. Tức chỉ có giải (biện luận xuất chúng thì nhiều) nhưng không có hành hay hành rất ít (tâm an lạc/thanh tịnh thì không được nhiều). Muốn ra khỏi luân hồi thì tâm thanh tịnh (tạm gọi là công phu thiền định vậy) rất cần thiết.

Như HT Tịnh Không có nói qua: cho dù công phu thiền định có cao mà không được minh tâm kiến tánh (hay kiến tánh) thì cũng chưa ra khỏi tam giới, vẫn còn trong tứ thiền thiên hay cõi trời vô sắc giới chớ chưa ra khỏi Tam giới. Duy chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh thì mới có thể đới nghiệp vãng sanh mà thôi.
Sửa lần cuối bởi natcao vào ngày 20/01/11 20:46 với 3 lần sửa.


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Tâm không định nên phải loạn cách tu

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Niệm Phật ::.

(19/03/2009)

Hỏi:
"Niệm Phật Không gián đoạn", vì thế con cảm thấy lo lắng băn khoăn, bởi vì con vừa đi làm vừa Niệm Phật, vậy làm sao mà Niệm Phật suốt ngày được? Như vậy là con bị "Gián Đoạn" phải không...?

Trả lời:
Niệm Phật không gián đoạn là niệm Phật liên tục, không nên có lúc niệm có lúc không niệm. Tuy nhiên, xét cho cùng, thì vấn đề gián đoạn này nặng về Lý hơn là Sự.

Lý niệm gián đoạn chính là người có tâm hồ nghi câu Phật hiệu, không tin rằng pháp môn niệm Phật có thể cứu độ một chúng sanh phàm phu như mình được vãng sanh.

Người không tin vào pháp niệm Phật nên họ niệm lấy có, niệm giống như kiểu trả bài, niệm để cầu xin một vài sự an lạc tạm bợ, cầu xin các thứ phước lành nhỏ nhen nào đó, như cầu hanh thông phát tài, cầu buôn mau bán đắc, cầu gia đạo yên vui, v.v... và v.v...

Niệm Phật như vậy về hình tướng nhìn thấy thì có niệm, nhưng thực tế thì không niệm gì cả. Họ niệm Phật thì không chí tâm, không thành kính. Niệm Phật chưa xong là họ đã chuẩn bị niệm cái gì khác, họ thích tu đủ kiểu, xen tạp nhiều phương pháp, thấy cái gì hay hay cũng muốn nhào vào thử nghiệm, đụng đâu tu đó... Nói chung, không có hướng đi nhất định.

Người không có hướng đi nhất định thành ra tâm hồn chao đảo, đường tu không chuyên, hướng về mù mịt, thường chỉ nhắm vào những điểm gần gũi, tạm bợ, thích chạy theo những thị hiếu giả tạm nào đó của thế gian, chứ không có chí nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, không có lý tưởng vượt thoát sanh tử luân hồi, không tin tưởng một đời này có thể thành đạo vô thượng.

Người học Phật như vậy dù cho bề ngoài nhiều lúc thấy khá hay, nhưng kết quả thường thường vẫn bị trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, tiếp tục chịu đọa lạc, khó có cơ hội được giải thoát.

Vì không có hướng nhất định để đi cho nên thường thay đổi cách tu hành, nay tu cách này, mai tu cách khác. Nghe người ta nói cách nào cũng hay hết thôi thì gôm hết. Đi không có đường nhất định, nên đường nào cũng đi, vô tình cứ đi lòng vòng! Nhắm không có hướng nhất định, nên không có hướng đến, thành ra không biết sẽ đến đâu!...

tâm không định nên phải loạn cách tu. Tu không chuyên nhất nên nay niệm Phật, mai không thèm niệm Phật mà niệm thứ khác... Đây chính là vấn đề "Gián đoạn" trong pháp niệm Phật.

Như vậy, gián đoạn chính là tâm không có chủ định. Vì không chủ định nên tâm hồn lạc lòi, bơ vơ, phân vân, hồ nghi, chao đảo, thiếu lý tưởng. Nói theo kinh Vô Lượng Thọ là "Tâm Bất Định". Tâm bất định là tâm vô thường, khó có ngày khai ngộ. Người niệm Phật mà tâm bất định, thì mặc dầu hình thức có tu giỏi cho mấy cũng bị vướng vào tình trạng "Gián đoạn". Lúc có gọi là niệm, lúc không gọi là gián đoạn. Vậy gián đoạn suy cho cùng chính là cái tâm đã chuyển hướng, tâm xen tạp. Nói cho gọn, là Lý gián đoạn.

Sự gián đoạn là người vì chuyện làm ăn, buôn bán, bận bịu công vụ... không thể niệm Phật liên tục được. Sự gián đoạn này là chuyện thường tình, ai cũng có, không ít thì nhiều. Chuyện này có ảnh hưởng đến việc niệm Phật chứ không phải hoàn toàn không.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này thuộc về công phu tu tập, chứ không phải là chủ tâm xen tạp. Công phu bị ảnh hưởng thì có thể tiến chậm, khó thành tựu đến chỗ niệm Phật thành thục, niệm Phật thành phiến, niệm Phật nhất tâm bất loạn, chứ không phải là tạo chủng tử xen tạp trong tâm.

Về vấn đề nhất tâm bất loạn, thì thành thật mà nói, thời mạt pháp này khó có thể tìm đâu ra người đạt được cảnh giới này. Tuy nhiên, lâu lâu ta có nghe nói rằng có người nào đó tự xưng là mình đã nhất tâm bất loạn thì có, còn thực chất người đó có được "Nhất tâm bất loạn" hay không là chuyện hoàn toàn khác!

Nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc tương đương với "Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh" của Thiền tông, "Đại khai minh giải" của Giáo hạ, "Tam mật tương ưng" của Mật tông. Cảnh chứng đắc này đã phá được một phẩm Vô-Minh của hàng Bồ tát Pháp thân đại sĩ chứ không phải là chuyện thường. Chư vị Đại Tổ Sư mà chưa dám tự xưng là chứng đắc, thì đâu có chuyện một người quá hứng khởi tự vỗ ngực xưng tên mà được như vậy!

Cho nên, bận việc làm không thể niệm Phật liên tục thì lúc làm việc cứ làm việc, sau đó hãy chọn giờ nào thuận tiện trong ngày để công phu, niệm Phật. Hằng ngày công phu như vậy cũng được coi là liên tục. Nếu bữa nay niệm Phật, mai tu cách khác, mốt trở lại niệm Phật, bữa kia không niệm Phật nữa lại niệm chú, v.v... đây mới chính là niệm Phật gián đoạn. Vì chính cái tâm hồ nghi vào pháp niệm Phật nên mới vay mượn đủ cách. Vay mượn là xen tạp, lúc xen tạp đó là tâm không còn tin tưởng vào câu Phật hiệu, không còn tin lời Phật dạy, không còn tha thiết vãng sanh Tây phương. Nay muốn, mai không, tức là gián đoạn vậy.

Tóm lại, nếu Tuấn một lòng tin tưởng, vững tâm niệm Phật, vẫn tha thiết cầu vãng sanh, nhưng lúc bận việc làm không niệm Phật được, nhưng tâm vẫn giữ một đường niệm Phật thi không phải là gián đoạn đâu. Đừng nên lo ngại nữa. Hãy tùy duyên và an nhiên niệm Phật tiếp nhé.

A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(19/03/09)


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
natcao
Bài viết: 11
Ngày: 20/01/11 03:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Australia

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi natcao »

kimcang đã viết:Pháp Môn Tịnh Độ Chỉ Là Trong 6 Chử Nam Mô A Di Đà Phật.

Kinh Thì Nói Chi Tiết Nhưng Thật Ra Cốt Tủy Là Ơ Nơi 6 Chử Hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật
Nói rất hay, nếu ai ai cũng một lòng một dạ tin cho sâu, nguyện cho thiết, chuyên tâm chấp trì danh hiệu này thì vạn người tu vạn người sẽ vãng sanh.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Niệm Phật tâm sẽ được an. Nhưng đôi khi có người niệm vẫn thấy bất an suy nghĩ càng nhiều. Vì sao vậy?

1. Do miệng niệm mà tâm không niệm.
2. Do chấp trước quá nặng không buông xã được.

Do vậy ngoài biết Niệm Phật ra, cũng nên hiểu đạo lý Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sanh, Không Tánh, hiểu rồi thì sẽ buông xuống mọi việc, không còn chấp trước những việc phiền não trong tâm, nhớ nghĩ hận thù ai v.v... Khi mọi việc buông xuống, tâm có thể chuyên về câu Phật Hiệu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hãy Tu Thân và Tâm Thanh Tịnh hiện tại tức là gieo trồng cái Nhân Tịnh Độ. Rồi nguyện hồi hướng cái Nhân Tu Thanh Tịnh ấy để trang nghiêm cõi Phật, thì Quả sẽ là cõi nước Thanh Tịnh Cực Lạc.

Hãy Phát Tâm Bồ Đề và vì Tâm Bồ Đề mà nguyện sanh cõi Phật Tịnh Độ, chứ đừng phát tâm nhỏ hẹp như là vì thích vàng bạc ở đó mà cầu về để an hưởng. Kinh Vô Lượng Thọ dạy phải phát Tâm Bồ Đề.

Phải Tự Nổ Lực của chính mình để xứng với Tha Lực của Phật A Di Đà.
Phải Phát Tâm Rộng Lớn để xứng với Nguyện Rộng Lớn của Phật A Di Đà.

Ta Phải Chân Thật với lòng mình, với Tâm nguyện giác ngộ và giải thoát, thì ta mới chân thành thực tập pháp môn. Nếu ta không vì giác ngộ giải thoát, thì cái hạnh thực tập pháp môn của ta không tha thiết và vì thế không thành tựu.

Ta không thể nào ỷ lại nơi Phật, rằng ta tu lè phè cho có mà Phật cũng tiếp dẫn ta. Mình có nổ Lực, có Tự Lực mạnh thì mới tương xứng và tương ưng với Tha Lực mạnh của Phật. Có Tự Lực mới chiêu cảm được Tha Lực, nhờ Tha Lực mới rõ được Tự Lực.

Ta phải quán xét và kinh nghiệm nhận thấy cho được cuộc đời là Vô Thường và Khổ mới gắng nổ lực để lo giải thoát giác ngộ.

Ta phải quán xét và kinh nghiệm nhận thấy cho được thân và tâm nầy là Vô Ngã mới buông xuống chấp trước để hiện tại và mai hậu an vui giải thoát. Mới chuyên tâm niệm Phật để nguyện giải thoát và giác ngộ và an tâm mà ra đi vãng sanh về cõi Phật không ràng buộc chước ngại. Bởi vì ta chấp vào thân nầy là mình quá nên khó buông xuống được, khó lìa xa.

Phải tự mình nổ lực để giác ngộ và giải thoát. Tu tập mọi cách để thân và tâm được thanh tịnh an lạc trợ giúp cho sự niệm Phật của mình được thành tựu nhứt tâm, giúp cho mình như nguyện sanh về cõi Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Thì ra tán thán khen ngợi chính là hại người . Con xin sám hối !

kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi laitutran247 vào ngày 28/01/11 05:40 với 1 lần sửa.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách