Trang 1 trên 5

Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 17/10/08 05:34
gửi bởi laitutran247
Trong kinh Tiểu bổn A Di Đà, đức Phật có dạy: "Muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, người tu phải đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

1. Phước đức và căn lành phải lớn (Nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).

2. Niệm Phật cho được "Nhất tâm bất loạn" từ một ngày cho tới 7 ngày, (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt "Nhất tâm bất loạn").

3. Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời. A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (= không loạn động), tức đắc Vãng sanh A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ)".

Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên, chúng tôi hân hạnh giới thiệu "Phương pháp niệm Phật để được Nhất tâm bất loạn" như sau:

1. Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.

2. Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).

3. Không quán tưởng.

4. Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.

5. Không lần chuổi.

6. Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) bốn chữ "A Di Đà Phật" hay sáu chữ "Nam mô A Di Đà Phật", mỗi chữ khoảng 1 giây đồng hồ.

7. Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên).
(Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).

8. Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

9. Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được "Nhất tâm bất loạn".

10. Để được "Nhất tâm bất loạn", người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được "Nhất tâm bất loạn" rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).
Pháp niệm Phật này còn có tên khác là "Pháp cột tâm một chỗ" (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ "Nhất tâm bất loạn".


Pháp này có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nửa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.

Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp này mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành. Nếu như có vị nào không tin, hãy thử tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ.

Ghi chú:
- Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.
- Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.


Tác giả: Tỳ kheo Thích Thanh Phước
Theo Nguyệt San Vô Ưu số 19 - năm 2004

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 19/10/08 21:14
gửi bởi dct87
- Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.
- Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.
Câu trên laitutran lấy ở đâu ra vậy ???
Mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu à ???
Nhắm mắt nào mà thấy được tâm ???

dct thấy phương pháp trên đưa chúng sanh hoàn toàn đến "tán tâm bấn loạn".

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 19/10/08 23:58
gửi bởi hieuphuctien
dct87 đã viết:
- Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.
- Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.
Câu trên laitutran lấy ở đâu ra vậy ???
Mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu à ???
Nhắm mắt nào mà thấy được tâm ???

dct thấy phương pháp trên đưa chúng sanh hoàn toàn đến "tán tâm bấn loạn".
Không biết bạn dct87 đã thực hiện theo phương pháp này chưa mà bảo phương pháp này đưa chúng sanh hoàn toàn đến "tán tâm bấn loạn".
"Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm" nghĩa là khi niệm phật bằng tâm, thì tâm không thể niệm chúng sinh được.
"Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu" nghĩa là khi niệm phật bằng miệng mà tâm niệm thứ khác thì là lìa tâm mà tu.
Mình thực hành theo phương pháp này thấy rất bổ ích. Khi mình hoàn toàn tập trung vào 4 chữ A DI ĐÀ Phật từ tâm phát ra thì tạp niệm ít dần và mất hẳn.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 20/10/08 17:05
gửi bởi binh
Thảo Đường Cảnh Sách có nói:

" Chỉ yếu tự biện khẳng tâm, vật nghi tự chi bất đắc", đản tâm tâm bất vong, lục tự Hồng Danh, mục quan nhĩ thính, lịch lịch phân minh. Xảo bất phân minh, phi hôn trầm tức tán loạn, tốc nghi phát khởi tinh tiến, tục tiền tịnh niệm, quang âm bất khí, tự nhiên tịnh niệm tuơng kế.

NGHĨA
" Chỉ cốt là tự mình quyét tâm, chớ ngờ là mình không được". Phải luôn luôn chớ quên sáu chữ Hồng Danh, mắt thấy tai nghe , rõ ràng minh bạch. Nếu khỏng rõ ràng thì chẳng mờ mịt cũng rối loạn. Kíp nên phát tâm tinh tiến nối lại niệm xưa, sớm tối chẳng rời, tự nhiên tịnh niệm được liên tục.

Như vậy có nghĩa: chẳng cần biết niệm thầm hay niệm ra tiếng, miễn là nhìn thẳng vào, chú tâm vào sáu chữ Hồng Danh sao cho rõ ràng, minh bạch là được.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 20/10/08 21:38
gửi bởi thientinh82
binh đã viết:Thảo Đường Cảnh Sách có nói:

" Chỉ yếu tự biện khẳng tâm, vật nghi tự chi bất đắc", đản tâm tâm bất vong, lục tự Hồng Danh, mục quan nhĩ thính, lịch lịch phân minh. Xảo bất phân minh, phi hôn trầm tức tán loạn, tốc nghi phát khởi tinh tiến, tục tiền tịnh niệm, quang âm bất khí, tự nhiên tịnh niệm tuơng kế.

NGHĨA
" Chỉ cốt là tự mình quyét tâm, chớ ngờ là mình không được". Phải luôn luôn chớ quên sáu chữ Hồng Danh, mắt thấy tai nghe , rõ ràng minh bạch. Nếu khỏng rõ ràng thì chẳng mờ mịt cũng rối loạn. Kíp nên phát tâm tinh tiến nối lại niệm xưa, sớm tối chẳng rời, tự nhiên tịnh niệm được liên tục.

Như vậy có nghĩa: chẳng cần biết niệm thầm hay niệm ra tiếng, miễn là nhìn thẳng vào, chú tâm vào sáu chữ Hồng Danh sao cho rõ ràng, minh bạch là được.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ VÔ THƯỢNG THÙ THẮNG THÂM DIỆU PHÁP MÔN THÂM TÍN THIẾT NGUYỆN TRÌ NIỆM HỒNG DANH TỨC ĐẮC VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC QUỐC ĐỘ

kinhle kinhle kinhle

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 20/10/08 22:51
gửi bởi dct87
CHào hieuphuctien.
"Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu" nghĩa là khi niệm phật bằng miệng mà tâm niệm thứ khác thì là lìa tâm mà tu.
Trong câu ngoặc kép đó có chữ "tâm niệm thứ khác" không ??? hay là do hieuphuctien thêm vào ???

Nghĩa là trong câu trên không hề có chữ "miệng niệm Phật mà tâm thì niệm thứ khác"...
Nếu nói "mở miệng niệm Phật là lìa tâm ma tu" thì trong phép quán thứ 16 không hề có chữ "xưng danh" ....

Công đức xưng danh không thể nghĩ bàn tại sao lại không mở miệng xưng danh ??? Sao lại có bằng chứng gì nói là xưng danh thì không thể đạt được nhất tâm bất loạn????
Được nhất tâm bất loạn thì mở miệng niệm Phật hay niệm trong tâm cũng chẳng làm chướng ngại tâm...

Miệng xưng danh Nam Mô A Di Đà Phật (tu)
Tai nghe danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (văn)
Ý tập trung vào câu Nam Mô A Di Đà Phật (tư)


Những người vãng sanh công phu niệm Phật của họ không thường, nhưng khi lâm chung họ cũng hiện ra tướng ngồi, đứng miệng luôn xưng danh hiệu Phật mà vãng sanh thì sao?

Lại còn nói niệm Phật ra tiếng (miệng niệm) là lìa tâm mà tu nữa...
Công đức danh hiệu đâu phải khơi khơi mà tự có.
"Tâm như con khỉ, ý như con ngựa"
Nếu đã dễ đạt đến nhất tâm vậy rồi thì Phật không bày ra phương pháp "xưng danh" (trì danh).

Đây là ý kiến cá nhân của dct thôi...có gì sai mong cứ góp ý thẳng để cùng nhau học hỏi..
A Di Đà Phật.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 21/10/08 01:31
gửi bởi hieuphuctien
Trì danh niệm ra tiếng hàng ngày để huân tập tiếng Phật hiệu vào tâm. Lâu ngày cái tâm thuần thục có thể tự niệm phật khi đó bạn chỉ cần lắng nghe tiếng niệm phật từ tâm phát ra mà không cần dụng công niệm phật ra tiếng.

Do đó niệm ra tiếng là phương tiện để huân tập cái tâm của mình, khi tâm đã niệm phật thuần thục thì niệm ra tiếng hay không, không còn quan trọng nữa vì tâm lúc nào cũng niệm phật rồi.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 21/10/08 03:04
gửi bởi dct87
Mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu"
??????????????????????????

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 21/10/08 18:50
gửi bởi Thánh_Tri
A Di Đà Phật.

Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải dung thông, hiệp nhứt. Nghĩa là xưng câu phật hiệu ra tiếng, tai lại nghe tiếng niệm Phật rỏ ràng từ câu "Nam Mô A Di Đà Phật", câu phật hiệu lại thâm nhập vào tâm thức của mình, rồi lại khởi ra tiếng từ miệng v.v... tuần hoàn như thế liên tục.

Miệng niệm mà Tâm không niệm (tức không chú ý vào câu Phật hiệu, tức không lắng nghe rỏ ràng câu phật hiệu) thì không thể được nhứt tâm. Pháp sư Tịnh Không nói là "la thét cổ học cũng luốn công". Tuy là niệm như vậy vẫn tốt hơn là không niệm, nhưng cần phải tập cho tâm niệm phật thì mới hay hơn!

Miệng Niệm ra tiếng có lợi khi ta bị hôn trầm. Nhưng không thể duy trì lâu được. Kim cang trì tức là chỉ nhép nhép miệng niệm ra tiếng nhỏ nhỏ và tâm chú ý lắng nghe thì niệm được lâu hơn.

Còn niệm bằng tâm ý không dùng miệng thì dễ bị hôn trầm. Tuy không dùng miệng, nhưng mình vẫn nghe tiếng của tự tâm mình như thường. Cái nầy cũng có cái hay của nó.

Cho nên ta phải khéo léo biết rỏ mình bị hôn trầm hay không mà dùng phương pháp để đối trị.

Niệm Phật ra tiếng cũng cần phải chú tâm vào câu phật hiệu. Dù niệm cách gì chủ yếu là phải lắng nghe cho rỏ tiếng niệm phật của mình! Chỉ thế thôi!

Nam Mô A Di Đà Phật.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 21/10/08 20:23
gửi bởi khang
A DI ĐÀ PHẬT!!! kinhle

Tôi thấy quý vị tranh luận cũng sôi nổi lắm, vậy cũng tốt! Nhưng có điều này mong quý vị nên chú ý, hãy cố gắng niệm Phật cho tinh tấn đi một ngày nào đó mình đạt vào trạng thái nhất tâm lúc đó mình sẽ hiểu lời của người khác nói! Còn bây giờ mình vẫn chưa đạt được trạng thái nhất tâm, thì mình lại căn cứ vào sách vở rồi biện bác lời của người khác thì cũng không hay! Người nào uống nước thì chỉ có người đó mới biết nước đó nóng hay lạnh, còn người khác không thể hiểu được trạng thái của họ như thế nào cả!!! :-*

Tôi hy vọng nói ít các vị hiểu nhiều vậy! :D, luân hồi sanh tử luôn chờ đợi những người nói nhiều mà hành ít! Cõi Tây Phương chờ đón người nói ít nhưng hành nhiều.

Chúc quý vị luôn tinh tấn. baibaibai

kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 22/10/08 02:27
gửi bởi hieuphuctien
dct87 đã viết:
Mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu"
??????????????????????????
Khi còn niệm ra tiếng, tâm tất còn duyên ra bên ngoài, sức quán chiếu nội tâm còn yếu và khi đối cảnh khó giữ được câu niệm liên tục, không gián đoạn, lại hao nhiều sức khỏe. Chỉ khi thường xuyên chăm chú lắng nghe câu niệm nơi tâm, sự quán chiếu nội tâm mới trở nên mạnh mẽ, đủ sức giúp hành giả quên hoàn toàn ngoại cảnh, để đạt được chánh định (tam muội) và giữ cho hành giả vẫn niệm Phật không gián đoạn khi làm việc hay đối cảnh, lại không tổn hao sức khỏe.

Re: Phương Pháp Niệm Phật Để Được Nhất Tâm Bất Loạn

Đã gửi: 23/10/08 09:35
gửi bởi dct87
hieuphuctien đang nằm mơ... rồi.

Nam Mô A Di Đà Phật...
Niệm Phật to lên, lớn lên, thành tâm niệm thật lớn lên....

"Nhớ Phật, niệm Phật, ...tương lai nhất định kiến Phật"

Nam Mô A Di Đà Phật.