CHỜ ĐỢI “NGƯỜI LẠ” LÀ TRẠNG THÁI TÂM VÔ CÙNG ĐAU KHỔ!

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CHỜ ĐỢI “NGƯỜI LẠ” LÀ TRẠNG THÁI TÂM VÔ CÙNG ĐAU KHỔ!

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

CHỜ ĐỢI “NGƯỜI LẠ” LÀ TRẠNG THÁI TÂM VÔ CÙNG ĐAU KHỔ!

Một người mà chúng ta, xưa nay không biết tới!
Một người mà chúng ta, còn nghi ngờ họ với nhiều điểm khác nhau!
Một người mà chúng ta, cảm thấy vô cùng xa lạ!
Một người mà chúng ta, không cảm thấy thân thiết, gần gũi!
Một người mà chúng ta, chưa từng thấy qua mặt lần nào!
Một người mà chúng ta, chỉ nghe một ai đó giới thiệu qua!
Một người mà chúng ta, luôn e thẹn xấu hổ khi gặp họ!

Khi gặp ai đó, thật cao thượng chúng ta lại nghĩ rằng không có tư cách gặp mặt!
Một nơi mà chúng ta chưa từng thấy tới!
Một nơi mà chúng ta không thể tưởng tượng ra là thế nào!

*Bao nhiêu câu hỏi đó, nó chỉ là do chúng ta KHI NIỆM PHẬT, LẠY PHẬT KHÔNG LUYỆN TÂM THA THIẾT VỚI ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ!!

*Nếu đợi một đó rất xa lạ, họ lại không thân thiết, gần gũi, lại chưa từng thấy qua lần nào, trạng thái tâm trạng lúc này rất đau khổ, chỉ là mong mỏi, đợi chờ họ đến.
-Nếu chờ đợi, chờ mãi, chờ thời gian quá lâu, lại không thấy họ tới.

Tình cảnh này vô cùng xót xa, bi thảm, thậm chí gây ra tình trạng chán nản, bỏ cuộc giữa đường.

Vì thế, trong ba bộ Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ; đức Phật nguyên văn, nói đi nói lại rất nhiều lần: Khi sắp chết A Di Đà Phật chắc chắn sẽ theo lời hứa nguyện, đến đón chúng ta.

Vì sao đa phần gần chết đức Phật mới đến tiếp dẫn?
-Vì lúc này hiện nghiệp chúng ta đã mãn, là lúc phù hợp để tiến trình tái sinh, đầu thai cõi Cực Lạc.

-Còn lúc sống, hiện nghiệp chúng ta thắng thế, tuy Phật lực từ bi luôn gia hộ che chở, nhưng những che chướng từ vô thủy kiếp, nghiệp lực của chúng ta, và các ác nghiệp vô thủy kiếp ngăn che lại, do đó tuy Phật lực từ bi gia hộ chúng ta, nhưng nghiệp lực của cái thân vật lý chưa kết thúc, thì đức Phật chưa thể đưa chúng ta đi.

-Khi cái nghiệp của cái thân xác chúng ta đã mãn rồi, không còn bị thân thể trói buộc nữa, chắc chắn Đức A Di Đà Phật sẽ theo lời hứa, lâm chung sẽ tiếp dẫn chúng ta.

*Vậy khi chúng ta còn sống mạnh mẽ, chúng ta nên niệm Phật, Mẹ A Di Đà Phật luôn ở bên con, Mẹ A Di Đà Phật luôn phóng ánh sáng gia trì con, Mẹ A Di Đà Phật luôn ôm ấp con, Mẹ A Di Đà Phật giúp con vượt khổ nạn, Mẹ A Di Đà Phật cho con hiểu thế giới đau khổ này, Mẹ A Di Đà Phật cho con hạnh phúc tạm thời.

-Thay vì niệm câu Nam mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật cảm thấy vô vị.

-Thì nên niệm Mẹ A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc.

-Hoặc là: Mẹ A Di Đà Phật đang ở bên con, hoặc Mẹ A Di Đà Phật đang che chở con, hoặc Mẹ A Di Đà Phật đang cùng con làm việc, hoặc Mẹ A Di Đà Phật đang ngủ cùng con, hoặc Mẹ A Di Đà Phật thức dậy cùng con, hoặc Mẹ A Di Đà Phật đang phóng ánh sáng che chở con.

-Niệm Nam mô A Di Đà Phật thật chất chỉ là một câu gọi muốn về cõi Cực Lạc, ví dụ: khi đau răng chúng ta nói bác sĩ ơi, thật chất chúng ta chỉ muốn chữa bệnh thông qua ông bác sĩ.

-Ví dụ khác: Chúng ta muốn đi đâu đó, chúng ta liền gọi xe tắc xi, xe thồ, xe buýt, tuy là tiếng gọi xe, xe, nhưng chỉ là cái tâm chúng ta muốn đến địa điểm chúng ta cần.

*Cũng vậy, trong câu niệm Phật của chúng ta, không nhất thiết chúng ta nói ở miệng là: Nam mô A Di Đà Phật, chúng ta mới về được cõi Cực Lạc,

-Mà chúng ta có thể niệm: Nam mô Tiếp Dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, không sai chút nào, bi nguyện chính yếu của đức A Di Đà Như Lai là tiếp dẫn mọi chúng sinh về Cõi Cực Lạc, chúng ta niệm Tiếp Dẫn, chính là nói thẳng với đức A Di Đà Phật, là con niệm ngài, với mong muốn duy nhất là được tiếp dẫn.

-Hoặc chúng ta niệm như sau: Mẹ A Di Đà Phật tiếp dẫn con về cõi Cực Lạc, Cha A Di Đà Phật tiếp dẫn con về cõi Cực Lạc.

-Khi niệm Phật nên niệm với cái tâm mong muốn vãng sinh thì tốt nhất, khi niệm Phật nên niệm thật tha thiết, thành khẩn thì rất dễ cảm ứng tâm đức A Di Đà Phật, tâm Phật là tâm đại bi thương xót chúng sinh, là tâm luôn luôn muốn cứu khổ, với lại chánh yếu là đức Di Đà mong muốn 10 phương chúng sinh được sinh về cõi nước của Ngài.

-Do đó, khi chúng ta xưng niệm Cha A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc, Mẹ A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc, không có chút nào trở ngại cho sinh Tịnh độ, chính nói lại phù hợp với nguyện: chí tâm, tin ưa, mong muốn nguyện sinh cõi nước của tôi của đức Di Đà.


-Vì vậy, chúng ta không nên giới hạn chế nhớ Mẹ A Di Đà Phật khi niệm Phật, hay ở điện thờ Phật, hay nơi tôn nghiêm, mà khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ăn, khi ngủ, khi làm việc, đều xưng niệm Mẹ A Di Đà Phật, thay vì phải xưng là Nam mô A Di Đà Phật, nam mô là từ cung kính, quy mạng trong tiếng Phạn, thay vì chúng ta học tướng cung kính như mọi người, chúng ta hiện nay nên tập học tướng gần gũi Mẹ A Di Đà Phật.

-Ví dụ: Tâm trạng đang qúa tha thiết thì chúng ta rất khó sống trong cõi Luân Hồi khổ này, chúng ta nên niệm: Mẹ A Di Đà Phật đang chăm sóc con, Mẹ A Di Đà Phật đang bảo vệ con, Mẹ A Di Đà Phật đang phóng ánh sáng gia hộ con, Mẹ A Di Đà Phật đang ôm con vào lòng, Mẹ A Di Đà Phật đang khóc cùng con.

-Tất cả kinh điển văn tự không nói rõ điều này, vì kinh điển đôi lúc khô khan khó linh hoạt trong cuộc sống, nếu như chúng ta không hiểu rõ tận cùng.

-Vì mong muốn, không làm chán nản trong các tướng của Tịnh độ, khôn khéo áp dụng trong mọi trường hợp, chúng ta lấy danh từ chung là: Mẹ A Di Đà Phật……, Mẹ A Di Đà Phật là chính, còn những đoạn phía nhau như gia hộ con, bảo vệ con, ôm ấp con, phóng ánh sáng gia trì con, giúp con vượt qua chướng ngại, giúp con hiểu đau khổ, ăn cơm cùng con, ngủ cùng con, khóc cùng con, bênh vực con, luôn ở bên cạnh con v.v…. tất cả tướng tha thiết tùy theo địa điểm và tâm trạng nên được gắn thêm vào và thay đổi.

-Cái chính yếu là chúng ta luyện được cái tâm vô cùng tha thiết.

Khi sức khỏe yếu và điều bất hạnh liên tục xảy đến:

Khi chúng ta cảm thấy sức khỏe không được tốt, hay cái chết sắp đến chúng ta nên xưng niệm như sau:

Mẹ A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc, hãy liên tục xưng niệm như vậy, xưng niệm như vậy không những vô cùng tha thiết muốn sinh Tịnh độ.

CÁI CHÍNH YẾU LÀ CHÚNG TA MUỐN SINH CÕI TỊNH ĐỘ CỰC LẠC, NÊN CÁI CHÚNG TA CẦN NHỚ KHI XƯNG NIỆM LÀ: CỨU ĐỘ CON VỀ CÕI CỰC LẠC. GỌI ĐẦY ĐỦ LÀ MẸ A DI ĐÀ PHẬT CỨU ĐỘ CON VỀ CÕI CỰC LẠC.

-Còn những tướng phụ như: bảo vệ, che chở, phóng ánh sáng gia trì, yêu thương v.v…. là để chúng ta cảm thấy gần gũi với đức Phật mà thôi và cảm thấy hạnh phúc hơn chút nào đó nếu ai đó luôn bên cạnh che chở, luôn yêu thương giúp đỡ.

*Nếu chúng ta tập được tướng ngày ngày thân cận Mẹ A Di Đà Phật, chắc chắn chúng ta sẽ tái sinh cõi Cực Lạc mọi lúc.

-Còn không nếu chúng ta không tập được tướng thân cận này, chúng ta chờ đợi ngài, hoặc chờ quá lâu e rằng trong tâm khó khỏi chán nản trong việc thực hành Tịnh độ khéo léo.

Mẹ A Di Đà Phật.

A Di Đà Như Lai đại bi luôn thương xót tất cả chúng sinh
Chúng ta quyết một lòng cầu sinh về Cực Lạc tịnh độ ngay cả khi phá vỡ thân hình
Đó là lòng nhân từ rộng lớn của 10 phương chư Phật đồng giảng dạy
Chúng ta phải cố gắng để trả ơn, thậm chí khi xương trở thành cát bụi.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.58 khách