PHẬT LỰC VÀ TỰ LỰC CỦA CÁC THÁNH BỒ TÁT CÙNG TỰ LỰC CỦA CHÚNG SINH.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

PHẬT LỰC VÀ TỰ LỰC CỦA CÁC THÁNH BỒ TÁT CÙNG TỰ LỰC CỦA CHÚNG SINH.

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

1. PHẬT LỰC SỰ:
*Bồ tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm tuy là Đại Bồ Tát nhưng vẫn phải khẩn cầu từ lực của đức A Di Đà Như Lai, nương thần lực uy đức của Phật A Di Đà mới về được cõi Cực Lạc.

-Chứng minh quá rõ, đức A Di Đà Phật không dùng thần lực tiếp dẫn, dù Đại thánh Bồ Tát như Ngài Phổ Hiền cũng không thể nào tới được!

-Vì cõi Cực Lạc không những là Tịnh độ, mà là cảnh giới Tự Chứng của A Di Đà Phật và công đức, dùng tâm đại bi hiện ra cảnh Tha thọ dụng, tức là cảnh để mọi chúng sinh hưởng dụng.


Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú của Tổ Đàm Loan quyển Hạ:

Còn kẻ yếu cưỡi lừa không được, phải nương uy đức của vua Chuyển Luân đi trên hư không, đến khắp bốn thiên hạ tự do, đó gọi là tha lực”.

*YẾU tức là tự bản thân không thể phát tâm Bồ Đề.
-YẾU là tự bản thân không thể đoạn tâm tham, tâm sân, tâm si mê.
-YẾU là tự bản thân không thể đoạn: câu sinh ngã chấp, câu sinh phiền não.
-YẾU là tự bản thân không thể đoạn: không thể tự bản thân đoạn được ngã chấp và pháp chấp.
-YẾU tức là tự thân đầy đủ: tâm tham, tâm sân, tâm si.
-Yếu tức là người không có năng lực về mọi phương diện tự lực.


Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa của Tổ Đàm Loan:
Ví như có sợi dây dài mười thước, một ngàn người đàn ông không thể cắt được, mà đứa trẻ con vung kiếm trong nháy mắt lại làm đứt hai.

Đâu có thể nói sức của đứa trẻ không thể cắt đứt dây ư?

*Cuối cùng thì, tất cả chúng sinh phàm phu đều là người yếu.
-Các Đại thánh Bồ Tát cũng không thể tự mình đến cảnh giới của Phật, không thể tự mình đi nên họ vẫn thuộc là người yếu.

*Niệm Phật, lễ lạy Phật chẳng qua là một cách để chiêu mời lực của Phật gia trì, nhờ lực Phật gia trì nên được sinh về cõi Tịnh độ.

-Chứ không phải thông qua niệm Phật, lễ Phật chúng ta đắc được thiền định, tam muội, hay một năng lực của người phàm phu hay năng lực của các Thánh Bồ tát bằng tự lực cá nhân, mà dùng sức cá nhân mà có thể đi đến cõi Phật, cảnh giới của Phật và vãng sinh Tịnh Độ.

-Chính yếu do uy lực của Phật mà tất cả chúng sinh và các thánh Bồ Tát mới đi được Tịnh Độ.

2. SỰ TỰ LỰC.

*TẤT CẢ LOẠI TÂM TỰ LỰC:


1. Sợ ba đường ác thuộc tâm tự lực.

2. Tu trì cấm giới thuộc tâm tự lực.

3. Tu tập thiền định thuộc tâm tự lực.

4. Tu tập các thần thông thuộc tâm tự lực.

5. Vô lượng kiếp bố thí vật chất bên ngoài và bố thí thân thể thuộc tâm tự lực.

6. Vô lượng kiếp trì giới, vô lượng kiếp nhẫn nhục, vô lượng kiếp trì các hạnh khác nhau thuộc tâm tự lực.

7 . Vô lượng kiếp thiền quán trì mật chú thuộc tâm tự lực.


Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú của Tổ Đàm Loan quyển Hạ:

Phải nói về tự lực, như người sợ ba đường cho nên mới thọ trì giới cấm, tu thiền định, nhờ thiền định nên tu tập thần thông, vì có thần thông nên đi khắp chốn Ta-bà, như thế gọi là tự lực.


Chú giải kinh Bí Mật Tập Hội của ngài Long Trí:

Dù trong vô lượng kiếp,

Bố thí đầu và mình,

Ngọc quí,những thứ khác

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ.



Dù trong vô lượng kiếp

Trì giới và nhẫn nhục,

Thực hành nhiều hạnh khác

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ.



Dù trong vô lượng kiếp

Thiền quán thân mật chú

Sắc tướng còn bất tịnh

Không thể đạt giác ngộ.

Nam mô A Di Đà Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.80 khách