CHỦ TRƯƠNG NHỜ VÀO PHẬT LỰC TUYỆT ĐỐI CỦA TỔ ĐÀM LOAN - THA LỰC PHẦN CUỐI!

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CHỦ TRƯƠNG NHỜ VÀO PHẬT LỰC TUYỆT ĐỐI CỦA TỔ ĐÀM LOAN - THA LỰC PHẦN CUỐI!

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

CHỦ TRƯƠNG NHỜ VÀO PHẬT LỰC TUYỆT ĐỐI CỦA TỔ ĐÀM LOAN - THA LỰC PHẦN CUỐI!


LƯỢC LUẬN AN LẠC TỊNH ĐỘ NGHĨA CỦA TỔ ĐÀM LOAN SỐ 1957:



Trí bất tư nghị tức là trí lực của Đức Phật, có khả năng lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít, lấy gần làm xa, lấy xa làm gần, lấy khinh làm trọng, lấy trọng làm khinh, lấy dài làm ngắn, lấy ngắn làm dài.



Trí của Đức Phật vô lượng vô biên như vậy nên không thể nghĩ bàn.



Thí như một trăm người tiều phu dồn chứa cỏ suốt một trăm năm chất cao đến một ngàn nhận (khoảng tám ngàn thước), dùng lửa đốt nửa ngày liền cháy hết.

Đâu có thể nói cỏ chứa một trăm năm thì lửa đốt nửa ngày không hết?



Lại như người bị què hai chân, nhờ thuyền người khác chở, nhân có gió thổi mạnh chỉ một ngày thuyền đi đến ngàn dặm.

Đâu có thể nói người què vì sao một ngày đi đến ngàn dặm?



Lại như người hạ tiện nghèo khổ, được vật bằng ngọc quý, đem dâng cho chủ, người chủ vui mừng được ngọc liền trọng thưởng cho người kia.

Người này chỉ trong chốc lát giàu có đầy tràn.



Đâu có thể nói có người học trò trải qua mười năm học, chịu đủ mọi cực khổ cay đắng mà cuối cùng không đạt được gì?



Nói sự giàu có kia không được như vậy ư?



Lại như kẻ yếu sức, dùng hết sức mình leo chồm lên con lừa mà không lên nổi và nếu nương theo vua Chuyển luân đi, cỡi lên hư không bay nhảy tự nhiên, vậy có thể đem người đàn ông sức yếu đặt lên lưng lừa mà quyết nói không thể nương hư không ư?



Lại như có sợi dây dài mười thước, một ngàn người đàn ông không thể cắt được, mà đứa trẻ con vung kiếm trong nháy mắt lại làm đứt hai.

Đâu có thể nói sức của đứa trẻ không thể cắt đứt dây ư?



Lại như con chim chạm vào trong nước, thì loài trai đều chết tiêu hết.



Con tê giác chạm vào đất bùn thì người chết đều đứng dậy.



Đâu có thể nói sinh mạng một khi đã chết rồi thì không thể sống lại được? Lại như con ngỗng vàng gọi Tử An.



Tử An sống trở lại, vậy đâu có thể được nói thây chết dưới phần mộ ngàn năm quyết không thể sống lại được?



Tất cả vạn pháp đều có sức mình sức người, nhiếp mình nhiếp người, ngàn mở vạn đóng, vô lượng vô biên, đâu có thể lấy sự hiểu có ngăn ngại mà nghi pháp kia không ngăn ngại được?



Vả lại nếu cho rằng, việc ác trong một trăm năm là trọng, còn nghi niệm Phật mười niệm là khinh, nên không được vãng sinh cõi An lạc, không được nhập vào chánh định, thì việc đó không phải như vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.72 khách