ĐỨC PHẬT NÓI: DANH - SẮC CỦA TỊNH ĐỘ - LUYỆN TÂM TỊNH ĐỘ CĂN CƠ BẬC TRUNG.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

ĐỨC PHẬT NÓI: DANH - SẮC CỦA TỊNH ĐỘ - LUYỆN TÂM TỊNH ĐỘ CĂN CƠ BẬC TRUNG.

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

Trong 12 nhân duyên để tái sinh, đức Phật nói “Danh – sắc”, 2 từ danh và sắc là không thể tách rời.
“Tức là khi con người nói tới tên ai đó, tức là đã nắm bắt được hình ảnh người đó”.


*Khi chúng ta nói cha tôi, mẹ tôi, em tôi, chị tôi, vợ tôi, thầy tôi v.v… KHI NÓI NHƯ VẬY, TUY LÀ ÂM THANH NHƯNG TRONG TÂM MỌI NGƯỜI ĐÃ TỰ VẼ RA, CHA TÔI TÍNH TÌNH RA SAO, ĂN MẶC THẾ NÀO, CAO HAY THẤP, CHỖ Ở CHA TÔI, CHA TÔI ĐỐI XỬ.

-Khi nói từ cha, mẹ, vợ, thầy v.v… mọi người đã hiện toàn bộ người cha trước mặt mỗi người đây chính là SẮC TƯỚNG – trong 12 nhân duyên tức là DANH – SẮC là 1 cặp đi đôi.



*Vì vậy, những người căn tánh bậc trung này; nếu niệm hồng danh đức Phật A Di Đà, nhưng thiếu đi sắc tướng của Tịnh độ, tức là HỒNG DANH BỊ THIẾU.


-Do đó, căn cơ bậc trung của Tịnh độ này cần hiểu:
I. Đặc tính của đức A Di Đà Phật
II. Nghĩa của danh hiệu A Di Đà Phật
III. Sai biệt của đức A Di Đà Phật.
IV. Kết luận và cách niệm Phật.

*I, Nói đơn giản là phải hiểu: đặc tính, nghĩa, và sai biệt của A Di Đà Phật.

Thế nào là đặc tính của đức A Di Đà Phật: tức là đức A Di Đà Phật có bao nhiêu lời nguyện, lời nguyện nào là thâm sâu chúng ta tâm đắc nhất, cõi nước đức Di Đà có những gì, trang nghiêm những gì? Chúng hội ở đó có những ai?

Đó là đặc tính tôi đã nói sơ qua, phần sau tôi sẽ biên toàn bộ “kinh Vô Lượng Thọ” để căn cơ bậc trung này dễ quán tưởng cõi Cực Lạc.

8 TƯỚNG TỐI THẮNG Ở CÕI CỰC LẠC CỦA ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.

1, TƯỚNG: CÕI NƯỚC KHÔNG CÓ ÁC ĐẠO.

2, TƯỚNG: TƯỚNG HẢO VIÊN MÃN (TẤT CẢ ĐỀU ĐẦY ĐỦ 32 TƯỚNG TỐT, 80 VẺ ĐẸP)

3, TƯỚNG: THẦN THÔNG TỰ TẠI. (THẦN THÔNG KHÔNG KHÁC GÌ ĐỨC PHẬT)

4, TƯỚNG: HÓA SINH TỪ HOA SEN.

5, TƯỚNG: QUYẾT ĐỊNH THÀNH PHẬT (SAU KHI SINH VỀ ĐÓ LIỀN TRỤ BẬC BẤT THOÁI CHUYỂN)

6, TƯỚNG: ĐẮC ĐẠI LẠC ĐỊNH. (CÂY CỎ, HOA RƠI CHẠM ĐỀU SINH LÀ ĐẠI LẠC, RỒI TIẾP ĐÓ NHƯ AN LẠC ĐỊNH CỦA DIỆT TẬN ĐỊNH, TỨC LÀ ĐỊNH DIỆT HẾT PHIỀN NÃO).

7, TƯỚNG : NGỬI HƯƠNG TU ĐỀU TỰ NHIÊN THEO HẠNH PHẬT. (NGỬI HƯƠNG THEO PHẬT HẠNH)

8, TƯỚNG: TÙY Ý GIÁO HÓA CHÚNG SINH.

1, TƯỚNG: CÕI NƯỚC KHÔNG CÓ ÁC ĐẠO.

Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:


Nếu con thành Phật mà cõi nước ấy còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



2, TƯỚNG: TƯỚNG HẢO VIÊN MÃN (TẤT CẢ ĐỀU ĐẦY ĐỦ 32 TƯỚNG TỐT, 80 VẺ ĐẸP)


KINH A DI ĐÀ (KINH VÔ LƯỢNG THỌ) CỦA CƯ SĨ CHI KHIÊM DỊCH NÓI:


Nguyện thứ mười lăm: Nếu khi thành Phật, Ta sẽ làm cho thân thể của các Bồ-tát trong nước của mình toàn màu vàng rực, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp giống như Phật. Nếu được như lời nguyện, Ta mới thành Phật. Nếu không được như thế, Ta không thành Phật.


Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:

Này A-nan! Bồ-tát sinh ở thế giới Cực lạc kia, đều đủ ba mươi hai tướng, thân thể nhu nhuyến, các căn thông lợi, trí tuệ thiện xảo, đối với pháp sai biệt không pháp nào chẳng thấu suốt, thiền định thần thông du hý tuyệt vời.



Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:



Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con đều chẳng đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhân, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật mà Bồ-tát trong cõi nước của con không được thân Kim cang na-la-diên, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con thành Phật, hàng trời, người trong cõi nước của con đều không được thân màu vàng ròng, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con hình sắc không đồng, có kẻ xấu người đẹp, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



3, TƯỚNG: THẦN THÔNG TỰ TẠI. (THẦN THÔNG KHÔNG KHÁC GÌ ĐỨC PHẬT)



Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:



Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không biết được kiếp trước cho đến không biết được trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không được thiên nhãn cho đến thấy được trăm ngàn ức triệu cõi Phật, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không được thiên nhĩ cho đến nghe được trăm ngàn ức triệu giáo pháp của chư Phật và chẳng thọ trì, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không được tha tâm thông cho đến chỉ biết được tâm niệm chúng sinh trong trăm ngàn ức triệu cõi Phật, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con thành Phật, Bồ-tát trong cõi nước của con, nương nhờ thần lực của Phật, cúng dường chư Phật trong khoảng một bữa ăn mà không đến khắp vô lượng vô số ức triệu cõi Phật, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật, Bồ-tát trong cõi nước của con, ở trước chư Phật hiện công đức của mình mà những thứ phẩm vật mong cầu cúng dường không được như ý, thì con không nhận lấy Chánh Giác





Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không được thần túc, thậm chí trong khoảnh khắc không thể vượt qua trăm ngàn ức triệu cõi Phật, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



4, TƯỚNG: HÓA SINH TỪ HOA SEN.



Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:

“Này A-dật-đa! Ông xem người có trí tuệ thù thắng, nhân người kia có tuệ lực rộng nên được hóa sinh ở nước Cực lạc kia ở trong hoa sen ngồi kiết già”.



Kinh A Di Đà của cư sĩ Chi Khiêm dịch (bản Kinh Vô Lượng Thọ khác) :

“Vô số chư Thiên, loài người hay những loài côn trùng nhỏ nhít sinh đến nước Ta đều hóa sinh tử hoa sen trong ao bảy báu”.



Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh:

Hạ phẩm hạ sinh:

Lúc qua đời thấy hoa sen bằng vàng như mặt trời ở trước người. Chỉ trong một niệm liền sinh đến thế giới Cực lạc, ở trong hoa sen.



5, TƯỚNG: QUYẾT ĐỊNH THÀNH PHẬT (SAU KHI SINH VỀ ĐÓ LIỀN TRỤ BẬC BẤT THOÁI CHUYỂN)



Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:

Đức Phật bảo A-nan:

-Bồ-tát ở cõi nước kia rốt ráo đều đạt đến Nhất sinh bổ xứ.



Nếu con được thành Phật mà chúng Bồ-tát ở cõi phương khác sinh về nước con thì hoàn toàn đạt đến bậc Nhất sinh bổ xứ, trừ người có bản nguyện, giáo hóa tự tại, vì chúng sinh nên mặc giáp thệ nguyện rộng lớn tích chứa công đức, độ thoát tất cả, du hành các cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, cúng dường chư Phật Như Lai mười phương, giáo hóa vô lượng hằng sa chúng sinh khiến họ đứng vững nơi đạo Chánh chân vô thượng, siêu việt các hàng phàm phu, tu hành các địa hiện tại, tu tập công đức Phổ Hiền, nếu không như vậy thì con không nhận lấy Chánh Giác.





Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con không an trụ nơi thiền định chắc chắn đạt đến diệt độ, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



6, TƯỚNG: ĐẮC ĐẠI LẠC ĐỊNH. (CÂY CỎ, HOA RƠI CHẠM ĐỀU SINH LÀ ĐẠI LẠC, RỒI TIẾP ĐÓ NHƯ AN LẠC ĐỊNH CỦA DIỆT TẬN ĐỊNH, TỨC LÀ ĐỊNH DIỆT HẾT PHIỀN NÃO).



Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:

Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con hưởng thọ sung sướng không bằng Tỳ -kheo lậu tận thì con không nhận lấy Chánh giác.



Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:



A-nan! Cõi nước Cực lạc kia, vào những buổi sáng tối khắp cả bốn phương, gió hòa hiu hiu thổi động, không nghịch không loạn, thổi các loại tạp hoa, có các loại hơi hương thơm tho, xông khắp cả cõi nước đó. Tất cả hữu tình được gió thổi chạm vào thân thể, thì được sự an hòa điều thích giống như Tỳ-kheo được Diệt tận định.



Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá của ngài Thế Thân (Luận Vô Lượng Thọ):

“Cỏ Công Đức,Tính báu

Mềm mại xoay trái phải

Người chạm sinh Thắng Lạc (niềm vui thù thắng)

Hơn Ca Chiên Lân Đà (Kācilindi: tên của Thủy Điểu, loài chim ở trong biển,

khi tiếp chạm thì sinh niềm vui lớn.





7, TƯỚNG : NGỬI HƯƠNG TU ĐỀU TỰ NHIÊN THEO HẠNH PHẬT. (NGỬI HƯƠNG THEO PHẬT HẠNH)



Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:

Nếu con được thành Phật, thì tất cả vạn vật ở cõi nước của con như cung điện, lâu đài, ao nước, hoa cây từ mặt đất đến hư không đều do vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hợp thành, trang trí xinh đẹp kỳ lạ siêu việt hơn cõi trời người, hương thơm xông phắp thế giới mười phương, Bồ-tát nghe mùi đều tu theo hạnh Phật, nếu không được như vậy thì con không nhận lấy Chánh Giác.



8, TƯỚNG: TÙY Ý GIÁO HÓA CHÚNG SINH.



Nếu con được thành Phật, Bồ-tát trong cõi nước của con thọ trì đọc tụng giảng thuyết kinh pháp mà không được trí tuệ biện tài, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật, Bồ-tát trong cõi nước của con trí tuệ biện tài có thể tính lường, thì con không nhận lấy Chánh Giác.



Nếu con được thành Phật mà chúng Bồ-tát ở cõi phương khác sinh về nước con thì hoàn toàn đạt đến bậc Nhất sinh bổ xứ, trừ người có bản nguyện, giáo hóa tự tại, vì chúng sinh nên mặc giáp thệ nguyện rộng lớn tích chứa công đức, độ thoát tất cả, du hành các cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, cúng dường chư Phật Như Lai mười phương, giáo hóa vô lượng hằng sa chúng sinh khiến họ đứng vững nơi đạo Chánh chân vô thượng, siêu việt các hàng phàm phu, tu hành các địa hiện tại, tu tập công đức Phổ Hiền, nếu không như vậy thì con không nhận lấy Chánh Giác.

II. Nghĩa danh từ: Nam mô Vô Lượng Thọ Phật tức là Namo Amitayus Buddha.
Nam mô Vô Lượng Quang Phật tức là Namo Amitabha Buddha.

Amita chúng ta niệm hằng ngày tức là A Di Đà đức Phật có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp 10 phương, tuổi thọ của vị Phật này vô lượng, vô biên không thể biết, không thể tính nổi.

III, Sai biệt của A Di Đà Phật

1. Là 10 phương chư Phật không có vị Phật nào không tán thán vị Phật này.
2. Cõi Cực Lạc là tuyển chọn tất cả các Tịnh độ và cõi thiện ác của 210 ức cõi chư Phật; và là tinh hoa nhất của các chư Phật.
3. Sai biệt là chư Phật 10 phương, rất ít vị phát nguyện tiếp dẫn chúng sinh 10 phương.
4. Một số chư Phật chọn lọc điều kiện rất cao.
5. Một số chư Phật chỉ tuyển chọn các Bồ Tát hoặc chư Thánh mà loại bỏ chúng sinh nghiệp chướng.

IV, Vậy thì người niệm Phật căn cơ này, hiểu rõ cõi Cực Lạc, hiểu rõ tướng trang nghiêm của cõi Cực Lạc, hiểu rõ nghĩa của danh hiệu A Di Đà Phật – ánh sáng vô lượng chiếu khắp 10 phương, thọ mạng của Phật này vô cùng vô cực, và nhân dân cõi đó cũng tương đồng như Phật là đời sống vô lượng.

*Bởi thế, khi niệm Nam mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật, chúng ta rằng nhớ những đặc tính của cõi Cực Lạc, những tướng trạng, những lời nguyện, nhớ ánh sáng vô lượng của đức A Di Đà.

-Nhớ càng nhiều thì chúng ta càng thích thú niệm Phật.

-Quan trọng là KHI CHÚNG TA NIỆM PHẬT, NÊN GOM HẾT TẤT CẢ TƯỚNG CỦA TỊNH ĐỘ VÀO CÂU A DI ĐÀ PHẬT, HAY NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, thì như vậy chúng ta càng hang say niệm Phật hơn nữa.

-Để giảm bớt sự chán nản khi niệm Phật, chúng ta nên chuyển các tướng liên tục của cõi Cực Lạc , khiến chúng ta không cảm thấy ngán niệm Phật.

Nam mô A Di Đà Phật luyện căn cơ của Tịnh độ bậc Trung hết.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]64 khách