NGUYỆN 22: NGƯỜI SINH VỀ CÕI CỰC LẠC SIÊU VIỆT CÁC ĐỊA.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 61
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NGUYỆN 22: NGƯỜI SINH VỀ CÕI CỰC LẠC SIÊU VIỆT CÁC ĐỊA.

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

TRONG QUYỂN HIỂN TỊNH ĐỘ CHÂN THẬT GIÁO HÀNH CHỨNG VĂN LOẠI CỦA THÂN LOAN THÁNH NHÂN CÓ BÌNH LUẬN ĐOẠN NGUYỆN 22 NHƯ SAU:




Trong kinh Vô Lượng Thọ, bản nguyện của A Di Đà Như Lai có nói: ‘Nếu khi tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở Phật độ phương khác sinh về nước tôi, rốt ráo ắt phải đến bậc Nhất sinh bổ xứ, trừ người có bản nguyện tự tại, vì chúng sinh mà mặc giáp hoằng thệ, tích lũy cội đức, độ thoát tất cả, đi qua các Phật quốc tu Bồ-tát hạnh, cúng dường mười phương chư Phật Như Lai, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sinh, khiến họ đứng nơi đạo Vô thượng Chánh chân, siêu xuất công hạnh của các địa thông thường, hiện tiền tu tập công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác.’



Xét đoạn kinh này có thể suy luận rằng, Bồ-tát trong nước kia có thể không từ một địa lên đến một địa.

Cái gọi là thứ bậc của Thập địa, đó là một đạo ứng hóa của Thích Ca Như Lai ở Diêm-phù-đề, chứ Tịnh độ phương khác chắc gì là như vậy. Trong năm thứ bất khả tư nghị, Phật pháp là điều bất khả tư nghị nhất.



Nếu nói Bồ-tát phải từ một địa lên đến một địa, không có nguyên lý ‘siêu việt’, thì là chưa dám tường tận.



Thí như có loại cây tên là Hảo kiên (vững chắc tuyệt vời). Cây này đâm chồi từ mặt đất, phải trăm năm mới đủ lớn.



Cây đó một ngày cao lớn một trăm trượng, ngày nào cũng vậy. Tính sự tăng trưởng một trăm năm, có giống như cây tùng cao không? Thấy cây tùng sinh trưởng, một ngày không quá một tấc, nghe đến cây Hảo kiên kia, làm sao chẳng nghi ngờ?



Cũng như có người nghe rằng: Đức Thích Ca Như Lai thuyết pháp, chứng La-hán trong một lần nghe, đạt Vô sinh trong buổi sáng sớm, bèn bảo đó là kiểu nói dẫn dụ, chẳng đúng theo sự thật.

Nghe sự việc trong luận này, họ sẽ không tin. Phàm là lời phi thường sẽ không lọt tai kẻ tầm thường. Khi họ nói ‘không đúng’, vì nó hợp với nhận thức của họ vậy.








Theo Trí Độ Luận, quyển 26 và 30, năm thứ bất khả tư nghị:

(1) Chúng sinh nhiều ít bất khả tư nghị;

(2) Nghiệp lực quả báo bất khả tư nghị;

(3) Sức người thiền định bất khả tư nghị;

(4) Sức loài rồng bất khả tư nghị;

(5) Sức của Phật pháp bất khả tư nghị.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]5 khách