Niệm Phật trong giấc mộng

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:21 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:Nam Mô A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến,
Mấy dòng chia sẻ của Bác, em thấy sao như giống cái nhìn của một người còn rất mơ hồ về Pháp môn Tịnh Độ vậy??

Khi Bác chưa có điều kiện nghe nhiều về những gì Ngài Pháp sư Tịnh Không nói riêng, và những Quý Thầy khác nói chung. Đã giảng giải. Em khuyên Bác: đừng bao giờ vội vàng dẫn lời giảng của Các Quý Thầy, một cách phiến diện. Điều đó không chỉ làm sai nghĩa lời của Ngài. Mà đôi khi vô tình trở thành xuyên tạc. Việc này hậu quả thật khó mà nghĩ hay bàn đến được.
Bác đọc Bài viết dưới đây để tham khảo:
http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2012 ... tanthe.htm
Khà khà, hình như Bác TPTS chưa rà đúng giây theo cách chia sẻ ứng dụng. Người Post bài thì phải có người comment. Chớ không phải mạnh ai nấy nói. :)

Để nó rõ y, Hỉ đưa ra 1 đoạn này, gọi là người post bài:
1. Nghĩa chữ ''Vãng sanh'' tức là mạng sống đã hết, nếu tu hành để rời bỏ mạng sống thì trên pháp luật; Bổn phận làm Cha mẹ, Trách nhiệm của người Thầy điều không muốn vậy. (Đây là nghĩa tiêu cực của xã hội.)
Người comment (Bác TPTS) muốn phản luận/đồng ý thì cho biết cảm tưởng Ừ như vậy là tiêu cực vì xã hội không tán đồng. Thế thôi.
Nếu như Bác không đồng ý thì đưa ra 1 kiến giải để phá đi thành kiến tiêu cực này, thì mới đúng là chia sẻ chớ. Hi hi.

==============
Hỉ chỉ mới đưa ra cái cảm nhận khách quan thôi. Sau khi rà soát cảm tưởng của chúng ta thì mới từ từ bước thêm nữa.

Khi viết xong, Hỉ cũng đã nói rồi mà, ''Thế nào mới gọi là Tích cực Nguyện vãng sanh?'' đây mới là chánh đề của Tịnh Độ. (p/s. Bác xem lại 1 lần nữa coi. Hỉ có nói hai lời không, nếu có thì cuộc thảo luận sẻ không có kết quả. Nên tạm dừng để khỏi gây hiểu lầm. Thanks).


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,

TPTS, hoan hỉ kính chào, A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 15/10/14 05:30 với 1 lần sửa.


Phật, Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước Phật Đài Thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:
Trong sách PHPT, Pháp Môn Tịnh Độ là trì bái, lễ lạc. Tụng kinh, niệm Phật, trì Chú. (Thập niên 1950-1970!?)[/b]

Hỉ chỉ nói theo cách tu tập của Hành giả là phải có đủ nghi thức. Thời khóa tụng niệm lễ sám.v.v.


Như vậy, theo Bác những nghi thức: Tụng kinh; lễ sám; trì chú; và Niệm Phật. Không có trong Phật Học Phổ Thông của Tịnh Độ Tông, Phải hông? Xin Bác cho biết việc này có hay là không có. cafene Xin mời.


Vì Chú Hỉ viết không rõ ràng:

Trước thì viết: "Pháp Môn Tịnh Độ trì bái, lễ lạc. Tụng kinh, niệm Phật, trì Chú", khiến người đọc dễ hiểu lầm!

Sau lại viết: "nghi thức: Tụng kinh; lễ sám; trì chú; và Niệm Phật. Không có trong Phật Học Phổ Thông của Tịnh Độ Tông, Phải hông?" Điều này đúng là trong các thời khóa tu Tịnh Độ đều có "nghi thức" nói trên. Không riêng về Tịnh Độ, các tông khác như: Thiền, Mật tông đều có thời khóa ngồi thiền, lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú nữa.

Ngồi Thiền có thể là Thiền Tông, Niệm Phật có thể là Tịnh Tông, trì Chú có thể là Mật Tông. Còn bây giờ hiểu: Ngồi thiền, niệm Phật, trí Chú bao gồm tất các các pháp môn hiện đại.

Chú Hỉ viết lung tung không mạch lạc, nên người đọc dễ hiểu lầm, rồi lại bắt bẻ người ta nói không đúng đòi chứng minh. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đạo Hữu Tây Phương Tịnh Sý mến,

Chú Hỉ không muốn chia sẻ những kinh nghiệm của chú ấy cũng có lý do, vì căn cơ và kiến thức không đồng nên nói ra người khác làm không được thì họ cho là mình "nói dóc", là "dối thế gạt đời" v.v... Trong kinh có nói về việc thực hành và kinh nghiệm như: "uống nước, lạnh tự mình biết".

Các vị Bồ tát, chư Tổ là những vị đã giác ngộ nên viết ra những điều gì đều đúng theo chân lý để cho chúng ta (hạng phàm phu) học hỏi, tu tập, để giác ngộ như họ tùy theo trình độ của mình.

Đã nhiều lần đạo hữu hỏi những kinh nghiệm của tôi, tôi khống dám viết vì lẽ đó!

Mong các đạo hữu thông cảm!

Kính, tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến, em rất hiểu tâm ý của Bác. Nên mới thành kính mong Bác chia sẻ những tâm đắc của Bác( chứ không phải của ai khác).

Những chia sẻ của Bác và em rất có thể như khi giải một bài toán. Giống nhau về đáp số. Nhưng mỗi người có một cách giải khác nhau.

Như vậy mới là đa chiều Bác à. Mỗi người chỉ nên chia sẻ cái của chính mình, mới có thể chủ động trong biện luận.

Còn nếu như nói đến người thứ 3, hoặc những gì thuộc về đối tượng thứ 3 thì sẽ rất khó để thảo luận.

Kính mong Bác chỉ chia sẻ, cụ thể, rõ ràng...những gì thuộc về riêng Bác thôi. Em cũng vậy. Em chỉ chia sẻ những trải nghiệm của chính em. Ngưỡng nguyện giúp người hữu duyên có thể làm tham khảo.

TPTS, hoan hỉ kính chào, A Di Đà Phật.
Còn nếu như nói đến người thứ 3, hoặc những gì thuộc về đối tượng thứ 3 thì sẽ rất khó để thảo luận.
Khi vào đề tài chia sẻ trên diễn đàn thì không còn cái ''tôi'' và của ''anh'' trong này, vì nơi đây là cộng đồng, nói không logic thì bị ném đá. Tức là phải chia sẻ sao đối tượng thứ 3 cũng đồng ý (là hợp với logic.) Ngoại trừ người ngoại đạo hoặc khác đường lối tu tập.
Nếu nói khéo nữa thì đường lối Thiền Tịnh Mật, Nam hay Bắc cũng phải hợp logic luôn thì mới đúng ý nghĩa của diễn đàn chớ Bác.

- Về thân kiến (chỉ biết sở thích cá nhân) thì không thể hợp logic.
- Biên kiến hoặc ác kiến ( chấp thường hay chấp đoạn hoặc Thầy mình, Pháp mình, bạn mình thì bênh dực hết mình còn người khác thì muốn hạ cho chết.) cũng không hợp logic.
- Kiến thủ (chấp trước) và Giới cầm thủ kiến (tin vào những hiểu biết của tri kiến rồi cho là logic khi ai chống đối dù có đúng cũng không muốn nghe. Đó cũng không hợp logic.)

Do đó những vì Hỉ nói hoàn toàn không hí luận và không dựa vào kiến thức của mình hay của Thầy mình, kinh mình thích mà chỉ dựa vào logic, trước là thu thập kinh nghiệm sau là học hỏi thêm.

Bác cứ công tâm mà công kích thẳng giống như Bác Battinh đã làm. Ai đúng lý lẽ thì không bị ném đá ''Chọi chữ Xạo to đùng '' Hi hi, Học lại của cháu CT :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô A Di Đà Phật
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:23 với 3 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tất cả những bài giao tiếp với Bác thì Hỉ hoàn toàn từ nơi sự học, trải nghiệm chớ không dám: có nói không, không nói có đâu. (không chém gió). Bác đừng lập nghi vấn nữa, nếu muốn thư giản thì hãy post bài theo ý mình.

Hi là người comment thì từ từ Bác cảm thấy có thật hay là không thật. Nếu sau khi comment hay post mà không ai phản luận thì lời đó hợp với giáo lý kinh điển thế thôi.

Hỉ có một lời khuyên, tuy rằng Đại sư Tịnh Không là giảng sư Tịnh Độ. Nhưng không hẳng Đại sư là người duy nhất nói ai cũng tiếp thu hết, Chính thời Đức Phật ngày xưa đi hóa độ cũng phải có lúc để đệ tử Ngài giáo hóa.

Giáo lý Phật giáo chỉ có một đại lộ đi thẳng, đừng sợ mỗi người mỗi ý, chỉ sợ là tại ý mình không có ý buông xả.

Còn Bác không có đủ lòng tin nơi Hỉ, thì chỉ thư giản chơi thôi, đừng luận nhiều không tốt. /:) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô A Di Đà Phật,

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 15/10/14 05:31 với 1 lần sửa.


Phật, Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước Phật Đài Thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:1.Nam Mô A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến, em xin cảm ơn lời chân thành của Bác.
Em xin chia sẻ quan điểm của mình, kính mong Bác cùng Quý Đạo hữu gần xa, giúp đỡ, chỉ bày.

Bác đã viết:
....Tại sao phải phát nguyện vãng sanh, hình như bị tiêu cực ở chổ này....
Đây chỉ là thoáng chút nghi vấn của người mới nghe thấy, mới bước đầu tìm hiểu về Pháp môn Tịnh Độ. Điều này cũng là chuyện thường thôi. Sau này khi tìm hiểu thấu suốt. Bản thân họ sẽ tự thấy được câu trả lời cho chính mình thôi Bác ạ.
tangbong cafene
Đây là chổ mà Hỉ không đồng quan điểm. Nếu dịch nghĩ là ''tôi nguyện chết'' thì có khác nào ''Muốn tự tử'' không Bác. Bác chờ mọi người chung quanh hiểu, sợ rằng Họ sẽ nghĩ Bác có bị bệnh không mà thôi.
Tại sao chúng ta không nói là chúng tôi tu Pháp môn Tịnh Độ là để cho Tâm Bình Ý tịnh.v.v. Nếu nói ra thì họ cũng hiểu, dầu là kẻ ngoại đạo đi chăng họ cũng khó mà bắt bẽ.

Mong Bác giải hai quan của chúng ta ở đoạn 1 này, càng ngắn, đi sát với nội dung càng tốt. Khi xong rồi thì tới đoạn 2.
2.Còn theo quan điểm của em. Người Đời muốn trưởng thành. Họ phải sống có ước mơ, có mục đích cụ thể. Họ cần phải có kế hoạch cho tương lai của mình. Người xưa gọi là Lập chí.

Cũng vậy, Người học Phật nói chung đã có Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Nguyện đầu: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, làm nền tảng, làm kim chỉ nam cho Ba nguyện còn lại.

Người tu theo Pháp môn niệm Phật cần phát tâm vô thượng Bồ Đề ( tức phát nguyện vãng sanh Cõi Tây Phương Cực Lạc). Đây cũng chính là nội dung của nguyện Ban đầu của Tứ hoằng thệ nguyện nói theo cách riêng của Tông Tịnh Độ mà thôi.

Ví như bên này Đại dương là sanh tử luân hồi. Bên kia Đại dương là bến, bờ giải thoát(Người niệm Phật coi là Cõi Tịnh Độ).
Thì: Tín là Con Tàu. Nguyện là Bánh lái và Hạnh là Thuyền trưởng.
tangbong cafene
3.Người có lòng tin chắc thật, như con tàu được đóng cẩn thận, chắc chắn từ những nguyên vật liệu tốt như có thể.
Đủ khả năng vượt qua mọi bão tố, phong ba... Ngược lại, người thiếu lòng tin, hoặc lòng tin hời hợt, không chắc chắn.
Như con tàu đóng vội, bằng thứ nguyên vật liệu thiếu chất lượng. Con tàu này khi ra khơi, không nói, ta cũng tự biết, hậu quả của nó mang đến rồi.
Khi đã có con tàu rất tốt. Nhưng thiếu bánh lái. Dù người thuyền trưởng có giỏi đến đâu, cũng chỉ lái con tàu chạy lòng vòng. Khó mong ngày tới đích. Lẽ dĩ nhiên, Tàu tốt với bánh lái chuẩn mà người Thuyền trưởng cứ ngồi hát: tôi thích sang bên kia Đại dương. Nhưng lại không chịu nổ máy con tàu và khởi hành. Thì dẫu có hát đến bể họng cũng vậy thôi. Vô dụng!
tangbong cafene

4.Như vậy Ba tư lương của người tu Tịnh Độ. Cái nào cũng tối quan trọng. Nhưng con tàu chạy ra sao? có tới đúng đích hay không phụ thuộc rất lớn vào định hướng từ Bánh lái của con tàu. Thành tựu của Người Học Phật phụ thuộc chủ yếu vào việc mỗi người Phát nguyện( Lập chí nguyện) ra sao.
tangbong cafene
5.Trong cửa Nhà Phật có một Biểu pháp rất cụ thể và thiết thực về chí nguyện của Người tu. Đó chính là câu chuyện từ xa xưa, trong một tiền kiếp. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn hành hạnh Bồ tát TẠI NHÂN GIAN. Khi đó trên đoạn đường Đức Phật Nhiên ( Đại tự Nhiên) Đăng( Ngọn đèn - Trí tuệ) Vương( tối cao, tối thượng) đang đi có một vũng bùn(Cõi Ta Bà). Thấy vậy Vị bồ tát ( Tiền thân của Đức Thế Tôn) đã nằm lên vũng bùn. Thân( sức lực) che chưa kín nên Ngài đã lấy tóc( phần trên đầu biểu thị cho trí tuệ) phủ kín chỗ bùn còn lại để Đức Phật Nhiên Đăng Vương bước lên, qua được vũng bùn.

Qua đó ta đủ thấy: muốn tới được trí tuệ tối cao là chân lý của Đại tự nhiên. Người tu phải biết ôm trọn, bao dung, và thẩm thấu được tất cả những gì mà thế gian này đưa tới. Bằng tất cả sức lực( Thân) và Trí Tuệ( phủ tóc) tức quên đi bản thân để sống vì mọi người, vì xã hội mới có thể thành tựu.
tangbong cafene

6.Đây cũng chính là lời dạy của Ngài Lục Tổ Huệ Năng:
"Phật pháp tại thế gian, không ngoài thế gian mà giác ngộ. Nếu lìa thế gian để tìm cầu Bồ Ðề, không khác nào người đi tìm lông rùa sừng thỏ, vì đó là việc không bao giờ có" (Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly mịch Bồ Ðề, cáp như tầm thố giác – Pháp Bảo Đàn Kinh).
Như vậy, Phật pháp ra đời là để hướng thiện và giáo hóa chúng sinh. Trong đó con người là đối tượng trung tâm. Rời xa đời sống xã hội, Người học phật sẽ chẳng khác gì Cá rời xa nước. Không thể nào thành tựu được.
tangbong cafene
7.Đã nhiều năm rồi, không ít người Học Phật ngộ nhận việc đóng kín cửa, nhốt mình trong phòng rồi: Ngồi Thiền, đọc tụng kinh, niệm Phật( hát danh hiệu Phật), lạy Phật là THỰC HÀNH. TPTS không phủ nhận đây là CÔNG PHU. Nhưng không thể coi là THỰC HÀNH được.

Giống như một người lính dù có đạt bao nhiêu bằng khen từ những cuộc tập trận giả đi chăng nữa. Cũng không thể phong huân chương Anh hùng cho anh ta được. Đơn giản là anh ta chưa từng một lần ra trận!!!

Đây là lý do khiến Bác viết:
1. Nghĩa chữ ''Vãng sanh'' tức là mạng sống đã hết, nếu tu hành để rời bỏ mạng sống thì trên pháp luật; Bổn phận làm Cha mẹ, Trách nhiệm của người Thầy đều không muốn vậy. (Đây là nghĩa tiêu cực của xã hội.)
tangbong cafene
8.Câu này cũng là cách lập phản đề của Bác giống câu trên thôi. Phát nguyện là điều bắt buộc như em đã chia sẻ ở trên. Vấn đề còn lại chỉ ở hai từ Vãng sanh. Ở đây chúng ta nên hiểu hai từ Vãng sanh đơn thuần là một sự di rời, chuyển dịch.
Con người chúng ta đang cư ngụ tại trái đất. Bóng đêm qua đi là nhờ ánh sáng bừng tỏa, chiếu sáng từ mặt trời hé rạng phía trời Đông. Mở ra một Ngày mới. Chính ngày mới này sẽ lại kết thúc khi mặt trời khuất lặn phía trời Tây. Phương Đông là bắt đầu. Phương Tây là kết thúc.
Như vậy, cuộc vãng sanh lớn nhất của mỗi người là khi tấm thân ngũ uẩn này, như chiếc xe hết hạn xử dụng. Ta sẽ di rời đi đâu? đến cuộc vãng sanh nhỏ hơn như: sau một hành động, sau một lời nói, sau một ý nghĩ.... Tâm ta di rời đến cảnh giới nào? Giải thoát hay bị trói buộc, lặn hụp trong sáu nẻo luân hồi?

Để biết ta sẽ di rời tới cảnh giới nào:
- sau một hành động?
- sau một lời nói?
- sau một ý nghĩ?
- Và đặc biệt là sau khi ta rời khỏi Thế Nhân này?
tangbong cafene
9.Tất cả phụ thuộc vào chữ HẠNH. Nếu như những ai khi học Phật thường lúng túng không biết mình nên bắt đầu từ đâu? Thì đây chính là câu trả lời đích thực. Đây chính là nơi mà mỗi người tự khẳng định. Tự làm chủ Vận mạng cùng Cuộc sống của chính mình

Thật vậy, nhà Thiền ngồi rách bao chiếc Bồ đoàn mục đích đầu tiên cũng chỉ để: THẤY TÁNH KHỞI TU.
Mật Tông hành Tam Mật Tương Ưng cũng phải bắt đầu từ nơi đây.
Còn Tịnh Tông lấy ngay từ Hạnh này là nơi để chuyển muôn hình, vạn trạng của thế gian thành một niệm:
A Di Đà Phật Thân Kim Sắc.
tangbong cafene

10.Chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào nhân tố căn bản này. Có thể hình dung là, khi tới Nhân gian. Mỗi người chúng ta đều được sở hữu Mảnh đất Tâm này. Nó vốn không hình tướng, không lớn nhỏ, ngắn dài...... để có thể hình dung, diễn tả, Cổ Nhân đã phương tiện gọi là HẠNH. Tạm coi nó như cái Nhân. Để rồi sau tạo tác của mổi người. Kết quả thu được gọi là PHÚC.

Người sống theo bản năng, xử sự mọi việc theo cảm tính.... giống như người để mảnh đất Tâm này cho đủ thứ cây mọc tự do. Nên cái PHÚC họ nhận được thường thụ động. Cũng chính vì thế nên từ xưa đến nay, đã có biết bao Nhà Hiền Triết, kim, Cổ, Đông Tây... đã hy sinh cả đời mình để tìm hiểu, học hỏi, tư duy.... và tích lũy lại kinh nghiệm cho những thế hệ sau nương theo để làm chủ cuộc đời mình. Thận trọng khi gieo nhân. Và chủ động đón nhận, gặt hái thành quả. Những gì giúp con người đạt tới được cuộc sống tự chủ như vậy. Được coi là Trí tuệ. Người đời sau nương theo đó, như một con đường để tới được cái Hạnh Phúc đích thực của một kiếp làm người. Nên gọi là Đạo. Tức Con đường của Trí tuệ. Trên Đại Lộ này, có nhiều con đường lớn, nhỏ khác nhau. Dẫn người đi theo tới những đích điểm cũng khác nhau. Trong đó chúng ta là những người học và hành theo kinh nghiệm để lại của Đức Phật. Nên con đường của chúng ta là Đạo Phật.
tangbong cafene
11.Khác với phàm tình. Cái nhân Hạnh của người tu được gắn thêm chữ Đạo. Tức người sống có Đạo Hạnh. Nên Cái quả của Người tu có thêm chữ Đức. Tức Phúc Đức.
Trong trường hợp này, Người tu Tịnh Độ phát tâm vô thượng bồ đề. Nghĩa là cầu Phật A Di Đà phóng hào quang giúp mình(đánh thức Tánh đức vốn có của mỗi người):
- Trước tiên cố tránh ác: dừng lại được những hành động bất thiện, những lời nói bất thiện, những ý nghĩ bất thiện.
- Tiếp đến gắng làm lành: Chỉ làm những việc thiện. Chỉ nói những lời lành. Chỉ nghĩ những điều tốt.
- Sau đó thì thực hành hạnh Bồ Tát. Như Phật A Di Đà khi còn tu ở nhân gian. Cụ thể là đi giữa đời thường mà thực hành 48 Đại nguyện của Ngài.

Tới giai đoạn này, mọi tạo tác từ Thân, Khẩu, Ý của Hành giả đều thiện. Nhưng không còn thấy, không còn để tâm tới nó. Mọi việc giúp đời chỉ tự nhiên như tay trái ngứa thì tay phải co lên gãi. Vậy thôi. Không để tâm. Không bám chấp.... Để mỗi ngày; Tâm gần với Tâm Phật A Di Đà. Nguyện giống với nguyện của Phật A Di Đà.....
tangbong cafene
12.Thực hành như vậy trong mọi thời khắc đều thấy vô lượng, vô biên chúng sanh từ chính vọng thức phàm phu đầy uế trược của chính mình được vãng sanh về Cõi Tịnh Độ nơi Chân Tâm. Thân, Tâm, cùng môi trường chung quanh người niệm Phật này sẽ ngày một thêm thiện , lành và tốt đẹp hơn...

Đó chính là Ý nghĩa Tích cực của hai từ Vãng sanh.

Nói thì dễ vậy, Nhưng thực hành là cả một quá trình tự vươn lên, tự vượt qua để chuyển hóa những thói hư tật xấu của vọng ngã về gần và trở thành tánh đức vốn có của Chân Tâm..
TPTS xin cúng dường một gợi ý cho người mới bắt đầu thực hành Pháp môn niệm Phật.

Quý vị hãy luôn dùng câu A Di Đà Phật để nhắc nhở mình làm một con người hoàn thiện. Thế nào là một người hoàn thiện?

Hãy trẻ dọc người. Bên phải là chính ta. Bên trái là một nửa ta phải tự tìm lại:

1- Nửa Thân trái : Trong Nhà sống vì Gia Đình - Ra Ngoài sống vì Xã hội.
2- Nửa đầu bên trái: Trong Nhà Tận hiếu - Ra Ngoài Tận Kính( tức cung kính hết mực như có thể đối với tất cả mọi người).
3- Tay trái: trong nhà tận nghĩa - Ra ngoài tận Ái ( thương yêu tất cả mọi người như chỗ thân tình)
4- Đùi và cẳng chân trái: trong nhà chung thủy với Bạn đời - Ra ngoài biết tri ân, báo ân
5- Bàn và các ngón chân trái: trong nhà tròn trách nhiệm dạy dỗ những thế hệ kế tiếp trưởng thành. Ra ngoài hết mình chia sẻ những gì có được cho những người đi sau.
tangbong cafene
13.Sáng sớm trước Bàn Phật phát nguyện Vãng Sanh Cõi Tây Phương Cực Lạc. Sau đó trọn ngày gắng làm một người toàn vẹn. Tối đến trước khi đi ngủ, điểm lại trong ngày. Nếu thấy hôm nay vì sơ ý đã có một cử chỉ, lời nói, hoặc ý nghĩ bất hiếu với Ông Bà, Cha Mẹ trong nhà hay thất kính với người ngoài xã hội.... thì dập đầu sám hối trước Bàn Thờ Phật rằng: Hôm nay vì vô minh, con đã có những khởi tâm, động niệm, lời nói hành động.... biến con thành một kẻ khiếm khuyết chỉ có nửa đầu... Con ngưỡng nguyện từ nay quyết không lặp lại lỗi lầm này....

Cứ vậy mà cố gắng sống sao cho tới khi hiên ngang giữa cuộc đời mà tự khẳng định: Ta là một con người hoàn thiện.

Được như vậy rồi mới nên mở Kinh Sách Nhà Phật để học hỏi và tu hành.
tangbong cafene
14.Vì trong tất cả Kinh điển Đức thế Tôn luôn từ bi:
Này Thiện Nam, Tín Nữ... Này Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân....

Ngôn ngữ, chữ viết chỉ có ý nghĩa khi nó nói lên, hoặc diễn tả đúng một sự thật mà thôi. Do vậy: việc người khác thành Phật hay làm ma là chuyện của người khác. Hoàn toàn không liên quan gì đến bản thân mình.

Điều quan trọng là ta học được gì từ cái thành Phật của Người khác. Ta tránh được gì từ việc làm ma của người đời. Vậy thôi.

Nếu Bạn là người xấu. Cả nhân gian này có đồng thanh nói. Đồng tay viết Bạn là người tốt, Bạn là Thánh nhân... thì không phải vì những lời nói, chữ viết của người khác có thể biến Bạn thành người tốt được!

Cũng vậy, nếu Bạn là người tốt. Dẫu cả thế gian có đồng thanh nói, đồng tay viết Bạn là người xấu. Không vì thế mà Bạn bị đổi màu!

Nhưng Bản thân Bạn sẽ trưởng thành từ những lắng nghe, tư duy, rút kinh nghiệm.... để tự phát huy cái hay. Từ bỏ cái xấu....

Từ đó ai khen hay chê bạn cũng chỉ hoan hỷ, thực lòng tri ân mà thôi...
Được vậy, tới một ngày nào đó trong tương lai. Bạn sẽ được vui như Ngài Huyền Giác khi nghe tiếng chê bai, chửi bới của người đời mà:
Ta nghe như uống Cam lồ vậy.

Thôi tới đây cũng khiến Các Bác mỏi mắt lắm rồi.... Đợi Các Bác chỉ dạy, em sẽ chia sẻ tiếp.

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di đà Phật.
Chú Hỉ chào Bác TPTS,

Hề hề, đọc hết bài giảng sơ lược 1 lần xong, rồi chia ra 14 đoạn... Hỉ đã hiểu được một phần nào nguyện vọng của Bác gửi gắm tâm tình trong bài này rồi. Nội công cũng thâm hậu giữ à nhe. :)

Bài này Bác nghĩ tới đâu viết tới đó, hay là đã viết từ nhiều năm trước ? - Bởi có nhiều đoạn thì giống lối giảng thuyết của Đại Sư Tịnh Không, và có nhiều đoạn thì do tâm nghĩ, và cũng có nhiều đoạn...!? Hỉ chỉ mới nghe lần đầu tiên trong đời. Nói vậy để cho Bác yên lòng viết tiếp...
(p/s. Hi hi, viết được là khỏe, viết xong rồi xả, xả xong rồi niệm Phật. Niêm Phật là chủ, còn viết là khách. Nếu Bác phân biệt ra, thì phải viết như thế nào...!? Đố bác. :) )

Tạm thời thì Hỉ sẽ comment một dài đoạn đã đánh số thôi. Hy vọng Bác thông hiểu. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 15/10/14 05:32 với 1 lần sửa.


Phật, Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước Phật Đài Thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật trong giấc mộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chú Hỉ đã viết:
Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:1.Nam Mô A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến, em xin cảm ơn lời chân thành của Bác.
Em xin chia sẻ quan điểm của mình, kính mong Bác cùng Quý Đạo hữu gần xa, giúp đỡ, chỉ bày.

Bác đã viết:
....Tại sao phải phát nguyện vãng sanh, hình như bị tiêu cực ở chổ này....
Đây chỉ là thoáng chút nghi vấn của người mới nghe thấy, mới bước đầu tìm hiểu về Pháp môn Tịnh Độ. Điều này cũng là chuyện thường thôi. Sau này khi tìm hiểu thấu suốt. Bản thân họ sẽ tự thấy được câu trả lời cho chính mình thôi Bác ạ.
tangbong cafene
Đây là chổ mà Hỉ không đồng quan điểm. Nếu dịch nghĩ là ''tôi nguyện chết'' thì có khác nào ''Muốn tự tử'' không Bác. Bác chờ mọi người chung quanh hiểu, sợ rằng Họ sẽ nghĩ Bác có bị bệnh không mà thôi.
Tại sao chúng ta không nói là chúng tôi tu Pháp môn Tịnh Độ là để cho Tâm Bình Ý tịnh.v.v. Nếu nói ra thì họ cũng hiểu, dầu là kẻ ngoại đạo đi chăng họ cũng khó mà bắt bẽ.

Mong Bác giải hai quan điểm của chúng ta ở đoạn 1 này, càng ngắn, đi sát với nội dung càng tốt. Khi xong rồi thì tới đoạn 2.
Bây giờ đi thẳng vào vấn đề này đi Bác, khi xong rồi thì Hỉ sẽ comment đoạn 2. Nhất trí sẽ không bao giờ phụ lòng tốt bác đã ưu đải cho Hỉ.

Tôi tu ''nguyện vãng sanh''

Tại sao không gọi là...

Tôi tu ''mục đích là để tâm bình, ý tịnh''.

Mời Bác giải thích giữa chúng ta, tại sao có ý vậy ?

Theo khách quan (không phải là Phật tử) thì họ nghe câu nào dễ nghe, dễ mến hơn ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách