ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

tricang
Bài viết: 13
Ngày: 15/02/09 04:53
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi tricang »

ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

01-HUÂN TẬP NGHIỆP :

Sáu căn tiếp xúc với sáu trần cảnh sanh ra sáu thức , chấp thức là thật tạo nghiệp sanh tử luân hồi .

Trong cuộc sống khi thấy nghe hiểu biết đều được ghi nhận lưu trử vào A LẠI GIA THỨC .

02-CHỦNG TỬ NGHIỆP .

Kinh nói : chúng sanh tạo nghiệp trong vô lượng kiếp chủng tủ nghiệp trong con người của mỗi người nếu có hình tướng thì mười phương hư không củng không chứa hết .

Chủng tử trong con người của mỗi người phần nhiều là chủng tử sấu ác , thật đáng sợ .

03-NGHIỆP HIỆN HÀNH

Một người tuổi trẻ làm nghề sát sanh , con vật bị giết nó theo nghiệp lành dử mà thác sanh vào chỗ lành dử của nghiệp đả tạo . Người làm nghề sát sanh thời giang sau mang bịnh càng ngày càng nặng và cứ thấy những con vật bị mình giết đến đòi đền mạng đó là những chủng tử ác đả huân tập vào tàng thức đang hiện hành .

04-PHẬT TẠI TÂM .

1-Suy nghĩ thiện ác là hiện tướng của VỌNG TƯỞNG .
2-Không nghỉ thiện không nghỉ ác là hiện tướng của VÔ MINH .
3-Biết vô minh vọng tưởng là hiện tướng của TÁNH BIẾT .

Từ vô minh vọng tưởng trở về tánh biết sống với tánh biết , TÁNH BIẾT là PHẬT TẠI TÂM .

CÓ PHẬT TẠI TÂM thì vô minh vọng tưởng bị xóa tên vĩnh viển . Từ PHẬT TẠI TÂM trở ra là TRÍ DIỆU HỮU , THẦN THÔNG DIỆU DỤNG .

TRÍ DIỆU HỮU , THẦN THÔNG DIỆU DỤNG của chư phật chỉ có PHẬT VỚI PHẬT MỚI BIẾT ĐƯỢC , BỒ TÁT DIỆU GIÁC , ĐẲNG GIÁC trở xuống đến BỐ TÁT MỚI PHÁT TÂM KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC .

Tu tập để xóa sạch chủng tử thiện ác trong tâm thức trở về tánh biết sống với tánh biết phải trải qua vô lượng vô biên vô số kiếp hoặc nói cách khác là ba đại a tăng kỳ kiếp , số kiếp lâu xa nhiều hơn cát bụi của cỏi TA BÀ ( Trái đất chỉ là hạt bụi nhỏ của cỏi ta bà ) nầy chưa chắc đả thành công .

Người tu trẻ tuổi thời nay thích lý luận cao siêu nói không có địa ngục và cực lạc . Khi họ khoanh chân ngồi xuống nhắm mắt lại thì trông đầu đầy ấp vô minh vọng tưởng chẵn lẻ họ không biết vô minh vọng tưởng là nhân sanh tử trong ba đường ác đạo , sáu nẻo luân hồi ? . Đợi đến khi ấm cảnh hiện ra nói ấm cảnh là giả được không hay là chớp mắt đi theo nghiệp ? .

Tổ xưa Bách Trượng nói : nói sai một câu năm trăm kiếp bị đọa làm chồn hoan , nói sai một câu rơi vào địa ngục nhanh như tên bắn là nói có nhân quả có địa ngục .

05-GƯƠNG TU TẬP CỦA NGƯỜI XƯA .

Chùa xưa có hai thầy xuất gia cùng thầy . sư em thì tụng kinh a di đà và niệm phật a di đà . sư anh thì thông minh được lên thành phố và ra nước ngoài học lên đến tiến sĩ , được phong tặng giáo sư danh dự , khi giảng thuyết có đến một , hai ngàn người đến nghe . Một hôm sư anh về lại chùa xưa thấy sư em mình vẩn không có gì tiến bộ . Đến tối sư anh nghe tiếng niệm phật và đi lần theo thấy sư em đang ngồi niệm phật trong một vùng ánh sáng rực rở . Sáng hôm sau sư anh bỏ vào rừng tu tập niệm phật từ đó không ai thấy sư anh đâu nửa .

Có thiền sư bịnh gần chết mà chưa chết được , thiền sư bạn đến thăm hỏi : Tánh phật a di đà và phật a di đà là hai hay là một nói mau , nói mau . Thiền sư bịnh tỉnh ngộ liền niệm nam mô a di đà phật , nam mô a di đà phật rồi nhắm mắt vãng sanh luôn .

Các thiền sư tu tập thành công những thành công đó so với ( kinh để ấn chứng ) a la hán và bồ tát trong kinh phật thì chẳng ăn thua gì để bảo đảm kết quả tu tập được , thật sự được an toàn và thành công cao hơn nửa nên các thiền sư niệm phật cầu sanh cực lạc thế giới và hoằng dương tịnh độ .

06-HÌNH THÀNH CỰC LẠC THẾ GIỚI .

CÓ PHẬT ( TÁNH BIẾT )TẠI TÂM thì vô minh vọng tưởng bị xóa tên vĩnh viển . Từ PHẬT ( TÁNH BIẾT ) TẠI TÂM trở ra là TRÍ DIỆU HỮU , THẦN THÔNG DIỆU DỤNG .

Tánh biết là vàng khối . Trí diệu hữu và thần thông diệu dụng là vàng nữ trang . Vàng khối và vàng nữ trang đều được quý trọng như nhau .

TRÍ DIỆU HỮU VÀ THẦN THÔNG DIỆU DỤNG HÌNH THÀNH CỰC LẠC THẾ GIỚI THÌ CỰC LẠC THẾ GIỚI LÀ DIỆU SẮC . CỰC LẠC THẾ GIỚI CHỈ CÓ PHẬT VỚI PHẬT MỚI BIẾT ĐƯỢC , BỒ TÁT DIỆU GIÁC , ĐẲNG GIÁC TRỞ XUỐNG ĐẾN BỒ TÁT MỚI PHÁT TÂM KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC .

07-ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Khi nói kinh A DI ĐÀ phật thích ca có xác nhận , pháp nầy khó nói khó tin .

sức của mình không thể tin nổi mà mình tin được và tu theo pháp môn niệm phật là nhờ được tha lực của phật thích ca và mười phương chư phật hiện tướng lưỡi rong dài. . . nói lời thành thật rằng chúng sanh ngươi nên tin kinh nầy là một bản kinh tán thán công đức chẳng thể nghỉ bàn và được tất cả chư phật hộ niệm .

Chỉ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà được tất cả chư phật hộ niệm bảo vệ thì thật tuyệt vời chỉ có ở KINH A DI ĐÀ .

Kinh nói : không thể dùng chúc ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cực lạc . Thiện căn phước đức nhân duyên lớn không gì hơn niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .

Tổ xưa nói : Niệm phật đến mưa sa bảo tắp không lọt vào được , niệm niệm nối nhau liên tục không dán đoạn là nhất tâm vẩn không vào được cực lạc thế giới , vì thiếu nguyện vãng sanh .

Một nắm muối bỏ vào ly nước thì nước trong ly không uống được , một nắm muối bỏ vào hồ nước lớn thì nước trong hồ uống được . Đới nghiệp vãng sanh củng như nắm muối bỏ vào hồ nước lớn thì muối không còn tác dụng gì được nửa . Khi đả vãng sanh về cực lạc rồi thì nghiệp củ không còn tác dụng gì được nửa như nắm muối bỏ vào hồ nước lớn muối không còn tác dụng gì được nửa .

Tổ xưa nói : được sanh về cực lạc nhờ TÍN NGUYỆN .
Người niệm phật có TÍN có NGUYỆN niệm phật được nhất tâm hay chưa được nhất tâm đều được vãng sanh về cực lạc thế giới .

CỰC LẠC THẾ GIỚI NƠI ĐÀO TẠO CHÚNG SANH LÀM PHẬT . TU TÍN TU NGUYỆN VÃNG SANH CỰC LẠC THẾ GIỚI . MỘT LÒNG NIỆM PHẬT MỘT ĐỜI VÃNG SANH .


nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào thân ái cùng tricang!
nhuận-thức chưa đọc hết bài của tricang, nhưng thấy hai câu nầy của tricang quá tóm tắc, nên sợ người khác đọc không hiểu, nên xin phép cho nhuận-thức được bổ túc thêm.

1-Suy nghĩ thiện ác là hiện tướng của VỌNG TƯỞNG .
Thưa, khi chưa biết tu thì ý nghĩ và hành động làm theo cái tâm mê, chấp chặc vào thiện, hoặc vào ác. Nhưng khi biết tu thì không phải tiêu diệt vọng tưởng (vì vọng tưởng) đâu có thật, cho nên chổ nào là hiện tướng thật của vọng tưởng để ngăn ngừa mà đến nỗi không dám suy nghĩ ! Cho nên cần suy nghĩ, cứ suy nghĩ. Thiện đến biết thiện, ác đến biết ác, mà không còn mê theo nó nữa. Thì với thái độ của thân, tâm bình tĩnh, sáng suốt nầy mới đúng là đạo tràng của người tu, chớ không phải là "hiện tướng của VỌNG TƯỞNG".
2-Không nghỉ thiện không nghỉ ác là hiện tướng của VÔ MINH .
Thưa, nếu thiện và ác mà không dám, hay không biết phân biệt rõ ràng thì mới gọi là vô minh. Vì vậy cho nên chẳng trách gì trong xả hội người ta thường sống theo bản năng nhiều hơn là lý trí.
Thưa, với câu:"Không nghỉ thiện không nghỉ ác" nầy nó cho nhuận-thức 3 cách nghĩ :
_Thứ nhất: Tuyệt đối không dám nghĩ đến điều ác, tức đồng nghĩa với sự quyết tâm không làm ác.
_Thứ nhì: Chỉ luôn nghĩ đến điều thiện, thì nhất định lời nói và việc làm đều thiện lành.
Cả hai điều nầy nếu gắng làm sẽ được phước báu, nhưng hữu hạn.
_Thứ ba: Người tu vì biết thiện hay ác đều là vọng thức không thật, cái Thường-Biết vọng thức suy nghĩ lung tung không thật nầy nó không có màu gì, hình tướng gì, tên gì (thậm chí tên Phật-Tánh, tên Bồ-Đề v.v...). Nhưng huyền diệu thay, nó không còn bị ngăn ngại. Cho nên nó đối với người thiện lành hay kẻ ác độc củng đều bình đẳng như nhau, cho nên: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác chính là sự trong sáng, mà phải tạm gọi là Phật Tánh vậy.
Vài lời chia sẽ, kính mong tricang hoan hỷ bỏ qua cho những yếu điểm, sơ xuất của nhuận-thức.
Xin cám ơn nhiều.
nhuận-thức


tricang
Bài viết: 13
Ngày: 15/02/09 04:53
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi tricang »

Xin chào thân ái đến nhuận-thức !
Trước tiên xin cám ơn nhuận thức đả chia sẽ bài viết rất hay , cang thì chưa được như vậy và củng không hiểu LÝ THUYẾT được nhiều như vậy đâu nhưng củng xin chia sẽ như sau .

Xin thưa .

1-Cách thứ nhất : một là nghỉ thiện , hai là nghỉ ác rồi bị thiện ác chi phối dài dài phải không ? đây là lối sống bình thường của con ngươi rất bình thường .

02- Cách thứ hai : một là nghỉ thiện ác ( vọng tưởng ) , hai là không nghỉ thiện ác ( vô minh ) . Vô ( không ) minh ( sáng ) vô minh theo nghĩa đơn giảng nhứt là không sáng suốt ( tối tâm ) là tâm đen tối .

KHÔNG NGHỈ THIỆN KHÔNG NGHỈ ÁC NHƯNG CHƯA NHẬN RA TÁNH BIẾT .
Do bị áp lực của công việc phải suy nghỉ nhiều căn thẳng mệt mỏi lắm không suy nghỉ nửa cho khẻo . Không suy nghỉ thấy khỏe thật nhưng chưa nhận ra TÁNH BIẾT .

NHẬN LẦM CHỖ TỐI TÂM ( v ô minh ) LÀ SÁNG SUỐT ( tánh biết ) tổ xưa nói : miếu hoan nguội lạnh cả ngàn năm.

KHÔNG NGHỈ THIỆN KHÔNG NGHỈ ÁC ( CHƯA CÓ TÁNH BIẾT HIÊN HỮU ) LÀ VÔ MINH . Xin hải nhớ cho .

KHÔNG NGHỈ THIỆN KHÔNG NGHỈ ÁC PHẢI CÓ TÁNH BIẾT HIỆN HỮU ,TÁNH BIẾT LÀ PHẬT TẠI TÂM . Đây mới là kinh nghiệm thật sự của người tu , nếu hiểu được sẽ tiết kiêm được thời giang ở trong miếu hoan nguội lạnh cả ngàn năm .

Kinh : không nghỉ thiện không nghỉ ác cái gì là bản lai diệu mục của thượng tọa minh .
BẢN LAI DIỆU MỤC CHỈ CHO TÁNH BIẾT là phật mà thượng tọa minh nhận ra phật của chính mình .

Không suy nghỉ thiện không suy nghỉ ác không phải là phật , bản lai diệu mục mới là phật mà thượng tọa minh nhận ra của chinh mình .

Tô xưa nói : chớ bảo không tâm là đạo , không tâm còn cách một lớp rào .
Tạm hiểu như sao : chớ bảo không nghỉ thiện ác là đạo , không nghỉ thiện ác còn cách một lớp rào . Tại sao vậy ?

Không nghỉ thiện ác , không có tánh biết hiện hữu chưa phải là đạo . Không nghỉ thiện ác , không có tánh biết hiện hữu là lớp rào vô minh tâm tối . Không nghỉ thiện ác phải có tánh biết hiện hữu là đạo .

3-Biết vô minh vọng tưởng là TÁNH BIẾT . Tánh biết ?
Hải ngồi xuống nhắm mắt lại trở vào nội tâm đi sâu vào nội tâm để nhận ra TÁNH BIẾT CỦA CHÍNH MÌNH . Từ vô minh vọng tưởng trở về tánh biết , sống với tánh biết là tu .


Vài lời chia sẽ, kính mong nhuận thức hoan hỷ bỏ qua nếu có sơ xuất của tricang . Xin cám ơn nhiều.


nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Kính chào trcang !
3-Biết vô minh vọng tưởng là TÁNH BIẾT . Tánh biết ?
Hải ngồi xuống nhắm mắt lại trở vào nội tâm đi sâu vào nội tâm để nhận ra TÁNH BIẾT CỦA CHÍNH MÌNH . Từ vô minh vọng tưởng trở về tánh biết , sống với tánh biết là tu .


Dạ ! nhuận thức không chịu ngồi xuống rồi nhắm mắt để trở vô nội tâm bây giờ đâu, hay ngủ quên lắm! Mở mắt đi tới đi lui nhưng sự chú ý thì đang trân trọng trước những điều tricang nói.
Và một lần nữa, xin tricang hoan hỹ bỏ qua cho lời vô ý thức của nhuận thức đã làm tricang không vui nhé.

Kính


tricang
Bài viết: 13
Ngày: 15/02/09 04:53
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi tricang »

Nhuận Thức kính mến !

Lý thuyết cao siêu thật đáng quý nhưng rất khó thực hành . Thật lòng mà nói thì không có người tu tập được thì nói gì đến thành công .

Cang tu pháp môn niệm phật , chỉ lo niệm phật không có thời giang học giáo lý hiểu biết còn nông cạn có gì thiếu sót hoặc thất kính xin cho cang sám hối . Xin cám ơn nhiều.


nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào tricang !
Cang tu pháp môn niệm phật , chỉ lo niệm phật không có thời giang học giáo lý hiểu biết còn nông cạn có gì thiếu sót hoặc thất kính xin cho cang sám hối . Xin cám ơn nhiều.

Thưa, Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni đã từng dạy:" Suốt 49 năm, ta chưa từng nói một lời ".
Đây là bằng chứng để người tu bất cứ trình độ nào từ thấp đến cao cũng không được đắm chấp vào hiểu biết mà tricang! Còn đối với người tu niệm Phật thì dù chưa hiểu hết giáo-lý nhưng tin chắc lời Đức Phật dạy không hư dối, thì có khác gì được gần bên Phật đâu ! nhuận thức thường nhủ lòng như vậy, xin kính gữi đến tricang.
"Sám-hối công-đức thù thắng hạnh".(trong kinh nhật-tụng dạy)
nhuận thức cũng xin cúi đầu sám hối những lầm lỗi.
Nam-Mô A-Di-Đà Phật.

Kính


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Nam Mô A Di Đà Phật.
kinhle
Tập tin đính kèm
10423738_1520355694858842_8590947524069708696_n.jpg
10423738_1520355694858842_8590947524069708696_n.jpg (84.79 KiB) Đã xem 1172 lần


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu TriCang.
tricang đã viết :
"Lý thuyết cao siêu thật đáng quý nhưng rất khó thực hành . Thật lòng mà nói thì không có người tu tập được thì nói gì đến thành công ."
Đó không phải là lý thuyết mà là pháp tu trực chỉ, do một số lớn người không có mắt tự học lấy từ kinh văn, tự suy tự diễn với cái tâm hẹp hòi ích kỹ không đủ lượng từ bi trí, bởi chấp thủ pháp hiểu theo trí ý thức của mình là vượt trội hơn số đông nhiều người khác, chấp thủ chữ nghĩa học rộng học cao, chức phận lớn, chấp thủ và hoà hợp vào sống đông người đồng ý thức, từ tiểu ngã thành đại ngã một cách có hệ thống thống nhất, sẵn sàng hy sinh vì đạo nếu gặp nhưng ai dùng kinh văn chân chánh giải thích, làm sáng tỏ sự hiểu sai lầm của những người này, thì họ quên mất hạnh nguyện ban đầu từ bi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo, đánh mất giới hạnh trong sanh và không cần đắn đo suy nghĩ, luôn miệng nguyền rũa và đe dọa người ấy sanh vào địa ngục, với cái tâm ấy làm sao giác ngộ Phật tánh ? tánh biết còn chưa hiểu nói chi nhiều về cảnh giới Phật ?
Cang tu pháp môn niệm phật , chỉ lo niệm phật không có thời giang học giáo lý hiểu biết còn nông cạn có gì thiếu sót hoặc thất kính xin cho cang sám hối
.
KD đồng ý câu này của TriCang, trí tuệ giải thoát đều đồng như nhau (bình đẳng), trí tuệ giảng dạy Pháp có sâu có rộng chẳng đồng (đồng mà chẳng đồng, chẳng đồng mà lại đồng như nhau), ví như người giỏi chữ và người dốt chữ vậy (người học nhiều và người ít học kinh văn vậy).

Ngài Huệ Năng dốt chữ làm sao đọc kinh văn đây ? chẳng lẽ những ai dốt chữ là người ngu hết hay sao ? Đức Phật dạy "người dốt có thể thành đạo, người cố chấp đạo chẳng thành", câu này có nghĩa là gì ? người dốt chẳng phải là người ngu, bởi họ sanh vào nhà nghèo nên chẳng đủ phương tiện đi học, chớ tâm của họ chẳng ngu chút nào, người được đầy đủ phương tiện học chữ nghĩa ( đây là phước báo), học cao học rộng nhưng lại tánh tình quá cố chấp bảo thủ (chấp thủ) trên sự học tư duy ý thức đời sống ( giỏi chữ nhưng dốt pháp)

Cứ chấp thủ vào câu " ưng vô sở đắc " mà chẳng hiểu chi vể "ưng vô sở trụ " , miệng nói Phật tại tâm mà cứ hướng tâm ra ngoài tìm Phật, hoặc cứ chấp thủ vào câu chữ kinh kệ bên ngoài, miệng cầu bồ tát độ mình, khi đủ duyên lành gặp bồ tát thì lại cười chê chế ngạo nói xấu không tiếc lời, bởi bồ tát đúng sự thật nghịch ý số đông, bởi bồ tát của mình đứng trước cổng chùa, dù mình có mắng bồ tát mà bồ tát vẫn trơ trơ bất động, đây là tâm bất động chăng ? ... hi hi... bởi họ còn cho rằng cục đá còn có tâm huống hồ là tượng bồ tát làm gì mà chẳng có Phật tánh ? ngày xưa có người đốt phá tượng Phật được họ tôn làm tổ, ngày nay đốt phá tượng Phật thì sẽ ra sao ?
nếu quả thật số đông dể "vô sở đắc " thì cần chi viết kinh văn (kinh nghiệm) để lại phải không ? và vũ trụ này đã hoại diệt đã từ lâu lắm rồi !
kinh Kim Cang dạy "nếu tìm Như Lai qua hình tướng hay âm thanh, người ấy hành tà đạo"

Kính đạo hữu Nhuận thức.
nhuận thức đã viết :
Đây là bằng chứng để người tu bất cứ trình độ nào từ thấp đến cao cũng không được đắm chấp vào hiểu biết mà tricang! Còn đối với người tu niệm Phật thì dù chưa hiểu hết giáo-lý nhưng tin chắc lời Đức Phật dạy không hư dối, thì có khác gì được gần bên Phật đâu !
Phật pháp mà có thấp với cao là pháp của ngoại đạo, đấy chẳng phải Phật pháp, Pháp từ cửa miệng Như Lai thốt ra là Phật pháp, các vị thánh đệ tử thừa hưởng pháp đem rải cho muôn người thấm nhuần, Pháp của Như Lai ví như mưa các cây cỏ lớn nhỏ đều thấm nhuần, vậy loại cây cỏ nào chẳng được thấm nhuần ?

KD quen dùng đốn pháp, các vị đạo hữu có buồn không ? nếu đọc "vô tình "học pháp thì thôi, nếu đọc " hữu tình" hiểu pháp thì tặng miễn phí câu "vậy loại cây cỏ nào chẳng được thấm nhuần ?" đóng cửa ở nhà tụng mỗi ngày...hi hi...
Chúc tất cả an lạc.
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG VÀO CỰC LẠC THẾ GIỚI .

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư vị đạo hữu.
KD đã viết: luôn miệng nguyền rũa và đe dọa người ấy sanh vào địa ngục, với cái tâm ấy làm sao giác ngộ Phật tánh ? tánh biết còn chưa hiểu nói chi nhiều về cảnh giới Phật ?
Một vị thánh nhân còn có tâm từ bi thương cho những người sai lầm chấp thủ sa đọa, hằng mong cho họ luôn được an lạc hạnh phúc,chẳng nở nghĩ đến hại ai, huống hồ chi một vị đã thành Phật ! họ đang nói xấu phật mà chẳng biết lỗi, lúc nghĩ nhưng vậy họ có biết đó là tâm gì không ? có phải bắt nguồn từ cái tâm bảo thủ cá nhân riêng tư ?, hay đang bảo vệ pháp mà mình ưa thích ? vô tình hay hữu tình ?

Có người hỏi thiền sư : Con chó có Phật tánh hay không ?
Thiền sư đáp : có.
lần sau người ấy lại hỏi : Con chó có Phật tánh hay không ?
Thiền sư đáp : không.
Người ấy lại hỏi : tại sao lúc trước nói có, bây giờ lại nói không.
Thiền sư đáp : lúc trước là lúc trước, còn bây giờ là bây giờ.
Hi hi...Thiền sư dạy người ấy điều gì vậy ?
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách