Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Chú Hỉ đã viết:
Bạn cho biết vì sao ai cũng muốn tu thành Phật hết, mà ít ai chịu tu thấp nhất là Nhân thừa rồi Thiên Thừa, Thanh văn thừa v.v.. Có thể cho mình biết ý kiến tại sao như vậy ?
Do căn tánh chúng sinh không đồng, nhân duyên gặp pháp không đồng nên mới có các Thừa.
Thừa là cỗ xe, người chọn cỗ xe chứ không phải cỗ xe chọn người.
Người tu nhân thừa thì cũng thường hay giận lẩy lắm phải không?
Đã làm người thì không thể không giận nhưng hãy biết kiềm chế.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:
Bạn cho biết vì sao ai cũng muốn tu thành Phật hết, mà ít ai chịu tu thấp nhất là Nhân thừa rồi Thiên Thừa, Thanh văn thừa v.v.. Có thể cho mình biết ý kiến tại sao như vậy ?
Do căn tánh chúng sinh không đồng, nhân duyên gặp pháp không đồng nên mới có các Thừa.
Thừa là cỗ xe, người chọn cỗ xe chứ không phải cỗ xe chọn người.
Người tu nhân thừa thì cũng thường hay giận lẩy lắm phải không?
Đã làm người thì không thể không giận nhưng hãy biết kiềm chế.
=D> =D> Chào Hoa Sen Cõi Tịnh .,.,
Có thể làm rõ câu comment tô đậm của bạn được chứ..?! Hề hề.

Còn thế nào là Kinh chọn người, vi...


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:
Do căn tánh chúng sinh không đồng, nhân duyên gặp pháp không đồng nên mới có các Thừa.
Thừa là cỗ xe, người chọn cỗ xe chứ không phải cỗ xe chọn người.
Câu trên ý nghĩa là "người cầu pháp chứ không có pháp cầu người".

Còn chú Hỉ nói: "Thế nào là Kinh chọn người", nghĩa là Phật quán trong ngày xem đệ tử nào có duyên độ được nên mới đến ban cho thời pháp để người đó nghe rồi thực hành theo lời Phật dạy hầu đạt giác ngộ và giải thoát. tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:
Do căn tánh chúng sinh không đồng, nhân duyên gặp pháp không đồng nên mới có các Thừa.
Thừa là cỗ xe, người chọn cỗ xe chứ không phải cỗ xe chọn người.
Câu trên ý nghĩa là "người cầu pháp chứ không có pháp cầu người".

Còn chú Hỉ nói: "Thế nào là Kinh chọn người", nghĩa là Phật quán trong ngày xem đệ tử nào có duyên độ được nên mới đến ban cho thời pháp để người đó nghe rồi thực hành theo lời Phật dạy hầu đạt giác ngộ và giải thoát. tangbong :D
Khà khà, cảm ơn Bác Battinh.

Đúng thì có đúng trên sách vở, với người chân chính, trung tính và tâm tịnh. (không phải là @TPTS đâu nhé. Đừng lầm chết.) Hề hề.

Nhưng dụng mánh của Hỉ con đây thì... Hi hì điều là ứng dụng chỉ thẳng. Ai giận ráng chịu.
Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên: đối với người chọn xe (thừa)
Người tham thì chọn hết thừa. Thành ra con mọt. Tới khi nhìn cái lưng nó còng, lỗ tai nó lãng, da nó nhăn nhún, cái chi chi cũng không tuân lệnh thì mới biết là mình tham thì thâm. Hi hi.

Người sân thường là người có trí tuệ, vì hay hơn người khác bằng tuổi mình nên họ học không hiểu, mình hiểu thì mình mới giận. Còn chọn thừa thì cũng chọn thứ giữ. Tổ sư thiền, tối thượng thừa. v.v. Chọn thì Tham án, tham thoại đầu... Thiền pháp môn như Làng Mai, Trúc Lâm vẫn còn nhẹ.

Người si thì khỏi nói rồi, ai nói gì thì nghe nấy, khi tu được vài ba năm rồi thì muốn làm thầy thiên hạ, hoặc là khai tên tuổi để chứng tỏ mình là người nhiều kinh nghiệm tuổi đời, tuổi ta. Chỉ cần khiều nhẹ (chê yếu hơn người khác một chút thôi) Hì hì X-( X-( X-( Nếu cho thêm một cái toa thuốc của Ngài Phật Ấn ''Đánh rấm - Hạ phong) thì nếu ở trước mặt thì cũng bị chảy máu u đầu.

Do đó, Hỉ đây mới liệu cơm mà gấp mấm. Kinh nào đọc hiểu thì đọc, kinh nào ứng dụng cho mình thì học... Nên mới có ý chỉ kinh chọn người, chớ người không thể chọn kinh.

Bác Nghĩ sao, Quí Phật tử nghĩ thế nào, Hoa sen cõi tịnh bây giờ còn tùy duyên thế nào. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Kinh là vô tri không thể chọn người.
Tất cả chúng sinh muốn thành Phật đều phải chuyển thân làm người.
'' Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn'' là nói cái Ngã của Người là cao quý nhất. Nói về Lý thì vốn không có Ngã, bởi thân ta do duyên hòa hợp mới có, khi tan rã rồi thì trở về tứ đại: đất, nước, gió lửa. Duy chỉ cái Ngã là tồn tại, khi mê chưa giác ngộ thật tướng thì nó là thần thức, các tôn giáo khác gọi là linh hồn. Khi giác ngộ thì không có thần thức, linh hồn nữa mà là Phật tánh là Pháp Thân thường hằng bất biến nơi sinh ra tất cả các pháp hay còn gọi là Chân Tâm.

'' Nhất Thiết duy tâm tạo'' là nói cái Chân Tâm này, cái mà ta sử dụng hằng ngày không phải là Chân Tâm mà là vọng tâm. Nơi chân tâm hiển bày tất cả cảnh giới không chướng ngại, không có khoảng cách không gian, thời gian.

Tôi nói tất cả quý vị đều là thân tôi, thân tôi là thân của quý vị hoặc tâm tôi là tâm quý vị, tâm quý vị là tâm tôi . Các vị có tin điều này không? Hãy thực hành và tự kiểm chứng.

Độ chúng sanh tức là độ mình, thương chúng sanh là thương mình và ngược lại giết chúng sanh tức là giết mình, ghét chúng sanh là ghét mình. Hãy dùng tâm bình đẳng đối xử với tất cả.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Kinh là vô tri không thể chọn người.
Tất cả chúng sinh muốn thành Phật đều phải chuyển thân làm người.
'' Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn'' là nói cái Ngã của Người là cao quý nhất. Nói về Lý thì vốn không có Ngã, bởi thân ta do duyên hòa hợp mới có, khi tan rã rồi thì trở về tứ đại: đất, nước, gió lửa. Duy chỉ cái Ngã là tồn tại, khi mê chưa giác ngộ thật tướng thì nó là thần thức, các tôn giáo khác gọi là linh hồn. Khi giác ngộ thì không có thần thức, linh hồn nữa mà là Phật tánh là Pháp Thân thường hằng bất biến nơi sinh ra tất cả các pháp hay còn gọi là Chân Tâm.

'' Nhất Thiết duy tâm tạo'' là nói cái Chân Tâm này, cái mà ta sử dụng hằng ngày không phải là Chân Tâm mà là vọng tâm. Nơi chân tâm hiển bày tất cả cảnh giới không chướng ngại, không có khoảng cách không gian, thời gian.
Khà khà, Sư phụ HSCT hay lắm. Đúng là nhận được phước huệ của Lục Tổ tangbong Hay hay.
Tôi nói tất cả quý vị đều là thân tôi, thân tôi là thân của quý vị hoặc tâm tôi là tâm quý vị, tâm quý vị là tâm tôi . Các vị có tin điều này không? Hãy thực hành và tự kiểm chứng.

Độ chúng sanh tức là độ mình, thương chúng sanh là thương mình và ngược lại giết chúng sanh tức là giết mình, ghét chúng sanh là ghét mình. Hãy dùng tâm bình đẳng đối xử với tất cả.
[/quote]

Điều này Hỉ tin và đúng Kinh Kim Cang giảng dạy ''Bao gồm: Ngã, nhân, chúng sanh, tho giả''
Thầy có thể nào gì Phật tử học kinh Đại Thừa mà phân tách thêm vì sao ''đô mình tức là độ người'' hay ''thân tôi tứ cũng là thân quí vi''. tangbong cafene

Hi hi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Chú Hỉ khiêm nhường quá!
Học theo Thường Bất Khinh Bồ Tát là rất tốt không khinh dễ ai vì họ tương lai sẽ là Phật.
Tôi không dám nhận làm Thầy, đạo hữu xưng với tôi là bạn hay đạo hữu là được.

- '' Độ người tức là độ mình'' độ 1 người thì có công đức, độ vô lượng người thì có vô lượng công đức.
Công đức chẳng phải tự có mà ta phải làm. Nhưng muốn độ người trước tiên phải độ mình trước ,mình có thành tựu sẽ hướng dẫn người khác đi đúng đường.

- '' Thân tôi cũng là thân quý vị'' đây là nói về Pháp Thân, Pháp Thân thì không đối đãi phân biệt. Ví như tất cả máy móc, phương tiện đi lại, trang thiết bị tuy khác nhau nhưng dòng điện chạy trong nó cũng là một. Dòng điện dụ cho Pháp Thân vậy.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Chú Hỉ khiêm nhường quá!
Học theo Thường Bất Khinh Bồ Tát là rất tốt không khinh dễ ai vì họ tương lai sẽ là Phật.
Tôi không dám nhận làm Thầy, đạo hữu xưng với tôi là bạn hay đạo hữu là được.

- '' Độ người tức là độ mình'' độ 1 người thì có công đức, độ vô lượng người thì có vô lượng công đức.
Công đức chẳng phải tự có mà ta phải làm. Nhưng muốn độ người trước tiên phải độ mình trước ,mình có thành tựu sẽ hướng dẫn người khác đi đúng đường.

- '' Thân tôi cũng là thân quý vị'' đây là nói về Pháp Thân, Pháp Thân thì không đối đãi phân biệt. Ví như tất cả máy móc, phương tiện đi lại, trang thiết bị tuy khác nhau nhưng dòng điện chạy trong nó cũng là một. Dòng điện dụ cho Pháp Thân vậy.
Hề hề, không gọi thầy thì gọi là đạo hữu cũng được, đạo hữu là bằng hữu, đồng đạo thì nhớ là phải tận tình chia sẻ. :) Đừng quên nhe. Còn Chú Hỉ thì muốn gọi sao cũng Ok, quan trọng vui vẽ là được rồi.


Bài hồi âm (comment) này thì chưa chuẩn lắm nếu đ/h HS CT có thí dụ (logic) cụ thể thì tốt hơn nhiều. Khi nào có bài nào tương tự thì chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. tangbong :)

Thân.


Hi hi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tin Sâu Nguyện Thiết Tán Loạn Niệm Phật Cũng Được Vãng Sanh

Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng trì danh niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Muốn chắc chắn vãng sanh cõi Cực Lạc, không gì bằng lấy lòng tin làm người dẫn đường phía trước, sự phát nguyện làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sanh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Sao gọi là Tin?
1. Tin nguyện lực của Phật A Di Đà.
2. Tin lời dạy của Phật Thích Ca.
3. Tin lời khen ngợi của chư Phật trong sáu phương.


Không tin những điều ấy, thật không thể cứu độ. Cho nên, trước phải tin sâu đừng sinh khởi nghi hoặc.

Sao gọi là Nguyện?

Lúc nào cũng chán nản nỗi khổ sinh tử nơi Ta Bà, ưa thích niềm vui giác ngộ nơi Tịnh Độ. Có làm việc gì, hoặc thiện hoặc ác, thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám hối nguyện cầu vãng sanh, hoàn toàn không có hai chí hướng. Đó là Nguyện.

Tín–Nguyện đã đầy đủ thì niệm A Di Đà Phật mới là chánh hạnh, sửa ác làm lành đều là trợ hạnh. Tùy công phu sâu cạn phân ra chín phẩm bốn cõi, chẳng lầm mảy may, chỉ cần chính mình kiểm xét, chẳng cần hỏi han kẻ khác.

Người tin sâu, nguyện thiết, niệm A Di Đà Phật, nhưng khi niệm Phật tâm còn nhiều tán loạn, chỉ được sanh về Hạ phẩm Hạ sanh. Tâm loạn dần ít, được sanh về Hạ phẩm Trung sanh. Không còn tán loạn, được sanh về Hạ phẩm Thượng sanh.

Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, chẳng khởi tham sân si, được sanh về ba phẩm Trung. Niệm đến Sự nhất tâm không loạn, tự nhiên trước đoạn kiến tư trần sa hoặc, cũng có thể hàng phục và đoạn trừ vô minh, được sinh về ba phẩm Thượng.

Thế nên, Tín–Nguyện–Trì danh niệm A Di Đà Phật có thể trải qua chín phẩm, xác thật không sai lầm. Hơn nữa, người Tín–Nguyện–Trì danh tiêu trừ hàng phục nghiệp chướng, còn lậu hoặc được vãng sanh thì ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đoạn sạch kiến tư hoặc mà vãng sanh thì ở cõi Phương Tiện Hữu Dư. Phá tan một phần vô minh mà vãng sanh thì ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Trì niệm đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì ở cõi Thường Tịch Quang.

Thế nên, Trì danh có thể làm thanh tịnh bốn cõi, cũng là điều xác thực không sai lầm.

Trích lời dạy của Đại Sư Ngẫu Ích từ “Linh Phong Tông Luận”
trong cuốn “Niệm Phật Chỉ Nam” do Thầy Thích Minh Thành biên dịch.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Từ không về có
Từ có về không
Chẳng có chẳng không
Dung thông vô ngại
Chú Hỉ chào người bạn thông minh, chữ ký cao siêu quá! Mình không hiểu gì hết chơn, nó có giống
bài giảng của Ngài Ngẫu Ích Đại Sư dưới đây ?
Tín–Nguyện–Trì danh niệm A Di Đà Phật có thể trải qua chín phẩm, xác thật không sai lầm. Hơn nữa, người Tín–Nguyện–Trì danh tiêu trừ hàng phục nghiệp chướng, còn lậu hoặc được vãng sanh thì ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đoạn sạch kiến tư hoặc mà vãng sanh thì ở cõi Phương Tiện Hữu Dư. Phá tan một phần vô minh mà vãng sanh thì ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Trì niệm đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì ở cõi Thường Tịch Quang.
Cõi Phàm Thánh Đồng Cư và cõi Phương Tiện Hữu Dư là cõi gì ?


Hi hi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

3 Phẩm sen Thượng - sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm
3 Phẩm sen Trung - sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư
3 Phẩm sen Hạ - sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư.
------
Đại Bồ Tát vãng sanh như ngài: Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền sẽ sinh vào cõi Thường Tịch Quang.
Nói về Lý thì không có sinh, vì các ngài đã Minh Tâm Kiến Tánh, nói về Sự thì phải vãng sinh để làm tấm gương cho hậu thế, cũng là thuận tiện để các ngài độ sanh dễ dàng hơn.
-----
Phương Tiện Hữu Dư

Cảnh Tịnh Độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Đây là cõi Tịnh Độ của hàng Nhị thừa. Các vị này, tuy đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc trong 3 cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), nhưng còn dư lại 2 hoặc, là vô minh hoặc và trần sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là "hữu dư". Đã là "hữu dư" tức là chưa phải hoàn toàn cứu cánh, nên gọi cõi Tịnh Độ này là "Phương Tiện Hữu Dư
-----------------
Phàm Thánh Đồng Cư

Là nơi chúng sanh Đới Nghiệp Vãng Sanh, là còn nghiệp và phải tiêu hết nghiệp học pháp mới chứng được quả vị. Do ở cùng với hóa thân Bồ Tát và được các ngài giáo hóa nên gọi là Phàm Thánh Đồng Cư.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách