Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tại sao niệm Phật là đệ nhất?
Vì có 48 lời nguyện của Phật A Di Đà bảo hộ. Tha lực của Phật quá rộng lớn tự lực thì quá nhỏ bé, nương nhờ tha lực của Phật thì vãng sanh là chắc chắn. Nhưng cũng phải theo trình tự Nhân Quả là reo nhân nào gặp quả nấy, reo nhân vãng sanh thì sẽ vãng sanh. Pháp này lấy niềm tin vào đạo. Tin càng sâu, nguyện càng thiết, hạnh càng tinh tấn dõng mãnh thì phẩm vị càng cao. Nhân quả rõ ràng.

Chỉ cần một đời là vãng sanh cùng với chư đại Bồ Tát nơi Tây Phương Cực Lạc là bạn bè thật bình đẳng. Chúng ta lúc đó không phải là người phàm nữa mà là Thánh là Bồ Tát, hưởng sự vui sướng vô cực, thọ mạng vô lượng, thân tướng trang nghiêm. Thần thông tự tại đắc lục thông, trí tuệ dõng mãnh, bạn còn được đi du lịch tham học mười phương cõi nước chư Phật. Thật không gì sánh bằng.

Tùy nguyện đều được như ý!


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Pháp này lấy niềm tin vào đạo. Tin càng sâu, nguyện càng thiết, hạnh càng tinh tấn dõng mãnh thì phẩm vị càng cao. Nhân quả rõ ràng.
Pháp Niệm Phật chẳng những lấy niềm tin làm chủ yếu, mà còn lấy trí tuệ làm cơ sở.
Tại sao nói như vậy ?
Ai tu Thiền đều biết rằng :
Pháp giới không hoa,
Nhân thân mộng huyễn.

Tại sao còn chấp Ta Bà là thật, Cực Lạc là giả?
Hết thảy chỉ từ Chơn Tâm hóa hiện ra. Đều là mộng huyễn, nhưng một nơi có Phật lực gia trì, dễ tu, chóng thành. Còn một nơi là chỗ trả nghiệp báo của chúng sanh, tự làm, tự chịu. Cho nên tự lực thoát ra thì vô cùng khó khăn, Dù có chư Phật hiện thân giáo hóa, cũng có rất rất ít người tự thoát ra được (đắc đạo). Sao còn u mê gì mà cứ bám lấy cái nơi ô uế, khó khăn như thế chứ ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: Tha lực của Phật quá rộng lớn tự lực thì quá nhỏ bé, nương nhờ tha lực của Phật thì vãng sanh là chắc chắn.
Tự lực quan trọng như tha lực, Tịnh Độ phối hợp hai thứ này lại, không thiên lệch về bên nào.

Chẳng có ai tu dùm cho ta vãng sanh, Phật năng lực vô biên nhưng mà kẻ không tu hành thì chẳng cách nào tiếp rước được.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHƯƠNG 6
PHÁP MÔN TU TRÌ

Cảnh giới vô vi vượt khỏi ngữ ngôn, sắc tâm hữu lậu phải nhờ tu chứng. Chân như gồm đủ mọi đức, vì lập phương tiện nên có nhiều môn. Trên từ lìa tướng bình đẳng, dưới đến xưng danh mười niệm. Nói chung, chẳng rời ba thừa(41), vãng sinh thầm hợp chín phẩm; hữu niệm rốt cuộc trở về vô niệm, có sinh tiến thẳng đến chỗ không sinh. Thật đáng gọi là:
  • Một câu A Di Đà
    Muôn cơ đều thích ứng.


    CHÚ THÍCH:
(41) Ba thừa:
  • a. Thanh Văn thừa;
    b. Duyên Giác thừa;
    c. Bồ Tát thừa.
Ba xe dụ cho ba pháp môn chuyên chở chúng sinh vượt qua sinh tử đến bờ Niết bàn. Ba thừa là y cứ vào căn cơ chúng sinh có độn căn, trung căn và lợi căn khác nhau nên đức Phật nói.
CHƯƠNG 7
PHÁP MÔN VÔ TRỤ LÌA TƯỚNG NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Tông chủ Từ Chiếu nói: "Lìa Tướng Niệm Phật Tam muội là người trí căn cơ bậc thượng". Tỏ ngộ lý thâm sâu này, thường vận dụng tâm bình đẳng như hư không, không có tướng ngã nhân, chúng sinh, thọ giả. Kinh Kim Cang nói: "Lìa tất cả tướng gọi là chư Phật".

Luận rằng: "Ngã là do chấp bên trong, nhân là do chấp bên ngoài, chúng sinh là do chấp vào sự hòa hợp của năm uẩn(42) thuở trước, thọ giả là chấp vào thời gian của mạng sống về sau. Đã không có tâm chấp trong ngoài, trước sau, thì tất cả các tướng thảy đều rỗng lặng". Thế nên, kinh Viên Giác nói: "Biết không có ngã nhân, thì ai chịu luân chuyển? Cũng không có thân tâm để nhận sự sinh tử". Đó gọi là Lìa Tướng Niệm Phật Tam muội.

Như thế, thì thấy bản tánh của tất cả chúng sinh đều đồng với Phật Di Đà. Đã không chấp hai bên hữu tướng, vô tướng, cũng không chấp vào cái thấy có, không đoạn diệt và thường hằng, mỗi niệm A Di Đà xuất thế, nơi nơi Cực Lạc hiện bày. Niệm như thế là "niệm mà không có gì để niệm là niệm chân như; sinh mà không có gì để sinh thì sinh thật tướng". Thế nên biết, không niệm tức là lìa niệm, thật tướng là vô tướng. Không tướng thì không trụ, vô trụ thì vào cảnh giới Phật. Đó chính là đạo giác ngộ rộng lớn chân chánh vô thượng.

Nếu đến chỗ đó thì không tu không chứng, không có sinh tử để thoát ra, không có Niết bàn để mong cầu. Tánh tướng đều rỗng không, Thánh phàm bằng nhau. Không có Phật đạo để thành, không có chúng sinh để độ, không có tánh linh của chính mình để được. Một niệm vô vi, mười phương dứt bặt; không một pháp sẵn có, không có một pháp mới thành. Đây và kia thâu nhiếp lẫn nhau, Sự Lý không ngăn ngại, mỗi hạt bụi đều đầy đủ, tất cả cõi nước hiện rành rõ. Pháp vốn như thế nghĩ bàn chẳng tới.

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Các đức Phật mười phương
    Cùng một đường Niết bàn.


    CHÚ THÍCH:
(42) Ngũ uẩn: năm nhóm tích trụ tất cả pháp hữu vi theo từng loại khác nhau. Một trong ba khoa (Uẩn, Xứ, Giới).
  • a. Sắc uẩn: nhóm gồm tất cả sắc pháp.
    b. Thọ uẩn: các cảm thọ do khổ, vui, không khổ không vui... sinh ra.
    c. Tưởng uẩn: các thứ tưởng do nhãn xúc sinh ra.
    d. Hành uẩn: chỉ cho tất cả pháp hữu vi, ngoại trừ sắc, thọ, tưởng, thức, cũng tức là tác dụng của ý chí và tâm.
    e. Thức uẩn: nhóm gồm các loại thức như thức mắt, thức tai v.v...
CHƯƠNG 8
PHÁP MÔN VÔ NIỆM QUÁN KHÔNG NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Lời tựa của Tổ sư Huệ Viễn nói về Quán không Niệm Phật Tam muội: "Tư tưởng chuyên nhất lặng lẽ, tâm chí không tán loạn, thần khí rỗng rang sáng suốt thì không có chỗ sâu kín nào mà chẳng thấu kịp. Người vào định này hồn nhiên quên hiểu biết, phiền lụy trần lao nhanh chóng tiêu tan, tình chấp ngưng trệ tiêu dung sáng tỏ. Chẳng phải là bậc Đại đạo trong thiên hạ, ai có thể dự vào đó được?".

Đại sư Trí Giả dùng môn Quán Không mà dẹp sạch tất cả pháp. Thế nên nói: "Một không thì tất cả không; không có giả, không có trung nào mà chẳng không".

Người vào pháp quán này là đạt đến Chân đế xác thật. Nay, muốn giúp người tu hành bỏ vọng về chân, nên gọi là từ pháp Quán Giả vào Quán Không. Bởi lẽ, pháp Quán Giả là lời thuyết minh giải thích để đi vào Quán Không. Trước phải quán xét tất cả pháp là giả dối, cho đến bốn đại(43), năm uẩn, sáu căn(44), sáu trần(45), sáu thức(46), cùng tận thế giới trong mười phương, núi sông, quả đất đều không có một vật. Biết rõ toàn là giả dối, mà thể hội chỗ chân thật, thế nên gọi là pháp quán về Nhị đế(47).

Người tu pháp này trước cần phải nhiếp tâm ngồi yên lặng, tận tâm quét sạch tất cả cảnh giới giả dối không thật ở thế gian, hoàn toàn không dính mắc, chỉ quán xét ở nơi không. Vì thế, kinh Bát Nhã nói: "Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không; không không cũng không thể được". Như thế, nhanh chóng vào biển không sáng suốt quý báu của Như Lai. Tánh giác chân không tức là Như Lai tạng. Tánh không tròn sáng, linh quang chiếu khắp vì là bản tánh của pháp giới. Như ngọc Ma ni tùy theo ý của người phát sinh ra những báu vật, như biển cả sông rộng thâu nhiếp chứa đựng tất cả. Trí tánh bình đẳng gọi là Tri kiến Phật.

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Các hành vô thường, tất cả không
    Là đại Viên giác của Như Lai.


    CHÚ THÍCH:
(43) Bốn đại (Caturmahādhātu): bốn yếu tố cơ bản hình thành nên thể chất (thân vật lý) của con người, bao gồm:
  • a. Chất khoáng (Pathavī - đất).
    b. Chất lỏng (Āpo - nước).
    c. Nhiệt độ (Tejo - sức nóng).
    d. Hơi khí (Vāyo - gió).
Gọi chung về thân tứ đại là đất, nước, gió, lửa.

(44) Sáu căn (six sense organs): sáu căn (quan) năng mà theo Phật giáo, con người thông qua để nhận thức thế giới:

  • a. Nhãn căn (mắt).
    b. Nhĩ căn (tai).
    c. Tỷ căn (mũi).
    d. Thiệt căn (lưỡi).
    e. Thân căn (thân).
    f. Ý căn (ý) ý thức.
(45) Sáu trần (six sense objects): sáu trần:
  • a. Sắc.
    b. Thanh.
    c. Hương.
    d. Vị.
    e. Xúc.
    f. Pháp.
(46) Sáu thức (six sense of consciousness): sáu thức:
  • a. Nhãn thức.
    b. Nhĩ thức.
    c. Tỷ thức.
    d. Thiệt thức.
    e. Thân thức.
    f. Ý thức.
(47) Nhị đế: Tục đế (sự thật ước lệ) và Chân đế (sự thật rốt ráo).
CHƯƠNG 9
PHÁP MÔN CHUYÊN TƯỞNG NHẬT QUÁN NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: "Đức Phật bảo bà Vi Đề Hy:

- Bà và chúng sinh nên chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng về Tây Phương. Nói về sự quán tưởng, tất cả chúng sinh nếu chẳng phải là người mù thì ai cũng có mắt nên đều thấy cảnh mặt trời lặn. Hãy khởi tưởng niệm, ngồi ngay thẳng hướng về phương Tây, nhìn kỹ mặt trời, khiến tâm trụ vững, chuyên tưởng không đổi dời. Lúc mặt trời sắp lặn, hình dáng giống như cái trống treo lơ lửng. Đã thấy mặt trời rồi thì khi mở mắt, nhắm mắt đều khiến cho thấy rõ ràng. Đó là pháp quán tưởng về mặt trời, gọi pháp quán ban đầu
".

Hành giả vào pháp quán này, nên ở chỗ yên tĩnh, đoạn dứt mọi duyên bên ngoài, ngồi ngay thẳng thu nhiếp tâm, quán kỹ mặt trời hiện đang ở trước mắt, chú tâm vào một cảnh, lắng lặng tịch tĩnh như đối trước gương sáng tự thấy mặt mình. Nếu tâm rong chạy tán loạn thì chế ngự khiến nó trở về, tâm dừng trụ an định liền được Tam muội.

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Kim ô đáy biển, vầng nhật trên trời,
    Con ngươi trong mắt người trước mặt.

CHƯƠNG 10
PHÁP MÔN CỨU CÁNH THAM THIỀN NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Tổ sư Huệ Viễn viết lời tựa về Thiền Kinh, nói rằng: "Thiền nếu chẳng có trí thì không thể tận cùng chỗ lặng lẽ. Trí nếu chẳng có thiền thì không thể soi chiếu sâu xa. Thiền và trí là nói về soi sáng và lặng lẽ. Hai bên hỗ trợ lẫn nhau, soi sáng không lìa lặng lẽ, lặng lẽ không lìa soi sáng. Cảm ứng thì đều cùng một lối như nhau".

Ngài Từ Chiếu nói:

"- Lặng lẽ mà thường soi sáng, soi sáng mà thường lặng lẽ. Thường lặng lẽ, thường soi sáng gọi là Thường Tịch Quang. Người niệm Phật muốn tham thiền thấy tánh, chỉ cần y vào pháp này. Phải ở nơi tịnh thất ngồi ngay thẳng, dẹp trừ các duyên phiền lụy, cắt đứt tình trần, mở mắt vừa phải, ngoài không vướng cảnh, trong không trụ định, soi sáng lại chính mình, trong ngoài đều lặng lẽ. Sau đó, âm thầm cất tiếng niệm Nam mô A Di Đà Phật năm ba tiếng, rồi soi sáng lại tự mình nghiền ngẫm: "Thấy tánh thì thành Phật, rốt cuộc cái gì là bản tánh Di Đà của ta?". Lại soi chiếu xem: "Nay, cái phát lên một niệm này là từ đâu khởi? Phải xem xét cho thấu triệt một niệm này. Lại xem xét cho thấu triệt cái xem xét ấy là ai? Tham cứu giây lâu, lại cất niệm Nam mô A Di Đà Phật. Cứ xem xét như thế, tham cứu như thế, cấp thiết thực hành công phu, chớ để gián đoạn. Tỉnh sáng không mờ, như gà ấp trứng, không câu nệ hình thức, trong bốn oai nghi đều thực hành xem xét. Niệm như thế, nghiền ngẫm như thế, tham cứu như thế, một hôm bỗng ở nơi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc nghe tiếng, thấy sắc được khai thông tỏ ngộ, tận mắt thấy bản tánh Di Đà. Thân tâm trong ngoài nhất thời thấu suốt, trọn cả càn khôn quả đất là một cõi Tây Phương, vạn tượng sum la đều là chính mình, lặng lẽ mà không bỏ xót sự soi sáng, tuy hành động mà chẳng rời chỗ lặng lẽ. Sau đó, vận dụng lòng từ bi tiếp dẫn những người chưa ngộ. Bi trí viên dung, bước vào hạnh không ra công dụng sức, được sinh lên Thượng phẩm, gọi là cõi Thật Báo Trang Nghiêm, được Nhất thiết chủng trí".

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Muôn thuở đầm xanh trăng giữa trời,
    Ba lần mò bắt mới rõ hay.
CHƯƠNG 11
PHÁP MÔN ĐIỀU HÒA HƠI THỞ NHIẾP TÂM NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Phẩm Hiền Hộ trong kinh Đại Tập nói: "Người cầu đạo giác ngộ tột cùng nên tu Niệm Phật Thiền Tam muội".

Kệ rằng:

  • Nếu người chuyên niệm Phật Di Đà
    Gọi là Thiền sâu mầu cao tột
    Lúc chí tâm quán tưởng thấy Phật
    Chính là pháp chẳng sinh chẳng diệt.
Kinh Tọa Thiền Tam Muội nói: "Bồ tát tọa thiền, không nghĩ nhớ chi cả, chỉ niệm một đức Phật liền được Tam muội. Người mới tu tập, chưa tránh khỏi hai bệnh hôn trầm và tán loạn, cần phải nhờ sự đối trị".

Nhân Thiên Bảo Giám nói: "Phàm tu thiền định nên vào tĩnh thất, ngồi ngay thẳng, đếm hơi thở ra vào, từ một tới mười, từ mười tới trăm, từ trăm tới ngàn muôn. Thân lặng yên, tâm này tịch tĩnh, đồng như hư không, chẳng nhọc ngăn chặn. Như thế, lâu dần hơi thở tự trụ, không ra không vào, thời biết hơi thở này từ trong lỗ chân lông, tám vạn bốn ngàn hơi nóng bốc lên, các căn bệnh từ xa xưa đến nay tự nhiên được khỏi, mọi sự chướng ngại tự nhiên tiêu diệt, tự nhiên tỏ ngộ. Ví như người mù bỗng nhiên sáng mắt, khi ấy thấy suốt, không cần tìm người chỉ đường nữa".

Nay, người tu pháp Niệm Phật Nhiếp Tâm này, muốn được nhanh chóng thành tựu Tam muội, thì việc đếm hơi thở rất là thiết yếu để đối trị hôn trầm và tán loạn.

Phàm lúc muốn ngồi, trước nên tưởng thân mình ở trong ánh sáng tròn đầy, thầm quán nơi chót mũi, tưởng hơi thở ra vào. Mỗi một hơi thở niệm thầm một câu A Di Đà Phật. Dùng phương tiện điều hòa hơi thở, không hưỡn không gấp, tâm và hơi thở nương nhau, theo sự ra vào của hơi thở. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thực hành đừng để gián đoạn. Thường tự âm thầm hành trì cho đến vào sâu Thiền định. Hơi thở và câu niệm Phật cả hai đều quên thì thân tâm này đồng như hư không, lâu dần thuần thục, mắt tâm tỏ sáng, Tam muội bỗng nhiên hiện tiền, tức là Tịnh độ duy tâm.

CHƯƠNG 12
PHÁP MÔN CHUYÊN NIỆM NHẤT TƯỚNG NIỆM PHẬT

Kinh Đại Bát Nhã nói: "Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, Bồ tát tu hành pháp gì để mau chóng chứng đắc đạo giác ngộ tột cùng?

Đức Phật đáp:

- Bồ tát hay tu hành chân chánh về Nhất Tướng Trang Nghiêm Tam muội thì mau chứng đắc giác ngộ.

Người tu hạnh này nên rời chỗ huyên náo, không nghĩ mọi hình tướng, chuyên tâm buộc niệm nơi một đức Như Lai. Nhớ kỹ danh hiệu, khéo tưởng dung nghi, đó tức là quán tưởng khắp tất cả chư Phật trong ba đời. Như thế, liền được tất cả trí tuệ của chư Phật
".

Thập Nghi Luận của ngài Thiên Thai nói: "Tất cả chư Phật thảy đều bình đẳng, chỉ vì chúng sinh căn cơ chậm lụt, tư tưởng vẩn đục tán loạn nhiều, nếu không chuyên tâm buộc niệm nơi một đức Phật thì tâm phân tán, khó thành tựu Tam muội. Thế nên, chỉ dạy họ chuyên niệm Phật A Di Đà, đó tức là Nhất Tướng Tam muội".

Luận Bảo Vương nói: "Người tu trì Nhất Tướng Niệm Phật Tam muội, khi đi, đứng, ngồi, nằm nên buộc niệm không quên. Dù cho ngủ nghỉ cũng buộc niệm, đến khi thức dậy thì tiếp tục thực hành, không để việc khác làm gián đoạn, không cho tham, sân làm ngăn cách, có lỗi lầm gì thì liền sám hối. Không có niệm gì gián cách, không có niệm nào khác, không cách ngày, không cách thời. Niệm niệm thường không rời Phật, niệm niệm thanh tịnh tròn sáng, đó là thành tựu Nhất Tướng Tam muội".

Như thế, thật đáng gọi là: "Nếu rõ một, muôn việc đều xong".

CHƯƠNG 13
PHÁP MÔN HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC SÁU THỜI NIỆM PHẬT

Tổ sư Huệ Viễn lập ra Liên Xã ở Đông Lâm để tăng tục cùng tu, bậc đại trí hiền đức có thể thâm nhập thiền quán, được Niệm Phật Tam muội. Hàng trung lưu sáu thời tu lễ Tịnh độ, hồi hướng nguyện sinh về Tây Phương. Đời Đường có lời thơ rằng:

  • Viễn Công riêng khắc Liên Hoa lậu
    Còn ở non sâu lễ sáu thời.
Phàm người tu pháp này, trước ở nơi tịnh thất an trí tượng Phật, dùng hương hoa, đèn nến tùy phần cúng dường, gội rửa trần cấu, mặc áo sạch sẽ. Mỗi ngày, sáng trưa, chiều tối, đầu hôm, khuya, rạng sáng, tự mình đối trước Tam Bảo, thân thể trang nghiêm chắp tay lễ bái Tây Phương. Mỗi khi mắt thấy dáng vẻ từ bi thì xưng niệm Thánh hiệu Nam mô A di đà Phật một ngàn lần, lễ Phật 48 lạy, đọc văn phát nguyện hồi hướng Tây Phương. Mỗi ngày: sáng ba thời, tối ba thời, trong sáu thời hành đạo tinh chuyên không mỏi mệt, quyết chí tu trì, hạnh nguyện vững chắc, cho đến khi Tịnh nghiệp được thành tựu trọn vẹn, ngày sau ắt được Trung phẩm Trung sinh.
CHƯƠNG 14
VĂN PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG TÂY PHƯƠNG CỦA ĐẠI SƯ LIÊN TRÌ
(Phần bổ sung)
  • Cúi lạy Tây Phương cõi An Lạc
    Tiếp dẫn chúng sinh Đại Đạo sư
    Nay con phát nguyện, nguyện vãng sinh
    Nhờ đức từ bi thương nhiếp thọ!
Nay con khắp vì, bốn ơn ba cõi, pháp giới chúng sinh, cầu đạo Bồ đề, Nhất thừa của Phật; chuyên tâm trì niệm, Hồng danh muôn đức, Phật A Di Đà, nguyện sinh Tịnh độ. Lại bởi chúng con, nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ nặng, nhiễm tâm dễ động, tịnh đức khó thành, nay đối Từ Tôn, kính gieo năm vóc, bày tỏ một lòng, chí thành sám hối. Con và chúng sinh, nhiều kiếp đến nay, mê bản tịnh tâm, buông tham sân si, nhiễm dơ ba nghiệp, vô lượng vô biên, tội cấu đã gây, vô lượng vô biên, nghiệp oan đã kết, nguyện đều tiêu diệt.

Nguyện từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìa pháp ác, thề không còn tạo, siêng tu đạo Thánh, thề chẳng biếng lui, thề thành Chánh Giác, thề độ chúng sinh. Xin đức Từ Tôn, dùng nguyện từ bi, chứng biết lòng con, thương xót đến con, gia bị cho con. Nguyện khi thiền quán, hoặc lúc mộng mơ, được thấy thân vàng, A Di Đà Phật, được chơi cõi Tịnh, của đấng Đạo sư, được nhờ Từ Tôn, cam lộ rưới đầu, quang minh chiếu thể, tay xoa đảnh con, áo đắp thân con, khiến cho chúng con, chướng cũ tự trừ, căn lành thêm lớn, mau tiêu phiền não, chóng phá vô minh, viên giác tâm mầu, sáng bừng mở rộng. Tịch Quang cảnh thật, thường được hiện tiền. Đến lúc lâm chung, biết ngày giờ trước, thân không tất cả, bệnh khổ ách nạn, tâm dứt tất cả, tham luyến mê hoặc, các căn vui đẹp, chánh niệm phân minh, xả báo an lành, như vào thiền định. Phật A Di Đà, Quán Âm, Thế Chí, cùng chư Hiền Thánh, ánh lành tiếp dẫn, tay báu dắt dìu, lầu các tràng phan, nhạc trời hương lạ. Tây Phương cảnh Phật, bày hiện rõ ràng, khiến cho chúng sinh, kẻ thấy người nghe, mừng vui khen cảm, phát Bồ đề tâm. Bấy giờ thân con, ngồi đài kim cang, bay theo sau Phật, khoảng khảy ngón tay, sinh vào sen báu, nơi ao thất bảo, ở cõi Tây Phương. Rồi khi hoa nở, thấy Phật Bồ tát, nghe tiếng pháp mầu, chứng Vô sinh nhẫn, giây phút lại đi, thừa sự chư Phật, nhờ ân thọ ký. Được thọ ký xong, ba thân(48), bốn trí(49), năm nhãn sáu thông(50), vô lượng trăm ngàn, môn Đà la ni, tất cả công đức, thảy đều thành tựu. Từ đó về sau, không rời An Dưỡng, trở lại Ta bà, phân thân vô số, khắp cả mười phương, dùng sức thần thông, tự tại khó nghĩ, và các phương tiện, độ thoát chúng sinh, đều khiến lìa nhiễm, chứng được tịnh tâm, đồng sinh Tây Phương, lên ngôi Bất thối.

Nguyện lớn như vậy, thế giới không tận, chúng sinh không tận, nghiệp và phiền não, thảy đều không tận, đại nguyện của con, cũng không cùng tận. Nay con lễ Phật, phát nguyện tu trì, xin đem công đức, hồi thí hữu tình, bốn ân(51) khắp báo, ba cõi đều nhờ, pháp giới chúng sinh, đồng thành chủng trí.

  • CHÚ THÍCH:
(48) Ba thân: chỉ cho Pháp thân, Báo thân và Ứng thân của chư Phật.

Thân nghĩa là tụ tập, tụ tập các pháp mà thành thân, vì thế sự tụ tập về lý pháp gọi là Pháp thân, sự tụ tập về trí pháp gọi là Báo thân, sự tụ tập của các pháp công đức gọi là Ứng thân. Hoặc gọi là Pháp thân Phật, Báo thân Phật, Ứng thân Phật; Pháp Phật, Báo Phật, Ứng Phật; Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân; Pháp thân Phật, Báo Phật, Hóa Phật; Pháp Phật, Báo Phật, Ứng hóa Phật; Chân thân, Ứng thân, Báo thân; Tự tánh thân, Mãn tư dụng thân, Hóa thân; Tự tánh thân, Ứng thân, Hóa thân; Pháp thân, Ứng thân, Hóa thân; Pháp tánh thân, Thọ dụng thân, Biến hóa thân; Tự tánh thân, Thọ dụng thân, Biến hóa thân; Tự tánh thân, Thực thân, Biến hóa thân; Pháp thân Phật, Thọ dụng thân Phật, Hóa thân Phật; Chánh pháp Phật, Tu thành Phật, Ứng hóa Phật; Phật sở kiến thân, Bồ tát sở kiến thân, Nhị thừa phàm phu sở kiến thân.

(49) Tứ trí: gọi đủ: Tứ trí tâm phẩm.

Tứ trí của quả Phật, do tông Duy thức thành lập, tức chuyển biến các thức thứ 8, thứ 7, thứ 6 và 5 thức trước hữu lậu thành 4 thứ trí vô lậu là Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí và Thành Sở Tác Trí.

(50) Sáu thông: sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật, Bồ tát do nương sức định huệ mà thị hiện. Đó là: Thần túc thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thiên nhãn thông và Lậu tận trí chứng thông.

(51) Tứ ân: bốn công ơn. Phật dạy các hàng đệ tử cần phải có bổn phận báo đáp bốn công ơn đó. Đó là ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn tổ quốc và ơn chúng sinh.

CHƯƠNG 15
PHÁP MÔN BUỘC NIỆM SÁM HỐI NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Nếu khi tôi thành Phật, chư thiên, nhân dân trong vô lượng thế giới ở khắp mười phương, nghe danh hiệu tôi rồi dâng hương, rải hoa, đốt đèn, treo phan, cúng dường thức ăn cho Sa môn, xây dựng chùa tháp, trai giới thanh tịnh, làm các việc lành, một lòng nghĩ nhớ về tôi, tuy chỉ ở trong khoảng thời gian suốt một ngày đêm cũng được sinh về cõi nước của tôi. Nếu không được như nguyện này, tôi quyết không thành Phật".

Kinh này còn nói: "Nếu khi tôi thành Phật, chư thiên, nhân dân, cho đến loài bò, bay, máy, cựa trong vô lượng thế giới ở khắp mười phương, đời trước có làm ác, nhưng khi nghe danh hiệu tôi liền sám hối làm lành, vâng giữ giới luật, thực hành theo kinh giáo, nguyện sinh về cõi nước tôi. Khi lâm chung đều không trải qua ba đường ác, thẳng tắt vãng sinh, tất cả sự mong muốn đều được như ý. Nếu không được như nguyện này, tôi quyết không thành Phật".

Người tu trì trước nên trang nghiêm thanh tịnh đàn tràng, dâng hương đốt đèn, đặt bày cúng dường, thỉnh một Tỷ kheo và các bậc Thượng thiện nhân làm tôn chứng. Rồi bạch với Phật, bày tỏ tâm ý, dứt tuyệt lo nghĩ, chớ dự tính việc nhà, đừng gần gũi vợ con, trai giới tu trì, buộc tâm niệm vào danh hiệu của Phật A Di Đà một ngày một đêm. Mỗi lần niệm là một ngàn câu, tụng một quyển kinh Di Đà. Như thế ba lần, chí tâm sám hối hồi hướng rằng: "Con hôm nay tự nghĩ: từ vô thỉ kiếp, cho đến ngày nay, đã gây nghiệp ác. Nguyện do công đức, niệm Phật ngày nay, được vào biển thệ, của đức Như Lai, nhờ sức Từ Tôn, tiêu trừ các tội, dứt sạch oan khiên. Đem các việc lành, từ nơi ba nghiệp, trang nghiêm Tịnh nguyện, phước trí hiện tiền. Con nguyện lâm chung, biết trước ngày giờ, thân không bệnh khổ, tâm không điên đảo, như vào thiền định. Trong khoảng sát na, con được đức Phật, tiếp dẫn vãng sinh, về cõi Cực Lạc, sinh trong ao báu, trên đài hoa sen. Được Phật thọ ký, được nghe kinh pháp, chóng khai Phật tuệ, rộng độ chúng sinh, mãn Bồ đề nguyện".

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Nước chảy bên đá, trôi ra lạnh,
    Gió từ trong hoa, thổi đến thơm.
CHƯƠNG 16
PHÁP MÔN TÍN, NGUYỆN SỚM TỐI NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Bồ tát tại gia thờ Phật giữ giới, vì mỗi ngày còn lo lắng việc nhà, chưa thể nhất tâm tu hành, thì cần phải dậy sớm thắp hương đảnh lễ Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi ngày, lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế, lấy đó làm thời khóa thường ngày. Nếu như bỏ mất thời khóa, thì ngày kế tiếp tự đối trước Phật sám hối.

Pháp môn này không làm trở ngại mọi nghề nghiệp. Kẻ sĩ chẳng trở ngại việc tu tập học hành, nông dân chẳng trở ngại việc cày cấy, người thợ chẳng trở ngại việc làm, doanh nhân không trở ngại buôn bán. Ngoài việc lễ niệm sớm tối, lại có thể trong 24 giờ tranh thủ công phu trì niệm danh hiệu Phật trăm ngàn câu, lấy tâm chí thành làm công, mong cầu sinh về Tịnh độ. Hồi hướng rằng:

Đệ tử là..... nay lễ bái và niệm Phật được công đức, nguyện đến lúc mạng chung vãng sinh Tịnh độ. Trong ao hoa sen, tận mắt thấy Phật A Di Đà, bên hàng cây báu, gặp được bạn lành. Nguyện cho cha mẹ, sư trưởng và chúng sinh khắp pháp giới cùng mãn nguyện này.

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Chứa cát bụi gom thành núi cả,
    Giọt nước nhỏ dần thành sông lớn.
CHƯƠNG 17
PHÁP MÔN MƯỜI NIỆM GIẢN ĐƠN NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Sám chủ Từ Vân Thức nói: "Người ở trong thế tục, công việc bận rộn lăng xăng, mỗi ngày vào lúc sáng sớm, mặc y phục tề chỉnh rồi hướng về phương Tây chắp tay niệm Nam mô A Di Đà Phật, dùng hết một hơi làm một niệm. Như thế, mười niệm chỉ theo hơi dài hoặc ngắn, khi hơi tận cùng là tròn một niệm. Tiếng niệm Phật không cao cũng không thấp, chỉ ở mức trung bình. Mười niệm như thế, liên tục không gián đoạn, chú ý đừng để tâm phân tán, lấy việc tinh chuyên làm công phu. Ở đây tức là nhờ vào hơi thở để buộc tâm. Hồi hướng rằng: nay con..... nhất tâm quy mạng, Phật A Di Đà, ở cõi Tây Phương. Nguyện dùng ánh tịnh, soi chiếu thân con. Nay con xưng niệm, danh hiệu Như Lai, trong khoảng mười niệm, cầu sinh Tịnh độ. Đức Phật thuở xưa, vốn có thệ nguyện, nếu có chúng sinh, muốn về nước tôi, xưng danh hiệu tôi, cho đến mười niệm, nếu không vãng sinh, thệ không thành Phật. Nay con nguyện đem, công đức mười niệm, nguyện lúc mạng chung, tâm không điên đảo, trong khoảng một niệm, liền sinh Cực Lạc, nghe pháp vi diệu, mau chứng được Bồ đề".

Như thế, thật đáng gọi là:

  • Lòng tin nếu không thối.
    Quyết định lễ Kim Tiên.
(Trích: "Liên Tông Bảo Giám, Đại sư Ưu Đàm, Thích Minh Thành dịch, trang 113-137)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Một lòng giữ niệm Di Đà
Hồng danh sáu chữ thật là rất cao
Năng trừ tám vạn trần lao
Người đời nên sớm hồi đầu mới hay,
Tâm ai xin chớ mê say,
Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an
Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan
Muôn tai ngàn hoạ khỏi mang vào mình
Niệm Phật mở trí cao minh
Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào lòng
Niệm Phật cứu được Tổ tông,
Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê
Niệm Phật thân tộc đuề huề
Một nhà sum họp chẳng hề ghét nhau
Niệm Phật khỏi khổ khỏi đau
Bao nhiêu bệnh tật mau mau hết liền
Niệm Phật có phước có duyên,
Tấn tài tấn lợi bình yên cửa nhà.
Niệm Phật trừ được tà ma,
Yêu tinh quỷ quái lánh xa ngàn trùng.
Niệm Phật năng khử độc trùng
Các loài ác thú hoá hung làm hiền,
Niệm Phật hết khùng hết điên
Có gương trí tuệ có đàng quang minh
Niệm Phật khỏi sự bất bình
Sự người chẳng nhớ sự tình chẳng ưa.
Niệm Phật cứu số long đong
No cơm áo ấm thung dung mãn đời.
Niệm Phật cảm động khắp nơi
Ai Ai cũng mến người người đều thương.
Niệm Phật sinh dạ hiền lương
Từ bi thì có bạo cường thì không
Niệm Phật trời cũng thương lòng
Thường thường ủng hộ cả trong đêm ngày
Niệm Phật trời cũng kính vì
Thường hay trợ niệm trong khi đứng ngồi
Niệm Phật lòng chẳng bồi hồi
Như cây không gió nhánh chồi chẳng rung
Niệm Phật khỏi sự hãi hùng
Gian tà đạo tặc chắc không tới nhà
Niệm Phật giấc ngủ an hoà
Chiêm bao không có niệm tà đều không
Niệm Phật oan trái trả xong
Nợ trần kiếp trước hết mong hỏi đòi
Niệm Phật trăm việc xong xuôi
Dầu sinh dầu tử cũng vui tấm lòng
Niệm Phật hết sự đèo bồng
Chẳng ham tài lợi chẳng màng công danh
Niệm Phật uế nhiễm chẳng sinh
Cái gương tâm tánh như vành trăng thu
Niệm Phật lòng có sở cầu
Muốn tu thời được dễ đâu sai lầm
Niệm Phật hườn được chơn tâm
Bao nhiêu nghiệp cảm tiêu trầm biển khơi
Niệm Phật chắc sống trọn đời
Khỏi vòng lửa nước khỏi nơi hung tàn
Niệm Phật thân thể bình an
Khỏi vương các nạn chết oan trên đời
Niệm Phật bổ đức các nơi
Phá tan địa ngục rả rời ma quân.
Niệm Phật Phật phóng hào quang,
Các công hoá Phật ngồi ngang trên đầu
Niệm Phật Phật chẳng bỏ đâu,
Niệm đâu, Phật đó phải cầu chi xa
Niệm Phật chắc Phật rước ta
Tây phương đã sẵn một toà bông sen
Niệm Phật phải niệm cho chuyên
Thì bông sen ấy liền liền tốt tươi
Niệm Phật niệm niệm không rời
Tinh thần đã sớm dạo chơi Liên Trì
Niệm Phật lơ láo ích chi
Sen kia khô héo khó mà tốt tươi
Niệm Phật cần phải kinh thành
Giữ cho thanh tịnh trong mình lục căn
Niệm Phật như nước với trăng
Nước trong trăng tỏ nước nhăn trăng lờ
Niệm Phật có lắm huyền cơ
Miễn đừng xem dạ nghi ngờ là xong
Niệm Phật giữ một tấm lòng
Di Đà oai đức mênh mông biển trời
Đức Phật biến hoá khắp nơi
Thương người cứu vớt những người trầm luân
Chí tâm niệm Phật chuyên cần
Lâm chung hậu nhật có ngày vãng sinh

------------

Cúi đầu lễ Phật Di Đà
Một lòng cầu nguyện thiết tha chân thành
Nhất tâm bất loạn rành rành
Tây Phương Cực Lạc vãng sanh tức thì
Sen vàng chín phẩm huyền vi
Lạc Bang là nẻo con đi trở về
Dứt trừ một niệm giác mê
Giác mê không niệm là về Phương Tây
Di Đà lục tự là đây
Duy tâm tịnh độ hiển bày đích đang
Cho con thấy thật rõ ràng
Chư Phật, thánh chúng hai hàng hiện ra
Quán Âm, Thế Chí bên ta
Chúng sinh siêu độ hằng sa không lường
Con từ vô thuỷ lên đường
Vào sinh ra tử muôn phương nghiệp dày
Con từ vô thuỷ đến nay
Tử sinh lục đạo đoạ đày trần lao
Cừu thù oán đối ra vào
Lợi danh danh lợi tội cao lỗi nhiều
Hết sinh lại tử tiêu điều
Mượn thân giả hợp bao nhiêu lần rồi
Xa mờ đạo lý nhiệm mầu
Xa mờ tánh giác mà sâu phiêu trầm
Si mê phiền não tham sân
Bát phong xuy động xoay quần mông lung
Nghiệp duyên gây tạo điệp trùng
Cho nên vô thuỷ vô chung là vầy
Tấm thân ngũ uẩn đắp xây
Một khi còn mất ngất ngây đau buồn
Lợi danh tranh đoạt luôn luôn
Một khi thành bại điên cuồng nhiễu nhương
Nghĩa tình vay trả vấn vương
Một khi rã hợp tang thương vô ngần
Cuộc đời là biển trầm luân
Ba đào chìm nổi phong trần thế ni!
Tâm thành niệm Phật từ bi
Con nguyền tỏ ngộ đường đi đạo vàng
Tâm như là bóng Từ Quang
Con nguyền hiển lộ huy hoàng tâm linh
Giác mê là niệm hữu tình
Bồ đề vô niệm quang minh tuyệt vời
Tử sinh thị hiện độ đời
Vào sinh ra tử độ người trầm luân
Chí cao đạo cả thấm nhuần
Tự ta tự độ Phật ân đáp đền
Lạc bang huyền diệu thênh thênh
Ta Bà kham nhẫn tạo nên sen vàng


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Con nguyện lâm chung không chướng ngại.
A-Di-Đà đến rước từ xa.
Quán-Âm cam lồ rưới nơi đầu.
Thế-Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược.
Khoảng tay co duỗi đến Liên Trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn.
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền ngộ Vô Sanh Nhẫn.
Không rời An Dưỡng lại Ta-bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh.
Hay lấy trần lao làm Phật sự.
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SÁM PHÁT NGUYỆN
(Trích Tam Bảo Tôn Kinh, phần Sám văn, trang 23-24)
  • Một lòng mỏi mệt không nài
    Cầu về Cực Lạc ngồi đài Liên hoa
    Cha lành vốn thiệt Di Đà
    Soi hào quang tịnh chói lòa thân con
    Thẩm sâu ơn Phật hằng còn
    Con nay chánh niệm lòng son một bề
    Nguyện làm nên đạo Bồ đề
    Chuyên lòng niệm Phật cầu về Tây phương
    Phật xưa lời thệ tỏ tường
    Bốn mươi tám nguyện dẫn đường chúng sanh
    Nguyện rằng: ai phát lòng thành
    Nước ta báu vật để dành các người
    Thiện nam, tín nữ mỗi người
    Chí thành tưởng Phật niệm mười tiếng ra
    Ta không rước ở nước ta
    Thệ không thành Phật chắc là không sai
    Bởi vì tin tưởng Như Lai
    Có duyên tưởng Phật sống dai không cùng
    Lời thệ biển rộng mênh mông
    Nhờ nương đức Phật thoát vòng trần lao
    Tội mòn như đá mài dao
    Phước lành thêm lớn càng cao càng dầy
    Cầu cho khi thác biết ngày
    Biết giờ, biết khắc, biết rành tánh linh
    Cầu cho bệnh khổ khỏi mình
    Lòng không tríu mến chuyện tình thế gian
    Cầu cho thần thức nhẹ nhàng
    In như thiền định trở hoàn tánh xưa
    Đài vàng tay Phật bưng chờ
    Các ông Bồ tát bây giờ đứng trông
    Rước con Phật đã nên đông
    Chỉ trông giây phút thảy đồng về Tây
    Xem trong cõi Phật tốt thay
    Hoa sen đua nở tánh nay sạch trần
    Hội này thấy Phật chân thân
    Đặng nghe pháp nhiệm tinh thần sáng trưng
    Quyết tu độ hết phàm nhân
    Đủ lời thệ nguyện Phật ân rộng dài
    Phật thệ chắn chắn không sai
    Cầu về Tịnh Độ ai ai tin lòng
    Nguyện về Tịnh Độ một nhà
    Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
    Hoa nở rồi biết tánh linh
    Các ông Bồ tát bạn lành với ta.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tìm Phật nơi đâu?
Nếu hiểu rõ tâm tính mình chính là Phật, chỉ khác biệt là hình tướng và năng dụng còn tự thể vô sanh cũng là một. Chúng ta biết rằng Tịnh Độ Duy Tâm, Cực Lạc ngay tại tâm mình vì toàn pháp giới đều là tâm mình. Một khi bạn khai thông tâm này và Phật A Di Đà là một thì tức khắc vãng sanh, '' đến không chỗ đến, đi không chỗ đi'' là ý này.
Khác nhau là tâm niệm không phải khoảng cách 10 muôn ức cõi.
Chỉ cần tâm bạn thanh tịnh thì ngay đây chính là Phật.
Thanh tịnh là: '' không làm các việc ác, luôn làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch''
Hãy chú ý để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua.
Bạn không cần hơn ai, ganh đua với ai chỉ cần vượt qua chính mình.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHƯƠNG 3
KỆ CHÁNH TÍN VÃNG SINH CỦA SÁM CHỦ TỪ VÂN THỨC
  • Cúi lễ Tây Phương cõi An Lạc
    Di dà giáo chủ đại từ tôn
    Con nương tất cả các kinh điển
    Thành tựu lòng tin quyết vãng sinh.

    Người trụ Đại thừa tâm thanh tịnh
    Mười câu niệm Phật Vô Lượng Thọ
    Lâm chung thấy Phật quyết vãng sinh
    Kinh Đại Bảo Tích nói như thế.

    Tội ngũ nghịch lửa địa ngục hiện
    Gặp thiện tri thức phát tâm mạnh
    Mười câu niệm Phật liền vãng sinh
    Kinh Thập Lục Quán nói như thế.

    Nếu có người hoan hỷ ưa thích
    Cho đến mười niệm liền vãng sinh
    Nếu không như thế chẳng thành Phật
    Bốn mươi tám nguyện nói như thế.

    Nếu có người nghe danh chí tâm
    Một niệm hướng về liền vãng sinh
    Chỉ trừ ngũ nghịch chê chánh pháp
    Kinh Vô Lượng Thọ nói như thế.

    Lâm chung không thể quán và niệm
    Chỉ phát khởi ý biết có Phật
    Người này hơi dứt liền vãng sinh
    Kinh Đại Pháp Cổ nói như thế.

    Một ngày, một đêm, treo tràng phan
    Chuyên niệm vãng sinh tâm không dứt
    Trong mộng thấy Phật liền vãng sinh
    Kinh Vô Lượng Thọ nói như thế.

    Một ngày sớm tối xưng danh Phật
    Chuyên cần tinh tấn không dừng nghỉ
    Lần lượt khuyên nhau cùng vãng sinh
    Trong kinh Đại Bi nói như thế.

    Một ngày, hai ngày đến bảy ngày
    Chấp trì danh hiệu tâm không loạn
    Phật hiện trước mặt liền vãng sinh
    Kinh A Di Đà nói như thế.

    Nếu người nghe Phật A Di Đà
    Một ngày, hai ngày, hoặc hơn nữa
    Buộc niệm hiện tiền liền vãng sinh
    Trong kinh Ban Chu nói như thế.

    Một ngày, một đêm trong sáu thời
    Năm vóc lễ Phật, niệm không dứt
    Hiện thấy Phật ấy, liền vãng sinh
    Kinh Cổ Âm Vương nói như thế.

    Mười ngày, mười đêm trì trai giới
    Treo phan, bảo cái, đốt hương đèn
    Buộc niệm không dứt được vãng sinh
    Kinh Vô Lượng Thọ nói như thế.

    Nếu người chuyên niệm Phật một phương
    Hoặc đi, hoặc ngồi bốn chín ngày
    Tự thân thấy Phật liền vãng sinh
    Trong kinh Đại Tập nói như thế.

    Nếu người tự thệ thường kinh hành
    Trong chín mươi ngày không ngồi nằm
    Nơi chánh định thấy Phật Di Đà
    Trong kinh Phật Lập nói như thế.

    Nếu người ngồi thẳng hướng về Tây
    Suốt chín mươi ngày thường niệm Phật
    Được thành Tam muội sinh trước Phật
    Kinh Văn Thù Bát nhã noi thế.

    Tôi dẫn ít phần trong các kinh
    Những lời như thế vô cùng tận
    Nguyện người cùng nghe sinh chánh tín
    Lời Phật chân thật chẳng hư dối
    Phật đã nói rõ dễ vãng sinh
    Mong đều tin chắc không nghi hoặc.
(Trích: Liên Tông Bảo Giám, Đại sư Ưu Đàm, Thích Minh Thành dịch, trang 312-315)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Tìm Phật nơi đâu?
Nếu hiểu rõ tâm tính mình chính là Phật, chỉ khác biệt là hình tướng và năng dụng còn tự thể vô sanh cũng là một.

Chúng ta biết rằng Tịnh Độ Duy Tâm, Cực Lạc ngay tại tâm mình vì toàn pháp giới đều là tâm mình. Một khi bạn khai thông tâm này và Phật A Di Đà là một thì tức khắc vãng sanh, '' đến không chỗ đến, đi không chỗ đi'' là ý này.
Khác nhau là tâm niệm không phải khoảng cách 10 muôn ức cõi.

Chỉ cần tâm bạn thanh tịnh thì ngay đây chính là Phật.

Thanh tịnh là: '' không làm các việc ác, luôn làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch''
Hãy chú ý để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua.

Bạn không cần hơn ai, ganh đua với ai chỉ cần vượt qua chính mình.
Bài của Hoa Sen Cõi Tịnh viết hay lắm, làm sao để biết là 1 ngày mình không làm các việc ác ?

(p/s. Không phải là câu đố, hay khảo mà là ứng dụng cách tu tập, HSCT đừng hiểu lầm câu hỏi nhé, tôi chỉ thích học cái trải nghiệm của người thôi.)
(p/s. Nếu lấy nguyên bài văn / kệ/ kinh copy vào đây thì gọi là library chớ không còn forum. Hihi :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:
(p/s. Không phải là câu đố, hay khảo mà là ứng dụng cách tu tập, HSCT đừng hiểu lầm câu hỏi nhé, tôi chỉ thích học cái trải nghiệm của người thôi.)
(p/s. Nếu lấy nguyên bài văn / kệ/ kinh copy vào đây thì gọi là library chớ không còn forum. Hihi :)
Bộ chú Hỉ nói cái "thư viện" vô ích, không có ích lợi gì cho mọi người hử! 8->

  • Gương xưa là để soi hình
    Xem kinh là để cho mình tu tâm
    Tu thân, khẩu, ý trọn lành
    Niệm Phật bất loạn vãng sanh liên đài. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết: Bộ chú Hỉ nói cái "thư viện" vô ích, không có ích lợi gì cho mọi người hử! 8->

  • Gương xưa là để soi hình
    Xem kinh là để cho mình tu tâm
    Tu thân, khẩu, ý trọn lành
    Niệm Phật bất loạn vãng sanh liên đài. tangbong
Thư viện thì có phần lợi của thư viện còn diễn đàn thì có lượng trắc nghiệm của diễn đàn, Bác thích uống cà phê với sửa thì cứ tự nhiên. 8->

Hề hề, như Hỉ con đây.
Chỉ sợ làm việc vô ích,
Đến già rồi thì mới tiếc.
Quan tài đã đợi từ lu.
Không tu, chẳng niệm, thì ra thứ gì?

Kệ cho những ai thích quảng lý thư viện thì có ở đây:

Dù nói nhiều kinh điển
Phóng túng, không thực hành
Chẳng hưởng sa môn quả
Như mục đồng đếm bò.019

Như bông hoa tươi đẹp.
Có sắc có mùi hương.
Cũng vậy, lời thiện ngôn.
Có làm, mới kết quả.052

Còn vào diễn đàn trắc nghiệm thì có:

Hãy chính mình thực hành
Điều mình dạy tha nhân
Dạy mình rồi dạy người
Khó thay dạy tự thân.159

Những người sống tỉnh giác
Thường tu tập ngày đêm
Hướng Niết bàn giải thoát
Đoạn lậu hoặc não phiền.226

Tra lời với HSTS.
Ở trên đời, chúng ta là người thọ hưởng cõi dục, sống trong dục lạc của ngũ ấm và ngũ dục ở ngoại vi (Tình, tiền, Tài, Thực...) thì không thể nào có một lối sống hoàn mỹ. Với lại Thiện/ác là để cố tu tâm dưỡng tánh. Giữ đạo làm người. Riêng muốn được đạo quả đới nghiệp vãnh sanh thì phải dượt lên các điều thiện ác.

Do đó, trong tự điển Hán Việt giải nghĩa những vị Xuất gia còn có thêm một cái danh nữa là ''Phá Ác''.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách