Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Rất nhiều người tu hay chấp trước vấn đề ăn chay và ăn mặn.
Có một số ý kiến nói rằng ăn mặn có tội, tu mà còn ăn mặn, ăn chay mới đắc đạo, ăn chay mới thành Phật.
Thực sự ăn chay để tăng trưởng lòng từ bi, tránh sát sinh, tôn trọng mạng sống chúng sinh như mình.
Ăn chay hòa vốn không mang nợ máu, muốn có phước thì kiêm phóng sinh. Ăn chay là chỉ ác (dừng việc ác) muốn có phước phải tác thiện (làm việc thiện)

Ăn mặn niệm Phật có vãng sinh không?
có vãng sinh nhưng mà đới nghiệp vãng sinh, phẩm vị thấp hơn người ăn chay. Trong 48 lời nguyện của Phật không có nói ăn chay mới vãng sinh, ăn mặn không vãng sinh.

Vậy không ăn chay trường được thì phương tiện là ăn tam tịnh nhục (không thấy, không nghe, không biết) tránh sát sinh trực tiếp. Kế đó dần tập ăn chay kỳ, hằng tháng ăn mấy ngày, dần dần tăng tiến, đủ điều kiện thích hợp không chung đụng với ai thì ăn chay trường luôn. Thực tế nhiều người ăn chay nhiều lúc đi ăn đám cưới lỡ ăn thịt về nhà dằn vặt nói phạm giới khiến tâm vọng tưởng phiền não nổi lên như vậy không đúng.

Có vị thầy nói ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật trước chúng ta rồi. Chúng ta hiểu rõ chay mặn, không nên gò bó tâm thức. Vì phiền não vọng tưởng mới chính là nguyên nhân che mất tuệ giác.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Phàm phu vãng sanh thì đều là đới nghiệp vãng sanh (9 phẩm vãng sanh đều là đới nghiệp nhưng mà ít nhiều tướng trạng tùy phẩm vị).

Ở đây chính là vấn đề thuận duyên, nghịch duyên.

Làm nhiều đều tốt lành, không làm các việc ác thì được thuận duyên hơn là người có làm điều xấu.

Phẩm vị là do nhiều yếu tố cấu thành không phải chỉ riêng vấn đề ăn chay. Chúng ta tham khảo nó trong 9 phẩm vãng sanh sẽ rõ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT

Phản Văn Trì Danh:

Phương pháp này, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong, kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng hết câu này đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm để nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn, khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Chân giáo thể phương này, thanh tịnh do nghe tiếng. Muốn chứng vào Tam Muội, nên như thế tu hành"; chính là ý trên đây.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Như các tổ đã nói: Mỗi niệm tưởng là một chúng sanh trong tâm.
Niệm Phật nhiều hơn một niệm thì sẽ bớt được một niệm chúng sanh trong tâm.
Tinh theo thời gian, mỗi ngày chúng ta niệm Phật được bao nhiêu giờ ?
Nếu niệm Phật được 4 giờ một ngày , thì 20 giờ kia là của chúng sanh.
Nếu ta niệm Phât đuơc 12 giờ/ ngày thì 12 giờ còn lại là của chúng sanh.
Nếu mỗi ngày ta niệm Phật được 24 giờ, thì hết thảy chúng sanh đã thành Phật. (Không có giờ cho chúng sanh).
Cho nên niệm Phật (niệm thầm) cần phải liên tục, lâu dài. Nếu niệm được như vậy thì chẳng bao lâu sẽ đắc đạo.

GHI CHÚ : Với điều kiện là khi niệm Phật chẳng được nhớ nghĩ đến việc khác. Nhớ nghĩ đến iệc khác là có tâm chúng sanh xen tạp, khó có kết quả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Trong Kinh PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ có câu : “ Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc quốc độ”

Nghĩa là : Này Xá-lợi-phất! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào nghe nói về Phật A-di-đà mà chấp trì niệm danh hiệu ngài , hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, nhẫn đến bảy ngày, nhất tâm không tán loạn. Người ấy đến lúc lâm chung, Đức Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng hiện ra ở trước mặt. Khi người này mạng chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-Di-Đà.

Có một chuyện kể rằng:
Ngày xưa vào đời nhà Đường bên Trung Quốc có ông Trương Thiện Hòa một đời làm nghề đồ tể mổ thịt trâu bò làm kế sinh nhai, cuối đời đến lúc sắp chết thấy vô số trâu bò đến đòi mạng, trong lúc sợ hãi bèn nghĩ nhớ đến vị Tăng ở chùa có thể cứu mình, bèn gọi vợ lên chùa mời Tăng đến gấp, vị Tăng đến nơi bảo ông hãy an tâm niệm Phật A Di Đà, Trương Thiện Hòa nghe lời Tăng liền lớn tiếng niệm “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật…”. Các hồn ma trâu bò dần biến hết , kế đến ông thấy Phật A Di Đà và thánh chúng hiện ra, Trương Thiện Hòa vui mừng la lớn lên “Phật đến rồi! Phật đến rồi! Rồi ông nhắm mắt vãng sanh trong tiếng niệm Phật của vị Tăng…

Vì sao một người đại ác như ông Trương Thiện Hòa mà cuối đời thức tỉnh với câu Phật hiệu A Di Đà mà được vãng sanh ?
Bỡi trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà có phát 48 lời đại nguyện , mà nguyện thứ 18 “ Nếu có chúng sinh nào trong giờ phút lấm chung tưởng nhớ đến danh hiệu ta xưng niệm từ 1 đến 10 niệm , nếu ta và các Thánh chúng không đến đưa tay tiếp dẫn người đó về tây Phương Cực Lạc, ta thề không nhận ngôi chánh giác !”
Trương Thiện Hòa một đời đồ tể giết bao nhiêu là trâu bò đáng lẽ phải đọa địa ngục, luân hồi đền mạng, nhưng nhờ vị Tăng khuyên bảo niệm Phật mà được “đới nghiệp vãng sanh” là vì lời đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

PHẬT HÓA CHIM ANH VÕ DẪN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Nước An Đức ở miền biên địa, dân tánh quê thật, ít biết Phật pháp. Một độ, có con chim anh võ rất lớn bay đến, sắc lông vàng ánh, điểm xen màu xanh, trắng. Chim đó biết nói tiếng người, gặp ai cũng thưa gọi chào hỏi, nên từ vua đến dân đều yêu mến. Có kẻ thấy chim tuy lớn, nhưng khí lực dường như kém yếu, liền hỏi:

- Người dùng thức chi?
Anh Võ đáp:
- Tôi không dùng món chi được, chỉ nghe niệm danh hiệu Phật thì thân thể no đủ khỏe mạnh. Nếu muốn cho tôi ăn xin vì tôi niệm câu “Nam mô A di đà Phật”.

Do đó, mọi người khi thấy chim, đều đua nhau niệm Phật, chim cũng bay khắp đó đây chào hỏi và niệm Phật đáp lại.

Trải thời gian khá lâu, anh võ bay đến chỗ đông người, bảo:

- Các vị muốn thấy cảnh tốt đẹp an vui chăng?

Có kẻ đáp:
- Muốn thấy.
Chim nói:
- Nếu thế thì lên ngồi trên lưng, tôi sẽ đưa đi xem:

Vài ba người nghe nói lên lưng anh võ ngồi, chim bay lên nhưng sức còn yếu, liền bảo:

- Các vị nên niệm Phật liên tiếp cho tôi có đủ sức khỏe để đưa đi.

Mấy người ngồi trên lưng chim y lời, và anh võ bay xa về hướng Tây, đi luôn không trở lại.

Vua và quan xứ An Tức hay biết việc ấy, đều lấy làm lạ, than thở, cùng nhau bàn luận: “Đây tất là Phật A di đà dùng phương tiện hóa thân chim để dẫn độ dân chúng nước ta. Sự trở đi đó há chẳng phải là việc hiện thân được vãng sinh ư?”

Vua liền cho lập ngôi chùa lớn tại chỗ chim bay đi, hiệu là Anh Võ Tinh Xá. Chùa ấy thờ cốt tượng Phật A di đà rất to, hiện nay vẫn còn. Những ngày trai giới, đều có nhiều người đến niệm Phật.

Do nhân duyên ấy, người nước An Tức thông hiểu Phật pháp thì ít, nhưng niệm Phật được sinh Tịnh độ lại chiếm số nhiều.

(Trích lục: Ngoại Quốc Ký)


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

SỰ CẢM ỨNG TẠO TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC THẤY CÕI CỰC LẠC

Thích Huệ Cảnh, người Truy Châu, xuất gia tu ở chùa Ngộ Chân. Sau khi thế phát, Sư gắng công khai giới khổ hạnh. Lòng mến cảnh Tịnh độ, Sư tạo hai tượng Thích ca và Di đà, hằng lễ bái cúng dường.

Đến lúc sáu mươi bảy tuổi, ngày rằm tháng giêng, Huệ Cảnh nằm mộng thấy một vị Sa môn thân sắc vàng ròng, bảo rằng:

- Ngươi muốn thấy Phật và cảnh Tịnh độ chăng?
Đáp:

- Thưa, từ lâu tôi rất ước mong được chiêm ngưỡng!
Sa môn trao bát cho và bảo:
- Hãy nhìn vào trong bát!

Huệ Cảnh tiếp lấy và nhìn vào, bỗng như lạc đến cõi khác, thấy cảnh Tịnh độ rộng rãi trang nghiêm, các thứ báu đẹp lạ. Đất toàn bằng vàng ròng, đường sá có dây vàng làm ranh giới. Cung điện lầu các trùng điệp không cùng tận, trong đó các thiên đồng vui vẻ nhàn du. Chúng Bồ tát, Thanh văn đông như mây, rộng như biển, hội lại vây quanh đức Thế Tôn nghe thuyết pháp.

Lúc đó, Huệ Cảnh thấy vị Sa môn đi trước, mình nối gót theo sau, lần tới chỗ Phật. Đến nơi, vị Sa môn bỗng biến mất. Huệ Cảnh chắp tay đứng trước kim dung, bỗng nghe Phật hỏi:

- Ngươi có biết vị Sa môn dẫn đường đó chăng?
Đáp:

- Bạch Thế Tôn! Con không được biết.
Đấng Từ Tôn bảo:

- Đó là Phật Thích ca Mâu ni, còn ta là Phật A di đà, hai vị mà người đã tạo tượng. Phật Thích ca như ông cha, ta như bà mẹ, chúng sinh ở thế giới Ta bà như con khờ dại thơ ngây, lầm rớt xuống bùn lầy. Cha vào nơi bùn sâu bồng con lên, để trên bờ cao ráo sạch sẽ, mẹ lại ôm con nuôi nấng, dạy bảo đừng nên trở lại chốn bùn nhơ. Chúng ta cũng như thế. Phật Thích ca dạy dỗ chúng sinh mê tối trược ác ở cõi Ta bà, làm vị mở đường dẫn lối về nơi Tịnh độ. Còn ta ở cõi Tịnh độ có bổn phận nhiếp hóa, khiến cho các chúng sinh ấy không còn luân hồi thối chuyển.

Huệ Cảnh nghe nói vui mừng khấp khởi, muốn đến gần tham bái đức Thế Tôn, nhưng cảnh tượng bỗng biến mất.

Tỉnh giấc, Sư cảm thấy thân tâm an vui, như vào thiền định. Từ đó, Sư càng tin tưởng sự cúng lễ tượng hai đức Như Lai.

Một hôm, Huệ Cảnh lại mộng thấy vị Sa môn khi trước bảo:

- Hai mươi năm sau, ngươi sẽ sinh về Tịnh độ.

Nghe lời ấy, ngày đêm Sư lại thêm tinh tấn tu hành, không khi nào biếng trễ. Đến năm tám mươi chín tuổi, một hôm nọ, Huệ Cảnh từ giã đại chúng, rồi an nhiên vãng sinh. Đang lúc ấy, có vị tăng ở phòng bên, nằm mộng thấy trăm ngàn Thánh chúng từ phương Tây đến rước Sư đi. Trên hư không, tiếng âm nhạc dìu dặt rồi xa nhỏ lần, nhiều người khác cũng được nghe biết.
(Trích lục: Tân Lục)


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

CHẤP TRÌ DANH HIỆU NHẤT TÂM BẤT LOẠN

- Chấp là nắm lấy, trì là gìn giữ, không buông câu Phật hiệu trong mọi hoàn cảnh thường niệm không quên.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thật tướng các pháp là Chân Tâm Phật Tánh vô sanh vô diệt.
Nhưng muốn thể nhập Chân Tâm Phật Tánh thì bắt buộc vào cửa Không.
Kinh Nguyên Thủy có nói: Không thể đem bất cứ điều gì vào được Niết Bàn.
Kinh Đại Thừa có nói: xả bỏ tất cả thì sẽ được tất cả.

Trước cổng chùa có 2 câu: Từ Bi - Trí Tuệ.
Từ Bi là chỉ tâm lượng rộng lớn, tức là Bồ Đề Tâm.
Trí Tuệ nói về sự ứng dụng của tu hành phải thuận theo Nhân - Qủa.
có câu nói: '' Phàm làm việc gì trước phải xét đến hậu quả của nó''.
Nếu ứng dụng câu này một cách triệt để thì có trí tuệ. Chứ không phải chúng ta nói nhiều là có trí tuệ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Trời quá buổi chinh chinh vừa xế
Chờ ít lâu cũng lặn về tây
Lúc hoàng hôn đèn trí soi đầy
Tìm nẻo thẳng đi về Cực Lạc


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Trời quá buổi chinh chinh vừa xế
Chờ ít lâu cũng lặn về tây
Lúc hoàng hôn đèn trí soi đầy
Tìm nẻo thẳng đi về Cực Lạc
=D>
Tại sao ĐH phải chờ hoàng hôn rồi mới tìm nẻo vậy cà ? Trời sáng tìm đường có phải dễ hơn không?


_()_
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

quang_tam3 đã viết:
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Trời quá buổi chinh chinh vừa xế
Chờ ít lâu cũng lặn về tây
Lúc hoàng hôn đèn trí soi đầy
Tìm nẻo thẳng đi về Cực Lạc
=D>
Tại sao ĐH phải chờ hoàng hôn rồi mới tìm nẻo vậy cà ? Trời sáng tìm đường có phải dễ hơn không?
  • Lúc hoàng hôn đèn trí soi đầy
    Tìm nẻo thẳng đi về Cực Lạc
Như tấm hình tượng trưng ở dưới:

Hình ảnh

Đời con người trải qua bốn giai đoạn: "Xuân xanh mơn mởn, hạ hồng phơi phới, thu vàng rực rỡ, đông xám cằn cỗi". Đời người vào tuổi hoàng hôn của cuộc đời như mùa thu vàng rực rỡ, trí tuệ đã viên mãn, tìm đến cảnh già lam để nương nhờ Tam Bảo, niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật là con đường thẳng tắt đến cõi Cực Lạc. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách