Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, quốc trung vô lượng sắc thụ, cao hoặc bá thiên do tuần. Đạo tràng thụ cao, tứ bá vạn lý, chư Bồ tát trung, tuy hữu thiện căn liệt giả, diệc năng liễu tri, dục kiến chư Phật tịnh quốc trang nghiêm, tất ư bảo thụ gian kiến, du như minh kính, đổ kỳ diện tượng. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Vô lượng sắc thụ, tứ thập nguyện. Thụ hiện Phật sát, tứ thập nhất nguyện].
Lúc tôi thành Phật, cây cối trong cõi nước có vô lượng màu hoặc cao đến trăm ngàn do tuần; cây đạo tràng cao bốn trăm vạn dặm. Trong các Bồ tát, dù kẻ thiện căn kém cỏi vẫn có thể biết rõ. Muốn thấy sự trang nghiêm nơi Tịnh Độ chư Phật thì đều thấy rõ nơi thân cây ấy như nơi gương sáng thấy rõ vẻ mặt. Nếu chẳng được vậy chẳng giữ lấy Chánh giác.
  • [Nguyện thứ bốn mươi: Cây vô lượng sắc. Nguyện thứ bốn mươi mốt: Nơi cây hiện cõi Phật].
Giải:

Đoạn này có hai nguyện, từ đầu đến chỗ "vẫn có thể biết rõ" là nguyện thứ bốn mươi: "cây vô lượng sắc". Từ chữ "muốn thấy" trở đi là nguyện thứ bốn mươi mốt: "trong cây hiện cõi Phật".

Cây ở cõi kia vô lượng màu vì hết thảy các cây đều do bảy báu tạo thành, màu sắc rực rỡ, quang minh chói sáng, mọc thành hàng lối thẳng tắp, thân cây ngang nhau, cây báu mọc đầy khắp cõi nước, cây cao từ trăm do tuần cho đến ngàn do tuần. Một do tuần là từ bốn mươi đến sáu mươi dặm. Nơi đạo tràng lại có một Thọ Vương (cây chúa) gọi là Đạo tràng thọ, tức là cây Bồ Đề.

Trong kinh Vô Lượng Thọ có chép: "Lại do thấy được cây ấy nên tự nhiên đạt được ba thứ nhẫn: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuận nhẫn, Vô sanh Pháp nhẫn". Cây Bồ đề ấy có thể làm cho người trông thấy nó tự nhiên ngộ đạo, chứng nhập Vô sanh Pháp nhẫn. Công đức của cây ấy thật khó nghĩ bàn; cây ấy chính là do tâm trang nghiêm bí mật của Phật hóa hiện ra. Cây ấy cao vòi vọi, những Bồ tát thiện căn kém khó thấy hết nổi, nhưng do đức A Di Đà rủ lòng từ, dùng đại nguyện gia bị, nên họ đều được thấy biết rõ ràng.

Nguyện thứ bốn mươi mốt: "cây hiện cõi Phật". Nguyện này giống như pháp quán thứ tư trong Quán Kinh, xin trích dẫn lời kinh tóm tắt như sau: "Các cây báu ấy... sanh các diệu hoa, các quả", "có đại quang minh hóa thành tràng phan vô lượng lọng. Trong các lọng báu ấy ảnh hiện hết thảy Phật sự trong tam thiên đại thiên thế giới. Mười phương cõi Phật cũng hiện trong ấy". Những cây báu được nói dến trong phép quán cây báu của Quán Kinh chính là do nguyện này thành tựu. Như vậy, cõi Cực Lạc hàm nhiếp hết thảy cõi Phật, tương nhập, tương tức chẳng thể nghĩ bàn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới, chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhỉ giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Triệt chiếu thập phương, tứ thập nhị nguyện].
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu tỏ mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy chẳng giữ Chánh giác.
  • [Nguyện thứ bốn mươi hai: Chiếu tỏ mười phương].
Giải:

"Quảng bác" tạm dịch là rộng rãi, rộng vô biên. "Nghiêm tịnh" là trang nghiêm thanh tịnh; "Quang oánh" tạm dịch là chiếu rõ, nghĩa là không vật gì nhỏ nhặt mà chẳng chiếu được rõ. "Hy hữu" như kinh Niết Bàn nói: "Ví như trong nước mọc lên hoa sen thì chẳng phải là chuyện hy hữu. Hoa mọc trong lửa mới là hy hữu" (Ngài Ngọc Ẩn thiền sư:
  • Diệu tánh hư không bất khả phan
    Hư không tâm ngộ bất hà nan
    Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
    Liên phát lô trung thấp vị can).
Cõi Cực Lạc nghiêm trang thanh tịnh, sáng ngời như tấm gương chiếu tường tận mười phương. Giống như Quán Kinh nói mão của ngài Đại Thế Chí "có năm trăm hoa báu. Trong mỗi hoa báu có năm trăm đài báu. Trong mỗi đài, tướng rộng lớn của các cõi tịnh diệu của mười phương chư Phật đều hiện rõ cả".

Vãng Sanh Luận Chú ghi: "Nơi cung điện và các lầu gác xem thấy mười phương một cách vô ngại". Đàm Loan pháp sư giảng câu ấy như sau: "Ví như gương sáng trong sạch, hết thảy các tướng tịnh, uế, nghiệp duyên thiện, ác của mười phương quốc độ đều hiện ra cả".

Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: "Ví như gương kim pha lê sáng sạch tỏa ánh sáng, đối với mười phương thế giới đều bình đẳng. Nơi gương sáng ấy thấy vô lượng cõi. Hết thảy núi sông, hết thảy chúng sanh, địa ngục, ngạ quỷ, dù tốt hay xấu, các hình loại như thế ấy đều hiện rõ trong đó.

Các kinh luận vừa dẫn trên đã giảng rõ ý nghĩa của câu:

"Sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang minh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số, bất khả tư nghị, chư Phật thế giới".

Chữ "chúng sanh" chỉ nhân dân trong cõi Cực Lạc và chúng sanh trong mười phương thế giới hễ ai thấy được tướng chiếu rõ cùng tột của thế giới Cực Lạc đều phát tâm Bồ đề thù thắng vô thượng. Tâm ấy hy hữu như hoa sen nở trong lửa nên bảo là "sanh tâm hy hữu". Đã sanh được tâm ấy thì sẽ được như bản Tống dịch nói: "Chẳng lâu sẽ đắc A nậu đa la la tam miệu tam Bồ đề".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện lâu quán, trì lưu hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thế vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hiệp thành, kỳ hương phổ huân thập phương thế giới, chúng sanh văn giả, giai tụ Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Bảo hương phổ huân, tứ thập tam nguyện].
Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu quán, ao chảy, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy chẳng giữ Chánh giác.
  • [Nguyện thứbốn mươi ba: Hương báu xông khắp].
Giải:

Sách Hội Sớ bảo trong cõi Ta Bà, "vàng bạc tuy long lanh nhưng chẳng có mùi hương chiên đàn. Trầm, xạ tuy thơm ngát nhưng không có ánh sáng của châu ngọc". Trong cõi Cực Lạc, hết thảy vạn vật nghiêm tịnh, sáng đẹp, lại còn có mùi hương kỳ diệu ngào ngạt xông khắp mười phương làm đủ các Phật sự nên bảo là "kỳ diệu".

Trong kinh Hoa Nghiêm, trưởng giả Chúc Hương bảo: "Nơi bờ ao A Na Bà Đạt sanh ra một loại trầm thủy hương tên là Liên Hoa Tạng. Nếu thiêu một hoàn to bằng một hạt mè thì mùi hương xông khắp cõi Diêm Phù Đề. Chúng sanh ngửi được lìa hết tội, giới phẩm thanh tịnh.

Núi Tuyết có loại hương là Cụ Túc Quang Tướng. Nếu có chúng sanh ngửi được mùi hương, tâm quyết định lìa các nhiễm trước.

Trong cõi La Sát có loại hương tên là Hải Tạng, hương ấy chỉ mình Chuyển Luân Thánh Vương dùng. Nếu đốt một hoàn, mùi hương bốc lên, vua và tứ chúng đều bay lên hư không, du hành tự tại.

Trong Thiện Pháp Đường có loại hương tên là Hương Tánh Trang Nghiêm, nếu thiêu một hoàn, hương xông thiên chúng khiến cho họ đều phát khởi tâm niệm Phật.

Trời Tu Dạ Ma có loại hương tên là Tịnh Tạng Tánh, nếu thiêu một hoàn, hương xông thiên chúng thì không ai là chẳng vân tập chỗ thiên vương, cung kính nghe vua thuyết pháp.

Trời Đâu Suất có loại hương tên là Tín Độ Phạ La, nếu thiêu một hoàn trước tòa của Nhất sanh Sở hệ Bồ tát, liền biến thành đám mây hương lớn che khắp pháp giới, mưa xuống khắp hết thảy các thứ vật cũng dường để cúng dường hết thảy Như Lai, đạo tràng Bồ tát chúng hội.

Trời Diệu Biến Hóa có loại hương Phấn Ý Sanh, nếu thiêu một hoàn thì trong vòng bảy ngày mưa khắp hết thảy các vật trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn
".

Những thứ hương thế gian trên đây còn có công đức thù thắng đến thế, huống chi là thứ hương vạn đức của pháp giới do bổn nguyện của Phật A Di Đà hóa hiện (nói thế gian là so với Tịnh Độ).

Phẩm Hương Tích Phật của kinh Duy Ma có chép: "Lúc bấy giờ, ngài Duy Ma Cật hỏi Chúng Hương Bồ tát:

- Hương Tích Như Lai thuyết pháp bằng cách nào?

Bồ tát đáp:

- Như Lai trong cõi tôi chẳng dùng văn tự để nói, ngài chỉ dùng các thứ hương khiến các trời, người thâm nhập luật hạnh. Mỗi vị Bồ tát ngồi dưới gốc cây có mùi thơm, nghe mùi diệu hương ấy liền đạt được hết thảy đức tạng tam muội
".

Diệu hương cõi Cực Lạc cũng giống như vậy, có công đức vô biên, xông khắp mười phương làm đủ các việc lợi ích, khiến cho chúng sanh ngửi được mùi hương ấy "đều tu Phật hạnh", "trần lao cấu tập tự nhiên chẳng khởi". Vạn vật Cực Lạc đều do vô lượng hương báu hợp thành, hương ấy xông khắp mười phương thế giới, đều hiển thị sự sự vô ngại pháp giới.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện lâu quán, trì lưu hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thế vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hiệp thành, kỳ hương phổ huân thập phương thế giới, chúng sanh văn giả, giai tụ Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Bảo hương phổ huân, tứ thập tam nguyện].
Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu quán, ao chảy, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy chẳng giữ Chánh giác.
  • [Nguyện thứ bốn mươi ba: Hương báu xông khắp].
Giải:

Sách Hội Sớ bảo trong cõi Ta Bà, "vàng bạc tuy long lanh nhưng chẳng có mùi hương chiên đàn. Trầm, xạ tuy thơm ngát nhưng không có ánh sáng của châu ngọc". Trong cõi Cực Lạc, hết thảy vạn vật nghiêm tịnh, sáng đẹp, lại còn có mùi hương kỳ diệu ngào ngạt xông khắp mười phương làm đủ các Phật sự nên bảo là "kỳ diệu".

Trong kinh Hoa Nghiêm, trưởng giả Chúc Hương bảo: "Nơi bờ ao A Na Bà Đạt sanh ra một loại trầm thủy hương tên là Liên Hoa Tạng. Nếu thiêu một hoàn to bằng một hạt mè thì mùi hương xông khắp cõi Diêm Phù Đề. Chúng sanh ngửi được lìa hết tội, giới phẩm thanh tịnh.

Núi Tuyết có loại hương là Cụ Túc Quang Tướng. Nếu có chúng sanh ngửi được mùi hương, tâm quyết định lìa các nhiễm trước.

Trong cõi La Sát có loại hương tên là Hải Tạng, hương ấy chỉ mình Chuyển Luân Thánh Vương dùng. Nếu đốt một hoàn, mùi hương bốc lên, vua và tứ chúng đều bay lên hư không, du hành tự tại.

Trong Thiện Pháp Đường có loại hương tên là Hương Tánh Trang Nghiêm, nếu thiêu một hoàn, hương xông thiên chúng khiến cho họ đều phát khởi tâm niệm Phật.

Trời Tu Dạ Ma có loại hương tên là Tịnh Tạng Tánh, nếu thiêu một hoàn, hương xông thiên chúng thì không ai là chẳng vân tập chỗ thiên vương, cung kính nghe vua thuyết pháp.

Trời Đâu Suất có loại hương tên là Tín Độ Phạ La, nếu thiêu một hoàn trước tòa của Nhất sanh Sở hệ Bồ tát, liền biến thành đám mây hương lớn che khắp pháp giới, mưa xuống khắp hết thảy các thứ vật cũng dường để cúng dường hết thảy Như Lai, đạo tràng Bồ tát chúng hội.

Trời Diệu Biến Hóa có loại hương Phấn Ý Sanh, nếu thiêu một hoàn thì trong vòng bảy ngày mưa khắp hết thảy các vật trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn
".

Những thứ hương thế gian trên đây còn có công đức thù thắng đến thế, huống chi là thứ hương vạn đức của pháp giới do bổn nguyện của Phật A Di Đà hóa hiện (nói thế gian là so với Tịnh Độ).

Phẩm Hương Tích Phật của kinh Duy Ma có chép: "Lúc bấy giờ, ngài Duy Ma Cật hỏi Chúng Hương Bồ tát:

- Hương Tích Như Lai thuyết pháp bằng cách nào?

Bồ tát đáp:

- Như Lai trong cõi tôi chẳng dùng văn tự để nói, ngài chỉ dùng các thứ hương khiến các trời, người thâm nhập luật hạnh. Mỗi vị Bồ tát ngồi dưới gốc cây có mùi thơm, nghe mùi diệu hương ấy liền đạt được hết thảy đức tạng tam muội
".

Diệu hương cõi Cực Lạc cũng giống như vậy, có công đức vô biên, xông khắp mười phương làm đủ các việc lợi ích, khiến cho chúng sanh ngửi được mùi hương ấy "đều tu Phật hạnh", "trần lao cấu tập tự nhiên chẳng khởi". Vạn vật Cực Lạc đều do vô lượng hương báu hợp thành, hương ấy xông khắp mười phương thế giới, đều hiển thị sự sự vô ngại pháp giới.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, thập phương Phật sát, chư Bồ tát chúng, văn ngã danh dĩ, giai tất đãi đắc thanh tịnh, giải thoát. Phổ đẳng tam muội, chư thâm tổng trì, trụ Tam ma địa, chí ư thành Phật, định trung thường cúng vô lượng vô biên nhất thế chư Phật, bất thất định ý. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Phổ đẳng Tam muội, tứ thập tứ nguyện. Định trung cúng Phật, tứ thập ngũ nguyện].
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ tát trong các cõi nước mười phương nghe danh hiệu tôi xong ắt đều đạt được thanh tịnh, giải thoát. Phổ đẳng tam muội, các tổng trì sâu, trụ tam ma địa thậm chí thành Phật. Trong định thường cúng dường vô lượng vô biên hết thảy chư Phật, chẳng mất định ý. Nếu chẳng được vậy chẳng giữ Chánh giác.
  • [Nguyện thứ bốn mươi bốn: Phổ đẳng tam muội. Nguyện thứ bốn mươi lăm: Trong định cúng Phật].
Giải:

Trong đoạn kinh văn này, từ đầu cho đến chữ "cho đến thành Phật" là nguyện thứ bốn mươi bốn: "Phổ đẳng Tam muội"; từ chữ "trong định" trở đi là nguyện thứ bốn mươi lăm: "trong định cúng Phật". Các nguyện kể từ bốn mươi bốn đến bốn mươi tám là những nguyện khiến cho các vị Bồ tát ở ngoài cõi Cực Lạc nghe danh hiệu Phật A Di Đà được hưởng những lợi ích thù thắng nơi pháp.

Trước hết là nguyện thứ bốn mươi bốn: nghe danh hiệu Phật đắc các tam muội, cho đến việc được thành Phật. Theo sách Hội Sớ, người nghe Phật danh, ngay lập tức đắc các tam muội nên bảo là "ắt đều đạt được". Bản Tống dịch ghi lời nguyện này như sau: "Tất cả các hàng Bồ tát trong hết thảy cõi Phật mười phương nghe danh hiệu tôi, ngay lập tức chứng đắc tịch tĩnh tam ma địa". Chữ "ngay lập tức chứng đắc" trong lời nguyện trên chính là ý nghĩa của câu "ắt đều đạt được" trong bản kinh này.

Các pháp tam muội mà Bồ tát đang trụ vào đều vô nhiễm, vô trước, nên gọi là "thanh tịnh tam muội". Sách Hội Sớ giảng: "Tịch tĩnh tam ma địa, vô phược, vô trước, nên gọi là thanh tịnh"

"Giải thoát": do tam muội mà Bồ tát trụ đó đã lìa hết thảy triền phược, tự tại, nên bảo là Giải thoát Tam muội. Sách Hội Sớ bảo: "Niệm Phật Tam Muội trừ được hết thảy phiền não, giải thoát sanh tử, nên phải gọi là Thanh tịnh Giải thoát Tam muội".

Trong danh từ "Phổ đẳng", Phổ là phổ biến, Đẳng là bình đẳng. Kinh Bi Hoa gọi tam muội này là Biến trí Tam muội. Kinh Đà Lợi gọi là Phổ Chí Tam muội, còn các bản Tống và Đường dịch gọi là Phổ Biến Tam Ma địa, Bình Đẳng Tam ma địa. Sách Hội Sớ giảng như sau:

"Nếu theo ý kiến của các Sư thì Phổ Đẳng Tam muội chỉ là một thứ tam muội được Bồ tát chứng đắc. Ngài Cảnh Hưng bảo: Phổ nghĩa là phổ biến, Đẳng nghĩa là bình đẳng. Cái thấy rộng lớn, Phật Phật đều thấy, cho nên gọi cái định họ trụ vào đó là Phổ Đẳng. Ngài Huyền Nhất bảo: Do sức Tam muội này thấy khắp tất cả chư Phật nên bảo là Phổ, hiện bình đẳng không gì chẳng đạt đến nên gọi là Đẳng. Nếu xét theo chánh ý Tuyển Trạch Bổn Nguyện thì Phổ Đẳng Tam muội chính là Niệm Phật Tam muội [Tuyển Trạch Bổn Nguyện: đây là quan niệm đặc sắc của sư Pháp Nhiên, khai tổ Tịnh Độ Tông của Nhật Bản. Tuyển Trạch Bổn Nguyện hiểu rộng là cả bốn mươi tám đại nguyện, hiểu hẹp là nguyện mười tám. Gọi là Tuyển Trạch Bổn Nguyện vì Phật A Di Đà khi tu nhân đã chọn lấy những thệ nguyện thù thắng nhất của chư Phật để kết thành bốn mươi tám nguyện, và Niệm Phật Vãng Sanh là tinh túy, cốt lõi của cả bốn mươi tám nguyện].

Phổ có nghĩa là phổ biến, phàm Thánh cùng chứng nhập được. Đẳng là bình đẳng, công đức niệm một vị Phật cũng bằng công đức niệm tất cả chư Phật. Kinh Bồ tát Tam Muội bảo: "Ví như chúng sanh nếu ở bên núi Tu Di kim sắc thì thân thể của họ cũng màu sắc với núi ấy. Vì cớ sao vậy? Là do thế lực của núi vậy. Lại như các dòng nước đã vào trong biển cả chỉ có cùng một vị, vì sao thế? Vì do sức của biển. Người đắc niệm Phật Tam muội cũng giống như thế". Đó là ý nghĩa phổ biến của chữ Phổ Đẳng.

Kinh Văn Thù Bát Nhã dạy: "Niệm một đức Phật công đức vô lượng vô biên, chẳng khác gì công đức niệm tất cả chư Phật". Tán A Di Đà Phật Kệ, có câu: "Tôi dùng nhất tâm quy một Phật, nguyện nhập khắp thập phương vô ngại". Đấy là ý nghĩa Bình đẳng.

Như vậy, sách Hội Sớ hiểu Thanh Tịnh Tam Muội, Giải Thoát Tam Muội và Phổ Đẳng Tam Muội đều là Niệm Phật Tam Muội. Vì Niệm Phật Tam Muội là Bảo Vương Tam Muội, đầy đủ công đức của tất cả tam muội, nên đương nhiên nó phải mang nhiều tên gọi của các tam muội khác nhau.

[Tam ma địa là tiếng Phạn, xưa phiên âm là tam muội, tam ma đề, tam ma đế v.v... dịch nghĩa là Chánh định, Chánh thọ, Điều nghi định, Chánh tâm hạnh xứ, Đẳng trí v.v... Trí Độ Luận giảng: "Tâm khéo trụ một chỗ chẳng động gọi là tam muội" và: "Hết thảy thiền định cũng gọi là định, tam muội", và: Các hạnh hòa hợp đều gọi là tam muội", "hết thảy thiền định nhiếp tâm đều gọi là tam ma đề, Hán dịch là Chánh tâm hạnh xứ".

Sách Pháp Hoa Huyền Tán viết: "Tiếng Phạn là Tam ma địa, Tàu dịch là Đẳng Trí. Bình đẳng gìn giữ cái tâm để tiếp xúc với cảnh thì chính là định".

Ngài Thiên Thai đại sự giảng: "Dùng Không Huệ chiếu soi các pháp môn thiền định, xuất sanh cho đến vô lượng tam muội".

"Đà la ni" là tiếng Phạn, Tàu dịch là Trì, Năng Trì, Năng Giá.

Trí Độ Luận giảng:

  • a. Năng Trì là nhóm họp các thiện pháp, gìn giữ khiến cho chúng chẳng tan, chẳng mất, ví như đồ đựng hoàn hảo đem đựng nước, nước chẳng rỉ mất.

    b. Năng Giá là có thể ngăn ngừa khiến cho ác tâm bất thiện chẳng sanh. Nếu toan gây tội ác thì khiến cho chẳng thực hiện được. Do vậy, gọi là Đà la ni. Luận còn viết Bồ tát đắc hết thảy các tam muội, tam thế vô ngại minh v.v... ấy thì với mỗi một tam muội sẽ đắc vô lượng a tăng kỳ đà la ni. Các thứ ấy hòa hợp thành ra năm trăm đà la ni môn. Đấy là tạng thiện pháp công đức của Bồ tát."
Như vậy, Tam muội là định. Sở đắc do định lực pháp huệ, gọi là đà la ni, như sách Trí Độ Luận giảng: "Tu hành tam muội này phải tu hành lâu rồi mới thành được đà la ni. Các tam muội ấy cùng trí huệ thật tướng của các pháp sanh ra đà la ni môn".

Sách còn nói: "Tam muội chỉ là pháp tương ứng với tâm. Đà la ni lại chẳng tương ứng với tâm, tâm chẳng tướng ứng với đà la ni. Tâm chẳng tương ứng với đà la ni là nếu như có người đắc văn trì đà la ni, tuy tâm có sân giận, đà la ni cũng chẳng tan mất, thường theo hành nhân như bóng theo hình".

Như vậy theo Trí Độ Luận, tam muội phải do tâm tương ưng mới hiện hữu; như bình, chén chưa nung, tuy có hình dạng bình, chén mà chẳng đựng được nước. Đà la ni như bình, chén đã qua lửa nung nên gìn giữ được vô lượng công đức của Bồ tát. Tuy có lúc tâm chẳng tương ưng (chẳng hạn như khi tâm sanh phiền não), đà la ni vẫn thường theo hành nhân như bóng theo thân.

Đà la ni có bốn loại:

  • 1. Pháp đà la ni:Còn gọi là văn đà la ni, tức là với giáo pháp của Phật, nghe, giữ chẳng quên.

    2. Nghĩa đà la ni: Với nghĩa các pháp, tổng trì chẳng quên.

    3. Chú đà la ni: Với các chú tổng trì chẳng quên. Chú là câu nói bí mật, có uy lực thần dị không lường nổi do Phật, Bồ tát từ trong thiền định phát ra, nên gọi là chú đà la ni. Dịch theo ý nghĩa thành ra bốn tên: Minh, Chú, Mật ngữ, Chơn ngôn. Sách Bí Mật Ký viết: "Phàm phu Nhị thừa chẳng biết được nổi nên gọi là Mật ngữ. Chơn ngôn của Như Lai thật chẳng hư vọng nên gọi là Chơn ngôn".

    4. Nhẫn đà la ni: An trụ trong thật tướng của pháp gọi là Nhẫn].
Nguyện thứ bốn mươi lăm: "trong định cúng dường Phật". Ý nghĩa của việc trong định cúng dường Phật mà chẳng mất định ý, tương đồng với nghĩa của câu: "tham trụ thiền định, đều thấy rõ vô lượng chư Phật" trong phẩm Đức Tuân Phổ Hiền. Đây chính là cảnh giới rất sâu xa của Phổ Hiền đại sĩ. Sách Vãng Sanh Luận Chú bảo: "Bậc Bồ tát từ Bát địa trở lên thường trụ tam muội. Do sức tam muội, thân chẳng rời khỏi chỗ mình mà đến khắp mười phương cúng dường chư Phật, giáo hóa chúng sanh".

Sư Vọng Tây nhận định: "Xét về thường hạnh 'trong định cúng dường Phật' là hạnh của bậc Bồ tát từ Sơ địa trở lên và bậc Bồ tát từ Sơ địa trở lên tuy đã có sức này, nhưng phải từ Bát địa trở lên mới có thể thực hành hạnh ấy một cách vô công dụng". Ý ngài nói: Bậc Sơ địa Bồ tát tuy đã có thể từ trong định cúng dường chư Phật, nhưng còn phải dụng công, còn Bồ tát từ Bát địa trở lên mới có thể vô công dụng đạo.

Sách Hội Sớ bảo các vị tâm phát ý Bồ tát ở những phương khác do nghe danh hiệu Phật A Di Đà nhanh chóng dự vào những ngôi vị trong Thập địa, đắc các tam muội, trụ trong định cúng Phật. Sách viết: "Dẫu là hạng tân phát ý Bồ tát mà nghe được danh hiệu liền có thể định huệ tương tức (định tức là huệ, huệ tức là định, không còn cách ngại nữa), chơn, tục, soi chiếu lẫn nhau, nhanh chóng chứng đắc các ngôi vị trong Thập địa".

Kinh Văn Thù Bát Nhã cũng nói: "Công đức niệm một đức Phật vô lượng vô biên, chẳng khác gì công đức niệm vô lượng chư Phật. Phật pháp bình đẳng vô sai biệt, chẳng thể nghĩ bàn, đều nương theo Nhất Như thành tối Chánh giác, đều bày đủ vô lượng công đức biện tài. Nhập được Nhất Hanh Tam Muội (tức Niệm Phật Tam Muội) thì biết hết tất cả các tướng pháp giới sai biệt của hằng sa chư Phật". Nói trong Tam muội biết tất cả tướng pháp giới sai biệt của chư Phật chính là nói: trụ trong định cúng Phật".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Phật A Di Đà

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Kinh:

Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ tát chúng, văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch Đà la ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn, ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng bất thoái chuyển giả, bất thủ Chánh giác.

  • [Hoạch Đà la ni, tứ thập lục nguyện. Văn danh đắc nhẫn, tứ thập thất nguyện, Hiện chứng bất thoái, tứ thập bát nguyện].
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc Đà la ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ tát hạnh, đầy đủ cội đức, ngay lập tức nếu chẳng đạt được một, hai hay ba thứ nhẫn, với các Phật pháp chẳng thể chứng ngay được bất thoái chuyển thì chẳng giữ Chánh giác.
  • [Nguyện thứ bốn mươi sáu: Đắc Đà la ni. Nguyện thứ bốn mươi bảy: Nghe hồng danh đắc Nhẫn. Nguyện thứ bốn mươi tám: Chứng bất thoái trong hiện đời].
Giải:

Từ chữ "đắc đà la ni" trở lên là nguyện thứ bốn mươi sáu: "đắc đà la ni"; từ chữ ấy đến "một, hai hay ba thứ nhẫn" là nguyện thứ bốn mươi bảy: "nghe danh đắc nhẫn"; phần còn lại là nguyện thứ bốn mươi tám: "chứng được bất thoái chuyển ngay trong hiện đời".

Chữ "ly sanh" trong nguyện bốn mươi sáu nghĩa là thoát khỏi sanh tử. Hành nhân trong ba thừa do đạt địa vị Kiến Đạo, thấy được Đế lý (lý chân thật) nên đoạn được kiến hoặc và tư hoặc, vĩnh viễn không bị sanh trong tam giới nữa nên bảo là "chánh pháp tánh sanh". Sách Vạn Thiện Đồng Quy Tập nói: "Cùng lên cửa giải thoát, cùng xiển dương đạo ly sanh", Mười phương Bồ tát do nghe danh hiệu Phật A Di Đà nên đều chứng được pháp ly sanh ấy và "đắc đà la ni".

Trong nguyện thứ bốn mươi bảy: "nghe danh đắc nhẫn", chữ "thanh tịnh" có nghĩa là vốn sẵn không nhiễm trước, "hoan hỷ" là trong lòng vui sướng. Ở đây, kinh dùng "bình đẳng" là nói vắn tắt; thoát được những ý tưởng sai biệt: cao, thấp, cạn, sâu, lớn, nhỏ, thân, sơ, trí, ngu, mê, ngộ thì gọi là "bình đẳng". Hiểu ở mức cao hơn thì bình đẳng chính là Chơn như trọn khắp, vạn pháp như một, cả ba thứ: tâm, Phật, chúng sanh không sai biệt.

Vãng Sanh Luận Chú nói: "Bình đẳng là thể tướng của các Pháp" và "chúng sanh trông thấy thân có tướng tốt và quang minh của Phật A Di Đà đều giải thoát được hết các thứ ràng buộc nơi thân nghiệp, vào nhà Như Lai, rốt ráo được thân nghiệp bình đẳng. Nghe danh hiệu chí đức của A Di Đà Như Lai, nghe âm thanh thuyết pháp thì đều giải thoát khỏi hết các thứ ràng buộc nơi khẩu nghiệp, vào nhà Như Lai rốt ráo được khẩu nghiệp bình đẳng. Nếu gặp được quang minh của A Di Đà Như Lai chiếu đến, hoặc nghe ý nghiệp bình đẳng của Phật thì các chúng sanh ấy đều giải thoát hết các thứ ràng buộc nơi ý nghiệp, vào nhà Như Lai, rốt ráo được ý nghiệp bình đẳng". Ý nói: Nếu thấy được hình tướng, nghe danh, thấy quang minh, biết được tâm ý của A Di Đà Như Lai thì đều chứng nhập nhà Như Lai. Do nghe được pháp nên được nghiệp bình đẳng rốt ráo.

Đoạn văn trên của Vãng Sanh Luận Chú hoàn toàn có cùng ý nghĩa với câu: "nghe danh hiệu ta, chứng ly sanh pháp, đắc đà la ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ".

Do nghe danh hiệu nên trụ trong pháp bình đẳng, nghĩa là trụ trong thật tướng của các pháp. Bản Hán dịch còn gọi Phật A Di Đà là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Như vậy, mười phượng Đại sĩ nghe danh hiệu Phật, chí tâm tin ưa, dùng tâm bình đẳng, niệm Bình Đẳng Giác, an trụ như thế thì chính là "đắc bình đẳng trụ".

Một câu Phật hiệu đây chính là Thật tướng, là toàn thể của pháp giới, thể tánh bình đẳng của các pháp. Chỉ cần niệm niệm tiếp nối, niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm nên bảo là "đắc bình đẳng trụ". Tâm hạnh như thế là "Bồ Tát hạnh", lần lượt dạy dỗ cho nhau cùng quay về Cực Lạc, ban bố cho mọi chúng sanh cái lợi chân thật, bên bảo là "tu Bồ tát Hạnh.

Tu hành như vậy tự nhiên trọn vẹn hết thảy cội rễ của công đức Phật quả nên bảo là "đầy đủ cội đức". Sách Hội Sớ giảng chữ "cội đức" như sau: "Lục độ của Bồ tát là gốc của hết thảy công đức nên gọi là cội đức. Chọn lựa, giữ lấy quả hiệu (danh hiệu của quả Giác, tức là danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lưu xuất lục độ vạn hạnh là nguồn gốc cho mọi đức, nên gọi là đức bổn".

Trong câu "một, hai hay ba thứ nhẫn", chữ nhẫn có nghĩa là chịu đựng; ở đây nói nhẫn tức là Pháp Nhẫn: pháp là lý đã chứng đắc, tâm an trụ nơi pháp là nhẫn.

Kinh Nhân Vương bảo có năm thứ nhẫn: Phục nhẫn, Tín nhẫn, Thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn và Tịch diệt nhẫn.

Sách Nhân Vương Tự Ký lại giảng: "Sơ địa, nhị địa, tam địa chứng đắc vô lậu tín thì gọi là Tín nhẫn. Tứ, ngũ, lục địa hướng đến vô sanh nên gọi là Thuận nhẫn. Thất, bát và cửu địa chẳng sanh các niệm nên gọi là Vô sanh nhẫn. Thập địa và Diệu giác đắc quả Bồ đề nên gọi là Tịch diệt nhẫn.

Vô sanh Pháp nhẫn gọi tắt là Vô sanh nhẫn: Chơn trí an trụ trong Thật tướng lý thể vô sanh vô diệt. Trí Độ Luận quyển 5 giảng: "Vô sanh Pháp nhẫn: tin nhận, thông đạt Thật tướng vô sanh vô diệt của các pháp một cách vô ngại bất thoái thì là Vô Sanh Nhẫn".

Người nghe danh hiệu Phật được Phật nguyện gia bị nên chứng được Vô Sanh nhẫn, quyết định sẽ thành Phật, nhưng "nghe" không có nghĩa là nghe suông, mà còn phải phát khởi cái hạnh như Niết Bàn Sớ quyển 20 giảng: "Nếu nghe đến hai chữ Thường Trụ thì đời đời chẳng đọa. Có nhiều thứ nghe, nếu có suy nghĩ sâu xa, thực hành đúng như lời dạy thì đời đời chẳng bị đọa". Ý nghĩa câu trên là nghe xong phải suy nghĩ sâu xa mà tu hành đúng như lời dạy, thì mới chẳng bị đọa. Như vậy, chữ "nghe" còn hàm nghĩa là tin nhận, không phải là nghe lọt tai rồi thôi.

"Một, hai hay ba thứ nhẫn" được nêu trong lời nguyện này chính là ba loại nhẫn:
  • - Âm hưởng nhẫn: do âm thanh, tiếng vang mà ngộ giải được chơn lý.

    - Nhu thuận nhẫn: huệ tâm nhu nhuyễn, thuần theo chơn lý.

    - Vô Sanh Pháp nhẫn: chứng được thật tánh của vô sanh nhưng lìa khỏi các tướng. Đây là chỗ cao tột nhất trong việc ngộ đạo.
Nguyện thứ bốn mươi tám: "ngay trong hiện đời chứng được bất thoái". Lời nguyện như sau: "Với các Phật pháp yếu chẳng thể chứng ngay được bất thoái chuyển thì chẳng giữ Chánh giác".

Bất thoái chuyển nghĩa là công đức thiện căn mình tu tập ngày càng tinh tấn, không lui, mất đi. Bất thoái chuyển gọi tắt là bất thoái, tiếng Phạn là A Bệ Bạt Trí.

Hạnh nguyện Bồ tát tuy khó phát nhưng dễ bị thoái thất. Theo kinh Nhân Vương, bậc Bồ tát thuộc Tín vị trong Biệt giáo được gọi là Khinh Mao Bồ tát vì giống như vật bị gió thổi bay. Kinh Niết Bàn chép: "Vô lượng chúng sanh pháp tâm A nậu Bồ đề nhưng thấy chút duyên trái nghịch liền thoái chuyển. A nậu Bồ đề như ánh trăng trong nước, nước vừa xao động, ánh trăng liền động".

Kinh còn ví von: ví như cá mẹ sanh nhiều cá con, nhưng khôn lớn chỉ có được chút ít; như cây am la hoa nhiều, trái ít. Chúng sanh phát tâm tuy là vô lượng, nhưng người thành tựu quá ít oi chẳng đáng nói đến; kinh chép: "cá con, hoa am la, Bồ tát sơ phát tâm, ba thứ ấy nhân thì nhiều, nhưng kết quả lại ít".

Kinh Thập Trụ Bồ tát đoạn kết cũng nói: "Khi ấy, ngài Xá Lợi Phất bảo các Bồ tát đến dự hội:

- Bọn chúng tôi khi xưa từ Nhất trụ đạt đến Ngũ trụ rồi lại thoái chuyển xuống Sơ Trụ, rồi lại từ Sơ Trụ đạt đến Ngũ Trụ, Lục Trụ, trải qua sáu mươi kiếp như thế trọn chẳng đạt đến bậc bất thoái chuyển
".

Kinh Bảo Vũ cũng nói: "Có thế giới tên là Ta Bà, cõi ấy có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Các hữu tình nếu nghe danh ngài thì chẳng thoái chuyển A nậu Bồ đề, đó là do sức bổn nguyện của đức Như Lai vậy".

Ngài Trừng Hiến đã từng ca ngợi nguyện ấy như sau: "Trong năm trăm đại nguyện của đấng Thích Tôn, nguyện này là thú thắng nhất". Rõ ràng, cả hai bậc Đạo Sư hai cõi cũng phát ra nguyện tối thắng này, thật là "cùng một đường dẫn đến Niết Bàn vậy".

Vô lượng Bồ tát chưa đạt được địa vị bất thoái, dẫu cực kỳ dũng mãnh như cứu dầu cháy, nhưng bởi chướng duyên trùng trùng dồn đến nên lần lần bị thoái chuyển; người học đạo nhiều như lông bò, kẻ đắc đạo hiếm tựa vảy lân. Khi còn tu nhân, Phật Di Đà thương xót họ khổ nhọc nên phát vô thượng nguyện. Do uy đức của Phật nên người được nghe danh hiệu liền chứng đắc ba thứ nhẫn, chứng được bất thoái; ở địa vị bất thoái nương theo nguyện lực của Phật sẽ mau chứng được Bồ đề. Đây thật là nỗi mừng lớn. Lời bình của Hội Sớ: "Nguyện lực khó nghĩ bàn, hễ được một thứ thì được hết thảy mọi thứ vì cùng một lúc được đầy đủ bất thoái và tam nhẫn", thật đã nêu rõ điệu dụng của phương tiện rốt ráo phát xuất từ Nhất Thừa Nguyện Hải của Phật một cách sâu xa.

Thập Trụ Tỳ Ba Sa Luận nói: "Nếu ai muốn mau chóng đạt đến địa vị bất thoái thì nên dũng tâm cung kính chấp trì danh hiệu".

Kinh Tiểu bổn cũng nói: "Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, nay phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh cõi Phật A Di Đà thì những kẻ ấy đều được bất thoái chuyển nơi A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề" [Xá Lợi Phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện dục sanh A Di Đà Phật quốc giả. Thị chư nhơn đẳng, giai đắc bất thoái chuyển A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh].

Được nghe danh hiệu, chỉ cần tin, nguyện, trì danh thì ắt có thể ngay trong hiện đời chứng được bất thoái. Diệu đức của Di Đà Nhất Thừa Nguyện Hải thật khó nghĩ suy nổi, sáu chứ hồng danh là phương tiện rốt ráo. Bốn mươi tám nguyện, nguyện nào cũng nhiếp độ chúng sanh, nguyện nào cũng hiển thị lý chân thật.
  • Phân ra thì bốn mươi tám, hợp lại chỉ là một pháp cú. Một pháp cú là thanh tịnh cú: CHƠN THẬT TRÍ HƯ VÔ VỊ PHÁP THÂN.
- HẾT-


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách