Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thánh_Tri đã viết:
Còn chứ sao không.

Hãy dán chữ "sanh tử sự đại" hay "Chết" lên trán.
.........................................................................................
Tôi cũng thường nghĩ vậy để cảnh tỉnh mình.
tangbong tangbong

Chép tặng bác Thánh Tri và baoboi.

Bài kinh dài quá, xin đăng chỗ khác, mời bác và baoboi đọc: tại đây


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Rất đồng ý với đạo hữu về nhận xét này. Người này chắc không hiểu biết về Tịnh độ.

Tuy nhiên, tôi có cảm nhận rằng rất nhiều người tu theo Tịnh độ lấy niệm hồng danh Phật làm pháp hành là chính mà có phần coi nhẹ kinh kệ. Nhiều quý Thầy giảng pháp cho phật tử cũng chỉ khuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạn mà không nhắc nhở đến phần kinh kệ. Niệm Phật cầu vãng sanh là pháp hành thường xuyên của người tu Tịnh độ nhưng không chỉ có ngần ấy mà đạt được mục đích được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu như vậy thì tôi e rằng chưa đầy đủ.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có đoạn viết: ""... tất cả phàm phu muốn tu tịnh nghiệp, được vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước: Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. Hai là thọ trì Tam Quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi. Ba là phát lòng Bồ Đề, tin sâu lý Nhân Quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều ấy là tịnh nghiệp..."

Lời Phật tổ dạy chắc chắn không thể sai. Chỉ có chúng sinh thực hành giáo pháp của Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kẻ không hiểu lại ...tự đem cảm nhận ra mà "vẽ" rồng rắn. Lại cho rằng pháp niệm Phật chưa đủ "tư cách" vãng sanh, phải thêm thắt kinh kệ gì nữa đó... Thiệt là.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nào dịch chữ "phải" vậy ??? "Đương tu tam phước" dịch là "NÊN TU 3 PHƯỚC". Chữ "nên" dịch thành chữ "phải" rồi ngượng ngạo ép nghĩa để củng cố kiến thức sai lầm.

Vãng sanh thì đa số phàm phu dùng nguyện mà vãng sanh.
Có người tu công đức mà vãng sanh, có người dùng thần lực mà vãng sanh, có người dùng tâm nguyện mà vãng sanh, có người dùng PHƯỚC LỰC mà vãng sanh, có người dùng TỊNH NGHIỆP mà vãng sanh...

"Chỉ có chúng sanh CHƯA thực hành giáo pháp củâ Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình" .

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

thanhtinhtam
Người tu Tịnh Độ thì nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.

Người chỉ biết niệm A Di Đà Phật từ sáng tới tối hay từ tối tới sáng, nếu không thông suốt giáo lý luận, phương pháp, đặc biệt là phải thông suốt CẢNH GIỚI...... tu hành ...thì người đó tu không đúng pháp. Nếu vậy thì các hàng Thánh Giả cũng tu hành chưa đúng pháp... Vì trong kinh có nói Ngài Xá Lợi Phất không thấy được cõi Tịnh Độ (trước mắt Ngài Xá Lợi Phất) của Phật Thích Ca cho tới khi ngài ấn ngón chân xuống đất. Đây chỉ là nói tướng thô của Y Báo. Chưa nói cảnh giới tu chứng khác.

Thôi.
Tặng đạo hữu vài câu thơ của các vị Tổ Sư.

"Nhất cú Di đà vô biệt niệm,
Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương.
"

“Nhược đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ”

"Duy chỉ trì danh mà chứng thực tướng
Không cần quán tưởng cũng thấy Tây Phương"

Chỉ nhớ 3 câu thôi....

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Người tu Tịnh Độ thì nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
Kinh Phật chỉ nói Tín Hạnh Nguyện làm tông chỉ tu hành của Tịnh Độ chứ không nói phải
nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
.

Ngài Mục Kiền Liên muốn cầu tìm âm thanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua phương Tây trải số thế giới phật nhiều bằng số cát trong 99 sông Hằng mà không biết bờ mé.

Ngài Xá Lợi Phất nơi đạo tràng của Ngài Duy Ma Cật mà không thể tự lên toà ngồi mà phải nương thần lực của Phật.

Kinh Đại Bảo Tích nói Sơ Địa Bồ Tát không biết cảnh giới của Bồ Tát Nhị Địa thì làm sao Phàm Phu mà có thể
thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông
.

Nếu
nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
thì như vậy chỉ có các vị Bồ Tát từ Bát Địa trở lên mới tu được mà thôi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

ĐH TT baoboi nói là:
thế bb tôi thì cũng đọc cũng nhiều nhưng hiểu không bao nhiêu
Đọc không hiểu thì ngoại trừ đọc nhiều lần ra thì không còn cách nào khác nữa. Đọc nhiều sẽ hiểu, sẽ nhớ dai, trong đời sống hằng ngày tự nhiên áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thôi. Lại như đọc 1 lần không hiểu, không chịu đọc nhiều lần mà đọc nhiều quyển sách khác nữa thì hết cách luôn rồi!


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

dct87 đã viết:
Rất đồng ý với đạo hữu về nhận xét này. Người này chắc không hiểu biết về Tịnh độ.

Tuy nhiên, tôi có cảm nhận rằng rất nhiều người tu theo Tịnh độ lấy niệm hồng danh Phật làm pháp hành là chính mà có phần coi nhẹ kinh kệ. Nhiều quý Thầy giảng pháp cho phật tử cũng chỉ khuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạn mà không nhắc nhở đến phần kinh kệ. Niệm Phật cầu vãng sanh là pháp hành thường xuyên của người tu Tịnh độ nhưng không chỉ có ngần ấy mà đạt được mục đích được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu như vậy thì tôi e rằng chưa đầy đủ.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có đoạn viết: ""... tất cả phàm phu muốn tu tịnh nghiệp, được vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước: Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. Hai là thọ trì Tam Quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi. Ba là phát lòng Bồ Đề, tin sâu lý Nhân Quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều ấy là tịnh nghiệp..."

Lời Phật tổ dạy chắc chắn không thể sai. Chỉ có chúng sinh thực hành giáo pháp của Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kẻ không hiểu lại ...tự đem cảm nhận ra mà "vẽ" rồng rắn. Lại cho rằng pháp niệm Phật chưa đủ "tư cách" vãng sanh, phải thêm thắt kinh kệ gì nữa đó... Thiệt là.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nào dịch chữ "phải" vậy ??? "Đương tu tam phước" dịch là "NÊN TU 3 PHƯỚC". Chữ "nên" dịch thành chữ "phải" rồi ngượng ngạo ép nghĩa để củng cố kiến thức sai lầm.

Vãng sanh thì đa số phàm phu dùng nguyện mà vãng sanh.
Có người tu công đức mà vãng sanh, có người dùng thần lực mà vãng sanh, có người dùng tâm nguyện mà vãng sanh, có người dùng PHƯỚC LỰC mà vãng sanh, có người dùng TỊNH NGHIỆP mà vãng sanh...

"Chỉ có chúng sanh CHƯA thực hành giáo pháp củâ Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình" .

A Di Đà Phật.
ĐH dct thêm thắt chứ ai mà nói người khác nữa!

Từ "phải" và "nên" là cùng một nghĩa thôi có gì mà ĐH chấp trước văn tự quá vậy!

Có bao giờ ĐH gộp nó lại là một hay chưa?

Nay nói cùng ĐH 5 kinh 1 luận tuy là phân chia như vậy nhưng 1 mà là 6, 6 tức là một. Chẳng qua nói dài hay nói tóm gọn mà thôi.

Nay ĐH nói có Tín, Nguyện, Hạnh mà làm chẳng được phước thứ nhất trong Tam Phước thì chẳng có đạo lý này. Không lẽ người niệm Phật A Di Đà lại còn sát đạo dâm à.

Nay nếu như nói phước thứ nhất trong tam phước làm không được thì không vãng sanh thì không đúng. Vì nếu như phạm tội ngũ nghịch thập ác mà khi lâm chung người ấy sám hối nhất tâm niệm Phật phát nguyện cũng được vãng sanh. Nếu trong sát na lâm chung niệm Phật nhất tâm thì sẽ thành công. Nếu phiền não nổi lên ngay lúc ấy sẽ rớt vào 3 đường ác, chẳng thành công.

Vì vậy người nào mà niệm Phật được công phu thành phiến thì họ sẽ chắc chắn vãng sanh. Nếu không làm được phước thứ nhất trong tam phước thì vĩnh viễn không bao giờ niệm Phật được công phu thành phiến. Đó là lời tôi dám chắc cùng ĐH.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

kimcang đã viết:
Người tu Tịnh Độ thì nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
Kinh Phật chỉ nói Tín Hạnh Nguyện làm tông chỉ tu hành của Tịnh Độ chứ không nói phải
nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
.

Ngài Mục Kiền Liên muốn cầu tìm âm thanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua phương Tây trải số thế giới phật nhiều bằng số cát trong 99 sông Hằng mà không biết bờ mé.

Ngài Xá Lợi Phất nơi đạo tràng của Ngài Duy Ma Cật mà không thể tự lên toà ngồi mà phải nương thần lực của Phật.

Kinh Đại Bảo Tích nói Sơ Địa Bồ Tát không biết cảnh giới của Bồ Tát Nhị Địa thì làm sao Phàm Phu mà có thể
thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông
.

Nếu
nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
thì như vậy chỉ có các vị Bồ Tát từ Bát Địa trở lên mới tu được mà thôi.
TTT nói về mặt tín giải chứ không bàn luận về mặt công hạnh.
Nếu nói theo ĐH KC thì cũng thông, KC nói:
Kinh Phật chỉ nói Tín Hạnh Nguyện làm tông chỉ tu hành của Tịnh Độ chứ không nói phải
nhất định phải thông suốt lý luận, phương pháp, cảnh giới trong Tịnh Tông thì mới tu hành đúng pháp được.
Nói về Tín thì thứ nhất là Tín Tự Tánh. Tự Tánh có công năng chẳng thể nghĩ bàn. Y Báo và Chánh Báo trang nghiêm trong mười pháp giới là do nó biến hiện.

Tâm Thể của nó là ly niệm. Chính là Pháp Thân Bình Đẳng của Như Lai.

Vì vậy cho nên ĐH KC nói đến Tín thì nếu nói rộng ra một chút thì là như quả thật người nào có chân Tín, chân Hạnh thì niệm Phật trong đời này sẽ là Đại Công Cáo Thành rồi?

Một khi chứng được Pháp Thân, thì Báo Thân viên mãn, và Ứng Hoá Thân sẽ hiện ra.

Do vậy Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy rất rõ ràng:
“Hết thảy chúng sanh đều có đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai. Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước, nên chẳng thể chứng đắc”.

Phật nói rõ ràng, nếu như chúng ta chịu buông xuống vọng tưởng thì sẽ thành Phật ngay lập tức. Nhưng những thứ ấy khó bỏ.


sylilave
Bài viết: 34
Ngày: 19/05/09 20:33
Giới tính: Nam
Đến từ: sylilave

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi sylilave »

dct87 đã viết:
Rất đồng ý với đạo hữu về nhận xét này. Người này chắc không hiểu biết về Tịnh độ.

Tuy nhiên, tôi có cảm nhận rằng rất nhiều người tu theo Tịnh độ lấy niệm hồng danh Phật làm pháp hành là chính mà có phần coi nhẹ kinh kệ. Nhiều quý Thầy giảng pháp cho phật tử cũng chỉ khuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạn mà không nhắc nhở đến phần kinh kệ. Niệm Phật cầu vãng sanh là pháp hành thường xuyên của người tu Tịnh độ nhưng không chỉ có ngần ấy mà đạt được mục đích được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu như vậy thì tôi e rằng chưa đầy đủ.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có đoạn viết: ""... tất cả phàm phu muốn tu tịnh nghiệp, được vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước: Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. Hai là thọ trì Tam Quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi. Ba là phát lòng Bồ Đề, tin sâu lý Nhân Quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều ấy là tịnh nghiệp..."

Lời Phật tổ dạy chắc chắn không thể sai. Chỉ có chúng sinh thực hành giáo pháp của Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kẻ không hiểu lại ...tự đem cảm nhận ra mà "vẽ" rồng rắn. Lại cho rằng pháp niệm Phật chưa đủ "tư cách" vãng sanh, phải thêm thắt kinh kệ gì nữa đó... Thiệt là.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nào dịch chữ "phải" vậy ??? "Đương tu tam phước" dịch là "NÊN TU 3 PHƯỚC". Chữ "nên" dịch thành chữ "phải" rồi ngượng ngạo ép nghĩa để củng cố kiến thức sai lầm.

Vãng sanh thì đa số phàm phu dùng nguyện mà vãng sanh.
Có người tu công đức mà vãng sanh, có người dùng thần lực mà vãng sanh, có người dùng tâm nguyện mà vãng sanh, có người dùng PHƯỚC LỰC mà vãng sanh, có người dùng TỊNH NGHIỆP mà vãng sanh...

"Chỉ có chúng sanh CHƯA thực hành giáo pháp củâ Ngài chưa thấu triệt ý tưởng và tùy tiện thêm bớt theo chủ quan của mình" .

A Di Đà Phật.
Đạo hữu đọc chưa hết sách mà đã nhiễm thói "tăng thượng mạn" (Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức). Đoạn kinh trên trích từ bản dịch KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT do ngài Cương Lương Gia Xá (Đời Lưu Tống) dịch sang tiếng Hán và đã được hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch sang tiếng Việt. Tuy vậy, có bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh (Pháp Hội Quán Vô Lượng Thọ Phật Thứ 62 Kinh Đại Bảo Tích) dịch chữ "phải" thành chữ "nên". Thiết nghĩ cũng không cần phải bắt bẻ từ ngữ làm gì mà mang tiếng đọc chưa hết sách.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

"Phải" và "Nên" là 2 chữ hoàn toàn khác nhau về mặc ý nghĩa...

Kinh Phật từng lời, từng chữ ...sao có thể dịch sai được.
dct không rành tiếng Hán, nhưng cũng không mù tiếng Hán.
Thiết nghĩ cũng không cần phải bắt bẻ từ ngữ làm gì mà mang tiếng đọc chưa hết sách.
Còn bản kinh Quán Vô Lượng Thọ, dct cũng đã từng đọc qua bản tiếng Hán Việt hết rồi, chứ không phải chưa từng đọc. Chính vì đọc qua bản tiếng Hán Việt cho nên mới biết có người dịch trật chữ Nên thành chữ Phải.

SáchKinh là 2 chữ khác nhau về mặc ý nghĩa nữa đấy.
dct không bắt bẽ lỗi phải ai, nhưng dẫn chứng lời Phật mà nói trật để bào chữa theo ý mình thì dct phải...à không...nên lên tiếng chứ.

Kinh Kim Cang Phật nói "“Tu-bồ-đề! Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả."
Lời của Phật là nói thật, vừa phải, đúng mức, rõ ràng, không hư dối, không thêm thắt, không vọng, không khác. Thử nghĩ....mình dịch khác nghĩa...có phải "tam sao thất bản" không???

Chúc đạo hữu an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Pháp môn TỊNH ĐỘ nào đây ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chào bạn thanhtinhtam

Mong là dct có duyên với đạo hữu
Nay ĐH nói có Tín, Nguyện, Hạnh mà làm chẳng được phước thứ nhất trong Tam Phước thì chẳng có đạo lý này. Không lẽ người niệm Phật A Di Đà lại còn sát đạo dâm à.
...và
Nay nếu như nói phước thứ nhất trong tam phước làm không được thì không vãng sanh thì không đúng....
Vậy đạo hữu cũng chấp nhận 1 điều rằng:

... nếu như nói phước thứ nhất trong tam phước làm không được thì không vãng sanh thì không đúng

thì cần gì phải nói thêm phước thứ 2 và thứ 3...
Vậy rõ ràng, tuy không phụ thuộc vào 3 phước, hành giả nếu tu hành có tín hạnh nguyện vẫn có thể vãng sanh...Đó là lý do từng chữ, từng lời trong kinh Phật không hề nói sai, nói dư, nói lố...Phật không dùng từ "phải", mà dùng từ "nên".
Vì vậy người nào mà niệm Phật được công phu thành phiến thì họ sẽ chắc chắn vãng sanh
.
Có Tín, Nguyện có duyên thù thắng thì chỉ...tưởng tượng Phật trong sát na cũng có thể vãng sanh.
Nếu không làm được phước thứ nhất trong tam phước thì vĩnh viễn không bao giờ niệm Phật được công phu thành phiến. Đó là lời tôi dám chắc cùng ĐH.
Công phu có thành phiến hay không, hoặc nhất tâm hay không lo do công phu của mình tu tập và DUYÊN nữa, chứ không nhất định do 1 trong 3 phước.

Chúc đạo hữu an lạc
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.107 khách