“Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

“Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Tín tâm

Chúng ta hãy xem những người có thành tựu trong pháp thế và xuất thế gian, bạn chỉ cần quan sát cẩn thận, sẽ thấy, họ vì sao có thể thành tựu? – Tín tâm. Tín tâm càng vững vàng, càng không bị dao động, càng không chịu ảnh hưởng bên ngoài thì đời này, khả năng thành tựu càng lớn. Chúng ta phải học tập Đức Phật. Phật là đạo sư bậc nhất của thế gian và xuất thế gian. Bạn nếu không vượt lên tín tâm của hết thảy mọi người, làm sao có thể thành tựu được? Đây là việc khó, rất khó! Nếu không thể kiến lập được tín tâm thì chướng ngại sẽ trùng trùng đối với việc niệm Phật, cầu vãng sanh, thậm chí việc tu phước của chúng ta.


Chúng ta thử đưa ra một ví dụ đơn giản: cứu giúp những chúng sanh đau khổ, đây là phước báo, là việc tốt. Những tài vật cứu tế có thể bị người trung gian đoạt lấy, trái lại những người thực sự bị tai nạn lại không được gì, có việc này không? – Có. Thấy sự tình như thế, chúng ta mất tín tâm, không còn hứng thú với việc cứu tế nữa. Suy nghĩ trong lòng người học Phật: ta đem tài vật cứu giúp thiên tai khổ nạn, bị người trung gian tước đoạt. Kia há chẳng phải ta tạo điều kiện cho họ gây ác nghiệp sao? Do đó, càng nghĩ càng không dám phát tâm! Ngay cả cơ hội tu phước cũng đoạn mất. Hạng người này tự cho mình thông minh, tự cho rằng điều mình làm là đúng. Nhưng trong kinh, Phật dạy chúng ta thế nào? – Hoàn toàn khác với suy nghĩ của kẻ kia. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: “Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”. Không cần nói bạn cầm tiền vật cứu giúp người khác, chỉ cần khởi cái niệm này thì công đức bạn đủ viên mãn rồi, bởi lẽ bạn thật lòng thật ý. Mỗi người có nhân quả của mình, có phước đức nhân duyên của mình, quyết không thể vì mắc nghẹn mà bỏ ăn, đây là sai lầm rất lớn. Pháp thế gian, đặc biệt cuộc sống trong thời đại hiện nay, hoàn toàn không có sự dạy dỗ của thánh hiền, chúng sanh tạo ác rất phổ biến, nhưng không thể vì chúng sanh tạo ác mà chúng ta không làm thiện, không giúp người, như thế tiền đồ trong tương lai của chúng ta rất đáng sợ, chẳng những không đi lên mà nhất định đọa lạc xuống. Họ tạo nghiệp của họ, ta tu phước của ta, mỗi người ai nấy đều có quả báo của riêng mình. Lúc nhỏ, ở Đài Bắc, tôi thường hay phóng sanh. Một lần kia, chúng tôi thỉnh pháp sư Đạo An cùng đi, ngài rất hoan hỷ. Chúng tôi phóng sanh trên thượng nguồn, dưới hạ lưu nhiều người đánh bắt cá. Có đồng tu trông thấy, hỏi lão hòa thượng phải làm thế nào? Ngài dạy: “Chúng ta phóng sanh là tu phước cho chúng ta, họ bắt cá là tạo nghiệp của họ, ta trọn không có ý phóng sanh cho họ bắt. Lúc ta phóng sanh, cũng không nghĩ trước có người bắt cá ở bờ sông. Mỗi người đều tạo nghiệp riêng của mình, ai tạo nghiệp gì thì thọ quả nấy. Không thể thấy trong sông, hồ có người bắt cá, tại chỗ ấy không thể phóng sanh, bèn bỏ sạch mọi thiện niệm, thiện hạnh. Đây là chúng ta làm việc không có định lực nên phải chịu ảnh hưởng hoàn cảnh bên ngoài.


Do đây có thể thấy sự thành tựu trong Phật pháp phải có tín tâm vững vàng, không mảy may dao động, phải có tín tâm với mọi người. Dầu bạn tạo ác nghiệp, tôi vẫn có tín tâm với bạn. Tôi phó thác cho bạn những tài vật này, nhờ bạn cứu giúp những người nghèo cùng khốn khổ, bạn chiếm đoạt toàn bộ, tôi vẫn có tín tâm với bạn! Điều này nói thế nào nhỉ? – Nhân quả không thể sai, hiện tại bạn chiếm đoạt những tài vật này, tương lai bạn vẫn phải hoàn trả cho chúng sanh, một miếng ăn một miếng uống cũng không thể trốn khỏi. Thiếu mạng phải trả mạng, thiếu tiền phải trả tiền. Nhân quả thông ba đời. Bạn hiểu rõ đạo lý này, tín tâm của bạn sẽ viên mãn, sẽ đầy đủ. Bạn lừa gạt tôi, tôi cũng đưa cho bạn, vì sao? Tương lai bạn sẽ phải trả. Đời này không trả, đời sau phải trả. Đời sau không trả, đời sau nữa gặp được cũng phải trả, tuyệt đối không thể ăn thiếu. Cho nên hiểu được đạo lý này, tín tâm sẽ đầy đủ với hết thảy mọi người, không mảy may hoài nghi, toàn tâm toàn lực tu thiện, hành thiện, thành tựu viên mãn thiện tâm, thiện hạnh của mình, thật sự giống như lời Phật dạy: “Khiến cho thiện pháp này niệm niệm viên mãn”. Thiện pháp không thể thành tựu đều do không có định lực. Cho nên nghi ngờ là phiền não lớn đối với Bồ Tát.

HT. Tịnh Không

Trích tập 90, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Giảng Ký
__________________
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Tồn hảo tâm, thuyết hảo thoại, hành hảo sự, tác hảo nhân.
Giữ tâm tốt, nói lời lành, làm việc tốt, làm người tốt.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
truongvanthanh
Bài viết: 2
Ngày: 25/05/11 02:49
Giới tính: Nam

Re: “Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”

Bài viết chưa xem gửi bởi truongvanthanh »

mình muốn hỏi 1 điều thế này về pháp môn tịnh độ,như các sách có dạy có vãng sanh hay o là do ở tín và nguyện còn phẫm vị cao hay thấp là do niệm phật sâu hay cạn, giả sử như có người lúc trước (lúc mà người đó chưa gặp biết pháp môn tịnh độ ) người đó phát nguyện làm điều thiện , làm công đức để kiếp sau giàu có,nhưng về sau khi người đó đã biết được pháp môn tịnh độ thì người đó liền phát nguyện cầu vãng sanh về tịnh độ.vậy thì cho mình hỏi là khi người đó lâm chung thì nguyện nào người đó sẽ tiếp nhận trước tiên. và nếu người đó muốn xóa bỏ cái nguyện đầu tiên(tức là cái nguyện mà mong muốn giàu có ở kiếp sau)thì người đó phải làm thế nào cho đúng cách, theo mình nghĩ thì giống như khi mình trồng cây thì cái cây mình trồng trước nhưng mình ít chăm sóc , thì nó sẽ cho ra quả chậm hơn cái cây mà mình trồng sau nhưng mình lại thường xuyên chăm sóc cho nó.vậy thì cái nguyện mong muốn giàu có ở kiếp sau của người đó nếu người đó về sau o quan tâm, o hồi hướng công đức cho nguyện đó nữa,người đó nhàm chán cái nguyên giàu có ở kiếp sau, mà người đó chỉ hồi hướng công đức cho cái nguyện vãng sanh lúc sau của người đó thì có phải là khi người đó lâm chung người đó sẽ thọ nhận cái nguyện vãng sanh trước phải o bạn


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: “Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

o hồi hướng công đức cho nguyện đó nữa,người đó nhàm chán cái nguyên giàu có ở kiếp sau, mà người đó chỉ hồi hướng công đức cho cái nguyện vãng sanh lúc sau của người đó thì có phải là khi người đó lâm chung người đó sẽ thọ nhận cái nguyện vãng sanh trước phải o bạn
Phải công nhận bạn thật là có lòng muốn vãng sanh đó .


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
tnmp
Bài viết: 28
Ngày: 11/02/11 18:28
Giới tính: Nữ
Đến từ: hue

Re: “Phát tâm hoàn thành, công đức viên mãn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tnmp »

gửi bạn truongvanthanh . Theo như ý kiến cá nhân của mình thì mình có nhớ không nhầm , mình có đọc trong kinh phật ADIDA thì những ai thường niệm danh hiệu ngài và nguyện hồi hướng công đức của mình thì đều được vãng sanh . Thật ra vấn đề này bạn không phải lo gì cả bởi vì nếu niệm phật tha thiết nhất tâm thÌ sẽ cảm ứng đến phật ADIDA .nhất định sẽ vãng sanh ,bất kể mình đã làm những việc gì dù xấu hay tốt . CHỉ sợ mình còn e ngại không thiết tha để lên cõi cực lạc của ngài mà thôi .Bạn có thể tham khảo kinh 48 lời đại nguyện của phật ADiDA , hoặc gõ các từ khóa liên quan đến pháp môn tu tịnh độ của phật adida trên mạng ,hy vọng từ đó bạn sẽ có thêm niềm tin bất thối chuyển để từ đó mà hành trì . chúc bạn thành công
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách