Các kinh sách hữu ích cho người tu Tịnh độ
Các kinh sách hữu ích cho người tu Tịnh độ
1. Niệm Phật thập yếu
Đây là cuốn sách mình rất tâm đắc do hòa thượng Thích Thiền Tâm biên soạn. Hầu như những gì tối yếu nhất của pháp môn Tịnh Độ đều có trong quyển kinh này
2. Kinh A Di Đà yếu giải (tổ Ngẩu Ích Đại sư viết)
Theo lời của tổ Ấn Quang thì Ngẫu Ích đại sư chính là hóa thân của Phật A DI Đà. Lời lẽ văn nghĩa thì xác đáng cùng cực dù cho cổ phật tái lai cũng không thể viết hay hơn. Tổ Ấn Quang đã rất nhiều lần xiển dương và khuyên các phật tử nên đọc quyển này đủ biết tầm quan trọng của nó rùi nhé.
Các phần đáng để ý : chính là phần đại sư lý giải về pháp thân, báo thân , hóa thân của Phật, tam thiên đại thiên thế giới( các bạn nếu không muốn tìm hiểu cũng không sao vì nó không phải tối trọng cho việc tu tập, đa văn không vào được pháp của Như Lai mà). Nhưng chỉ có quyển kinh này mới lý giải tuyệt vời như thế càng làm mình tin chỉ có Phật, Bồ Tát mới có thể viết tường tận vậy.
Phần hay nhất: chính là câu hỏi niệm phật 10 niệm là niệm lúc bình thường hay lúc lâm chung và có phải bình thường không cần niệm chỉ cần đợi đến khi lâm chung niệm 10 niệm là được vãng sanh hay không?( phương pháp thập niệm do Từ Vân sám chủ sáng chế dành cho những người bận rộn không có thời gian niệm Phật căn cứ theo lời đại nguyện thứ 18 của Phật A DI Đà). Còn nếu như bạn nào có thắc mắc thì mình sẽ post phần nội dung của câu hỏi và câu trả lời lên.
3.Lá thư Tịnh Độ (tổ Ấn Quang đại sư, HT Thích Thiền Tâm biên soạn)
Chắc ai cũng biết Ấn Quang đại sư là vị tổ thứ 8 và cũng là tổ cuối cùng của Tịnh Độ tông. Tương truyền ngài là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát. Dẫn chứng: có một cô gái rất muốn gặp Ấn Quang Đại Sư nhưng không biết tìm ở đâu. Vì thế khi cô nằm mộng được Quán Thế Âm Bồ Tát mách bảo rằng Tổ Ấn Quang là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát hiện đang thuyết pháp ở Phổ Đà sơn và chỉ còn 2 ngày nữa là ngài sẽ tịch.Cô gái đến nơi hỏi thì bị ngài qưở trách và đúng 2 ngày sau thì ngài thị tịch.
Quyển Lá thư Tịnh Độ ngoài việc chỉ dạy lợi ích của pháp môn Tịnh Độ,phương pháp tu tập còn phân tích các nghi vấn thường gặp về Thiền và Tịnh, dạy cách đối nhân xử thế ở đời để Tịnh nghiệp mau thành tụ. Nói chung các Phật Tử cũng rất cần phải đọc cuốn này.
4.Niệm Phật Tông Yếu (Pháp Nhiên đại sư)
Cuốn này mỏng thôi nhưng hay cực kỳ do Pháp Nhiên đại sư bên Nhật Bản viết. Đọc xong cuốn này các Phật tử sẽ cảm thấy lạc quan vô cùng vì Pháp Nhiên đại sư chỉ ra chỉ quyết của tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần niệm Phật là đủ( không cần phát bồ đề tâm hay làm việc gì hết ráo) cũng đủ để vãng sanh. Cần nói thêm tổ Ấn Quang thì cho rằng muốn được vãng sanh thì phải làm lành tránh ác, trì ngũ giới, phát bồ đề tâm thì tâm như thế mới hợp tâm phật mới có thể vãng sanh. Nhưng tổ Thiện Đạo thì cho rằng chỉ cần chuyên tu niệm phật là đủ để vãng sanh vì theo lời nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà.
5.Tịnh Độ thập nghị luận ( HT Thích Thiền Tâm biên soạn)
Các nghi vấn thường gặp, đối với những ai hay thắc mắc nghi này nghi kia thì mau mau sắm cuốn này về đi nhé. Rất cần thiết. Người hỏi hay mà người trả lời cũng hay.
VD:Kẻ 1 đời tạo ác,khi lâm chung niệm Phật được đới nghiệp vãng sanh, vậy thì bây giờ tui tạo ác đợi khi lâm chung rồi niệm phật cũng được vãng sanh chăng?
6. Kinh Niệm Phật Ba La Mật ( cư sĩ Tịnh Hải biên soạn)
Theo ý mình thì cuốn này nghĩa lý hơi cao dành cho những người thượng căn nhưng phần sưu giải của cư sĩ Tịnh Hải thì dễ hiểu và bổ ích vô cùng.
7. Kinh Vô Lượng Thọ
Nếu ai còn chưa hiểu biết về Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc thì đọc ngay nhé.Hẳn ai cũng biết đây là cuốn kinh quan trọng nhất và là cốt yếu cho người tu Tịnh Độ nhưng tại sao mình lại không đặt lên đầu. Vì theo quan điểm của mình lời Phật giảng rất vi diệu và sâu xa nếu chỉ đọc qua 1 vài lần thì không thể nào hiểu hết lời Phật dạy và đôi khi dẫn đến hiểu lầm nữa. Còn lời của các tổ thì sẽ giải thích cặn kẽ rõ ràng các lời dạy của Phật giúp cho ta có thể hiểu biết đúng đắn( tổ cũng là Phật, Bồ Tát hóa thân chứ đâu nữa )
8. Cẩm nang tu đạo (HT Quang Khâm)
HT Quảnh Khâm là 1 vị HT cận đại bên Đài Loan. Ngài tu Tịnh Độ và đã vãng sanh Cực Lạc nên không nghi ngờ gì về tác phẩm của ngài nữa nhé.
Nếu như ai ở TP HCM thì có thể mua các kinh này ở chùa Hoằng Pháp( kinh rẻ nhưng không nhiều), hoặc các chùa lớn khác Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm , Ấn Quang...(kinh nhiều nhưng không rẻ ). Còn ai ở các tỉnh khác thì mình không biết , các bạn có thể lên mạng đọc hoặc nhờ người thân mua gửi vào.
Kết: Mình viết bài này không phải khuyến khích các đại hữu học rộng hiểu nhiều (vì như đã nói pháp Phật không dành cho kẻ thông minh và hiểu biết) mà muốn cho các đại hữu có được một minh sư chỉ đường sáng suốt nhất. Như Phật đã nói sau khi Người nhập nhiệt thì phải lấy các pháp làm thầy. Nếu như muốn việc tu hành được lợi ích lớn thì điều đầu tiên là phải có chánh kiến, chỉ cần hiểu sai 1 chút thôi thì sẽ rất bất lợi cho việc giải thoát và thậm chí phải đọa vào ác đạo.
Cuối cùng: sau khi đọc kinh hiểu rõ ngọn ngành rồi thì các Phật tử nên tinh tấn tu hành ngày đêm niệm Phật chứ đừng lười biếng thoái lui (như mình) vì mạng người như hơi thở chỉ cần thở ra không thở vào nữa thì....
Được thân người khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi, được thân người mà trí tuệ thân căn đầy đủ lại càng khó, mà gặp được Phật pháp lại càng khó hơn gấp bội, trong Phật pháp gặp được pháp môn Tịnh Độ lại càng khó hơn gấp ngàn lần mà đã gặp được thì chưa chắc gì đã tin.
Còn ai mà tự nhiên có lòng tin mãnh liệt vào pháp môn này nhưng không tường tận sâu xa gì thì không cần phải hiểu biết chi nhiều cứ thế mà niệm Phật. Khi nhất tâm rồi thì Tam tạng kinh điển hiển hiện trong tâm. Còn nếu như chưa hiểu kỹ càng bán tín bán nghi thì nên tìm hiểu đến nơi đến chốn để tránh lầm tri kiến.
Chúc mọi người mau thành tựu đạo nghiệp
A Di Đà Phật.
Đây là cuốn sách mình rất tâm đắc do hòa thượng Thích Thiền Tâm biên soạn. Hầu như những gì tối yếu nhất của pháp môn Tịnh Độ đều có trong quyển kinh này
2. Kinh A Di Đà yếu giải (tổ Ngẩu Ích Đại sư viết)
Theo lời của tổ Ấn Quang thì Ngẫu Ích đại sư chính là hóa thân của Phật A DI Đà. Lời lẽ văn nghĩa thì xác đáng cùng cực dù cho cổ phật tái lai cũng không thể viết hay hơn. Tổ Ấn Quang đã rất nhiều lần xiển dương và khuyên các phật tử nên đọc quyển này đủ biết tầm quan trọng của nó rùi nhé.
Các phần đáng để ý : chính là phần đại sư lý giải về pháp thân, báo thân , hóa thân của Phật, tam thiên đại thiên thế giới( các bạn nếu không muốn tìm hiểu cũng không sao vì nó không phải tối trọng cho việc tu tập, đa văn không vào được pháp của Như Lai mà). Nhưng chỉ có quyển kinh này mới lý giải tuyệt vời như thế càng làm mình tin chỉ có Phật, Bồ Tát mới có thể viết tường tận vậy.
Phần hay nhất: chính là câu hỏi niệm phật 10 niệm là niệm lúc bình thường hay lúc lâm chung và có phải bình thường không cần niệm chỉ cần đợi đến khi lâm chung niệm 10 niệm là được vãng sanh hay không?( phương pháp thập niệm do Từ Vân sám chủ sáng chế dành cho những người bận rộn không có thời gian niệm Phật căn cứ theo lời đại nguyện thứ 18 của Phật A DI Đà). Còn nếu như bạn nào có thắc mắc thì mình sẽ post phần nội dung của câu hỏi và câu trả lời lên.
3.Lá thư Tịnh Độ (tổ Ấn Quang đại sư, HT Thích Thiền Tâm biên soạn)
Chắc ai cũng biết Ấn Quang đại sư là vị tổ thứ 8 và cũng là tổ cuối cùng của Tịnh Độ tông. Tương truyền ngài là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát. Dẫn chứng: có một cô gái rất muốn gặp Ấn Quang Đại Sư nhưng không biết tìm ở đâu. Vì thế khi cô nằm mộng được Quán Thế Âm Bồ Tát mách bảo rằng Tổ Ấn Quang là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát hiện đang thuyết pháp ở Phổ Đà sơn và chỉ còn 2 ngày nữa là ngài sẽ tịch.Cô gái đến nơi hỏi thì bị ngài qưở trách và đúng 2 ngày sau thì ngài thị tịch.
Quyển Lá thư Tịnh Độ ngoài việc chỉ dạy lợi ích của pháp môn Tịnh Độ,phương pháp tu tập còn phân tích các nghi vấn thường gặp về Thiền và Tịnh, dạy cách đối nhân xử thế ở đời để Tịnh nghiệp mau thành tụ. Nói chung các Phật Tử cũng rất cần phải đọc cuốn này.
4.Niệm Phật Tông Yếu (Pháp Nhiên đại sư)
Cuốn này mỏng thôi nhưng hay cực kỳ do Pháp Nhiên đại sư bên Nhật Bản viết. Đọc xong cuốn này các Phật tử sẽ cảm thấy lạc quan vô cùng vì Pháp Nhiên đại sư chỉ ra chỉ quyết của tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần niệm Phật là đủ( không cần phát bồ đề tâm hay làm việc gì hết ráo) cũng đủ để vãng sanh. Cần nói thêm tổ Ấn Quang thì cho rằng muốn được vãng sanh thì phải làm lành tránh ác, trì ngũ giới, phát bồ đề tâm thì tâm như thế mới hợp tâm phật mới có thể vãng sanh. Nhưng tổ Thiện Đạo thì cho rằng chỉ cần chuyên tu niệm phật là đủ để vãng sanh vì theo lời nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà.
5.Tịnh Độ thập nghị luận ( HT Thích Thiền Tâm biên soạn)
Các nghi vấn thường gặp, đối với những ai hay thắc mắc nghi này nghi kia thì mau mau sắm cuốn này về đi nhé. Rất cần thiết. Người hỏi hay mà người trả lời cũng hay.
VD:Kẻ 1 đời tạo ác,khi lâm chung niệm Phật được đới nghiệp vãng sanh, vậy thì bây giờ tui tạo ác đợi khi lâm chung rồi niệm phật cũng được vãng sanh chăng?
6. Kinh Niệm Phật Ba La Mật ( cư sĩ Tịnh Hải biên soạn)
Theo ý mình thì cuốn này nghĩa lý hơi cao dành cho những người thượng căn nhưng phần sưu giải của cư sĩ Tịnh Hải thì dễ hiểu và bổ ích vô cùng.
7. Kinh Vô Lượng Thọ
Nếu ai còn chưa hiểu biết về Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc thì đọc ngay nhé.Hẳn ai cũng biết đây là cuốn kinh quan trọng nhất và là cốt yếu cho người tu Tịnh Độ nhưng tại sao mình lại không đặt lên đầu. Vì theo quan điểm của mình lời Phật giảng rất vi diệu và sâu xa nếu chỉ đọc qua 1 vài lần thì không thể nào hiểu hết lời Phật dạy và đôi khi dẫn đến hiểu lầm nữa. Còn lời của các tổ thì sẽ giải thích cặn kẽ rõ ràng các lời dạy của Phật giúp cho ta có thể hiểu biết đúng đắn( tổ cũng là Phật, Bồ Tát hóa thân chứ đâu nữa )
8. Cẩm nang tu đạo (HT Quang Khâm)
HT Quảnh Khâm là 1 vị HT cận đại bên Đài Loan. Ngài tu Tịnh Độ và đã vãng sanh Cực Lạc nên không nghi ngờ gì về tác phẩm của ngài nữa nhé.
Nếu như ai ở TP HCM thì có thể mua các kinh này ở chùa Hoằng Pháp( kinh rẻ nhưng không nhiều), hoặc các chùa lớn khác Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm , Ấn Quang...(kinh nhiều nhưng không rẻ ). Còn ai ở các tỉnh khác thì mình không biết , các bạn có thể lên mạng đọc hoặc nhờ người thân mua gửi vào.
Kết: Mình viết bài này không phải khuyến khích các đại hữu học rộng hiểu nhiều (vì như đã nói pháp Phật không dành cho kẻ thông minh và hiểu biết) mà muốn cho các đại hữu có được một minh sư chỉ đường sáng suốt nhất. Như Phật đã nói sau khi Người nhập nhiệt thì phải lấy các pháp làm thầy. Nếu như muốn việc tu hành được lợi ích lớn thì điều đầu tiên là phải có chánh kiến, chỉ cần hiểu sai 1 chút thôi thì sẽ rất bất lợi cho việc giải thoát và thậm chí phải đọa vào ác đạo.
Cuối cùng: sau khi đọc kinh hiểu rõ ngọn ngành rồi thì các Phật tử nên tinh tấn tu hành ngày đêm niệm Phật chứ đừng lười biếng thoái lui (như mình) vì mạng người như hơi thở chỉ cần thở ra không thở vào nữa thì....
Được thân người khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi, được thân người mà trí tuệ thân căn đầy đủ lại càng khó, mà gặp được Phật pháp lại càng khó hơn gấp bội, trong Phật pháp gặp được pháp môn Tịnh Độ lại càng khó hơn gấp ngàn lần mà đã gặp được thì chưa chắc gì đã tin.
Còn ai mà tự nhiên có lòng tin mãnh liệt vào pháp môn này nhưng không tường tận sâu xa gì thì không cần phải hiểu biết chi nhiều cứ thế mà niệm Phật. Khi nhất tâm rồi thì Tam tạng kinh điển hiển hiện trong tâm. Còn nếu như chưa hiểu kỹ càng bán tín bán nghi thì nên tìm hiểu đến nơi đến chốn để tránh lầm tri kiến.
Chúc mọi người mau thành tựu đạo nghiệp
A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Balamật vào ngày 07/09/10 19:46 với 3 lần sửa.
[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
-
- Bài viết: 1141
- Ngày: 07/06/10 04:08
- Giới tính: Nam
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
Xin dẫn link;
1. Niệm Phật thập yếu : http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu.htm
2. Kinh A Di Đà yếu giải: http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai.htm
3.Lá thư Tịnh Độ http://niemphat.net/Luan/lathutinhdo.htm
4.Niệm Phật Tông Yếu
http://www.bodetam.org/Vietnamese/NghiQ ... ngYeu.html
5.Tịnh Độ thập nghị luận http://niemphat.net/Luan/thapnghiluan.htm
6. Niệm Phật Ba La Mật http://niemphat.net/Kinh/niemphatbala.htm
7. Kinh Vô Lượng Thọ http://niemphat.net/Kinh/voluongtho-adida_25K-PDF.pdf
8. Cẩm nang tu đạo (HT Quang Khâm) ở cùa hoàng Pháp có bán
http://www.dharmasite.net/bdh21/CamNangTuDao.html
Thực ra bạn muốn thành tựu Phật Pháp nên bắt đầu từ Kinh Địa Tạng: http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Chư vị đồng học,
Trong những năm qua, khi đạo tràng vừa xây dựng xong, bộ kinh đầu tiên tôi giảng nhất định sẽ là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Tại sao phải giảng bộ kinh này? Xây dựng Phật pháp chẳng thể xa lìa cơ sở vật chất, dùng cách nói hiện nay thì nhất định phải có đất đai, phải có phòng ốc, phải có kiến trúc. Có cơ sở xong thì chúng ta mới có nơi chốn để tu đạo. Nhưng tu đạo phải y cứ vào những gì? Chúng ta phải biết. Tu đạo nhất định phải y cứ vào ‘tâm địa’, Kinh Ðịa Tạng chính là khóa học đầu tiên của chúng ta. Có cơ sở vật chất rồi, cơ sở tinh thần quan trọng nhất là Tâm Ðịa pháp môn. Thế nên bộ kinh đầu tiên chúng ta nhất định phải giảng là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh để làm cơ sở cho sự tu học Ðại Thừa. Nếu chẳng hiểu Tâm Ðịa pháp môn, không biết phải bắt đầu tu từ tâm địa thì rốt cuộc nhất định chẳng thành công. Nói cách khác, bất luận bạn có dụng công, có nỗ lực như thế nào, có phấn đấu mạnh mẽ, có tinh tấn như thế nào đi nữa thì bạn cũng vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi được, những gì bạn tu cũng chỉ là phước báo hữu lậu mà thôi. Sự tiêu biểu của pháp Ðại Thừa ở Trung Quốc là dùng Tứ Ðại Bồ Tát, vị thứ nhất chính là Ðịa Tạng Bồ Tát. Từ Ðịa Tạng Bồ Tát phát triển rộng ra là Quán Thế Âm Bồ Tát, [Quán Âm tiêu biểu] Đại Từ Đại Bi. Ðịa Tạng [tiêu biểu] Hiếu Kính [2].
Ngày nay tại sao Phật pháp lại suy thoái đến như vậy? Tại sao người tu hành chẳng thể thành tựu rạng rỡ như người đời xưa? Vì mọi người đều quên mất cội gốc, chẳng hiếu, chẳng kính. Lúc trước thầy Lý thường gọi cách tu học này là giỡn chơi với Phật pháp, họ chẳng tu học Phật pháp, cũng chẳng phải hoằng dương Phật pháp, mà là giỡn chơi với Phật pháp, tiêu khiển Phật pháp, chẳng có gì làm nên phải tiêu khiển giải trí, lấy Phật pháp để tiêu khiển! Ðích thật là như vậy, lời thầy Lý chẳng quá đáng tí nào. Chúng ta hãy suy nghĩ có phải chính mình cũng đang tiêu khiển Phật pháp hay chăng? Có đang giỡn chơi với Phật pháp hay không? Chỉ tu một chút phước hữu lậu mà thôi. Vả nữa, chút phước này sẽ chẳng thể hưởng ở nhân gian, mà hưởng ở đâu? Hưởng ở cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ. Tại sao không thể hưởng ở cõi người? Tư cách làm người của bạn mất rồi nên những phước đã tu được chẳng thể hưởng ở cõi người, chúng ta phải hiểu rõ ràng. Làm người thì phải biết ‘Hiếu thân, tôn sư’, phước thứ nhất của Tam Phước nói trong Quán Kinh là ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’, được vậy thì bạn mới được thân người, những phước báo bạn tu được mới có thể hưởng ở cõi người, cõi trời. Nếu chẳng làm nổi bốn điều này thì phước bạn tu được nhất định sẽ hưởng nơi ác đạo, ác đạo cũng có phước báo rất lớn. Những Lý và Sự này chúng ta đều hiểu rõ, nhưng chúng ta chẳng thể chuyển đổi trở lại, nói cách khác thì đã hiểu rõ nhưng làm không nổi. Tại sao làm không nổi? Nói thật ra là vì chẳng thấu triệt những Sự Lý này. Nếu thật sự thấu triệt thì có thể sám trừ nghiệp chướng, quay đầu là bến bờ. Thế nên khi đạo tràng mới thành lập, Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện nhất định không thể thiếu, nhất định phải giảng kinh này.
Chư vị đồng tu đến đây tham học, hôm nay chúng tôi sắp khóa học này vào khóa trình chủ yếu, thời gian tuy không nhiều nhưng chúng tôi nhất định phải giảng tường tận những điểm chính yếu. Ngoài ra, những phần cổ đức đã chú giải tường tận, Thánh Nhất pháp sư đã giảng giải bằng ngôn ngữ thông tục, quý vị có thể dùng đó làm tham khảo. Tương lai quý vị hoằng dương Phật pháp trong nước và ngoài nước, mỗi khi đến một đạo tràng mới [thành lập] trước hết nên giảng Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện, sau đó mới giảng kinh Vô Lượng Thọ, khuyên họ niệm Phật vãng sanh, đây là quy củ nhất định.
1. Niệm Phật thập yếu : http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu.htm
2. Kinh A Di Đà yếu giải: http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai.htm
3.Lá thư Tịnh Độ http://niemphat.net/Luan/lathutinhdo.htm
4.Niệm Phật Tông Yếu
http://www.bodetam.org/Vietnamese/NghiQ ... ngYeu.html
5.Tịnh Độ thập nghị luận http://niemphat.net/Luan/thapnghiluan.htm
6. Niệm Phật Ba La Mật http://niemphat.net/Kinh/niemphatbala.htm
7. Kinh Vô Lượng Thọ http://niemphat.net/Kinh/voluongtho-adida_25K-PDF.pdf
8. Cẩm nang tu đạo (HT Quang Khâm) ở cùa hoàng Pháp có bán
http://www.dharmasite.net/bdh21/CamNangTuDao.html
Thực ra bạn muốn thành tựu Phật Pháp nên bắt đầu từ Kinh Địa Tạng: http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Chư vị đồng học,
Trong những năm qua, khi đạo tràng vừa xây dựng xong, bộ kinh đầu tiên tôi giảng nhất định sẽ là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Tại sao phải giảng bộ kinh này? Xây dựng Phật pháp chẳng thể xa lìa cơ sở vật chất, dùng cách nói hiện nay thì nhất định phải có đất đai, phải có phòng ốc, phải có kiến trúc. Có cơ sở xong thì chúng ta mới có nơi chốn để tu đạo. Nhưng tu đạo phải y cứ vào những gì? Chúng ta phải biết. Tu đạo nhất định phải y cứ vào ‘tâm địa’, Kinh Ðịa Tạng chính là khóa học đầu tiên của chúng ta. Có cơ sở vật chất rồi, cơ sở tinh thần quan trọng nhất là Tâm Ðịa pháp môn. Thế nên bộ kinh đầu tiên chúng ta nhất định phải giảng là Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh để làm cơ sở cho sự tu học Ðại Thừa. Nếu chẳng hiểu Tâm Ðịa pháp môn, không biết phải bắt đầu tu từ tâm địa thì rốt cuộc nhất định chẳng thành công. Nói cách khác, bất luận bạn có dụng công, có nỗ lực như thế nào, có phấn đấu mạnh mẽ, có tinh tấn như thế nào đi nữa thì bạn cũng vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi được, những gì bạn tu cũng chỉ là phước báo hữu lậu mà thôi. Sự tiêu biểu của pháp Ðại Thừa ở Trung Quốc là dùng Tứ Ðại Bồ Tát, vị thứ nhất chính là Ðịa Tạng Bồ Tát. Từ Ðịa Tạng Bồ Tát phát triển rộng ra là Quán Thế Âm Bồ Tát, [Quán Âm tiêu biểu] Đại Từ Đại Bi. Ðịa Tạng [tiêu biểu] Hiếu Kính [2].
Ngày nay tại sao Phật pháp lại suy thoái đến như vậy? Tại sao người tu hành chẳng thể thành tựu rạng rỡ như người đời xưa? Vì mọi người đều quên mất cội gốc, chẳng hiếu, chẳng kính. Lúc trước thầy Lý thường gọi cách tu học này là giỡn chơi với Phật pháp, họ chẳng tu học Phật pháp, cũng chẳng phải hoằng dương Phật pháp, mà là giỡn chơi với Phật pháp, tiêu khiển Phật pháp, chẳng có gì làm nên phải tiêu khiển giải trí, lấy Phật pháp để tiêu khiển! Ðích thật là như vậy, lời thầy Lý chẳng quá đáng tí nào. Chúng ta hãy suy nghĩ có phải chính mình cũng đang tiêu khiển Phật pháp hay chăng? Có đang giỡn chơi với Phật pháp hay không? Chỉ tu một chút phước hữu lậu mà thôi. Vả nữa, chút phước này sẽ chẳng thể hưởng ở nhân gian, mà hưởng ở đâu? Hưởng ở cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ. Tại sao không thể hưởng ở cõi người? Tư cách làm người của bạn mất rồi nên những phước đã tu được chẳng thể hưởng ở cõi người, chúng ta phải hiểu rõ ràng. Làm người thì phải biết ‘Hiếu thân, tôn sư’, phước thứ nhất của Tam Phước nói trong Quán Kinh là ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’, được vậy thì bạn mới được thân người, những phước báo bạn tu được mới có thể hưởng ở cõi người, cõi trời. Nếu chẳng làm nổi bốn điều này thì phước bạn tu được nhất định sẽ hưởng nơi ác đạo, ác đạo cũng có phước báo rất lớn. Những Lý và Sự này chúng ta đều hiểu rõ, nhưng chúng ta chẳng thể chuyển đổi trở lại, nói cách khác thì đã hiểu rõ nhưng làm không nổi. Tại sao làm không nổi? Nói thật ra là vì chẳng thấu triệt những Sự Lý này. Nếu thật sự thấu triệt thì có thể sám trừ nghiệp chướng, quay đầu là bến bờ. Thế nên khi đạo tràng mới thành lập, Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện nhất định không thể thiếu, nhất định phải giảng kinh này.
Chư vị đồng tu đến đây tham học, hôm nay chúng tôi sắp khóa học này vào khóa trình chủ yếu, thời gian tuy không nhiều nhưng chúng tôi nhất định phải giảng tường tận những điểm chính yếu. Ngoài ra, những phần cổ đức đã chú giải tường tận, Thánh Nhất pháp sư đã giảng giải bằng ngôn ngữ thông tục, quý vị có thể dùng đó làm tham khảo. Tương lai quý vị hoằng dương Phật pháp trong nước và ngoài nước, mỗi khi đến một đạo tràng mới [thành lập] trước hết nên giảng Kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện, sau đó mới giảng kinh Vô Lượng Thọ, khuyên họ niệm Phật vãng sanh, đây là quy củ nhất định.
Nam Mô A Di Đà Phật
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn thầy đã cho đã cho các Phật tử thấy lợi ích của Kinh Địa Tạng.
Con cũng xin trích dẫn tiếp lợi ích của kinh Địa Tạng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.
Tông chỉ thứ hai của bộ Kinh này là "Ðộ sinh." Sao gọi là độ sinh? Từ bờ bên này sang bờ bên kia gọi là "độ"; từ sinh tử đến Niết Bàn cũng gọi là "độ"; từ phiền não tới thành Bồ đề cũng gọi là "độ." Nói độ sinh chính là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh không phải nói độ một người, hai người, cũng không phải độ ba người, năm người mà gọi là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh là độ tất cả mười hai loài chúng sinh, giáo hóa, khiến họ đều phát tâm Bồ đề, sớm thành Phật quả. Ðây mới gọi là độ chúng sinh.
Thứ ba là "Bạt khổ", vì đây là bộ Kinh dạy ta bạt trừ những khổ não của chúng sinh.
Thứ tư là "Báo ân", nghĩa là phải báo ân cha mẹ. Tám chữ Hiếu đạo, Bạt khổ, Ðộ sinh, Báo ân này là Tông chỉ của Kinh Ðịa Tạng. Nếu như giảng rõ ràng thì rất là nhiều, cho nên tôi chỉ giảng kỹ những điều quan trọng, sau đó thì các vị sẽ hiểu rõ.
Kinh Địa Tạng là một bộ kinh Đại Thừa vô cùng quý giá và lợi ích không thể nghĩ bàn nếu khinh chê quyết mắc tội đọa vào địa ngục A Tỳ.
Hôm nay con viết bài này không hề có ý lãng quên hoặc xem thường kinh Địa Tạng. Vì thấy có nhiều Phật tử thắc mắc về các vấn đề thường gặp trong khi tu tập nên các bộ kinh trên sẽ là rất bổ ích cho người tu Tịnh nghiệp.
Con có vài ý cá nhân ,tuổi trẻ trí kém nếu có gì không đúng xin thầy cứ góp ý .
Thứ nhất: về phần Niệm Phật Tông yếu con có dẫn lời tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần chuyên tu niệm Phật là đủ không cần phải phát Bồ đề tâm không phải ý kêu các Phật tử chỉ lo tư lợi cho bản thân mình mà muốn nói đến sự từ bi vô lượng của đức Phật. Phật thương chúng sanh đời mạt phát nghiệp dày phước mỏng nên phát lời đại nguyện thứ 18 tiếp dẫn những ai niệm danh hiệu Phật cho dù có lả kẻ ngũ nghịch thập ác nhưng nếu biết sám hối Phật vẫn dang tay tiếp dẫn. Xin dẫn chứng ngày xưa có một cụ già tu mướn,tuy cụ không hiểu gì về Phật Pháp nhưng ngày đêm cụ tinh thấn niệm Phật, chỉ biết niệm và niệm,và kết quả cụ được vãng sanh.Như vậy là muốn cho Phật tử biết sự từ bi không thể nghĩ bàn của pháp môn Tịnh Độ nhiếp lấy tất cả chúng sanh không từ bỏ kẻ ngu người trí và cũng hợp lời với Thiện Đạo HT.
Thứ hai: Trong cuốn Lá thư Tịnh Độ Đại sư Ấn Quang cũng có giảng dạy Phật tử muốn trọn thành tựu đạo nghiệp phải hiếu dưỡng cha mẹ, từ bi với chúng sanh. Không đề cập đến kinh Địa Tạng nhưng Phật tử không hề có ý nói chúng sanh không cần phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại chúng sanh.
Tuy Phật thệ nguyện tiếp dẫn không chừa 1 chúng sanh nào nhưng thấy kẻ thiện thì người thương, kẻ ác thì người đau xót. Chúng ta đã theo Phật đạo há lại làm Phật đau lòng tuy đang hoằng dương Phật Pháp mà ngược lại làm trái lời Phật hay sao. Đạo Phật là đạo từ bi, nếu như có ai nói tu theo Phật nhưng cứ làm ác, bất hiếu cha mẹ, cứ giết hại chúng sanh thì đó là lời của tà đạo nhất quyết không phải lời của Phật dạy.
Xin trích lời của Pháp Nhiên đại sư:" Đức Phật A Di Đà thương xót tất cả chúng sanh, dù thiện hay ác ngài đều cứu độ. Nhưng thấy người lành Ngài vui, thấy người ác Ngài thương xót."
Thứ 3: Con nói chỉ cần chuyên tu niệm Phật ngoài ra không cần phải làm kiêm thêm các tạp hạnh khác chính là lời khuyên của chư Phật và chư Tổ. Một pháp môn 1 thâm nhập, nếu như ngoài niệm Phật ta còn thực hành nhiều pháp khác thì sẽ rất khó được tâm quy nhất chứ không phải ý chỉ cần niệm Phật không cần làm tròn bổn phận của mình.
Thứ 4: Thực hành pháp môn Tịnh Độ nhất quyết không phải phước đức hữu lậu. Chúng sanh thời mạt pháp nếu rời bỏ pháp môn này thì chư Phật không cách gì cứu vớt chúng sanh. Pháp môn Tịnh Độ vi diệu tối thắng chỉ duy có Phật với Phật mới có thể hiểu tường tận. Chúng sanh tuy nghiệp nặng nhưng có lòng muốn vãng sinh chẳng lẽ Phật không tiếp dẫn, như vậy mới gọi là pháp môn đại từ đại bi ,đới nghiệp vãng sanh. Nếu như nói niệm Phật cho dù có nỗ lực, tinh tấn cách mấy cũng chỉ là phước hữu lậu thì hóa ra chúng ta không hiểu gì về lòng từ bi của đức Phật cũng như pháp môn Tịnh Độ, và cũng có lỗi với chư tổ hay sao?
Trích trong kinh Vô Lượng Thọ " Chẳng kể thiện hay ác, quản trì giới hay phá giới, chẳng tính xuất gia hay tại gia, chẳng luận có trí hay không trí, chỉ phát tâm Đại Bi Bình Đẳng, nay đã thành Phật". Theo lời ĐS Pháp Nhiên là trụ vào tha lực mà niệm Phật thì trong khoẳnh khắc được Phật lai nghinh.
Tất nhiên chư Phật, chư Tổ muốn nói đến sự cứu cánh tối thắng của pháp môn Tịnh Độ chứ chẳng hề khuyên chúng sanh quên đi cội gốc, không hiếu, không kính, lấy Phật pháp làm tiêu khiển
Xin cảm ơn thầy đã cho đã cho các Phật tử thấy lợi ích của Kinh Địa Tạng.
Con cũng xin trích dẫn tiếp lợi ích của kinh Địa Tạng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.
Tông chỉ thứ hai của bộ Kinh này là "Ðộ sinh." Sao gọi là độ sinh? Từ bờ bên này sang bờ bên kia gọi là "độ"; từ sinh tử đến Niết Bàn cũng gọi là "độ"; từ phiền não tới thành Bồ đề cũng gọi là "độ." Nói độ sinh chính là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh không phải nói độ một người, hai người, cũng không phải độ ba người, năm người mà gọi là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh là độ tất cả mười hai loài chúng sinh, giáo hóa, khiến họ đều phát tâm Bồ đề, sớm thành Phật quả. Ðây mới gọi là độ chúng sinh.
Thứ ba là "Bạt khổ", vì đây là bộ Kinh dạy ta bạt trừ những khổ não của chúng sinh.
Thứ tư là "Báo ân", nghĩa là phải báo ân cha mẹ. Tám chữ Hiếu đạo, Bạt khổ, Ðộ sinh, Báo ân này là Tông chỉ của Kinh Ðịa Tạng. Nếu như giảng rõ ràng thì rất là nhiều, cho nên tôi chỉ giảng kỹ những điều quan trọng, sau đó thì các vị sẽ hiểu rõ.
Kinh Địa Tạng là một bộ kinh Đại Thừa vô cùng quý giá và lợi ích không thể nghĩ bàn nếu khinh chê quyết mắc tội đọa vào địa ngục A Tỳ.
Hôm nay con viết bài này không hề có ý lãng quên hoặc xem thường kinh Địa Tạng. Vì thấy có nhiều Phật tử thắc mắc về các vấn đề thường gặp trong khi tu tập nên các bộ kinh trên sẽ là rất bổ ích cho người tu Tịnh nghiệp.
Con có vài ý cá nhân ,tuổi trẻ trí kém nếu có gì không đúng xin thầy cứ góp ý .
Thứ nhất: về phần Niệm Phật Tông yếu con có dẫn lời tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần chuyên tu niệm Phật là đủ không cần phải phát Bồ đề tâm không phải ý kêu các Phật tử chỉ lo tư lợi cho bản thân mình mà muốn nói đến sự từ bi vô lượng của đức Phật. Phật thương chúng sanh đời mạt phát nghiệp dày phước mỏng nên phát lời đại nguyện thứ 18 tiếp dẫn những ai niệm danh hiệu Phật cho dù có lả kẻ ngũ nghịch thập ác nhưng nếu biết sám hối Phật vẫn dang tay tiếp dẫn. Xin dẫn chứng ngày xưa có một cụ già tu mướn,tuy cụ không hiểu gì về Phật Pháp nhưng ngày đêm cụ tinh thấn niệm Phật, chỉ biết niệm và niệm,và kết quả cụ được vãng sanh.Như vậy là muốn cho Phật tử biết sự từ bi không thể nghĩ bàn của pháp môn Tịnh Độ nhiếp lấy tất cả chúng sanh không từ bỏ kẻ ngu người trí và cũng hợp lời với Thiện Đạo HT.
Thứ hai: Trong cuốn Lá thư Tịnh Độ Đại sư Ấn Quang cũng có giảng dạy Phật tử muốn trọn thành tựu đạo nghiệp phải hiếu dưỡng cha mẹ, từ bi với chúng sanh. Không đề cập đến kinh Địa Tạng nhưng Phật tử không hề có ý nói chúng sanh không cần phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại chúng sanh.
Tuy Phật thệ nguyện tiếp dẫn không chừa 1 chúng sanh nào nhưng thấy kẻ thiện thì người thương, kẻ ác thì người đau xót. Chúng ta đã theo Phật đạo há lại làm Phật đau lòng tuy đang hoằng dương Phật Pháp mà ngược lại làm trái lời Phật hay sao. Đạo Phật là đạo từ bi, nếu như có ai nói tu theo Phật nhưng cứ làm ác, bất hiếu cha mẹ, cứ giết hại chúng sanh thì đó là lời của tà đạo nhất quyết không phải lời của Phật dạy.
Xin trích lời của Pháp Nhiên đại sư:" Đức Phật A Di Đà thương xót tất cả chúng sanh, dù thiện hay ác ngài đều cứu độ. Nhưng thấy người lành Ngài vui, thấy người ác Ngài thương xót."
Thứ 3: Con nói chỉ cần chuyên tu niệm Phật ngoài ra không cần phải làm kiêm thêm các tạp hạnh khác chính là lời khuyên của chư Phật và chư Tổ. Một pháp môn 1 thâm nhập, nếu như ngoài niệm Phật ta còn thực hành nhiều pháp khác thì sẽ rất khó được tâm quy nhất chứ không phải ý chỉ cần niệm Phật không cần làm tròn bổn phận của mình.
Thứ 4: Thực hành pháp môn Tịnh Độ nhất quyết không phải phước đức hữu lậu. Chúng sanh thời mạt pháp nếu rời bỏ pháp môn này thì chư Phật không cách gì cứu vớt chúng sanh. Pháp môn Tịnh Độ vi diệu tối thắng chỉ duy có Phật với Phật mới có thể hiểu tường tận. Chúng sanh tuy nghiệp nặng nhưng có lòng muốn vãng sinh chẳng lẽ Phật không tiếp dẫn, như vậy mới gọi là pháp môn đại từ đại bi ,đới nghiệp vãng sanh. Nếu như nói niệm Phật cho dù có nỗ lực, tinh tấn cách mấy cũng chỉ là phước hữu lậu thì hóa ra chúng ta không hiểu gì về lòng từ bi của đức Phật cũng như pháp môn Tịnh Độ, và cũng có lỗi với chư tổ hay sao?
Trích trong kinh Vô Lượng Thọ " Chẳng kể thiện hay ác, quản trì giới hay phá giới, chẳng tính xuất gia hay tại gia, chẳng luận có trí hay không trí, chỉ phát tâm Đại Bi Bình Đẳng, nay đã thành Phật". Theo lời ĐS Pháp Nhiên là trụ vào tha lực mà niệm Phật thì trong khoẳnh khắc được Phật lai nghinh.
Tất nhiên chư Phật, chư Tổ muốn nói đến sự cứu cánh tối thắng của pháp môn Tịnh Độ chứ chẳng hề khuyên chúng sanh quên đi cội gốc, không hiếu, không kính, lấy Phật pháp làm tiêu khiển
[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
-
- Bài viết: 1141
- Ngày: 07/06/10 04:08
- Giới tính: Nam
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
Con có vài ý cá nhân ,tuổi trẻ trí kém nếu có gì không đúng xin cứ góp ý .
Thứ nhất: về phần Niệm Phật Tông yếu con có dẫn lời tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần chuyên tu niệm Phật là đủ không cần phải phát Bồ đề tâm không phải ý kêu các Phật tử chỉ lo tư lợi cho bản thân mình mà muốn nói đến sự từ bi vô lượng của đức Phật. Phật thương chúng sanh đời mạt phát nghiệp dày phước mỏng nên phát lời đại nguyện thứ 18 tiếp dẫn những ai niệm danh hiệu Phật cho dù có lả kẻ ngũ nghịch thập ác nhưng nếu biết sám hối Phật vẫn dang tay tiếp dẫn. Xin dẫn chứng ngày xưa có một cụ già tu mướn,tuy cụ không hiểu gì về Phật Pháp nhưng ngày đêm cụ tinh thấn niệm Phật, chỉ biết niệm và niệm,và kết quả cụ được vãng sanh.Như vậy là muốn cho Phật tử biết sự từ bi không thể nghĩ bàn của pháp môn Tịnh Độ nhiếp lấy tất cả chúng sanh không từ bỏ kẻ ngu người trí và cũng hợp lời với Thiện Đạo HT.
Không Phát Bồ Đề Tâm thì không thể vãng sanh nếu vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp
Thứ hai: Không tu Hiếu dưỡng cha mẹ phụng sự sư trưởng từ tâm bất sát tu thập thiện nghiệp thì sẽ vãng sanh vào địa ngục a tỳ đấy
Thứ 3: Con nói chỉ cần chuyên tu niệm Phật ngoài ra không cần phải làm kiêm thêm các tạp hạnh khác chính là lời khuyên của chư Phật và chư Tổ. Một pháp môn 1 thâm nhập, nếu như ngoài niệm Phật ta còn thực hành nhiều pháp khác thì sẽ rất khó được tâm quy nhất chứ không phải ý chỉ cần niệm Phật không cần làm tròn bổn phận của mình .đúng 1 môn thâm nhập trường kỳ huân tu
Thứ nhất: về phần Niệm Phật Tông yếu con có dẫn lời tổ Thiện Đạo rằng chỉ cần chuyên tu niệm Phật là đủ không cần phải phát Bồ đề tâm không phải ý kêu các Phật tử chỉ lo tư lợi cho bản thân mình mà muốn nói đến sự từ bi vô lượng của đức Phật. Phật thương chúng sanh đời mạt phát nghiệp dày phước mỏng nên phát lời đại nguyện thứ 18 tiếp dẫn những ai niệm danh hiệu Phật cho dù có lả kẻ ngũ nghịch thập ác nhưng nếu biết sám hối Phật vẫn dang tay tiếp dẫn. Xin dẫn chứng ngày xưa có một cụ già tu mướn,tuy cụ không hiểu gì về Phật Pháp nhưng ngày đêm cụ tinh thấn niệm Phật, chỉ biết niệm và niệm,và kết quả cụ được vãng sanh.Như vậy là muốn cho Phật tử biết sự từ bi không thể nghĩ bàn của pháp môn Tịnh Độ nhiếp lấy tất cả chúng sanh không từ bỏ kẻ ngu người trí và cũng hợp lời với Thiện Đạo HT.
Không Phát Bồ Đề Tâm thì không thể vãng sanh nếu vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp
Thứ hai: Không tu Hiếu dưỡng cha mẹ phụng sự sư trưởng từ tâm bất sát tu thập thiện nghiệp thì sẽ vãng sanh vào địa ngục a tỳ đấy
Thứ 3: Con nói chỉ cần chuyên tu niệm Phật ngoài ra không cần phải làm kiêm thêm các tạp hạnh khác chính là lời khuyên của chư Phật và chư Tổ. Một pháp môn 1 thâm nhập, nếu như ngoài niệm Phật ta còn thực hành nhiều pháp khác thì sẽ rất khó được tâm quy nhất chứ không phải ý chỉ cần niệm Phật không cần làm tròn bổn phận của mình .đúng 1 môn thâm nhập trường kỳ huân tu
Nam Mô A Di Đà Phật
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
Cho mình đinh chính và bình luận chút....
Tựa đề nên gọi là các bộ sách, hoạc luận gì đó.... ...Không nên dùng chữ Kinh (Kinh hầu là đều là do Phật giảng nói). Nhưng cái còn lại thường gọi là... chú thích, luận, sớ, sao ....yếu giảng..v.v.v...
Trong các bộ sách + kinh bên dưới đều hay... ngoại trừ ..... cuốn thứ 8 Cẩm Nang Tu Đạo ....là cuốn sách của người không am hiểu Phật Pháp tường tận.
Nếu phát tán thì ... xin đành cộng ác nghiệp vậy....
Nội dung cuốn ấy có những chỗ hoàn toàn trái ngược với Tịnh Độ hoàn toàn trái ngược với Phật Pháp.
viewtopic.php?f=35&t=1820&p=12839#p12839
Lại tự mình rêu rao chứng Niệm Phật Tam Muội...
viewtopic.php?f=35&t=1820
(Rảnh thì vào đọc để thấy tà tri của người ta)...
Còn không mau rút danh sách đề cử giải....????
Đây là lời chân thực ....
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tựa đề nên gọi là các bộ sách, hoạc luận gì đó.... ...Không nên dùng chữ Kinh (Kinh hầu là đều là do Phật giảng nói). Nhưng cái còn lại thường gọi là... chú thích, luận, sớ, sao ....yếu giảng..v.v.v...
Trong các bộ sách + kinh bên dưới đều hay... ngoại trừ ..... cuốn thứ 8 Cẩm Nang Tu Đạo ....là cuốn sách của người không am hiểu Phật Pháp tường tận.
Nếu phát tán thì ... xin đành cộng ác nghiệp vậy....
Nội dung cuốn ấy có những chỗ hoàn toàn trái ngược với Tịnh Độ hoàn toàn trái ngược với Phật Pháp.
viewtopic.php?f=35&t=1820&p=12839#p12839
Lại tự mình rêu rao chứng Niệm Phật Tam Muội...
viewtopic.php?f=35&t=1820
(Rảnh thì vào đọc để thấy tà tri của người ta)...
Còn không mau rút danh sách đề cử giải....????
Đây là lời chân thực ....
Nam Mô A Di Đà Phật.
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
Cần phải phân biệt cái nào là "Kinh" và cái nào là "Sách".
8 thứ gọi là Kinh liệt ở trên tôi chỉ thấy có 1 là Kinh mà thôi tức là Kinh Vô Lượng Thọ. Còn bao nhiêu là sách cả.
8 thứ gọi là Kinh liệt ở trên tôi chỉ thấy có 1 là Kinh mà thôi tức là Kinh Vô Lượng Thọ. Còn bao nhiêu là sách cả.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
Tịnh Độ Ngũ Kinh là:
1. Kinh Phật Thuyết A Di Đà
2. Kinh Vô Lượng Thọ
3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ
4. Kinh Hoa Nghiêm
5. Kinh Lăng Nghiêm
Nếu nói rộng ra:
Tịnh Độ là Phương Tiện Thù Thắng thì Kinh nào cũng là Tịnh Độ.
Thiền là Giáo ngoại Biệt Truyền, cho nên chẳng có Kinh nào là Thiền.
Mà Tịnh Độ và Thiền thì Bất Nhị cho nên Kinh nào là Tịnh Độ thì cũng là Thiền, Chẳng có Kinh nào là Thiền mà ngay đó cũng là Tịnh Độ.
1. Kinh Phật Thuyết A Di Đà
2. Kinh Vô Lượng Thọ
3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ
4. Kinh Hoa Nghiêm
5. Kinh Lăng Nghiêm
Nếu nói rộng ra:
Tịnh Độ là Phương Tiện Thù Thắng thì Kinh nào cũng là Tịnh Độ.
Thiền là Giáo ngoại Biệt Truyền, cho nên chẳng có Kinh nào là Thiền.
Mà Tịnh Độ và Thiền thì Bất Nhị cho nên Kinh nào là Tịnh Độ thì cũng là Thiền, Chẳng có Kinh nào là Thiền mà ngay đó cũng là Tịnh Độ.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Re: Các bộ kinh hữu ích cho người tu Tịnh độ
OK. Thật là sơ sót lớn sẽ đính chính lại ngay.
[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 9 khách